Sunday, June 3, 2012

*** TU LÀ BIẾT NHẪN -TU HỌC THEO PHẬT

HT THÍCH THANH TỪ
Đa số Phật tử ngày nay cứ ngỡ tu là cúng kính, là làm phước mà không biết tu là xây dựng cho bản thân mình một cái tâm từ bi nhẫn nhục. Vì vậy những trở ngại trên đường tu, tôi không gọi trở ngại mà gọi thắng duyên. Nhờ có người chửi mình mà tròn được hạnh nhẫn nhục. Nếu không thì chúng ta đâu có biết mình nhẫn được hay không.


Quí Phật tử tu đừng sợ khó, đừng sợ bị thử thách. Bởi vì thử thách chính là cơ hội tốt để chúng ta thể hiện tinh thần tu hành của mình. Tu là có sức an nhẫn, có sức chịu đựng mọi thử thách, chớ không phải tu là để đón nhận mọi thứ an lành hết.


Bởi người tu cũng như chèo thuyền ngược nước, ngược gió. Nếu chúng ta thả lơi thì thuyền sẽ trôi ra tới biển. Còn nếu ra sức chèo chống thì chúng ta mới đến được tận nguồn, tận nơi chúng ta muốn. Người tu hành muốn chi được nấy thì còn gì tu nữa.
Phật tử đến chùa lạy xin Phật cho con làm ăn phát đạt, mọi việc đều tốt đẹp, con cái học hành giỏi v.v… Xin mọi thứ chớ không chịu tu. Như vậy là xin hay tu? Nếu xin Phật không được thì đâm chán. Nghe nói có Bà Chúa Xứ linh lắm, chạy qua xin Bà. Xin Phật không được thì xin Bà. Người như vậy là chưa biết tu.

Tu là gây dựng cho mình một đức tính tốt đẹp, một hạnh nguyện cao siêu, chớ đâu phải tu là đi xin xỏ. Phật tử chúng ta hay xin quá! Đi chùa thì đi nhưng nghe chỗ nào linh liền chạy đi cầu xin. Đó là thói thường của những người chưa hiểu được ý nghĩa của sự tu hành.

Khi hiểu được ý nghĩa của sự nhẫn nhục rồi thì chúng ta không còn than tu hành sao gặp nhiều khó khăn quá. Vị nào tu gặp trở ngại nên vui mừng nói với huynh đệ rằng: Tôi thật là đại phước, tu gặp cả mười cái trở ngại và đều vượt qua hết. Vậy đó, nhờ có trở ngại chúng ta mới thành công. 

Nếu không có trở ngại thì đâu có thành công. Như người tập nhảy cao, lúc đầu để cây thấp, lần lần đưa lên cao, như vậy người cầm cây gây trở ngại hay giúp cho người tập nhảy cao? Chúng ta tu cũng vậy. 

Tu là để mỗi ngày được thanh tịnh, mỗi ngày được sáng suốt. Muốn được như vậy thì tất cả trở ngại chúng ta đều vượt qua, xem như trò chơi, không có gì đáng để tâm. 


Như vậy mới thành công, còn sợ khổ, sợ khó, bị trở ngại thì tu mong cho sung sướng, chớ không phải tu để được giải thoát.


Hiểu như vậy quí Phật tử nên suy xét lại cho chín chắn, đừng buồn, đừng sợ khi chúng ta gặp trở ngại hay bị bạc đãi. Chúng ta phải có sức mạnh, lập chí cho vững, quyết tâm đi đến nơi đến nơi đến chốn. 


Được vậy mới là người quyết chí tu chân chánh. Tu còn cầu xin là tu tà đạo. Tu chân chánh thì phải biết chuyển sửa những điểm dở, điểm xấu của mình thành hay, thành tốt.


Đức Phật thường dạy rằng: Ta không có quyền ban phước giáng họa cho ai. Nếu Phật có quyền ban phước giáng họa cho người, thì chắc rằng Phật không dạy chúng ta phải nhẫn nhục, phải từ bi, tu nhân quả.  


Gây nhân tốt thì được quả tốt, gây nhân xấu thì chịu quả xấu. Nếu Phật cho được thì chúng ta đâu cần gây nhân, cứ lạy Phật rồi Phật cho. Vậy Phật có cứu chúng ta không? Phật chỉ cho chúng ta một con đường, ai đi đúng đường thì an vui, ai đi sai đường thì đau khổ. 





Như quí Phật tử khi qui y Tam Bảo, Phật dạy phải giữ năm giới. Nếu giữ năm giới trọn vẹn thì được làm người tốt. Còn không giữ năm giới thì sẽ đọa vào đường ác như địa ngục v.v… Giữ năm giới là tu, không giữ năm giới là không tu.


Phật chỉ dạy chúng ta tu, chớ không phải đưa chúng ta vào loài người hay xuống địa ngục, ngạ quỉ. 


Con đường Phật vạch ra là để cho chúng ta đi, chớ không phải Phật dùng thần thông ban phước giáng họa cho chúng ta. Hiểu như vậy mới là hiểu đạo. 


Hiểu rồi quí Phật tử ứng dụng tu thì có lợi ích vô cùng. Bằng ngược lại, tuy đi chùa nhưng không được lợi ích bao nhiêu.

Tóm lại, chúng ta tu Phật là phải mở rộng lòng từ bi và đức nhẫn nhục. Nhẫn nhục từ bi đó phải từ sự tu sửa của chúng ta, chớ không phải ở đâu đem đến. Công phu có được chính là do sự huân tập hàng ngày mà thành tựu. 

Vì vậy chúng ta nên tập đức từ bi nhẫn nhục trong cuộc sống, trong từng giây phút để chúng ta có đủ đạo lực khi gặp các chướng duyên. Ngày này, giờ này chúng ta thấy thua thiệt nhưng phước đức sẽ sâu dày ở nhiều đời nhiều kiếp sau, không bao giờ mất.    

Không có một vị Phật nào ngẫu nhiên mà thành Phật. Các ngài đều do tu mà thành Phật, không có vị Bồ-tát nào bỗng dưng thành Bồ-tát. Tất cả đều qua biết bao năm tháng tu hành mới được. Vì vậy, là đệ tử Phật, chúng ta cố gắng tu tập cho xứng với ý nghĩa Phật đã dạy.

Mong tất cả ghi nhớ và thực hành cho, để đạt được kết quả như sở nguyện.


       TU HỌC THEO PHẬT

Tác giả GIÁC TỊNH


Khi vọng Tâm được buông bỏ, thì gánh nặng của vọng thức được đặt xuống, tâm trở nên tĩnh lặng sáng suốt vô biên. Dòng tâm ấy  tịch chiếu sáng suốt, và diệu dụng tuyệt vời. Người học đạo giải thoát mà chỉ muốn tình đời mãi sưởi ấm, thì chắc chắn dòng sinh diệt sẽ đi vào muôn kiếp lạnh lùng.

Nghĩ vậy mà nỗ lực nhẫn chịu băng giá bão bùng, quyết buông tình quên sự, tin tấn tu tập mới hy vọng có cơ duyên đón nắng xuân về trong dòng tâm thức thường tại.


Khi ăn uống ngủ nghĩ đúng cách và thanh bần đạm bạc thì sẽ loại bỏ được những độc tố gây nên tật bệnh (tránh dùng những thực phẩm có chế biến hóa chất). 


Tập điều hòa hơi thở nhẹ nhàng, êm dịu mỗi ngày và lắng đọng những cặn cáo của phiền não quá khứ thì sẽ tạo được quân bình an lạc cho thân tâm.


Người tu là biết sống hiền hòa với  tha nhân, thanh thản nhẹ nhàng ung dung và tự tại, biết hợp nhất thân và tâm không bị cảnh bất tịnh của dục lạc sai khiến. 


Nếu tu mà thấy lòng mình không hoan hỷ trong mọi cảnh thuận nghịch, gương mặt không điềm tĩnh, tươi mát bình an, cử chỉ không dịu dàng khoan thai thì nên xét lại và cẩn thận về phương pháp tu. 


Lời nói không ôn tồn hiền dịu và cỡi mở, lòng khó tha thứ bao dung cho những điều không giống ý mình của người xung quanh, thì đã  trái với đạo giải thoát, không nói là đã đi vào tà đạo lúc nào không hay. 




Nếu tu mà còn để tâm hồn bồn chồn rối loạn, thần trí chao đảo bất an, lòng đầy nhiễm ô, ganh tị oán thù, ngày đêm tơ tưởng sự sung sướng cho riêng bản thân, còn dục vọng quá nhiều. Đó chính là triệu chứng của tà đạo vậy.


Tu hành không phải là tìm nơi ẩn dật cho qua ngày đoạn tháng, mà chính là để bước vào một cuộc chiến đấu thầm lặng, tự thân không kém phần gay cấn và quyết liệt, nhằm đè bẹp những trận cuồng phong tài sắc danh thực thì (tiền, sắc, danh, ăn, ngũ) trường kỳ dai dẳng nhiều đời nhiều kiếp của chính mình. 


Tu phải bằng gươm trí tuệ "Bát nhã" bằng nổ lực chân chánh  của "Bát chánh đạo" để ánh sáng chân tâm phát chiếu, hầu đem lại sự bình an tuyệt đối cho chính mình và chan rãi cho cả vạn loại. 


Hướng đến vô ngã là một nghệ thuật siêu nghệ thuật, là nguồn văn minh siêu vượt hết thảy mọi văn minh dựa trên tình thức, là sự diễn thuyết không ngữ ngôn, là con đường đi về Niết Bàn tịch tịnh. 


Vậy muốn thoát mọi khổ đau, trước hết chúng ta phải dừng lại mọi suy tính, thủ đoạn, phiền não lo âu  mà luôn tìm cầu nơi tự tâm, tự tánh sáng sẳn có của mình. Nhờ đình chỉ vọng tâm được chánh định, giúp tâm hóa giải mọi hạt giống sinh tử của nghiệp chướng tham lam, sân hận, si mê, khi đó tâm được tĩnh lặng sáng suốt yên ổn tuyệt đối.


Sự tịch lặng phản chiếu của tâm không lệ thuộc bởi thời gian, không hạn cuộc bởi không gian, không bị trói buộc vào tham ái vì nó vốn vượt thoát mọi cặp phạm trù của nhị nguyên (đối đãi thương nghét, thích không thích, xấu tốt, hay dở.v.v...). Đó là không còn bị lệ thuộc bởi dòng vọng thức nữa, thân tâm đã thanh tịnh và hoàn toàn được giải thoát.
 
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

 
TỰ TRÁCH
 
Đối với những việc đáng lẽ chúng ta làm tốt mà lại làm chưa tốt thì ngoài việc cảm thấy không hài lòng, chúng ta còn phải tiếp tục nổ lực, cải tiến bằng những hành động cụ thể, để mong rằng sau này mình sẽ làm tốt hơn 
Có người khi làm sai thì dễ rơi vào tự trách, không cách gì tha thứ cho bản thân. Tuy trí lực, năng lực của mỗi người có khác nhau, cho dù việc có khó khăn cách mấy, bạn cũng đều có khả năng học tập. Chỉ cần bạn bằng lòng học tập, có ý nổ lực thì có thể làm được một số việc, hay đảm đương một vài trách nhiệm. Cho nên bạn không nên tự trách.

Nhưng chúng ta không thể trăm việc làm tốt cả trăm, cho nên khi có người nào đó trách mình, hay là muốn mình phải biết hổ thẹn và sám hối thì ta nên cảm ơn sự quan tâm chỉ lỗi của họ.

Đối với những việc đáng lẽ chúng ta làm tốt mà lại làm chưa tốt thì ngoài việc cảm thấy không hài lòng, chúng ta còn phải tiếp tục nổ lực, cải tiến bằng những hành động cụ thể, để mong rằng sau này mình sẽ làm tốt hơn. Sự mong mõi có tính tự giác “ không đủ năng lực, hay là nổ lực vẫn chưa đủ, mong mỏi học tập thêm, rèn luyện thêm, trưởng thành hơn” chính là sám hối, hay còn gọi là hổ thẹn. Đây chính là sự biểu hiện của người có trách nhiệm.

“ Ngã mạn có hai đó là tự tôn và tự ti. Kẻ tự tôn thì không chịu học hỏi, người tự ti thì không dám học hỏi. Tự tôn và tự ti đều là những hành động không tốt. ” 



SƯU TẦM LLANTERN






 
 ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI
Trong ca khúc “Để gió Cuốn đi”, Trịnh Công Sơn diễn tả thắm thiết tình cảm với Cuộc đời :

. Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không
Để gió cuốn…đi
Để gió cuốn…đi.
 
. Gió cuốn đi cho mây qua giòng sông
Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông
Ôi trái tim đang bay theo thời gian
Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian
 
. Những khi chiều tối cần có một tiếng cười
Để ngậm ngùi theo lá bay
Rồi nước cuốn trôi
Rồi nước cuốn trôi.
. Hãy nghiêng đời xuống nhìn suốt một mối tình
Chỉ lặng nhìn không nói năng
Để buốt…trái tim
Để buốt …trái tim.
 
. Trong trái tim con chim đau nằm yên
Ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu
Một sớm mai chim bay đi triền miên
Và tiếng hót tan trong trời gió lên
 
. Hãy yêu ngày tới, Dù quá mệt kiếp người
Còn cuộc đời ta cứ vui
Dù vắng bóng ai
Dù vắng bóng ai. 

 
CUỘC ĐỜI VÔ GIA CƯ
Ý NGHĨA CÔNG ĐỨC VÀ PHƯỚC ĐỨC
11***TRĂM NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
12***TỰ TÁNH TAM BẢO VIÊN NGỌC MINH CHÂU
13***BỒ TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN