Viên Minh và Trần Minh Tài
Khi thấy Phật tử đến chùa lễ bái, hay những nhà sư đang kính cẩn nghiêng mình trước đài sen trong khung cảnh trang nghiêm, tịch mịch đầy trầm hương nghi ngút, chắc hẳn có người hỏi rằng:
Phật tử có cầu nguyện hay không? Họ làm gì khi đến chùa? Và thái độ của người Phật tử ra sao đối với sự nguyện cầu?
Trước hết chúng ta phải biết cầu nguyện là gì? Đó là một danh từ có nhiều nghĩa. Trong các tôn giáo tin tưởng và thờ phụng Thượng Đế (mà họ tin là đấng tối cao, toàn năng, toàn thiện, toàn tri đã dựng nên thế gian và được coi là Đấng Tạo Hóa hay Thủy Tổ của muôn loài), cầu nguyện có nghĩa là thỉnh cầu ở nơi Ngài một sự chỉ đạo, hộ trì hoặc cầu xin Ngài ban cho sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng, bình an và đôi khi xin Ngài tha thứ những tội lỗi đã vi phạm.
Chúng ta có thể nói ngay rằng, vì người Phật tử không tin tưởng nơi thần linh hay bất cứ một đấng quyền uy ban phúc giáng họa nào, nên cầu nguyện cũng không có ý nghĩa như trên. Mặt khác, Phật tử tin tưởng ở nghiệp lực theo đó hạnh phúc hay đau khổ đều là kết quả của hành động, lời nói, ý nghĩ mà mỗi cá nhân tạo ra có ý thức hay có chủ ý. Đó là một luật tự động vận hành chứ không do một ai hướng dẫn, sắp đặt hay an bài. Vì tự động vận chuyển theo một luật tắc nhất định nên nó không thể thiên vị, thương tình hay tội nghiệp mà tha thứ cho những ai vi phạm.
Trước hết chúng ta phải biết cầu nguyện là gì? Đó là một danh từ có nhiều nghĩa. Trong các tôn giáo tin tưởng và thờ phụng Thượng Đế (mà họ tin là đấng tối cao, toàn năng, toàn thiện, toàn tri đã dựng nên thế gian và được coi là Đấng Tạo Hóa hay Thủy Tổ của muôn loài), cầu nguyện có nghĩa là thỉnh cầu ở nơi Ngài một sự chỉ đạo, hộ trì hoặc cầu xin Ngài ban cho sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng, bình an và đôi khi xin Ngài tha thứ những tội lỗi đã vi phạm.
Chúng ta có thể nói ngay rằng, vì người Phật tử không tin tưởng nơi thần linh hay bất cứ một đấng quyền uy ban phúc giáng họa nào, nên cầu nguyện cũng không có ý nghĩa như trên. Mặt khác, Phật tử tin tưởng ở nghiệp lực theo đó hạnh phúc hay đau khổ đều là kết quả của hành động, lời nói, ý nghĩ mà mỗi cá nhân tạo ra có ý thức hay có chủ ý. Đó là một luật tự động vận hành chứ không do một ai hướng dẫn, sắp đặt hay an bài. Vì tự động vận chuyển theo một luật tắc nhất định nên nó không thể thiên vị, thương tình hay tội nghiệp mà tha thứ cho những ai vi phạm.
Cũng theo luật này (nghiệp) tội lỗi không thể được tha thứ bởi một uy lực bên ngoài, mà chỉ được sửa sai bằng tâm hồi đầu hướng thiện. Bởi vì tội lỗi theo Phật giáo không phải gây ra do vi phạm hay bất tuân những quy định của một đấng quyền uy nào, mà chính vì tự mình hành động sai lầm qua thân, khẩu, ý đưa đến ô nhiễm, phiền não và khổ đau cho mình và người.
Như vậy trong Phật giáo không có cầu nguyện theo nghĩa cầu xin được ban ơn, xá tội, vì mỗi người phải chịu trách nhiệm với chính mình chứ không ai khác về những hành động tội, phước, lành, dữ do mình tạo ra. Thế thì người Phật tử làm gì khi đến chùa? Nếu là Phật tử chân chính chắc chắn họ không đến chùa chỉ để cầu nguyện gì đó cho mình.
Chúng ta hãy theo dõi những người Phật tử đến viếng chùa để xem họ hành động như thế nào và ý nghĩa hành động ấy ra sao. Trong Phật giáo không ai buộc Phật tử phải đến chùa vào một ngày nhất định, họ có thể đến lúc nào họ muốn, nhưng phần đông Phật tử đi chùa vào những ngày lễ sám hối, rằm và ba mươi, hoặc những ngày trai giới, vì phần lớn quần chúng thích tập thể hơn là đơn độc. Họ thường mặc áo trắng, lam hay nâu vì đó là những màu sắc tượng trưng cho tinh khiết, giản dị và khiêm nhường. Họ đem cả hương, đèn, trầm và hoa quả, kính cẩn đi vào chánh điện, nơi đó một tượng Phật uy nghi được tôn trí ở chỗ cao trọng nhất và thành kính dâng những lễ vật lên Đức Phật.
Như vậy trong Phật giáo không có cầu nguyện theo nghĩa cầu xin được ban ơn, xá tội, vì mỗi người phải chịu trách nhiệm với chính mình chứ không ai khác về những hành động tội, phước, lành, dữ do mình tạo ra. Thế thì người Phật tử làm gì khi đến chùa? Nếu là Phật tử chân chính chắc chắn họ không đến chùa chỉ để cầu nguyện gì đó cho mình.
Chúng ta hãy theo dõi những người Phật tử đến viếng chùa để xem họ hành động như thế nào và ý nghĩa hành động ấy ra sao. Trong Phật giáo không ai buộc Phật tử phải đến chùa vào một ngày nhất định, họ có thể đến lúc nào họ muốn, nhưng phần đông Phật tử đi chùa vào những ngày lễ sám hối, rằm và ba mươi, hoặc những ngày trai giới, vì phần lớn quần chúng thích tập thể hơn là đơn độc. Họ thường mặc áo trắng, lam hay nâu vì đó là những màu sắc tượng trưng cho tinh khiết, giản dị và khiêm nhường. Họ đem cả hương, đèn, trầm và hoa quả, kính cẩn đi vào chánh điện, nơi đó một tượng Phật uy nghi được tôn trí ở chỗ cao trọng nhất và thành kính dâng những lễ vật lên Đức Phật.
Hình tượng tự nó không phải là vật thờ cúng mà chỉ là hình ảnh tượng trưng cho họ dễ tưởng niệm đến Đức Phật. Thực ra dù có hình tượng hay không họ cũng tôn thờ Đức Phật, hình tượng chỉ có tác dụng giúp họ dễ chú ý và định tâm hơn. Vì thế, tuy dùng hình tượng để thờ cúng nhưng người Phật tử không có thái độ như những tín đồ vật tổ giáo, thờ cúng những vật hay những biểu tượng mà họ cho là linh thiêng có thể chứng giám cho những lời cầu của họ. Nên đạo Phật không phải là tôn giáo chủ trương thờ cúng hình tượng như một số tôn giáo khác.
Một điểm đáng chú ý nữa là người Phật tử lễ bái tượng Phật không có nghĩa là họ tin rằng Đức Phật sau khi nhập diệt vẫn còn hiện diện trên thế gian, để thị hiện trong các pho tượng khiến cho các pho tượng này trở nên linh ứng có thể hộ trì cho những người lễ bái hay quở phạt những người bất tôn kính đối với Ngài.
Hình tượng chỉ có thể nhắc nhở lại những hình ảnh sống động lúc Đức Phật còn tại thế, như lúc tham thiền nhập định, lúc thành đạo, lúc chuyển pháp luân, lúc nhập diệt v.v. khiến cho người Phật tử có cảm tưởng như Đức Từ Phụ đang hiện diện để sách tấn họ siêng năng tu tập. Cũng vì thế mà việc đắp tượng phải làm thế nào để diễn tả được những đức tính trí tuệ và từ bi... của Đức Phật, nếu không hình tượng có thể làm sai lạc trí tưởng tưởng của người sơ cơ.
Mặc dù Đức Phật đã nhập diệt nhưng đời sống và giáo pháp của Ngài vẫn còn có một ảnh hưởng lớn lao đối với nhân loại ngày nay, ảnh hưởng đó sống động và thực tế đến nỗi người Phật tử có cảm tưởng như Đức Phật còn tại thế, có người muốn biến cảm tưởng đó thành sự thật bằng cách cúng cả vật thực đến Đức Phật mặc dù họ thừa biết rằng Ngài không thọ dụng.
Linh động hóa như vậy rất hữu ích và người Phật tử càng vững tin và tinh tấn trên đường đạo, đồng thời sự thờ cúng càng tăng thêm ấm cúng và trang nghiêm. Đó là một cách để chứng tỏ rằng ảnh hưởng của Đức Phật đối với con người mọi thời vẫn mạnh mẽ không kém thời nguyên thủy.
Theo thông lệ, cúng dường đèn, hương, hoa quả là một hành động tỏ dấu kính trọng tôn thờ hay tri ân chứ thực ra những vật cúng dường ấy tự nó không có giá trị đặc biệt nào. Đi xa hơn những thông lệ ấy, người Phật tử có một thái độ sáng suốt hơn chỉ là thuần hành động thờ cúng. Như khi dâng hoa trước đài sen người Phật tử suy nghĩ đến chân tướng vô thường của vạn hữu qua bài kệ mà họ thường đọc:
Dâng hoa cúng đến Phật đà
Nguyện mau giải thoát sinh, già, khổ đau.
Hoa tươi nhưng sẽ úa sầu.
Tấm thân tứ đại tránh sao điêu tàn.
Bài kệ trên chứng tỏ người Phật tử khi dâng cúng hay tụng niệm không cầu xin được hộ trì hay ban phước, nhưng đến với Đức Phật như người đệ tử kính mến bậc đạo sư và nguyện theo gương Ngài để sớm thoát khỏi khổ ải trầm luân.
Chúng ta nên lưu ý đến sự khác biệt giữa thái độ của một tín đồ thờ thần linh và một người Phật tử khi họ cùng kính cẩn nghiêng mình trước giáo chủ của họ. Trong khi tín đồ thờ thần linh cầu xin được ban phước hay cứu rỗi, nghĩa là đời đời họ muốn làm nô lệ cho thần linh hay thượng đế của họ. Người Phật tử trái lại, kính cẩn tôn thờ Đức Phật chỉ vì Ngài là người đã đi trước, là người hướng đạo, chứ họ không muốn làm nô lệ Ngài. Họ cũng cố gắng để được giải thoát, được chứng ngộ Phật quả như Ngài. Vì vậy tuy tôn kính Đức Phật nhưng người Phật tử vẫn được quyền bình đẳng với Ngài trong lãnh vực giác ngộ.
Chúng ta hãy tạm lấy so sánh giữa chế độ dân chủ ngày nay và chế độ quân chủ xưa kia để làm thí dụ. Trong chế độ quân chủ mọi người dân là con cái hoặc nô lệ của vị đế vương. Họ phải tuân phục mọi phán xét, thưởng phạt của vua chúa, vì thế "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung". Nhưng trong chế độ dân chủ thật sự, mọi người dân đều có quyền bình đẳng, dù là tổng thống hay thủ tướng cũng là một công dân như bao người khác. Người dân kính trọng vị nguyên thủ quốc gia vì vị này thay thế họ để lãnh đạo, để lo việc chung. Và tất cả mọi người dân đều có thể trở thành nhà lãnh đạo nếu họ có đủ tài, đủ đức và những điều kiện cần thiết để trở thành vị nguyên thủ.
Bình đẳng và dân chủ hơn, Đức Phật dạy rằng: Không nên tôn kính Ngài bằng cách cúng dường lễ bái. Dù cúng dường bằng những trân châu quý báu cũng không phải là cách tôn kính cao thượng. Phải thực hành theo pháp mà Ngài đã chứng ngộ và chỉ bày để sớm được giải thoát và đạt đến quả vị như Ngài.
Thật hiếm có một vị giáo chủ nào lại không muốn được tôn trọng và chỉ muốn học trò sớm ngang hàng với mình. Người Phật tử chân chính hẳn phải biết như vậy để không phụ lòng từ ái của Đức Phật, không cố chấp vào những hình thức lễ bái mà phải tự tu sửa hầu một ngày kia được giải thoát như Ngài.
Tóm lại, tất cả mọi hình thức thờ cúng tưởng niệm của người Phật tử không phải để cầu xin Đức Phật cứu vớt mà chỉ có mục đích tôn kính và tự nguyện noi gương Ngài để hoàn thành sứ mạng tự giác giác tha.
Mặc dù Đức Phật đã nhập diệt nhưng đời sống và giáo pháp của Ngài vẫn còn có một ảnh hưởng lớn lao đối với nhân loại ngày nay, ảnh hưởng đó sống động và thực tế đến nỗi người Phật tử có cảm tưởng như Đức Phật còn tại thế, có người muốn biến cảm tưởng đó thành sự thật bằng cách cúng cả vật thực đến Đức Phật mặc dù họ thừa biết rằng Ngài không thọ dụng.
Linh động hóa như vậy rất hữu ích và người Phật tử càng vững tin và tinh tấn trên đường đạo, đồng thời sự thờ cúng càng tăng thêm ấm cúng và trang nghiêm. Đó là một cách để chứng tỏ rằng ảnh hưởng của Đức Phật đối với con người mọi thời vẫn mạnh mẽ không kém thời nguyên thủy.
Theo thông lệ, cúng dường đèn, hương, hoa quả là một hành động tỏ dấu kính trọng tôn thờ hay tri ân chứ thực ra những vật cúng dường ấy tự nó không có giá trị đặc biệt nào. Đi xa hơn những thông lệ ấy, người Phật tử có một thái độ sáng suốt hơn chỉ là thuần hành động thờ cúng. Như khi dâng hoa trước đài sen người Phật tử suy nghĩ đến chân tướng vô thường của vạn hữu qua bài kệ mà họ thường đọc:
Dâng hoa cúng đến Phật đà
Nguyện mau giải thoát sinh, già, khổ đau.
Hoa tươi nhưng sẽ úa sầu.
Tấm thân tứ đại tránh sao điêu tàn.
Bài kệ trên chứng tỏ người Phật tử khi dâng cúng hay tụng niệm không cầu xin được hộ trì hay ban phước, nhưng đến với Đức Phật như người đệ tử kính mến bậc đạo sư và nguyện theo gương Ngài để sớm thoát khỏi khổ ải trầm luân.
Chúng ta nên lưu ý đến sự khác biệt giữa thái độ của một tín đồ thờ thần linh và một người Phật tử khi họ cùng kính cẩn nghiêng mình trước giáo chủ của họ. Trong khi tín đồ thờ thần linh cầu xin được ban phước hay cứu rỗi, nghĩa là đời đời họ muốn làm nô lệ cho thần linh hay thượng đế của họ. Người Phật tử trái lại, kính cẩn tôn thờ Đức Phật chỉ vì Ngài là người đã đi trước, là người hướng đạo, chứ họ không muốn làm nô lệ Ngài. Họ cũng cố gắng để được giải thoát, được chứng ngộ Phật quả như Ngài. Vì vậy tuy tôn kính Đức Phật nhưng người Phật tử vẫn được quyền bình đẳng với Ngài trong lãnh vực giác ngộ.
Chúng ta hãy tạm lấy so sánh giữa chế độ dân chủ ngày nay và chế độ quân chủ xưa kia để làm thí dụ. Trong chế độ quân chủ mọi người dân là con cái hoặc nô lệ của vị đế vương. Họ phải tuân phục mọi phán xét, thưởng phạt của vua chúa, vì thế "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung". Nhưng trong chế độ dân chủ thật sự, mọi người dân đều có quyền bình đẳng, dù là tổng thống hay thủ tướng cũng là một công dân như bao người khác. Người dân kính trọng vị nguyên thủ quốc gia vì vị này thay thế họ để lãnh đạo, để lo việc chung. Và tất cả mọi người dân đều có thể trở thành nhà lãnh đạo nếu họ có đủ tài, đủ đức và những điều kiện cần thiết để trở thành vị nguyên thủ.
Bình đẳng và dân chủ hơn, Đức Phật dạy rằng: Không nên tôn kính Ngài bằng cách cúng dường lễ bái. Dù cúng dường bằng những trân châu quý báu cũng không phải là cách tôn kính cao thượng. Phải thực hành theo pháp mà Ngài đã chứng ngộ và chỉ bày để sớm được giải thoát và đạt đến quả vị như Ngài.
Thật hiếm có một vị giáo chủ nào lại không muốn được tôn trọng và chỉ muốn học trò sớm ngang hàng với mình. Người Phật tử chân chính hẳn phải biết như vậy để không phụ lòng từ ái của Đức Phật, không cố chấp vào những hình thức lễ bái mà phải tự tu sửa hầu một ngày kia được giải thoát như Ngài.
Tóm lại, tất cả mọi hình thức thờ cúng tưởng niệm của người Phật tử không phải để cầu xin Đức Phật cứu vớt mà chỉ có mục đích tôn kính và tự nguyện noi gương Ngài để hoàn thành sứ mạng tự giác giác tha.
Mục Đích Của Đời Người
Như tôi đã nói trong một Pháp thoại trước đây, bạn nên hiểu rõ ý nghĩa
của đời bạn, lý do bạn sống, mục đích của việc đã nhận được thân người quý báu
vào lúc này, đặc biệt là sự tái sinh làm người cao quý này với tám sự tự do và
mười điều thuận lợi – bạn nên hiểu rõ điều này, không chỉ một cách trí thức mà
còn hiểu thật sâu xa khiến bạn chuyển hóa thái độ của bạn một cách thích đáng
và sống cuộc đời bạn trong sự hòa hợp với mục đích đó. Mục đích đó là gì? Đó là
sống cuộc đời bạn để làm lợi lạc cho những người khác.
Như thế, lòng bi mẫn là thiền định hay
thực hành quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Mặc dù những giáo lý của Đức Phật
nói về hàng tỉ cách thiền định hay thực hành khác nhau mà bạn có thể trải cả
cuộc đời mình để thực hành, nhưng đây chính là điều quan trọng nhất - làm lợi
lạc người khác, sống cuộc đời bạn với một thái độ bi mẫn đối với người khác.
Đây là mục đích thực sự của cuộc đời, là ý nghĩa của cuộc đời.
Cho dù bạn chỉ có một giờ để sống, một
phút để sống, mục đích của cuộc đời vẫn là sống vì sự lợi lạc của người khác,
với một trái tim tốt lành, với lòng bi mẫn đối với người khác. Cho dù bạn chỉ
có một phút để sống, chỉ còn lại một phút của thân người quý báu này, điều quan
trọng nhất mà bạn có thể thực hành là lòng bi mẫn; ngoài ra không có gì khác.
Cũng hoàn toàn giống như thế nếu bạn có
một trăm năm để sống, một ngàn năm, thậm chí một kiếp để sống. Để hoàn thành
mục đích của cuộc đời bạn, bạn vẫn phải sống với lòng bi mẫn đối với những
người khác, vì sự lợi lạc của những người khác.
Nếu bạn đang vui hưởng một cuộc đời
hạnh phúc, đang kinh nghiệm lạc thú, thì để cuộc đời bạn không trống rỗng, trở
nên lợi lạc, hữu ích cho những người khác, bạn nên thực hành lòng bi mẫn, sống
cuộc đời bạn để làm lợi ích cho người khác. Nếu đời bạn không hạnh phúc,
nếu bạn đang kinh nghiệm những vấn đề trong mối quan hệ, nếu bạn bị ung thư hay
bệnh AIDS, nếu bạn tuyệt vọng, nếu đời bạn không thoải mái, cho dù bạn đang gặp
đến hàng trăm hay hàng ngàn vấn đề – sức khỏe, mối quan hệ, những vấn đề liên
quan tới việc làm – như thể bạn đang chết đuối trong vũng lầy của những vấn đề,
bạn cũng nên thực hành lòng bi mẫn đối với những người khác. Nếu bạn có thể
thực hành lòng bi mẫn vào những thời điểm như thế thì bạn vẫn làm cho cuộc đời
bạn có ý nghĩa, lợi lạc cho người khác, hữu ích cho người khác, và nhờ đó –
bằng cách làm lợi lạc cho người khác – bạn sẽ thường xuyên làm cuộc đời bạn
mang lại lợi lạc cho bản thân bạn. Yêu thương người khác là cách thức tốt đẹp
nhất để yêu thương bản thân bạn.
Yêu thương người khác có nghĩa là bạn
đừng làm hại người khác, và không làm hại người khác là không làm hại bản thân
bạn. Ngay cả trong phạm vi của sự bảo vệ, đây là cách tốt đẹp nhất để bảo vệ
cuộc đời bạn. Cũng giống như thế, khi bạn làm cho người khác hạnh phúc, bạn
mang lại hạnh phúc cho chính bạn. Nghiệp được tạo nên nhờ làm cho người khác
hạnh phúc cũng làm cho bạn kinh nghiệm sự hạnh phúc; đó là loại nghiệp dẫn
tới hạnh phúc. Cho dù bạn không mong muốn hạnh phúc nhưng một khi bạn đã tạo
nên nguyên nhân của hạnh phúc thì hạnh phúc chính là kết quả.
Nếu bạn trồng một hạt giống trên mặt
đất và hội đủ mọi điều kiện (duyên), chẳng hạn như đất, nước và nhiệt độ toàn
hảo – mọi sự đều hội tụ và không có những trở ngại nào – thì cho dù bạn có cầu
nguyện nhiều tới đâu để cây đừng mọc lên, nhưng nó vẫn sẽ phát triển. Chắc chắn
là nó sẽ mọc lên bởi hạt giống được gieo trồng trên mặt đất đã gặp được
mọi điều kiện cần thiết để phát triển; nhân và duyên đã gặp gỡ. Bởi nó là một
sự duyên sinh nên việc bông hoa hay trái cây đó sẽ mọc lên là điều không thể
tránh khỏi, cho dù bạn có cầu nguyện nhiều tới đâu để nó không mọc.
Tương tự như thế, nếu bạn sống cuộc đời
hàng ngày của bạn với lòng bi mẫn, mang lại thật nhiều hạnh phúc cho người khác
trong khả năng của bạn, thì kết quả tự nhiên là bản thân bạn sẽ kinh nghiệm hạnh
phúc, bây giờ và trong tương lai – đó là kết quả tức thì, là sự an bình trong
tâm trong đời này và kết quả lâu dài là hạnh phúc trong tất cả những đời sau
của bạn. Tất cả những điều này là kết quả chắc chắn của việc mang lại hạnh phúc
và lợi lạc cho người khác.
Như vậy, bạn sẽ thâu hoạch được rất
nhiều khi thương yêu người khác, quan tâm tới những chúng sinh khác như bạn làm
cho bản thân bạn. Dù họ là những côn trùng hay con người thì họ cũng là những
sinh loài giống như bạn – ước mong hạnh phúc và không mong muốn đau khổ. Giống
như bạn cần tới sự giúp đỡ của người khác để giải trừ những vấn đề thì họ cũng
cần điều đó. Giống như hạnh phúc của bạn tùy thuộc vào những người khác, hạnh
phúc của họ cũng thế. Không chỉ có con người, mà cả đến những côn trùng cũng
cần tới sự giúp đỡ của bạn. Việc họ giải thoát khỏi những vấn đề thì tùy thuộc
vào bạn; hạnh phúc của họ tùy thuộc vào bạn.
Tại sao việc thương yêu người khác,
quan tâm tới người khác như bạn làm cho bản thân bạn, không làm hại mà làm lợi
lạc cho họ, lại là phương cách tốt đẹp nhất để chăm sóc bản thân bạn, quan tâm
tới bản thân bạn? Đó là nhờ có một trái tim tốt lành, sự thương yêu người khác,
làm lợi lạc người khác mà mọi ước muốn của riêng bạn đều được hoàn tất.
Nói chung, trong thế giới, khi những người
khác nhìn thấy một người thiện tâm, có bản tánh bi mẫn, từ ái, họ nhận được
những sự rung động tốt lành, một cảm xúc tích cực từ người đó. Ngay cả những
người không quen biết gặp người đó trên đường, trong máy bay, trong các văn
phòng hay cửa hàng, thì chỉ cái nhìn của người đó cũng đủ làm cho họ sung
sướng, mỉm cười và muốn được trò chuyện. Do bởi trái tim tốt lành, những rung
động tốt lành, cảm xúc tích cực của bạn, bạn làm cho người khác hạnh phúc. Ngay
cả những biểu lộ trên khuôn mặt họ cũng thay đổi và phản ánh tâm thức hạnh phúc
của họ. Cho dù bạn không phải trải nghiệm bất kỳ vấn đề gì thì những người khác
cũng vẫn giúp đỡ bạn.
Khi bạn có một trái tim tốt lành đối
với những người khác, tất cả những ước muốn hạnh phúc của riêng bạn đều được
đáp ứng một cách ngẫu nhiên. Giống như một Bồ Tát, mặc dù động lực của bạn chỉ
là hạnh phúc của người khác và bạn không trông chờ gì hạnh phúc của bản thân
bạn, cho dù mọi sự bạn làm trong hai mươi bốn giờ đồng hồ một ngày được đặc
biệt hồi hướng cho hạnh phúc của những người khác mà không có một niệm tưởng
nào về hạnh phúc của riêng bạn, thì bản thân bạn cũng sẽ kinh nghiệm mọi điều
hạnh phúc.
Nhờ chứng ngộ Bồ đề tâm, những thánh
nhân - những vị Bồ Tát – sẽ hoàn toàn từ bỏ bản thân mình vì người khác. Các
ngài không nghĩ tưởng gì về hạnh phúc của riêng mình mà thay vào đó dùng mỗi
giây phút để tìm kiếm hạnh phúc cho những người khác. Như thế điều gì sẽ xảy
ra? Với Bồ Đề tâm, các ngài có thể phát triển trí tuệ tối thượng nhận ra bản
tánh đích thực của cái tôi – bản ngã và những uẩn, sự kết hợp của thân và tâm
là căn bản của cái được quy gán là cái tôi – và mọi hiện tượng khác.
Nhờ phát triển Bồ đề tâm và trí tuệ tối
thượng, các ngài có thể tiệt trừ mọi lỗi lầm của tâm thức, nguyên nhân của mọi
đau khổ – những ô nhiễm thô sơ, những lầm lạc của tham, sân và si, và những ô
nhiễm vi tế, là những gì có tính chất của các dấu vết để lại trong dòng tương
tục của tâm thức do những mê lầm.
Như vậy, đây là điểm đặc biệt của Bồ đề
tâm, bởi với sự hỗ trợ của nó, bạn có thể phát triển không chỉ trí tuệ chứng
ngộ tánh Không mà còn có thể ngăn cản những ô nhiễm vi tế và nhờ đó trở nên
hoàn toàn giác ngộ, đạt được trạng thái toàn trí, tâm toàn giác, thấu suốt trực
tiếp và không chút lỗi lầm, không chỉ nghiệp thô nặng mà cả mỗi nghiệp vi tế
duy nhất của từng người trong vô số chúng sinh. Bạn sẽ nhận ra mọi đặc tính dị
biệt, những ước muốn và mức độ thông tuệ của họ; thấu hiểu từng phương pháp độc
nhất thích hợp với tâm thức của tất cả những chúng sinh khác biệt này vào những
lúc khác nhau; và khám phá phương pháp thích ứng phù hợp với tâm của mỗi
cá nhân chúng sinh vào những thời điểm khác nhau để dẫn dắt chúng sinh đó từ
hạnh phúc này sang hạnh phúc khác, bằng đủ mọi cách để đạt được giác ngộ.
Như thế, Bồ đề tâm khiến cho trí tuệ
của bạn hoạt động khiến nó có thể chiến thắng ngay cả những ô nhiễm vi tế, làm
cho tâm bạn hoàn toàn giác ngộ. Theo cách này, Bồ đề tâm khiến bạn trở
thành một người dẫn đường hoàn toàn có phẩm tính, một bậc giác ngộ toàn hảo, và
nhờ đó giải thoát vô số chúng sinh khỏi luân hồi sinh tử, đại dương của đau
khổ, và mang họ tới hạnh phúc vô song của sự Toàn Giác.
Tất cả những phẩm tính không thể nghĩ
bàn này của con đường Bồ Tát, tất cả những phẩm tính vô biên của thân linh
thánh, ngữ linh thánh và tâm linh thánh của Đức Phật xuất phát từ cội gốc là sự
từ bỏ bản ngã và tư tưởng tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình, và sự phát triển
trái tim tốt lành, tư tưởng chỉ tìm kiếm hạnh phúc cho chúng sinh. Tất cả mọi
phẩm tính đó xuất phát từ cội gốc này. Mọi phẩm tính tốt lành vô biên của Đức
Phật, của Pháp, con đường của Bồ Tát, và của Tăng, những bậc thánh và thậm chí
những Bồ Tát bình thường, đều xuất phát từ tư tưởng quý báu phi thường, Bồ Đề
tâm như ý – sự từ bỏ bản ngã và tâm quy-ngã, và sự phát triển lòng yêu thương
chỉ dành cho người khác. Tất cả những phẩm tính đó đều xuất phát từ tư tưởng
này.
Những bậc có thể làm được điều này
chứng ngộ sự thành tựu tuyệt hảo nhất. Các ngài từ bỏ bản ngã, từ bỏ cái tôi,
nhưng các ngài đạt được sự thành tựu tuyệt hảo, thành công vĩ đại nhất. Các
ngài không chỉ tìm ra sự giải thoát vĩnh cửu khỏi chu kỳ của sự chết và tái
sinh và mọi vấn đề mà nó mang lại, chẳng hạn như sự tái sinh, sự già, bệnh,
những vấn đề thuộc cảm xúc và mọi khó khăn khác của cuộc sống mà chúng ta kinh
nghiệm, mà các ngài cũng đạt được sự giải thoát vĩnh cửu, tự do vĩnh cửu, hạnh
phúc vĩnh cửu cho bản thân mình, và có thể mang lại hạnh phúc bao la như bầu
trời cho vô số chúng sinh. Tất cả những điều này xuất phát từ cội gốc là Bồ Đề
tâm, tâm linh thánh cao quý nhất, sự từ bỏ cái tôi, thương yêu người
khác.
Chúng ta có thể hiểu được điều này chân
thật ra sao bằng cách đọc những bản văn thuật lại những câu chuyện tiền thân
của Đức Phật và cuộc đời của những Bồ Tát khác, nhưng ta cũng có thể thấu hiểu
một trái tim tốt lành thì như ý ra sao đối với hạnh phúc của bạn, từ các gương
mẫu của những cuộc đời bình thường của những con người bình thường trong thế
giới – những người mà tâm họ bi mẫn hơn trong bản chất ra sao, những người có
thiện tâm, có những đời sống thoải mái hơn.
Theo cách này,
kinh nghiệm về những vấn đề của người này trở thành một nguyên nhân của hạnh
phúc của tất cả chúng sinh – không chỉ hạnh phúc nhất thời mà là hạnh phúc của
sự Giác ngộ viên mãn, tối thượng. Bồ đề tâm làm cho kinh nghiệm về những vấn đề
của người ấy trở thành một nguyên nhân cho hạnh phúc của mọi sinh loài. Làm
cách nào? Bằng cách chuyển hóa những vấn đề thành con đường dẫn tới Giác ngộ.
Trích trong nguyên tác: “Teachings
from the Vajrasattva Retreat”
Kính mời tham khảo bài viết theo link:
TRĂM
NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
TỰ
TÁNH TAM BẢO VIÊN NGỌC MINH CHÂU
BỒ
TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN
http://lotus-lantern-canada.blogspot.ca/2012/04/bo-tat-thien-thu-thien-nhan.html
QUA
CƠN MÊ (CTLĐ 2)