Hòa Thượng. Thích Bảo Nghiêm,
“Vui thay Phật ra đời, Vui thay pháp được giảng”
Hôm nay, ngày Rằm tháng Tư năm Nhâm Thìn – dương
lịch 2012, Phật lịch 2556, một lần nữa, những người con Phật trên khắp
hành tinh này, hân hoan đón mừng ngày khánh đản của đức Từ phụ Thích Ca
Mâu Ni, niềm hỷ lạc dâng trào như tắm gội ánh sáng thiêng liêng từ kim
thân của Đức Phật mà hơn 26 thế kỷ qua đã tỏa rạng từ vườn Lâm tỳ ni,
lan khắp bình nguyên Terai vùng bắc Thiên Trúc và ngập tràn cả thế giới
Ta bà. Trong niềm vui chung đó, giới Tăng Ni, Phật tử Việt Nam chắp tay
nguyện cầu cho Phật pháp trường tồn chúng sinh an lạc.
Sự kiện đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh vào ngày
rằm tháng tư, là sự kiện vô tiền khoáng hậu của nhân loại. Sự kiện hi
hữu này được kinh tán thán như sau:
“Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ kheo, khó gặp được ở đời. Người ấy là ai? Là Như Lai, bậc A la hán, Chính Đẳng Giác. Sự xuất hiện của Người này, này các thầy Tỳ kheo, khó gặp ở đời’’.
“Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ kheo, khó gặp được ở đời. Người ấy là ai? Là Như Lai, bậc A la hán, Chính Đẳng Giác. Sự xuất hiện của Người này, này các thầy Tỳ kheo, khó gặp ở đời’’.
Ngài thị hiện ở đời và đem giáo pháp của Ngài đã
chứng ngộ giảng dạy để cứu độ chúng sinh ra khỏi biển khổ, và chứng đạt
giải thoát. Chính vì thọ nhận được pháp lạc như thế, nên Tôn giả Udayi
trong khi hành thiền độc cư, đã nói lên lời tán thán đức Phật, được ghi
trong bản kinh Trung Bộ II :
“Thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều pháp bất thiện cho chúng ta. Thế Tôn là vị đã đem lại nhiều thiện pháp cho chúng ta”.
“Thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều pháp bất thiện cho chúng ta. Thế Tôn là vị đã đem lại nhiều thiện pháp cho chúng ta”.
Ngài thuyết pháp chỉ với mục đích duy nhất là đoạn
khổ và chỉ ra con đường diệt khổ, tự thân Ngài tuyên bố không tranh chấp
hơn thua với ai, không tranh chấp với đời, chỉ có đời tranh chấp với
Ngài:
“Này các Tỳ kheo, Ta không tranh chấp với đời, chỉ có đời tranh chấp với Ta. Này các Tỳ kheo, người nói pháp không tranh chấp với một ai ở đời” (Tương Ưng III, 165).
Do vậy, hình ảnh bậc Đạo sư của chúng ta là hình ảnh của một vị luôn luôn ung dung tự tại, không âu lo, không sợ hãi, không phiền não, ngày đêm chỉ biết nuôi dưỡng lòng từ thương chúng sinh như con đỏ:
“Này các Tỳ kheo, Ta không tranh chấp với đời, chỉ có đời tranh chấp với Ta. Này các Tỳ kheo, người nói pháp không tranh chấp với một ai ở đời” (Tương Ưng III, 165).
Do vậy, hình ảnh bậc Đạo sư của chúng ta là hình ảnh của một vị luôn luôn ung dung tự tại, không âu lo, không sợ hãi, không phiền não, ngày đêm chỉ biết nuôi dưỡng lòng từ thương chúng sinh như con đỏ:
“Khi ngủ không lo âu, Ta không thấy tai hại,
Khi thức chẳng sợ hãi, Một chỗ nào trên đời.
Ngày đêm không khởi lên, Do vậy Ta nằm nghỉ,
Phiền não bận lòng Ta. Tâm từ thương chúng sinh”
(Tương Ưng I, 136)
Với chí nguyện “Từ bi cứu khổ chúng sinh” mà Ngài thị
hiện ở đời, rồi xuất gia, tầm đạo, chứng đạo và thuyết pháp độ sinh cho
đến hơi thở cuối cùng. Ngang qua kinh nghiệm tu tập tự thân, không có
ai là bậc Đạo sư của Ngài để truyền đạt cho Ngài, cũng không có ai ban
phép mầu cho Ngài, hay tự thân hóa hiện từ một vị Thượng đế, thần linh
nào cả.
Ngài là một con người như chúng ta, nhờ tự thân nỗ lực mà tìm ra
con đường giải thoát giác ngộ.
Thế nên, Ngài có vị trí tối thượng ở đời, một vị trí
không thể có một Đức Phật thứ hai trong suốt hiện kiếp của một Đức Phật
tại thế. Kinh Tăng Chi, tập I, trang 37 đã ghi lại sự tán thán này như
sau: “Sự kiện này không xảy ra, này các Tỳ Kheo, không có được trong
một thế giới có hai vị A la hán, Chính đẳng chính giác, không trước
không sau, xuất hiện một lần; sự kiện này không có xảy ra”.
Với toàn bộ ý nghĩa nội dung đoạn kinh trên, chúng ta
thấy ngay trong hiện kiếp này chỉ có một Đức Phật thị hiện, không có
hai. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật duy nhất thị hiện ở thời hiện
tại – Thời đại của chúng ta đang hiện hữu, có vị trí có một không hai
trong lịch sử loài người. Ngài là một con người toàn bích, giác ngộ đã
làm cho chúng sinh biết, đã nói, đã chỉ ra con đường trước đây chưa từng
ai khám phá, chưa có ai từng tuyên thuyết về sự thật khổ và con đường
giải thoát khổ:
“Không có một vị Tỳ kheo, này Bà la môn, thành tựu
một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Thế Tôn, bậc A la
hán, Chính Đẳng Giác thành tựu. Này Bà la môn, Thế Tôn là bậc làm khởi
dậy con đường trước đây chưa từng hiện khởi, làm cho biết con đường
trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng
nói, là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo”. (Trung Bộ III, trang 110)
Chính Ngài là người đầu tiên khám phá ra con đường
giác ngộ giải thoát và tự mình thực thi con đường ấy. Con đường ấy là
một tiến trình gồm 5 giai đoạn, có thể nói bắt đầu từ Giới rồi đến Định,
Tuệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến. Nó được cụ thể hóa thành con
đường Thánh đạo mười ngành, khởi đầu bằng Chính tri kiến, Chính tư duy,
Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mạng, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính
định, Chính trí và Chính giải thoát. Nhờ vậy, mà Đức Phật đã rống lên
tiếng rống Sư tử, biểu trưng cho sự ưu việt thượng thừa của Chính pháp
Như Lai.
Kể từ sau khi thành đạo, Ngài không ngừng thuyết pháp
độ sinh và nhanh chóng thành lập các hội chúng. Hội chúng xuất gia bao
gồm hàng Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Thức xoa ma ni, Sa di, Sa di ni sống theo
nếp sống phạm hạnh, không gia đình, thoát ly sự ràng buộc các dục, thiểu
dục tri túc và cuối cùng là chứng đạt tâm giải thoát, tuệ giải thoát,
vượt thoát sầu bi khổ ưu não. Đối với hội chúng tại gia bao gồm nam cư
sĩ, nữ cư sĩ thụ trì tam quy ngũ giới, sống theo mười nghiệp thiện,
không nên tham đắm các dục lạc, làm các công đức thiện lành, sống đúng
chính pháp, thu hoạch tài sản vật chất do chính mình làm ra, lợi mình và
lợi người, lợi cả hai. Cả hai hội chúng đều được đức Phật khuyến cáo
bằng sự nỗ lực cá nhân để hành trì chính pháp đã lãnh thọ, đã được
truyền trao
“Như Lai chỉ là bậc Đạo sư dẫn đường, hãy tự mình thắp đuốc
lên mà đi!”.
Do đó, trong cuộc hành trình về miền đất an lạc, Thế
Tôn luôn mong muốn các đệ tử của mình tinh tiến lập hạnh nguyện tu trì,
thực hành giới, tâm luôn an trú vào định để cuối cùng là bừng sáng trí
tuệ mà các kinh điển truyền thống diễn đạt là các đệ tử Như Lai tu
hành phải đạt cho được lõi cây Phạm hạnh, đừng có bao giờ dừng lại ở
giác cây, vỏ cây, vỏ trong, vỏ ngoài và cành lá của Phạm hạnh. Điều
đó có nghĩa rằng một người sống một đời sống hướng thượng chỉ khi nào
đạt được lõi cây Phạm hạnh thì mới đạt được cứu kính hoàn toàn và hạnh
phúc lâu dài. Và hạnh phúc chỉ có mặt khi vắng mặt được tất cả mọi khổ
đau. Vậy là mọi người con Phật thật sự hạnh phúc và tràn đầy hỷ lạc:
“Vui thay Phật ra đời,
Vui thay pháp được giảng …”
(Kinh Pháp Cú)
Chính ngay tại thế giới này, nơi chúng ta đang hiện
hữu, không gian và thời gian đang bước sang năm thứ 2 của thập niên thứ
hai, thế kỷ đầu thiên niên kỷ thứ III. Thời điểm mà tri thức của con
người ngày được nâng lên một tầm cao mới. Văn minh khoa học điện tử đã
tạo ra ngày càng nhiều những sản phẩm vật chất tiện nghi phục vụ cho mọi
sinh hoạt cuộc sống nhân sinh, hẳn nhiên nhu cầu về tâm linh càng được
phải nâng cao hơn nữa trong đời sống hiện đại.
Do vậy, chính ngay trong lúc này, trách nhiệm và sứ
mạng của những Sứ giả Như Lai, Sứ giả Hoằng pháp, Tăng Ni Phật tử, đệ tử
của Đức Phật là tích cực dấn thân, vui gánh những gánh nặng đang gánh “Luôn du hành vì an lạc, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người”
thể hiện tính quyết tâm cao hơn nữa, đem giáo lý cao thượng, tỉnh giác
của đức Thế Tôn, san sẻ vào đời… giúp những con người hữu duyên với Phật
pháp, nhận chân được thực tướng của các pháp trong thế gian vốn là vô
thường, khổ não, vô ngã, bất tịnh… để luôn giữ được chính niệm, tỉnh
giác trước mọi chi phối, mê hoặc của ác ma vật chất, sự cám dỗ của sự
ham ưa hưởng thụ của nghiệp thức vô minh.
Đó cũng là ý nghĩa đích thực của việc hoằng pháp độ
sinh, có giá trị thiết thực lợi đạo, ích đời. Nó càng ý nghĩa hơn nữa
khi pháp của Đức Phật thuyết giảng khắp nơi trên thế giới, trên mọi miền
đất nước, ngay cả biên cương, hải đảo, vùng sâu, vùng xa … bất cứ ai
hiện hữu trên cõi đời. Hình ảnh tôn giả Phú Lâu Na vượt qua bao chướng
duyên để thuyết pháp độ sinh nhằm đem ánh sáng Phật pháp đến những nơi
sầu khổ và bất hạnh;
Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông từng đi lên núi, vào
rừng, vượt đèo lội suối, dựng am, xây chùa, thuyết pháp “thập thiện” để
giáo hóa cho biết bao nhiêu người cùng khổ ở các miền quê. Việc Ban
Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội thảo Hoằng
pháp toàn quốc cũng như cho vùng miền ở các tỉnh, thành như: Đắc Lăk,
Đà Nẵng, Kiên Giang, Hải Phòng, Bình Dương, Vĩnh Phúc và nhiều sự kiện
khác nữa trong thời gian qua cũng không ngoài mục đích đưa đạo vào đời
và làm cho đời thêm tươi sáng.
Nhân ngày Khánh đản của Đức Bổn Sư, chúng ta nhất tâm
hướng về Ngài, thành tâm dâng nén hương lòng của niềm tin Tam Bảo, của
quyết tâm thực thi lý tưởng vì Đạo vì Đời.
Ngưỡng mong ánh sáng Từ bi và
Trí tuệ của Thế Tôn tỏa chiếu khắp thế gian, đem lại lợi lạc cho hết
thảy cho chúng sinh./.
HT. Thích Bảo Nghiêm,
Ý NGHĨA NGHI LỄ TẮM PHẬT
Tỳ khưu Thích-Chân-Tuệ
Trong
Phật giáo, thường có nhiều hình thức nghi lễ, nhằm mục đích truyền bá
giáo lý sâu rộng trong nhân gian, giúp đỡ mọi người xây dựng cuộc sống
hiện đời được an lạc và hạnh phúc hơn.
Theo
truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị Long
vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh
và một vị phun dòng nước nóng.
Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho hai cảnh giới thuận và nghịch của cuộc đời, hai cảnh giới vui buồn và sướng khổ của cuộc sống hằng ngày, mà tất cả mọi người sanh ra trên thế gian này phải chịu đựng. Thái tử Tất Đạt Đa đã chịu đựng được hai dòng nước lạnh và nóng đó, sau này trở thành Đức Phật Thích Ca.
Trong kinh sách, Đức Phật dạy rằng: người nào chịu đựng được những cảnh thuận nghịch của cuộc đời, mà tâm vẫn bình thường, bình tĩnh thản nhiên, an nhiên tự tại, thì người đó là một vị Phật trong tương lai. Đây là ý nghĩa hết sức thâm trầm vi diệu của đạo Phật.
Trong
kinh sách, những cảnh thuận nghịch của cuộc đời được gọi là: bát phong.
Bát là tám, phong là ngọn gió. Bát phong chia làm bốn cặp, mỗi cặp gồm
hai cảnh giới thuận nghịch, đó là: lợi lộc và suy sụp, hủy báng và danh dự, xưng tán và chỉ trích, khốn khổ và lạc thú.
Trên
đời này, cảnh khổ quá nhiều: sanh lão bệnh tử là khổ, cầu mong không
được, thương yêu phải chịu chia lìa, thù ghét gặp nhau, thân thể ốm đau,
tâm loạn động bất an cũng đều khổ. Còn hưởng thụ các lạc thú trên đời
cũng không ít việc đưa đến phiền não khổ đau sau đó. Nghi
lễ tắm Phật trong các buổi đại lễ Phật đản dựa vào truyền thuyết hai vị
Long vương phun hai dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước
nóng, tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa trong ngày đản sanh nói trên.
Khi múc gáo nước đầu tiên, tắm bên vai phải của tôn tượng Đức Phật đản sanh nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc phải, vừa ý, gọi là thuận cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên.
Khi múc gáo nước thứ hai, tắm bên vai trái của tôn tượng xinh xắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc trái ý, gọi là nghịch cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên.
Đây chính là ý nghĩa sâu xa của nghi lễ tắm Phật và việc tu tập theo đạo Phật vậy.
CUTRANLACDAO@YAHOO.COM
http://phathoctinhquang.chuaphat.com
CUTRANLACDAO@YAHOO.COM
http://phathoctinhquang.chuaphat.com
Ý NGHĨA LỄ PHẬT ĐẢN-Ý NGHĨA LỄ TẮM PHẬT
TỰ
TÁNH TAM BẢO VIÊN NGỌC MINH CHÂU
TRĂM
NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
Ý NGHĨA LỄ PHẬT ĐẢN-Ý NGHĨA LỄ TẮM PHẬT
http://www.phtq-canada.blogspot.ca/2012/05/y-nghia-nghi-le-tam-phat.html
Ý NGHĨA CỦA SỰ THỜ CÚNG
http://lotus-lantern-canada.blogspot.ca/2012/04/phat-giao-va-su-tho-cung-y-nghia-dang.html