- Written by K. Sri Dhammananda
Phật giáo không bi quan mà cũng không lạc quan, nhưng là một tôn giáo thực tiễn.
Vài nhà phê bình cho Phật Giáo là bệnh hoạn, yếm thế, lẩn quẩn bên khía cạnh đen tối, u ám của cuộc sống, là kẻ thù của các lạc thú vô hại, dửng dưng chà đạp lên các thú vui hồn nhiên của cuộc đời.
Vài nhà phê bình cho Phật Giáo là bệnh hoạn, yếm thế, lẩn quẩn bên khía cạnh đen tối, u ám của cuộc sống, là kẻ thù của các lạc thú vô hại, dửng dưng chà đạp lên các thú vui hồn nhiên của cuộc đời.
Nếu Đức Phật, người khai sáng ra tôn giáo này là một người bi quan thì ắt hẳn họ muốn cá tính này phải được vẽ đậm nét hơn là trong chân dung đã có của Ngài. Hình ảnh của Đức Phật là hiện thân của Hòa Bình, Tịch Tịnh, Hy Vọng và Thiện Chí. Nụ cười rạng rỡ và lôi cuốn của Đức Phật mà có người cho là bí hiểm và khó hiểu, chính là cái toát yếu của giáo lý của Ngài. Với những ai lo lắng và thất vọng, nụ cười giác ngộ và hy vọng của Ngài là liều thuốc bổ hiệu nghiệm và là niềm an ủi vô song.
Tình thương, lòng từ bi của Ngài tỏa khắp bốn phương. Một con người như vậy khó có thể là một kẻ bi quan. Khi các vua và hoàng tử chiến thắng bằng gươm đao, tưởng mình là hạnh phúc, được nghe lời giảng của Ngài, đã thức tỉnh và nhận thức được người chiến thắng thực sự chính là kẻ tự thắng lấy mình và con đường đắc nhân tâm là làm sao dạy cho người dân biết quý Phật Pháp - Chân Lý.
Đức Phật vận dụng tinh thần hài hước cao độ khiến những người chống đối gay gắt Ngài cũng phải bó giáo một cách hết sức là thoải mái. Đôi khi họ không nhịn được cười chính họ. Đức Phật có một loại thuốc bổ tuyệt diệu: Ngài tẩy sạch hệ thống độc tố nguy hiểm của họ và họ trở nên vui vẻ, hứng thú theo gót chân Ngài. Trong những thời giảng Pháp, đối thoại hay bàn luận, Ngài luôn luôn giữ được tư thế đĩnh đạc và uy nghi khiến mọi người đều kính trọng và cảm mến Ngài. Làm sao một người như vậy là một kẻ bi quan được?
Đức Phật chẳng bao giờ muốn các đệ tử của Ngài phải băn khoăn lo lắng về cái đau khổ của cuộc đời và sống cuộc đời nghèo khổ bất hạnh. Ngài dạy sự thật của khổ đau và chỉ cách thức thoát khỏi khổ đau để tiến tới hạnh phúc. Muốn trở thành người giác ngộ, ta phải hoan hỷ, một trong những yếu tố cần thiết mà Đức Phật khuyên nhủ phải trau dồi. Hoan hỷ thì khó mà bi quan.
Có hai cuốn Kinh Phật Giáo, Theragatha và Therigatha (Trưởng lão tăng kệ và Trưởng lão ni kệ), chứa đầy những lời thật hoan hỷ của đệ tử Phật, phía nam cũng như phía nữ, tìm thấy an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống nhờ giáo lý của Ngài. Vua Kosola có lần thưa với Đức Phật: "Không giống như tín đồ của các hệ thống tôn giáo khác, trông họ hốc hác, thô lỗ, xanh xao, èo uột không gây thiện cảm, đệ tử của Đức Phật vui vẻ, phấn chấn, hớn hở, cởi mở, vui sống cuộc đời đạo lý, thanh thoát, an lạc, tâm trí linh hoạt, thư thái. Vị Vua này còn thêm là ông tin rằng tính tình lành mạnh đó là do sự kiện "các vị tăng khả kính này chắc chắn đã chứng nghiệm được ý nghĩa cao cả và trọn vẹn Giáo Pháp của Đấng Thiên Thệ (Majjhima Nikaya - Trung Bộ Kinh).
Khi đưọc hỏi tại sao những môn đồ của Ngài sống một đời đạm bạc và trầm lặng, ngày chỉ ăn một bữa, mà sắc diện lại tươi sáng như thế. Đức Phật trả lời:
"Họ không nuối tiếc dĩ vãng, và cũng không lo lắng cho tương lai. Họ sống trong hiện tại. Vì thế họ rạng rỡ sáng tươi. Băn khoăn về tương lai, tiếc nuối quá khứ, kẻ thiểu trí sẽ khô héo như đám lau xanh bị phát ngang dưới ánh nắng mặt trời". (Samyutta Nikaya - Tương Ưng Bộ Kinh)
Là một tôn giáo, Đạo Phật dạy bản chất về bất-toại-nguyện của mọi sự vật trên thế giới. Tuy vậy chúng ta không thể đơn giản xếp loại Đạo Phật là một tôn giáo bi quan, vì Đạo Phật cũng dạy ta làm sao loại bỏ được bất hạnh này. Theo Đức Phật, ngay đến kẻ tội lỗi nhất, sau khi đền tội đã làm cũng có thể đạt giải thoát. Đạo Phật hiến cho mọi người niềm hy vọng đạt được giải thoát một ngày nào đó. Tuy nhiên các tôn giáo khác cho rằng đương nhiên những người xấu thì sẽ xấu mãi mãi và địa ngục vô gián đang chờ đợi họ. Về mặt này, những tôn giáo như vậy mới thật là bi quan. Người Phật Tử không chấp nhận cách tin tưởng như vậy.
Đạo Phật không lạc quan mà cũng chẳng bi quan. Đạo Phật không khuyến khích con người nhìn đời qua cảm nghĩ luôn thay đổi lạc quan rồi bi quan của họ. Đúng hơn Đạo Phật khuyến khích chúng ta phải thực tế: Chúng ta phải tập nhìn sự vật đúng chúng là như vậy.
K. Sri Dhammananda - Thích Tâm Quang (dịch)
VÌ SAO BÚT CHÌ CÓ TẨY?
Có người hỏi: vì sao bút chì có tẩy? Chẳng phải câu trả lời
đã quá rõ ràng rồi sao: để xóa đi những chữ viết sai, viết chưa đẹp hoặc để xóa
hoàn toàn một đoạn văn nào đó!
Vậy có bao giờ bạn tự hỏi mình: phải chăng trong cuộc sống
này, chúng ta cũng cần có một cục tẩy cho riêng mình? Để xóa đi những sai lầm của
người khác và của chính bản thân ta! Có lúc chúng ta keo kiệt, không dùng đến cục
tẩy đó khiến cho những trang giấy cuộc đời nhem nhuốc những dòng gạch và xóa!
Bất cứ ai cũng có lúc gặp sai lầm, bất cứ ai cũng gây ra những
lỗi lầm khắc sâu trong lòng người khác! Có người ghi nhớ để rồi mãi mãi khắc
khoải vì vết thương đó! Có người để nó bị thời gian xóa đi, trống trơn phẳng lặng
để viết lên những bài viết cuộc đời đặc sắc hơn, ý nghĩa hơn!Người ta nói rằng
cuộc đời là một trang giấy trắng, và chính chúng ta sẽ quyết định viết nó như
thế nào! Khi một đứa trẻ mới vào lớp một, cô giáo không cho chúng viết bằng bút
bi mà viết bằng bút chì! Bởi vì sao bạn nhỉ? Vì bàn tay yếu ớt của các bé nhất
định sẽ có lúc viết những nét nghuệch ngoặc, sai từ này từ khác! Và khi đó, bé
sẽ dùng tẩy để tẩy đi những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp của mình!
Chúng ta
cũng vậy, không ai sinh ra đã có thể viết lên những bài ca cuộc đời một cách
hoàn chỉnh! Có lúc chúng ta vì vội vã mà đi sai phương hướng dẫn đến những hậu
quả khôn lường, có lúc vì chủ quan mà mắc sai lầm không thể sửa chữa! Làm thế
nào đây? Ngồi trách móc bản thân và hứng chịu những lời trách móc của người
khác? Như vậy có giải quyết được gì không?Lúc ấy chúng ta cần biết tẩy đi những
sai lầm mắc phải và làm lại từ đầu với những bước đi thận trọng hơn! Không ai
có thể trưởng thành mà chưa một lầm vấp ngã hay mắc sai lầm!Mỗi em bé trước khi
biết đi cũng trãi qua quá trình chập chững với không ít lần vấp ngã! Đừng tự
trách bản thân mình quá nhiều bạn ạ! Cũng như đừng trách móc những người khác
khiến họ cảm thấy mình kém cỏi mà mất hết niềm tin vào chính bản thân họ!
Hãy
biết chấp nhận sai lầm như một điều tự nhiên trong cuộc sống để đối mặt với sai
lầm và thất bạ một cách nhẹ nhàng hơn! Bạn biết đấy, cục tẩy sinh ra để xóa đi
những chữ viết chưa được tròn trịa, chưa được chính xác thì chúng ta cũng hãy
dùng cục tẩy của mình – sự bao dung và thứ tha để tẩy đi những sai lầm của mình
và người khác mắc phải!
Đừng quá khắt khe với người khác, cũng đừng chỉ nhìn vào những
sai lầm của họ mà đánh giá con người họ! Bất kỳ ai cũng có lúc mắc phải sai lầm
quan trọng là họ biết mình sai để sửa, còn chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những
sai lầm đó mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc
của mình!
Có câu chuyện về chiếc bánh bị cháy, bạn đã nghe bao giờ
chưa nhỉ?
Một người phụ nữ phải làm việc 8h/ngày lại còn chăm sóc gia đình và
làm hết mọi công việc của một người nội trợ! Một ngày nọ cô mệt nhoài với hàng
tá công việc ở cơ quan khiến cô có cảm giác như kiệt sức! Về nhà cô còn phải dọn
dẹp nhà cửa và nấu ăn cho chồng và con của cô! Khi người chồng đón con từ trường
về, cũng là lúc cho nướng xong mẻ bánh quy trong lò! Thế nhưng vì quá mệt nên
cô đã để quên nó một lúc khiến cho một vài chiếc bị cháy!
Lúc ăn tối, đứa con quan sát xem có ai nói gì về những chiếc
bánh cháy đó không nhưng chẳng có ai lên tiếng cả! Khi dọn bắt đĩa, người vợ ngỏ
ý xin lỗi về những chiếc bánh cháy nhưng người chồng dịu dàng nói: có gì mà em
phải xin lỗi chứ, hơn nữa mùi vị nhưng chiếc bánh ấy rất ngon! Người vợ mỉm cười
hạnh phúc!
Khi đưa con đi ngủ, nó thì thầm hỏi bố nó: có thật bố thích
ăn bánh quy cháy không? “Không con ạ”, anh ta nói với con! “Nhưng hôm nay mẹ
con rất mệt mà vẫn phải chuẩn bị bữa ăn cho bố con chúng ta! Không nên làm mẹ
buồn mà một vài chiếc bánh cháy có ảnh hưởng đến ai đâu chứ!”Thế đấy, có bao
nhiêu người không để ý đến một vài chiếc bánh cháy trên đĩa bánh? Không nhiều lắm
phải không bạn! Cũng như vết mực đen trên tờ giấy trắng!
Có lúc chúng ta chỉ biết nhìn vào những sai lầm, khuyết điểm
của người khác để rồi lên tiếng chỉ trích mà quên rằng họ đã cố gắng rất nhiều! Hãy
sống bao dung hơn bạn nhé, để cục tẩy của bạn mòn dần theo năm tháng, đừng bao
giờ để cực tẩy của bạn mãi mãi như mới xuất xưởng! Bởi vì nếu không sử dụng đến
nó cuộc đời của chúng ta sẽ chi chít những vết gạch xóa sau những lần mắc sai lầm!
Một tờ giấy như vậy có đẹp đẽ gì không bạn? Hãy để nó là một tờ giấy được viết
nên bởi những trải nghiệm, những thử thách, quyết tâm và cả sự tha thứ và bao
dung nữa, bạn nhé!
(hanhtrinhdelta.com)
KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
Kính mừng Ngày Đản Sanh
Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Chiêm bái đấng cha lành
Cứu chúng sanh thoát khổ!
Khắp thế giới vui mừng
Ngày Đại Lễ Phật Đản.
Tổ chức thật tưng bừng!
Cõi Trời hồng trong sáng.
Phật giảng Bát Chánh Đạo
Tám chân lý tu hành.
Giáo lý tu giải thoát
Khỏi biển khổ chúng sanh..!
Phật dạy Tứ Diệu Đế
Bao đau khổ trần gian..!
Phương pháp tu diệt khổ
Siêu thoát cõi Niết Bàn.
Sáu cõi phải luân hồi (1)
Trả vay vì nghiệp báo..!
Muốn chấm dứt nổi trôi
Phải tu để siêu thoát.
Vô số kiếp tu hành
Thích Ca đã thành Phật.
Biết rõ cả Lục Thông! (2)
Ngài giảng Đạo chân thật.
Đã có vô số Phật
Nhiều thế giới bao la...
Tất cả đều an lạc
Sống thọ mãi - không già!
Tạ ơn Phật vĩ đại
Phật tử nguyện tâm thành
Chiêm ngưỡng Đấng Từ Phụ
Theo giáo lý tu hành .
Minh Lương Trương Minh Sung
Cali . ngày 26 / 04 / 2012
Kính mời tham khảo các bài viết theo link:
BIẾT VỌNG KHÔNG THEO
SUỐI
NGUỒN BÌNH ĐẲNG TÁNH
QUA
CƠN MÊ (CTLĐ 2)
GIÁ
TRỊ CON NGƯỜI (CTLĐ TẬP 3)
http://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2011/08/gia-tri-cua-con-nguoi-cu-tran-lac-ao.html