HT Thích Thiện Hoa
Ý Nghĩa Ðứng Ðắn Và Ðầy Ðủ Của
Sự Báo Hiếu Theo Quan Niệm Ðạo Phật
Tất nhiên sự báo hiếu không những chỉ nhắm vào một lễ Vu Lan. Không phải mỗi năm chỉ tổ chức một lễ Vu Lan, là đã tự cho mình là người con chí hiếu vì đã làm đầy đủ hiếu đạo. Như trên đã nói, công ơn cha mẹ rộng như trời bể, làm con suốt đời báo ơn cha mẹ vẫn chưa vừa. Nhưng trong lúc báo hiếu, phải có quan niệm sáng suốt, đúng đắn mới thật có lợi ích và hiệu quả. Báo hiếu có nhiều cách, nhưng không ngoài hai phương diện: vật chất và tinh thần.
1. Báo hiếu về vật chất: Người Phật tử phải hầu hạ vâng thờ, thay làm các việc nhọc săn sóc miếng ăn thức uống, áo quần, chiếu giường, chỗ nghỉ ngơi, không để cho cha mẹ thiếu thốn, lo nghĩ. Song người Phật tử phải sáng suốt trong khi báo hiếu, không nên quá chiều theo ý muốn của cha mẹ mà tạo những nghiệp dữ, như sát nhân, hại vật, gây tội lỗi để làm cho cha mẹ sung sướng trong vật chất. Làm như thế không phải là báo hiếu mà chính là bất hiếu, vì đã gây tạo tội lỗi thêm cho cha mẹ và cho mình. Vả lại, báo hiếu về vật chất, dù đầy đủ cho mấy đi nữa, cũng chẳng qua làm việc cho cha mẹ được vui vẻ thỏa mãn trong một kiếp hiện tại mà thôi. Cái vui vật chất là vui giả tạm, vui trong vòng sanh tử luân hồi. Vậy sự báo hiếu về vật chất chưa phải là đủ.
2. Báo hiếu về tinh thần: Người Phật tử phải tiến lên một tầng nữa, là lo báo hiếu về tinh thần. Báo hiếu về tinh thần là làm sao cho tinh thần của cha mẹ được nhẹ nhàng, cao thượng và đi dần đến chỗ giải thoát. Phật tử phải khuyên cha mẹ tin nhơn quả tội phước và quy y Tam Bảo, bố thí phóng sinh, niệm Phật , làm các việc lành, giữ giới và tu nhơn giải thoát. Có như thế, thì không những trong hiện tại cha mẹ được yên vui, thanh tịnh và đời sau cũng được nhiều phước báo, và sinh trong cảnh giới sáng sủa nhẹ nhàng.
Quyết Nghi
1. Có người nghi: Chư Tăng chỉ tụng kinh chú nguyện làm sao vong linh được siêu độ?
Ðáp: Tinh thần của người ta rất mạnh, mỗi khi chúng ta tập trung tư tưởng, chăm chú vào một việc gì, thì sẽ thấy sức mạnh của nó phi thường. Kinh nói: "Chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện"; nghĩa là: để tâm định lại một chỗ, thì không việc gì làm không thành tựu. Chư Tăng trì trai, giữ giới thanh tịnh tu hành, tinh thần phải sáng suốt, mạnh mẽ hơn. Như thế mà các vị lại tập trung tư tưởng, thành tâm chú nguyện thì vong linh quyết nhờ sức mạnh của chư Tăng mà được siêu sanh.
Tất nhiên sự báo hiếu không những chỉ nhắm vào một lễ Vu Lan. Không phải mỗi năm chỉ tổ chức một lễ Vu Lan, là đã tự cho mình là người con chí hiếu vì đã làm đầy đủ hiếu đạo. Như trên đã nói, công ơn cha mẹ rộng như trời bể, làm con suốt đời báo ơn cha mẹ vẫn chưa vừa. Nhưng trong lúc báo hiếu, phải có quan niệm sáng suốt, đúng đắn mới thật có lợi ích và hiệu quả. Báo hiếu có nhiều cách, nhưng không ngoài hai phương diện: vật chất và tinh thần.
1. Báo hiếu về vật chất: Người Phật tử phải hầu hạ vâng thờ, thay làm các việc nhọc săn sóc miếng ăn thức uống, áo quần, chiếu giường, chỗ nghỉ ngơi, không để cho cha mẹ thiếu thốn, lo nghĩ. Song người Phật tử phải sáng suốt trong khi báo hiếu, không nên quá chiều theo ý muốn của cha mẹ mà tạo những nghiệp dữ, như sát nhân, hại vật, gây tội lỗi để làm cho cha mẹ sung sướng trong vật chất. Làm như thế không phải là báo hiếu mà chính là bất hiếu, vì đã gây tạo tội lỗi thêm cho cha mẹ và cho mình. Vả lại, báo hiếu về vật chất, dù đầy đủ cho mấy đi nữa, cũng chẳng qua làm việc cho cha mẹ được vui vẻ thỏa mãn trong một kiếp hiện tại mà thôi. Cái vui vật chất là vui giả tạm, vui trong vòng sanh tử luân hồi. Vậy sự báo hiếu về vật chất chưa phải là đủ.
2. Báo hiếu về tinh thần: Người Phật tử phải tiến lên một tầng nữa, là lo báo hiếu về tinh thần. Báo hiếu về tinh thần là làm sao cho tinh thần của cha mẹ được nhẹ nhàng, cao thượng và đi dần đến chỗ giải thoát. Phật tử phải khuyên cha mẹ tin nhơn quả tội phước và quy y Tam Bảo, bố thí phóng sinh, niệm Phật , làm các việc lành, giữ giới và tu nhơn giải thoát. Có như thế, thì không những trong hiện tại cha mẹ được yên vui, thanh tịnh và đời sau cũng được nhiều phước báo, và sinh trong cảnh giới sáng sủa nhẹ nhàng.
Quyết Nghi
1. Có người nghi: Chư Tăng chỉ tụng kinh chú nguyện làm sao vong linh được siêu độ?
Ðáp: Tinh thần của người ta rất mạnh, mỗi khi chúng ta tập trung tư tưởng, chăm chú vào một việc gì, thì sẽ thấy sức mạnh của nó phi thường. Kinh nói: "Chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện"; nghĩa là: để tâm định lại một chỗ, thì không việc gì làm không thành tựu. Chư Tăng trì trai, giữ giới thanh tịnh tu hành, tinh thần phải sáng suốt, mạnh mẽ hơn. Như thế mà các vị lại tập trung tư tưởng, thành tâm chú nguyện thì vong linh quyết nhờ sức mạnh của chư Tăng mà được siêu sanh.
Lại nữa, Phật và Bồ Tát sẵn có làng từ
bi tế độ, thương tất cả chúng sanh như mẹ thương con. Chúng ta cảm, thì
lo gì các Ngài không ứng hiện? Cũng như mặt trăng luôn luôn sẵn có ánh
sáng, nếu nước hồ không xao động và lóng trong , thì trăng kia sẽ chiếu xuống
tận đáy hồ.
2. Có người hỏi: "Y như lời Phật dạy trong kinh Vu Lan, thì phải sắm cho đủ các thứ thực phẩm và vật dụng quý báu để cúng dường chư Tăng. Như thế đối với những người nghèo hèn thì sao?
Ðáp: Bổn ý của Phật dạy chúng ta là phải chí thành và tận lực trong việc lo sắm đủ những thứ ấy. Ðối với những kẻ nghèo khó, nếu họ đã tận lực mà chỉ mua được một nén hương hay đĩa quả, nhưng có lòng chí thành, thì cũng đủ lắm rồi. Trái lại, nếu có người sắm dư giả các vật mà chưa chí thành, thì cũng chưa có thể gọi là đầy đủ.
2. Có người hỏi: "Y như lời Phật dạy trong kinh Vu Lan, thì phải sắm cho đủ các thứ thực phẩm và vật dụng quý báu để cúng dường chư Tăng. Như thế đối với những người nghèo hèn thì sao?
Ðáp: Bổn ý của Phật dạy chúng ta là phải chí thành và tận lực trong việc lo sắm đủ những thứ ấy. Ðối với những kẻ nghèo khó, nếu họ đã tận lực mà chỉ mua được một nén hương hay đĩa quả, nhưng có lòng chí thành, thì cũng đủ lắm rồi. Trái lại, nếu có người sắm dư giả các vật mà chưa chí thành, thì cũng chưa có thể gọi là đầy đủ.
3. Có người hỏi: Ngài Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất, tự mình có thể cứu vớt cha mẹ được, cần gì phải nhờ đến chư Tăng. Cũng như các ông quan lớn trong xứ, đủ thế lực, có thể cứu bà con có tội được rồi, cần gì phải nhờ đến các quan khác?
Ðáp: Bà Thanh Ðề bị tội khổ, do trước kia tâm bà gây nên. Hôm nay nhờ Ngài Mục Kiền Liên là con hiếu thảo, sắm các lễ vật cúng dường Phật , Tăng, lúc ấy bà sanh lòng hoan hỷ cũng muốn cúng dường Phật , Tăng. Do đổi niệm bỏn sẻn, trở lại tâm rộng rãi, mà bà được giải thoát. Nếu như chỉ nhờ đức chúng Tăng mà tâm bà không hoan hỷ mở rộng, thì cũng khó mà cứu vớt được.
Kết Luận Chúng ta đã rõ biết hiệu quả tốt đẹp của lễ Vu Lan. Vậy chúng ta nên noi theo gương của Ngài Ðại hiếu Mục Kiền Liên mà báo hiếu, thì cha mẹ hiện tại và bảy đời trước đều được thoát khổ ngạ quỷ u đồ, và hưởng vui giải thoát.
Chuyện "Mục Liên, Thanh Ðề" không có gì là hoang
đường, huyền bí, mà là một hiện tượng có thể giải thích được. Ðó là do lòng
hiếu thảo chí thành của người con và công đức trì trai, giữ giới thanh tịnh
trong ba tháng hạ, thúc liễm tu hành của chư Tăng, thành tâm chú nguyện, nên có
sức mạnh cảm thông và kích thích đên tâm hồn người đau khổ, làm cho họ thức
tỉnh cơn mê, xoay chuyển tâm niệm ác, hướng về nẻo thiện.
Nhờ sự chuyển hướng
của cái tâm này, mà họ thoát khỏi sự hình phạt đau khổ mà trước kia chính cũng
do cái tâm ấy tạo ra. Trong kinh có nói: "Tâm có thể tạo nghiệp, mà tâm
cũng có thể chuyển nghiệp". Kìa, như nhà thôi miên học, chỉ tập trung tư
tưởng mà còn có thể xoay chuyển sự vật được , huống chi sự chú nguyện của chư
Tăng, là kết tinh của bao nhiêu phước đức trí huệ, thanh tịnh, lại không thông
cảm đến người ở chốn tội khổ hay sao?
Nghiệp lực sâu thẳm vô biên, thì tự
lực và nguyện lực cũng dõng mãnh vô lượng, có thể chuyển được tâm người tạo
nghiệp, đập vỡ được lao ngục xiềng xích khổ hình ở chốn u đồ. Pháp Vu Lan
nầy chính là phương pháp thần diệu để cứu rỗi vong linh cha mẹ trong cảnh khổ
tối tăm. Nhưng chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng: báo hiếu không
phải chỉ đợi khi cha mẹ đã khuất bóng và mỗi năm chỉ một lần cử hành lễ Vu Lan
là đủ. Người con chí hiếu, bao giờ cũng vui sướng khi thấy cha mẹ còn ở
bên mình và tận lực phụng dưỡng cha mẹ, để cha mẹ được thảnh thơi về cả hai
phương diện vật chất và tinh thần. Như thế mới khỏi hối hận và than thở
như
Thầy Tử Lộ: "Mộc dục tịnh nhi phong bất đình ! Tử dục
dưỡng nhi thân bất tại".
Hạnh phúc
gia đình.
Trong cuộc hôn nhân chơn thành, người đàn ông và người đàn bà nghĩ đến tình đồng đội nhiều hơn là cho riêng mình. Đây là sự phối hợp quyền lợi rất phức tạp, chằng chịt lẫn nhau, và một sự đương đầu với các hy sinh vì lợi ích chung. Do sự cố gắng, cả hai tạo cho mình các cảm thọ an toàn và thỏa mãn. Phần lớn các phiền não và lo âu xảy ra giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, giữa thân bằng quyến thuộc đều do hiểu biết sai lầm và thiếu kiên nhẫn.
Chồng không nên
đối xử với vợ như người làm trong nhà. Mặc dầu chính mình là người "tạo
nồi cơm" cho gia đình, chồng phải giúp vợ tạo hòa khí trong nhà. Đàng
khác, người làm vợ không nên càu nhàu hay than phiền chồng suốt ngày, mỗi khi
có điều sơ sót, cũng không nên nghi kị chồng. Nếu chồng có một vài khuyết điểm
vợ phải có thể sửa đổi bằng cách êm ái và dịu dàng nhắc nhở. Một người vợ phải
biết khoan dung, chịu đựng nhiều việc mà không làm phiền đến chồng.
Hôn nhân là một phước lành, nhưng nhiều người đã làm cho đời sống gia đình trở thành một tội khổ vì thiếu hiểu biết, thiếu khoan hồng, và thiếu kiên nhẫn. Cảnh nghèo không phải là nguyên nhân chánh trong một gia đình bất hạnh. Vợ và chồng phải biết chia xẻ với nhau những ngọt bùi và cay đắng của đời sống hằng ngày. Hiểu biết nhau là bí quyết của một gia đình hạnh phúc.
Chấp nhận chỉ trích.
Dịu ngọt là bịnh, cay đắng là liều thuốc. Những lời ca ngợi tựa hồ như kẹo, ăn
nhiều quá sanh ra bịnh. Lời chỉ trích giống như viên thuốc đắng, hay mũi thuốc
chích làm đau, nhưng chữa hết bịnh. Chúng ta phải có can đảm tiếp nhận mọi chỉ
trích và không nên sợ nó.
"Trạng thái xấu xa mà ta nhìn thấy nơi người khác
Chỉ phản ảnh bản chất của chính ta".
Mỗi người nhìn vào thế gian loài người và sự vật cũng như nhìn vào mặt gương, thấy hình ảnh của chính mình trong đó.
MẸ TÔI
Mẹ tôi trong cánh áo nâu
Đồng khô nước cạn dãi dầu nắng mưa
Mạ xanh mong lúa được mùa
Lần tay gốc rạ sớm trưa mặc lòng
Mẹ là cây lúa Thần Nông
Trải sương hứng gió vun trồng đất khô
Mẹ như thân vạc cánh cò
Đồng sâu lặn lội ruộng bờ ao mương
Mẹ như hoa gạo trên đường
Nở ra bát ngát phấn hương một trời
Mưa phùn trong chiếc áo tơi
Đến mùa gió bấc nổi trôi thân gầy
Mẹ như cánh hạc gọi bầy
Miếng ngon mẹ nhịn đắng cay mẹ gồng
Cả đời bươn chải long đong
Nuôi con khó nhọc mặn nồng ấp yêu
Mẹ như bếp lửa nương chiều
Mùi khoai bắp nướng sáo diều ru êm
Mẹ như trăng sáng bên thềm
Câu chuyện cổ tích bà tiên hiện về
Mẹ là xuyến bạc sao khuê
Mẹ như cánh gió đồng quê trưa hè
Đêm khuya mẹ đón cha về
Hương tàn nến lụn tiếng ve rầu rầu
Mẹ ngồi vá tấm áo nâu
Chắt chiu mũi chỉ đường khâu quên mình
Mẹ ru câu hát tang tình
Ru sương bạc trắng ru tình nước non
Mẹ tôi như tấm lòng son
Hóa thân là Phật nuôi con một đời
Đêm rằm vẳng tiếng chuông rơi
Câu kinh mõ tụng như lời mẹ ru
Tôi ngồi nhớ mẹ thiên thu.
Xuân Mai
Kính mời xem những bài viết theo link:
LỜI
DẠY ĐỨC PHẬT VỀ KHỔ ĐAU VÀ HẠNH PHÚC
CUỘC ĐỜI VÔ GIA CƯ
TU TÂM DƯỠNG TÁNH
THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC-PHẬT PHÁP KHÓ NGHE
Ý NGHĨA LỄ PHẬT ĐẢN (HT THÍCH BẢO NGHIÊM)
LÀM SAO TÌM THẤY PHẬT