SUY NGẪM LỜI PHẬT DẠY
TK Thích Chân Tuệ
Kinh
Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
Hãy tự thắp đuốc,
Sáng lên mà đi.
Thắp với Chánh Pháp,
Khai mở Trí Tuệ.
Nghĩa là Phật dạy:
để dẹp trừ dứt, sinh hoạt mê tín, hiện tượng dị đoan, không đúng Chánh Pháp,
Phật Tử chân chánh, thành tâm phát nguyện,
tu tâm dưỡng tánh, cầu mong giác ngộ, chánh đạo giải thoát, sanh tử luân hồi,
đều cần học hiểu, thực hành Chánh Pháp, ngay trong đời sống, ngay tại thế gian,
tất cả mọi người, có thể làm được.
Chánh
Pháp tại thế gian, không phải do trời ban, chính mình phải cầu học,
để có thể áp dụng, trong đời sống hằng ngày, chứ không phải là, những pho kinh điển,
để thờ để lạy, không học hiểu được.
để có thể áp dụng, trong đời sống hằng ngày, chứ không phải là, những pho kinh điển,
để thờ để lạy, không học hiểu được.
Đức
Phật thị hiện, thế giới ta bà, giảng kinh thuyết pháp, giúp đỡ chúng
sanh,
thoát ly sanh tử, phiền não khổ đau.
Tại sao chúng ta, lại không tìm học, để đặng áp dụng, vào trong cuộc sống?
thoát ly sanh tử, phiền não khổ đau.
Tại sao chúng ta, lại không tìm học, để đặng áp dụng, vào trong cuộc sống?
Ở
trong kinh sách, chư Tổ có dạy:
Tu mà không học,
đúng là tu mù.
Học mà không tu,
chỉ là tủ sách.
Người
không phát nguyện, tu tâm dưỡng tánh, dĩ nhiên gặp nhiều, phiền não khổ đau,
mỗi khi nghịch cảnh, xảy đến thình lình.
Người
đã phát tâm, tu mà không học, không hiểu Chánh Pháp, chỉ thực hành suông, những
điều truyền miệng, người trước làm sao, người sau làm vậy, làm sao tránh được,
những điều mê tín, những chuyện dị đoan, tam sao thất bổn, xa rời Chánh Pháp,
gọi là tu mù.
Tam
tạng kinh điển, là do chư Phật, chư vị Tổ sư, truyền lại nhiều đời, há chẳng
ích lợi, gì cả hay sao? Nếu cứ đọc tụng, mà vẫn không hiểu, có thể tìm kiếm,
các vị chân tu, các bậc tôn đức, thực học giáo lý, để xin nương tựa, để xin chỉ
dạy.
Làm
được như vậy, chúng ta tránh khỏi, những kẻ ngoại nhân, lợi dụng hình tướng, tu
sĩ Phật giáo, lẫn lộn vàng thau, hướng dẫn những điều, huyễn hoặc huyền bí, mê
tín dị đoan, xa lìa chánh đạo, chẳng ích lợi gì!
Những
người thu thập, tam tạng kinh điển, nghiên cứu từ chương, tìm phương phô
trương, sở học tri kiến, cũng chẳng ích lợi, cho việc thoát ly, sanh tử luân
hồi, giác ngộ giải thoát, chỉ là tủ sách, hay là đãy sách!
Chúng
ta không nên, quan niệm sai lầm, xem chùa như là, cái viện dưỡng lão, dành
riêng cho người, gần đất xa trời, hay là dành cho, những người chán đời, thất
bại trên đường, công danh sự nghiệp, hoặc là dành cho, những người chán chê,
tình duyên gia đạo, ở ngoài thế gian.
Bởi
vậy cho nên, những người phát tâm, thay đổi hình tướng, vào tu trong chùa, bất
cứ tuổi nào, cần nên phát nguyện, ly thân cắt ái, dứt bỏ hồng trần, lìa tam
giới gia, xuất phiền não gia, tự độ độ tha, tự giác giác tha, giác hạnh viên
mãn, cầu học Chánh Pháp, tu tập tinh tấn, đến ngày giác ngộ, thấu rõ biết rành,
cốt tủy đạo Phật, chứ đừng giải đãi, tụng kinh ê a, lóc cóc leng cheng, như
phường hát dạo.
Chuyên
chú hình thức, cúng kiến lễ lạy, cúng sao giải hạn, quanh năm suốt tháng, cầu
này cầu kia, vía ông vía bà, thực là uổng phí, cả cuộc đời này, lại còn dẫn
dắt, bao người lầm lạc, vì tin màu áo, sa vào tà đạo, xa rời chánh đạo, biết
đến bao giờ, quày đầu tỉnh ngộ?
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
"" Không nên tin ngay, tất cả những gì, người xưa đã nói,
tất cả những gì, người có thế lực, đạo cũng như đời, tất cả những gì, người bề
trên nói, tất cả những gì, nhiều người tin theo, có ghi trong sách.
Chỉ nên tin theo, những gì có thể, kiểm nghiệm lại được, đúng với
chân lý, đúng với lẽ thực, thông qua trí tuệ, sáng suốt thông minh, thấy có ích
lợi, cho bản thân mình, và cho mọi người".
CHUỔI NGỌC TRÂN BẢO PHÁP THÍ
TKN Thích Nữ Chân Liễu
Mỗi năm Tết đến, nơi
nơi hân hoan đón mừng xuân mới, chúc nhau an lành và hạnh phúc. Mùa xuân trở về
mang niềm vui đến cho mọi người trên thế gian, trong đó có những người con
Phật. Chuông trống Bát Nhã thâm trầm vang lên trong các chùa, mang âm hưởng
tỉnh thức cho phút giây đón mừng năm mới. Phút nhập từ bi quán như nhắc nhở tâm
từ bi của chư Bồ Tát gởi đến muôn loài và lời cầu nguyện quốc thái dân an, thế
giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Mùi hương trầm lan tỏa, như hương xuân cúng
dường mười phương chư Phật nhân dịp đầu năm. Nụ cười từ bi của Ðức Phật luôn
luôn hiện hữu, tạo cho đạo tràng một không khí ấm áp đầy đạo vị, mặc dù ngoài
kia mùa đông Canada, tuyết đang rơi lạnh buốt người.
Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ
Môn Phẩm, trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, gọi ngắn là Kinh Pháp Hoa, Chư Tôn Ðức
Tăng Ni hướng dẫn Phật tử đọc tụng vào dịp đầu năm, là cầu mong tứ chúng vui
xuân an lành trọn vẹn và được nhiều hạnh phúc trong năm mới.
Trong phẩm Phổ Môn,
có đoạn:
“Bồ Tát Quán Thế Âm
nhận Chuỗi Ngọc Trân Bảo Pháp Thí của Bồ Tát Vô Tận Ý cúng dường, vì thương xót
hàng tứ chúng cùng Trời Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na
la, Ma hầu la già, người và không phải người. Liền khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm
chia Chuỗi Ngọc Trân Bảo Pháp Thí làm hai phần: một phần dâng Đức Phật Thích
Ca, một phần dâng Đức Phật Ða Bảo”.
Quán Thế Âm nghĩa là
quán sát âm thanh từ thế gian phiền não, chuyển hóa thành ý thức lắng nghe mầu
nhiệm nơi tâm giác ngộ, để tùy duyên cứu độ nhân gian. Nếu hiểu được ý nghĩa vô
cùng thậm thâm vi diệu của Phẩm Phổ Môn và hạnh nguyện từ bi cao thượng của Bồ
Tát Quán Thế Âm, con người sẽ không rơi vào tà kiến si mê và khai mở trí tuệ
bát nhã. Với trí tuệ bát nhã, người phát tâm tu hành hạnh nguyện Bồ Tát Quán
Thế Âm hằng sống với lục độ ba la mật, và luôn giữ tâm trong bát chánh đạo, ví
như những chuỗi hạt châu ngọc quí giá chiếu sáng nối kết nhau không rời, cho
đến khi giác ngộ viên mãn.
* Lục độ ba la mật gồm
có:
-
Bố thí là dùng vật chất, chánh pháp giúp đỡ và an ủi người.
-
Trì giới là giữ giới thanh tịnh trong mọi ý nghĩ lời nói và hành động .
-
Nhẫn nhục là kham nhẫn và cam chịu dù bị khinh khi hoặc gặp khó khăn.
-
Tinh tấn là cố gắng vượt mọi thử thách, giữ tâm chí vững bền.
-
Thiền định là tâm an nhiên tự tại, không não loạn trong mọi hoàn cảnh.
-
Trí tuệ là nhận thức sáng suốt đưa đến giác ngộ, không còn si mê.
*Bát chánh đạo gồm có:
-
Chánh kiến là kiến thức thấy biết đúng, hiểu rõ vô thường, nhân quả.
-
Chánh tư duy là sự suy nghĩ chân chánh, không trái với chân lý và lẽ phải.
-
Chánh ngữ là lời nói chân chánh, không nói những lời thô ác, dối gạt.
-
Chánh nghiệp là hành vi chân thật, không làm những việc ác nghiệp.
-
Chánh mạng là nếp sống chân chánh, không làm những nghề bất thiện.
-
Chánh tinh tấn là tâm chuyên cần trì giới, tu hành, không lười mỏi.
-
Chánh niệm là tâm hiểu rõ việc đang nghĩ, đang nói và đang làm.
-
Chánh định là tâm bình tĩnh thản nhiên, không còn si mê loạn động.
Bồ Tát Quán Thế Âm
nhận Chuỗi Ngọc Trân Bảo Pháp Thí của Bồ Tát Vô Tận Ý cúng dường, vì lợi lạc
của chúng sinh, và đem cúng dường Ðức Phật Thích Ca, nghĩa là cúng dường Giáo
Pháp giải thoát tối thượng; và cúng dường Đức Phật Ða Bảo, nghĩa là cúng dường
Phật Tánh thanh tịnh sáng suốt.
Cúng dường Ðức Phật Thích Ca:
Ðức Phật Thích Ca là
một vị Phật lịch sử. Giáo lý của Ngài trong sáng như vầng nhật nguyệt, giúp cho
người tu theo hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm, kinh Pháp Hoa, còn gọi là Hành Giả Pháp
Hoa, giác ngộ tri kiến Phật. Ngài chỉ dạy vô vàn pháp môn tự giải thoát sự trói
buộc của phiền não, tự giác ngộ chân lý vượt trên mọi tín ngưỡng dân gian. Phần
nhiều mọi sự khổ não xuất phát từ tâm tham sân si, tâm tưởng tượng cố chấp, hay
tâm lo buồn sợ hãi. Con người thường hay lo lắng, buồn rầu, sợ nghèo, sợ đói,
sợ khát, sợ bịnh, sợ già, sợ chết, sanh ly tử biệt. Tưởng tượng, cố chấp, lo sợ
càng nhiều, thì dễ sanh tâm sân hận, hung ác, việc tội lỗi gì cũng dám làm.
Người tu theo Phật muốn giải thoát sự khổ não trong cuộc đời, nên phát tâm hành
trì tinh tấn giáo pháp của Đức Phật giảng dạy, sống trong bát chánh đạo, trí
tuệ khai mở, thấu hiểu được chân lý nhân quả. Con người sẽ hưởng được pháp vị
an lạc vô biên.
Tham ái sanh ưu tư
Tham ái sanh sợ
hãi
Ai giải thoát tham ái
Không ưu, không sợ hãi.
(Kinh Pháp Cú)
Tâm từ thắng nóng giận
Tâm thiện thắng ác hung
Tâm thí thắng tham lam
Tâm chơn thắng dối trá.
(Kinh Pháp Cú)
Hành Giả Pháp Hoa thực
hành tự lợi và lợi tha, luôn luôn hành trì lục độ ba la mật, với lòng từ bi
chân thật vì lợi ích chúng sinh mới có thể xả thân cứu độ tha nhân, còn gọi là
“vô ngã vị tha”, hay “quên mình vì người”. Tâm hạnh Bồ Tát đạo ví như trân bảo
quí giá hiếm có, cũng là Chuỗi Ngọc Trân Bảo Pháp Thí cúng dường Đức Phật Thích
Ca thù thắng nhất.
Cúng
dường Đức Phật Ða Bảo:
Ðức Phật bên trong
Tháp Ða Bảo hiện ra trên hư không, chính là hình ảnh tiêu biểu cho tri kiến
Phật, cũng là Chân tâm hay Phật tánh, tức là trí tuệ bát nhã tự thân, không
dính mắc với chuyện đối đãi, thị phi, nguyên nhân gây nên phiền não khổ đau của
thế gian. Do đó, con người muốn được giải thoát nên phát tâm tu hành hạnh
Bồ Tát Quán Thế Âm. Bồ Tát là tâm từ bi cứu giúp nhân loại, tâm hoan hỷ làm tất
cả công đức và phước đức, mà không chấp có công đức và phước đức, đó chính là
tâm xả. Bồ Tát không có tâm tự mãn, không có tâm mong đợi sự tán thán ngợi
khen, nghĩa là Bồ Tát có tâm phá chấp và vô trụ, tức là “vô ngã vị tha”
tuyệt đối.
Ðức Phật dạy: “Phụng
sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Trên thế giới, với tự tánh thiện
lành sẵn có, nhiều người tự nguyện đến những nơi chiến nạn, đói nghèo, bịnh
tật, thiên tai. Với tâm từ bình đẳng bố thí tài vật và lòng bi mẫn không phân
biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, họ dùng bàn tay khéo léo dịu dàng và tài năng
sẵn có, xoa dịu nỗi thống khổ cho nhân loại. Chính họ là những người hành theo
hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm, quên mình vì người, nghe theo tiếng kêu cứu
khổ đau của thế nhân và hiện thân cứu giúp. Cũng có người tu theo hạnh nguyện
của Bồ Tát Quán Thế Âm một cách nghiêm mật, giải bày, giảng nói Chánh Pháp vô
ngại, đem ánh sáng trí tuệ Phật Pháp cho mọi người. Đó chính là Chuỗi Ngọc Trân
Bảo Pháp Thí giá trị hơn trăm nghìn lạng vàng, xứng đáng đem cúng dường Đức
Phật Ða Bảo vi diệu vô cùng.
Bồ Tát Quán Thế Âm là
hình ảnh biểu hiện tượng trưng của sự cứu độ giải thoát về mặt tâm linh, thuộc
lãnh vực tâm tánh và ý thức của Bồ Tát hạnh, thực hành Bồ Tát đạo. Bồ Tát Quán
Thế Âm không phải là một vị thần quyền linh thiêng có thể ban phước hay thỏa
mãn hết sự cầu khẩn van xin do mê tín và lòng tham ích kỷ của thế gian như
nhiều người tưởng tượng. Thâm nghĩa của hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm là sự thanh
tịnh cao thượng của tâm từ bi hỷ xả. Mọi người đều tự có khả năng đoạn tận
phiền não, phá trừ tâm ô nhiễm của tham sân si và khai mở trí tuệ, phát tâm từ
bi hỷ xả lợi tha tuyệt đối, thực hành hạnh nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm cứu khổ
cứu nạn cho đời.
Hiểu rõ chân lý nhân quả, con người tự làm chủ bản thân từ sự suy nghĩ,
đến lời nói, và hành động; sống không ỷ lại sự cứu rỗi, van xin, không còn tâm
mong cầu, chờ đợi sự huyền bí linh thiêng hay phép lạ đến từ bên ngoài. Phép lạ
chính là sự chuyển hóa nội tâm, chuyển hóa phiền não thành bồ đề, chuyển hóa
khổ đau thành an lạc. Cầu xin nhiều thất vọng nhiều. Nếu như cầu gì được nấy sẽ
tăng trưởng lòng tham lam và ích kỷ. Còn nếu cầu không được gì cả, chính là con
đường dẫn đến đau khổ triền miên không lối thoát. Cầu bất đắc thì đương nhiên
là khổ! Nếu như không được những gì mong muốn thì hãy vui với những gì đang có,
con người ít mong cầu, ít đòi hỏi, thiểu dục tri túc, ít muốn biết đủ, thì thân
tâm được an ổn tự tại.
Ða
dục vi khổ
Sanh
tử bì lao
Tùng
tham dục khởi
Thiểu
dục vô vi
Thân
tâm tự tại.
(Kinh Bát Ðại Nhân Giác)
Như lòng cha mẹ thương
con, dạy cho con nhân nghĩa, dạy tri thức sống chân chính, chứ không tùy theo ý
muốn vô minh dại khờ của con trẻ mà ban cho tất cả; đó là hại chứ không phải
thương. Tình thương trong đời cũng cần phải sáng suốt và cân nhắc, lòng từ mẫn
của tâm hạnh Bồ Tát thương tất cả chúng sanh không bỏ ai, nhưng chân lý thuộc
về nhân quả không thay đổi. Chư Phật và Chư Bồ Tát cứu độ chúng sanh là dạy làm
lành tránh dữ, gieo hạt giống từ bi sẽ nhận hoa trái từ bi, tạo hạnh phúc cho
người sẽ nhận kết quả hạnh phúc cho mình.
Trì niệm hồng danh của
Bồ Tát Quán Thế Âm mang ý nghĩa nhắc nhở chúng sanh trở về trí tuệ sáng suốt
giác ngộ của Phật tâm, Phật tánh tự thân. Khi nếm được Hương Vị Phật Pháp, còn
gọi là Pháp Vị, con người sẽ mạnh dạn dứt bỏ lòng tham lam sân hận si mê, và
dẹp tan được nạn nước lửa, dao gậy, xiềng xích, phá trừ tâm ma và trị tận gốc
nghiệp ác. Đó là sự tiêu diệt các nguyên nhân sanh đau khổ triền miên từ trước
đến giờ.
. Nạn lửa: Niệm
Quán Âm để bỏ lòng sân hận, nóng giận tiêu diệt, lửa tắt.
. Nạn nước cuốn: Niệm
Quán Âm để bỏ lòng tham dục, nước tham ái tự khô kiệt.
. Nạn dao gậy:
Niệm Quán Âm để bỏ lòng si mê, dao gậy không làm hại được.
. Nạn xiềng xích:
Niệm Quán Âm để bỏ lòng bất chánh, xiềng xích không trói buộc.
. Nạn quỷ la sát: Niệm
Quán Âm để bỏ lòng hung ác, ác tâm tự điều phục.
Có câu chuyện đáng suy
ngẫm như sau:
Theo thông lệ các chùa
mỗi tháng thường tổ chức thọ bát quan trai giới một ngày một đêm, giới tử về
tham dự rất đông, có khi không còn chỗ để nghỉ đêm, ngoại trừ phòng thờ linh
vị. Không ít lời đồn đãi về chuyện hiển linh, hay linh ứng của các người đã mất,
linh vị được thờ trong chùa, vì vậy phòng thờ này vẫn thường trống. Với tâm ích
kỷ, tinh thần yếu đuối, con người sẽ dễ bị nhiễu loạn bởi những lời đồn vô căn
cứ, sanh tâm sợ sệt vu vơ. Người biết cách tu, khi thọ bát quan trai, với lòng
thanh tịnh, khởi tâm từ bi, thương xót tất cả chúng sinh dù ở cảnh giới nào và
phát nguyện rằng:
“Công đức và
phước đức trọn một ngày một đêm thọ bát quan trai hôm nay, xin tâm nguyện hồi
hướng cho tất cả pháp giới chúng sinh, cùng chư vong linh ký tự tại chùa, đều
được giác ngộ Chánh pháp và trọn thành Phật đạo”.
Khi khởi tâm từ bi
thanh tịnh, tương ưng với tâm Chư Phật, với tâm niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, giới
tử thọ bát quan trai không còn tâm ma hay tâm sợ hãi nữa. Tâm thiện sẽ giúp
người biết tu có một giấc ngủ thật an lành, dù ở bất cứ nơi đâu, và trong bất
cứ cảnh ngộ nào.
Tóm lại, Bồ Tát Quán Thế Âm chính là pháp tu cao quí
lợi lạc cho thế gian, tạo phước đức đạo tâm cho người, đem lại ánh sáng giác
ngộ chân thật cho chúng hữu tình. Trước giờ phút Ðức Phật Thích Ca chứng đạt
toàn giác viên mãn, ma quỉ dạ xoa dùng mọi vũ khí tham ái quyến rũ ngăn cản,
nhưng nhờ định lực cao siêu, Ðức Phật an nhiên tự tại tâm không dao động. Hơn
nữa, Ngài phát khởi từ bi tâm, thương xót hóa độ, thu phục tâm ma, binh khí
biến thành hoa tươi cúng dường và sau đó Đức Phật chứng vô thượng chánh đẳng
chánh giác.
Lòng tôn kính cúng
dường Chư Phật, Chư Bồ Tát không chỉ là vật chất thế gian, mà là giá trị nhân
cách ở đời, là tâm từ bi hỷ xả hành đạo, tu hạnh thanh tịnh, tinh tấn trì giới,
đạt được trí tuệ bát nhã viên mãn.
Đó chính là “Chuỗi Ngọc Trân Bảo Pháp Thí”, “vô ngã vị tha”, “quên mình vì người” cúng dường bình đẳng thập phương chư Phật và chư Bồ Tát một cách cao quí tối thượng nhất.
Đó chính là “Chuỗi Ngọc Trân Bảo Pháp Thí”, “vô ngã vị tha”, “quên mình vì người” cúng dường bình đẳng thập phương chư Phật và chư Bồ Tát một cách cao quí tối thượng nhất.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca
Mâu Ni
Phật
XUÂN BÌNH YÊN
TKN THÍCH NỮ CHÂN LIỄU
Trong thời tiết của
năm mới, trên mảnh đất an bình hiền hòa Gia Nã Đại, khi nhắc đến Tết Việt nơi
xứ người thì không khí lạnh cũng trở thành niềm vui và ấm áp. Hạnh phúc đến với
những điều mới mẻ, cuộc sống tiến bộ lạc quan, tâm hồn người con Phật thì luôn
cầu mong thế giới thanh bình thịnh vượng.
Một ngày đi qua, một
tháng cũ hết, một năm lặng lẽ trôi, một đời người, một con đường, một chân lý
sống, suy tư cho cùng tận sự vô thường biến đổi ngay trước mắt. Đời người không
là mãi mãi sống trăm năm, không một ai thoát khỏi luật vô thường. Cần thấy rõ
được niềm hạnh phúc những vinh quang hiện tại; hoặc thăng trầm, vinh nhục ở
trong quá khứ; hay sự bất hạnh thất bại bất như ý sẽ xảy ra ở tương lai. Tất cả
đều là vô thường. Chỉ có giác ngộ tìm cho được sự thường không bao giờ
thay đổi, khi đó con người không còn sợ bị vô thường chi phối nữa.
Phật pháp không là của
riêng ai, những điều chân chánh đã có sẵn trong chốn dân gian. Nhân quả và vô
thường là sự thật trong vũ trụ. Khi con người còn tham lam danh vọng, sân hận
chất chứa, si mê điều lợi, bất chấp thủ đoạn, hại người lợi mình, thì không có
trí tuệ. Khi không hiểu được giá trị của Phật Pháp, không áp dụng nhân cách
đáng trân trọng và tâm từ bi trong cuộc sống, thì chiến tranh xảy ra, hơn thua tranh
danh đoạt lợi, đau khổ ly tán. Sự vô cảm và tàn bạo khiến con người càng lúc
càng xa rời đạo đức.
Nhân quả và vô thường
làm cho chúng sanh rơi vào vòng xoáy của luân hồi sanh tử, nhiều kiếp chịu đau
khổ trong lục đạo: thiên, nhơn, atula, địa ngục, ngạ quỉ và súc sanh. Phật là
bậc Thầy khai ngộ và chỉ dạy cho chúng sanh thức tỉnh, dùng trí tuệ để nhận
biết rõ ràng ai ai cũng có Phật tánh bình đẳng và sáng suốt. Ai cũng có thể qui
y Phật để trở về con đường chân chánh và thanh tịnh.
Trong Kinh Nhật Tụng
Chư Tổ dạy rằng:
Phật chúng sanh tánh
thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không
thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo
tràng
Mười phương Phật bảo
hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con
ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện
qui y
Phật chúng sanh tánh
thường rỗng lặng. Bản tánh rỗng lặng
như nhau có nguồn gốc từ quá khứ sâu xa, là chốn an bình tịch lạc, không có
tranh chấp, không có đau khổ. Phật là từ chúng sanh giác ngộ mà chứng quả. Phật
cũng từ phiền não mà chứng bồ đề.
Đạo cảm thông không
thể nghĩ bàn. Sự suy tư của tâm
thanh tịnh không thể nghĩ bàn. Đạo là con đường mà hành giả chân chánh không bị
danh lợi cám dỗ, trạng thái tâm lặng lẽ không dính mắc, không chống trái với
nhau. Nhân cách của các vị thiện hữu tri thức cảm thông nhau, cho dù thuận hạnh
nghịch hạnh vẫn có thể hoằng pháp ở mọi hoàn cảnh, mà không đánh mất giá trị
của đạo hạnh. Đây là việc bất khả tư nghì của những bậc bồ tát có đủ từ bi và
trí tuệ.
Lưới đế châu ví đạo
tràng. Ngài Thần Tú ví tâm
như gương lấm bụi phải lau chùi hằng ngày, Ngài Huệ Năng ví tâm xưa nay không
phải là một vật, nên chẳng có gì phải lau chùi. Trong đời sống tùy quan niệm và
hoàn cảnh, người tu đừng chấp, đừng phân biệt giai cấp, hay đòi hỏi nhiều, thì
ở đâu cũng là đạo tràng. Lời dạy của chư Phật chư tổ cũng là phương tiện để tu
học, pháp môn nào cũng là kiến thức từ bên ngoài cần cho việc tu học mà thôi,
đừng rơi vào sự sai lầm của bản ngã, gây chướng ngại cho con đường giải thoát.
Quan trọng nhất là chánh kiến và chánh tín, tránh khỏi mê lầm, tìm được chân lý
thật sự đưa con người đến hạnh phúc, đó mới là cứu cánh và vô cùng trân quí hơn
cả trân châu bảo ngọc.
Mười phương chư Phật
hào quang sáng ngời. Phước đức giúp người
tu dễ vượt qua khó khăn của ma chướng, như người khách bộ hành phải đi qua
những đoạn đường gian nan đầy vực sâu và thử thách. Khi có được những gì mong
cầu, người tu đi đến đâu làm việc gì cũng chỉ nghĩ lợi ích chúng sanh. Tánh
giác có sẳn nhưng vì nghiệp thiện ác ở sáu cõi làm cho chúng ta quên đường về.
Từ vô thủy chúng sanh đã là Phật, tự tánh vốn thanh tịnh luôn luôn hiện hữu.
Khi ánh sáng trí tuệ như ngọn đèn được thắp sáng, bóng tối vô minh từ bao đời
kiếp tự tan biến mất. Hiểu được và hành được Phật Pháp bằng thân giáo và khẩu
giáo là công đức phước đức, lợi lạc cho mình và cho những người hữu duyên, thì
hào quang cũng không khác gì chư Phật mười phương.
Trước bảo tọa thân con
ảnh hiện. Công phu “phản quan
tự kỷ” chánh niệm tỉnh giác, chiếu kiến từng hành động thuộc về thân khẩu ý.
Đức Phật ví tâm con người như mặt biển và ngọn sóng, khi sóng yên biển lặng thì
thấy được sóng và nước là một. Sóng lặng là định, là tuệ, là an bình. Sóng dậy
là loạn, là mê, là phiền não. Mặt biển lúc nổi sóng và mặt biển lúc thanh bình,
tuy trạng thái hoàn toàn khác nhau, nhưng không phải là hai biển. Cũng
vậy, tâm con người lúc bình tĩnh thản nhiên và lúc nổi cơn tức giận, không hai,
nhưng cũng không phải một. Tuy hai mà một, tuy một mà hai, chính là nghĩa
đó vậy. Trước tình thương bao la bình đẳng của Phật tâm, con người rồi sẽ
nhận ra thật tướng của cái ta, tốt xấu như thế nào. Chư Tổ các ngài giúp môn đệ
nắm vững đường lối tu hành và định hướng cho biết Phật tại tâm, tâm là Phật.
Phật và chúng sanh chỉ là ngôn từ để xử dụng, chứng đắc, hay ngộ nghĩa lý là do
ở nơi mỗi người.
Cuối đầu xin thệ
nguyện qui y. Khi người tu đạt
được trạng thái vắng lặng thấy được lẽ thật, bừng tỉnh, giác ngộ sinh tử, mong
muốn quay về với chốn an bình tịnh lạc đó mới thật sự là “qui y”. Nhưng đâu là
ranh giới của đau khổ và hạnh phúc, si mê và giác ngộ. Tu nghĩa là “dừng”,
không mang mặc cảm phước mỏng nghiệp dày, không tự mãn với những gì có được,
mới thấy đời tu có ý nghĩa và an lạc. Khi liễu ngộ là đã nhận biết được đường
hướng và mục đích cuối cùng một cách rõ ràng, hãy vững niềm tin mà tiến bước
bằng nghị lực và ý chí không thối chuyển.
Các Thiền sư có câu:
“Thủy lưu qui đại hải. Nguyệt lạc bất ly thiên”. Nước dù chảy đi đâu, cuối cùng
cũng về biển cả. Trăng lặn ở đâu, cũng không ra khỏi bầu trời. Xuân đi xuân
đến, mãi mãi vẫn là xuân. Mùa xuân bình yên với người tu đạt từ bi và trí tuệ.
[]
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu
Ni Phật
ĐẠO PHẬT
LÀ
ĐẠO GIÁC NGỘ
TK Thich Chan Tue
Đạo Phật là đạo của
con người. Đức Phật ra đời vì muôn loài, trong đó chủ yếu là loài người. Cho
nên mọi hành động của Ngài đều nhắm đến con người. Đạo Phật dạy chúng ta phải
thấy được Chân Lý, đạt được lẽ thực, nên nói tới đạo Phật là nói tới Đạo Giác Ngộ.
Đạo Phật là Đạo Giác
Ngộ chớ không phải đạo của Lòng Tin. Lâu nay chúng ta nhìn đạo Phật có vẻ huyền
bí nhiều quá, mà đã huyền bí thì tăng trưởng lòng tin chớ không tăng trưởng trí
tuệ. Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ
thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn
khác hơn được.
Phật tử khi bước chân
vào đạo Phật, quý vị thấy Phật có dạy chúng ta điều gì huyền bí mầu nhiệm không?
Phật dạy chúng ta toàn những sự thật. Ví dụ Phật tử tại gia, Phật dạy phải giữ
năm giới, rõ ràng có gì cao siêu huyền bí đâu, chỉ là những lẽ thực. Nếu chúng
ta sống giữ được như thế thì mình là một con người tốt, hiện tại gây ảnh hưởng
tốt với gia đình xã hội, mai kia cũng được sanh nơi tốt.
Đó là lẽ thực chớ
không có gì huyền bí cả. Bởi vì Đức Phật là một con người thực, chứng nghiệm lẽ
thực, cho nên những gì Ngài nói cũng là lẽ thực. []
Nghiệp báo cũng do, chính mình tạo ra, chứ không phải do, thượng đế thần linh, hay bất cứ ai, xúi bảo mình làm.
Nghiệp báo cũng do, chính mình tạo ra, chứ không phải do, thượng đế thần linh, hay bất cứ ai, xúi bảo mình làm.
Chính do tâm tham, xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu xin
tiền tài, giàu sang sung sướng, một chút phẩm vật, nhỏ nhoi chút xíu, dâng cúng
cho chùa, nhà thờ đền miếu, cầu xin bạc triệu, liệu còn chưa đủ, ngủ nghỉ ăn
uống, muốn danh muốn lợi, tài sắc phù du, muốn tu nên bỏ. Chính do tâm sân,
xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu xin thắng kiện, tàn hại kẻ thù, triệt
hạ đối thủ, người họ không ưa, vui mừng khi thấy, kẻ thù thê thảm, sống trong
khổ nhục, chết cũng không xong, họ mới hài lòng.
Chính do tâm si, xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu nguyện vãng sanh, tây phương cực lạc, mà không cần tu, không gìn giữ giới, ngay trong hiện đời, đợi lúc hấp hối, nói với người nhà, rước nhiều ông bà, đến nhà hộ niệm, chỉ niệm mười tiếng, liền khiến được lên, cảnh giới Di Đà: thiệt là vô minh!
Chính do tâm si, xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu nguyện vãng sanh, tây phương cực lạc, mà không cần tu, không gìn giữ giới, ngay trong hiện đời, đợi lúc hấp hối, nói với người nhà, rước nhiều ông bà, đến nhà hộ niệm, chỉ niệm mười tiếng, liền khiến được lên, cảnh giới Di Đà: thiệt là vô minh!
Trong Kinh A Hàm, Đức
Phật có dạy, thí dụ như sau: Nếu
một người nào, phải bị trừng phạt, nuốt một nắm muối, thì sẽ đau khổ, biết là
dường nào. Nếu bỏ nắm muối, vào một tô nước, rồi mới phải uống, thì sẽ dễ chịu,
hơn một chút xíu. Nếu bỏ nắm muối, vào một lu nước, rồi mới phải uống, thì sẽ
dễ chịu, nhiều hơn chút nữa. Nếu bỏ nắm muối, vào một hồ nước, rồi mới uống
vào, thì dễ như không, không còn lớn chuyện.
Nắm muối tượng trưng,
cho các nghiệp nhân, bất thiện chẳng lành, con người đã tạo, từ trước đến nay,
bây giờ phải lãnh, nghiệp quả nghiệp báo, nói chung đó là: quả báo khổ đau,
không sao tránh khỏi. Chỉ có phước báo, ít hay là nhiều, tượng trưng tô nước,
lu nước hồ nước, mới có thể giúp, con người vượt qua, sóng gió ba đào, nạn tai
đau khổ, như vậy mà thôi. Đó mới thực là: chí công vô tư. Mình làm mình
hưởng. Mình làm mình chịu.
Con người nên lo, dừng nghiệp chuyển nghiệp, tự mình suy xét, chính bản thân mình, đừng nhìn người khác, tu sửa ba nghiệp: thân khẩu và ý, đừng làm bậy bạ, đừng nói tốt xấu, đừng nghĩ vẫn vơ, ngay từ bây giờ, đừng đợi đến khi, nghiệp báo xảy ra, dù có rên la, không còn kịp nữa, nghiệp báo vay trả, chẳng ai thoát cả, van xin cầu khẩn, thì cũng muộn màng! Cầu nguyện van xin, dù tin hay không, thực sự chẳng giúp, chẳng ích gì đâu. Hãy thử suy nghĩ: Tại sao như vậy?
Con người nên lo, dừng nghiệp chuyển nghiệp, tự mình suy xét, chính bản thân mình, đừng nhìn người khác, tu sửa ba nghiệp: thân khẩu và ý, đừng làm bậy bạ, đừng nói tốt xấu, đừng nghĩ vẫn vơ, ngay từ bây giờ, đừng đợi đến khi, nghiệp báo xảy ra, dù có rên la, không còn kịp nữa, nghiệp báo vay trả, chẳng ai thoát cả, van xin cầu khẩn, thì cũng muộn màng! Cầu nguyện van xin, dù tin hay không, thực sự chẳng giúp, chẳng ích gì đâu. Hãy thử suy nghĩ: Tại sao như vậy?
BBT PHẬT HỌC TỊNH QUANG
ĐÓN XUÂN
Nhớ độ
Xuân về trên xứ tôi
Hồng
đào he hé nụ hoa đầu
Mai
vàng mim mỉm cười trong gió
Nêu
dựng chòi cao nếp thành xôi
Nhẩm
đọc mấy hàng câu đối đỏ
Đồ ông
gác cọ vuốt hàm râu
Cành
mềm buông tỏa bên lều nhỏ
Nườm
nượp người ta nhóm chợ xuân
Xác pháo giao thừa reo dưới nắng
Áo màu dù lọng rộn mây giăng
Trẻ già nô nức mừng năm mới
Chúc tụng cho nhau phước thọ tăng
Xuân này lưu lạc cõi trời xa
Chạnh lòng thương tưởng đến quê nhà
Ngoài kia cơn lạnh còn ray rứt
Viễn xứ nghe hồn xuân tái tê!
TU TÂM SỬA TÁNH
VÌ NGƯỜI HAY VÌ MÌNH?
-
Ngoại à! Ngoại mua mấy cái bánh cam nầy hôi hết rồi làm sao mà ăn đây, lần sau
Ngoại đừng có mua nữa!.
-
Cháu à! Con thấy ăn được thì ăn, không thì bỏ đi. Vì Ngoại thấy đứa nhỏ bằng
tuổi đi học giống như cháu, mà không được đi học phải bưng rỗ bánh cam đi bán,
áo quần cũng không lành lặn. Nghĩ vậy thay gì Ngoại cho nó tiền, Ngoại mua hết
rỗ bánh cam còn lại đó thôi, cháu hiểu thì đừng cằn nhằn Ngoại nữa được không?.
-
Cám ơn Ngoại, đã dạy cho con biết suy nghĩ vì người không vì mình quá nhiều!!!
CHẤP HAY KHÔNG CHẤP?
-
Má à! anh rể và chị Hai mê tín chấp rằng trong nhà mình đang có tang Ba xui
lắm, không muốn Má đi dự đám cưới cháu ngoại, thôi thì Má cũng đừng thèm đi
nha!
-
Hồi sáng nầy, anh rể và chị Hai của con có đến xin lỗi và xin Má tha thứ những
lời nói vô tình xúc phạm đến Má. Năn nỉ Má thương con cháu đừng chấp. Má quyết
định rồi, Má sẽ đi đưa cháu ngoại về nhà chồng. Nếu Má không đi, thì người
chấp, người mê tín là Má đó.
CÓ NÊN MUA HAY KHÔNG
MUA?
-
Thưa Ba, có một số người đến nhà con bán nhang đèn, có khi mặc y phục tu sĩ.
Con lưỡng lự, không biết có nên mua không, họ là người tu thật hay giả?
-
Con có cần dùng nhang đèn hay không? Đó mới là điều cần thiết phải suy nghĩ mua
hay không mua. Họ là người bán con là người mua, có sự trao đổi, việc gì không
thiệt thòi mình cũng không hại người thì con làm đúng là vậy đó.
PHƯỚC Ở ĐÂU?
-
Anh làm người tốt có ích gì, phải nghĩ cho bản thân, cho vợ con gia đình anh
sung sướng, đầy đủ giàu có trước, khi nào có dư giả rồi hãy nghĩ đến làm tốt
giúp người khác có được không?
-
Được chứ! Như vậy anh sẽ hưởng hết phước rồi, còn đâu dành cho em và con nữa!!
khi muốn em thỏa mãn sung sướng và giàu có thì anh phải tạo nghiệp bất thiện,
vì gia đình hại người, cuối cùng thì phước hay họa tới đây?!!..Anh làm chuyện
tốt giúp người là đang tạo phước an lành, hạnh phúc cho các con và em đó.
Mỉm cười để đón nhận tất cả
Khi tất cả mọi chuyện đau buồn đổ lên đầu bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, vì chỉ có như thế, bạn mới có thêm dũng khí để bước tiếp con đường đời mà mình đã chọn… Khi có một chuyện thật vui đến với bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, để niềm vui, niềm hạnh phúc được nhân đôi, để mọi người có thể vui cùng niềm vui của bạn…
Khi có một ai đó rời xa cuộc đời của bạn, hãy mỉm cười để chia tay họ, vì dù cho đó là một cái kết thúc vui hay buồn, thì nó cũng là một cái kết thúc, và ngay sau nó là một khởi đầu mới cho cả hai người, mỉm cười để chúc cho cái khởi đầu ấy sẽ thật tươi sáng và vui vẻ…
BBT PHẬT HỌC TỊNH QUANG
XUÂN TRONG
NÉT ĐẸP NGƯỜI TU
TKN
Thích Nữ Chân Liễu
Nhân dịp đầu năm, đi
chùa lễ Phật, nhìn thấy muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời
chúc phúc tốt lành đến với tất cả mọi người.
Một sức sống vui tươi vô
cùng kỳ diệu khi nhìn cảnh sắc xinh tươi của "Mùa Xuân", tâm tình ai
ai cũng cảm thấy phấn khởi và hoan hỷ đón mừng mùa xuân an lạc hạnh phúc, cát
tường như ý. Hương xuân làm con người lạc quan yêu đời, cũng là thời gian mà
người tu tâm dưỡng tánh có thể chuyển mình tự đứng lên, vượt thoát quá khứ
nhiều phiền não, nhìn về tương lai đầy hứa hẹn.
Đệ tử Phật gia ai ai cũng
mong ước được vô lượng an lạc, vạn sự cát tường, Phật sự hanh thông, Phật đạo
viên thành và đạt được mùa xuân miên viễn, như những lời chúc đầy đạo vị mỗi
khi xuân về. Mong ước đạt được những điều chúc tụng đầy ý nghĩa trong dịp xuân
về, người con Phật nên hiểu rõ ràng về giáo lý nhân quả và sự thực hành đúng
chánh pháp, áp dụng giáo lý đạo Phật trong đời sống hằng ngày.
Điều quan trọng vô cùng
sâu sắc của Phật pháp, thể hiện qua giá trị nhân cách sống cao thượng chân
chánh của người tu, đó chính là "Xuân trong nét đẹp của người tu", kết quả là sự an lạc cát tường như ý, không mong
cầu cũng luôn luôn hiện hữu.
NÉT ĐẸP CỦA
NGƯỜI TU XUẤT GIA
Theo sự tích của Đức
Phật, hình ảnh thanh tịnh, từ tốn, bước chân an lạc xuất trần của một vị Sa
môn, cùng tấm áo cà sa đơn giản, đầu trần chân đất, cuộc sống ung dung tự tại
đã làm Thái Tử Tất Đạt Đa xúc động. Xuất thân từ cung vàng điện ngọc, địa vị
cao sang quyền quí tột đỉnh, nhưng cuộc sống của vị Sa môn Cồ Đàm đơn giản
thuần khiết, cơ cực khổ hạnh thể hiện qua một con người siêu việt xuất thế. Đức
Phật là nét đẹp đạo hạnh đầy đủ "Từ bi và Trí tuệ". Sự kính phục tuyệt đối của nhân loại về chân lý
đạt đến cứu cánh giải thoát sanh tử, ngàn đời nay đến đời sau đối với Ngài là
vô cùng vô tận.
Sống trong giới pháp của
Đức Phật, người tu xuất gia không phải bận rộn miếng cơm manh áo, không lo toan
chuyện thị phi thế gian, là đang được hưởng gia tài của cha lành Thế Tôn để
lại. Trên bước đường hành đạo, có nhiều chông gai trắc trở, đồng thời cũng có
nhiều cám dỗ của vật chất danh lợi trong giai đoạn tự chế ngự bản thân, đó là
thử thách, rèn luyện công phu tu tâm dưỡng tánh.
Đối với mùa xuân mỗi năm
qua mau, kiếp sống con người thật ngắn ngủi, nếp sống thanh tịnh trầm mặc của
các vị tu sĩ là khép lại bớt lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
Mắt: Không thấy vật chất là
vĩnh cửu, là quí giá, cần nắm giữ cho riêng mình.
Tai: Không nghe nhiều, không chấp vào tiếng khen chê, sanh tâm thương
ghét phân biệt.
Mũi: Không để cho mùi vị,
hương lạ làm tâm tán loạn, sanh tâm mê đắm, thích hưởng thụ.
Lưỡi: Không để cho cảm giác ngon dở, ưa thích sai khiến, tạo nghiệp
chẳng lành.
Thân: Không hơn thua, đẹp xấu phô trương, sanh lòng khinh mạn đua đòi.
Ý: Không để cho ý sanh vọng
tưởng điên đảo, tâm thức tán loạn sẽ rơi vào tội lỗi.
Chứng thực cho sự giải
thoát của con người, là được sống thảnh thơi trong an nhàn, tâm an tĩnh, trí
sáng suốt, rời xa những bon chen, xô bồ của cuộc sống thường ngày, rời xa vòng
danh lợi thế gian, thoát khỏi bể khổ trầm luân. Ấy chính là khi Tâm ta hoàn toàn
an tĩnh.
"Nét đẹp của
người xuất gia" không phải là hình tướng
khác thường bên ngoài, không phải mũ cao, áo thêu áo gấm, đủ màu đủ sắc. Xuân
đối với người xuất gia là cái đẹp trong sáng ở nội tâm, khi Tâm thanh tịnh, rời
xa được lòng tham lam, sân hận, si mê, nhân cách thuần hậu, nguyện đem lợi lạc
cho mình cho người.
Tâm hạnh người xuất gia
cao thượng chân thật vô ngã vị tha, ắt sẽ đạt đến Niết bàn vô lượng an lạc, đó
là "Xuân trong nét
đẹp của người tu xuất gia", cũng là giá trị hạnh phúc bất tận cho người tu ngay tại thế gian.
NÉT ĐẸP CỦA
NGƯỜI TU TẠI GIA
Đạo Phật không đòi hỏi mọi người đều phải lên Chùa để tu,
cầu Kinh sớm hôm và hàng ngày phải ăn chay khổ hạnh hay buộc phải hoàn toàn cắt
đứt tất cả tình thương với người thân, mới gọi là biết tu. Ý nghĩa của chữ TU
là tu tâm sửa tánh. Đức Phật dạy: "Thắng vạn quân không bằng tự thắng
mình. Tự thắng tâm mình là điều cao quý nhất".
Khi những vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm đã
dứt sạch, thì sẽ chế ngự được tham lam, sân hận, si mê. Kết quả thực tế, cũng
là phần thưởng cho những cố gắng, nổ lực không ngừng của người tu tại gia,
trước mắt là những chuỗi ngày hạnh phúc, vui vẻ, đầy an lạc.
Một người yếu đuối sợ khó khăn, tâm tánh ích kỷ, thích mơ
mộng danh lợi, đòi hỏi nhiều về thú vui vật chất riêng bản thân, muốn một cuộc
sống "tu
tại gia" không dễ dàng thực hiện được. Một ví dụ, như làm cha mẹ
muốn tu tại gia, vừa trách nhiệm lo miếng cơm manh áo cho gia đình, cho các
con, lại còn phải hộ trì Tam Bảo, tu học Phật pháp, niệm Phật, ngồi thiền, tụng
kinh, tự soi rọi thanh lọc tâm, không phải ai cũng làm được. Nếu thực hành vẹn
toàn được công phu "tu tại gia", người tu luôn luôn chịu hy
sinh rất nhiều cho riêng bản thân mình, tâm ý cao thượng khó làm khó thực hiện,
nhưng đó chính là môi trường tu tâm dưỡng tánh tuyệt vời nhất.
Người muốn tu, ở hoàn cảnh nào cũng tu được, nếu hiểu
được cách tu theo lời Phật dạy, nghĩa là áp dụng tứ vô lượng tâm là từ, bi, hỷ,
xả, khoan dung rộng lượng trong đối xử, biết tự kềm chế thú vui vật chất, mạnh
dạn hy sinh lợi ích cá nhân, biết xả bỏ ích kỷ nhỏ nhen. Người tu tại gia tự độ
và còn có thể độ được cho những người thân trong gia đình và làm tấm
gương cho con cháu noi theo. Sống biết đủ, không đòi hỏi nhiều, không bận
rộn vào cuộc vui vô nghĩa, người "tu tại gia" sẽ có rất nhiều thời gian
cho việc nghiên tầm kinh điển, tu học để khai sáng trí tuệ, trưởng dưỡng từ bi.
"Nét đẹp của người tu tại gia" là cuộc sống chân thật hồn
nhiên, một nhân cách trong sạch và một tâm Bồ Tát tại gia vô chấp vô phân biệt,
vượt qua được hình tướng xuất gia, nhưng vẫn có thể thành tựu đạo nghiệp. Người
"tu tại gia" có thể đem lại cho mình, cho những người thân sống chung
quanh sự bình yên tuyệt đối trong tâm hồn, sự thoải mái vô cùng qua cung cách
cư xử trong từng cử chỉ, lời nói, việc làm cũng như ý nghĩ. Đó là ý nghĩa vi
diệu tuyệt vời "Xuân trong nét đẹp người tu tại gia", ngay từ
những điều vô cùng giản dị trong cuộc sống hằng ngày.
Tóm lại, mùa xuân trong nét đẹp của người tu xuất gia hay
tại gia là ở tâm hạnh của Bồ Tát, nhân cách nghiêm tịnh, giới đức khiêm cung.
Được gần các "Bậc Thiện
Nhân" con người sẽ cảm nhận vô lượng an lạc hạnh phúc, như được hưởng gió
mát và ánh nắng ấm áp, đầy đạo vị của những cánh hoa xuân tươi đẹp.
- Trang nghiêm giới hạnh, đó là thân
đẹp.
- Ăn ở hiền hòa, thủy chung, đó là nết đẹp.
- Cư xử khiêm hạ, từ tốn, đó là cử chỉ
đẹp.
- Giúp đỡ người bị nạn hay đói nghèo, đó là
tấm lòng đẹp.
- Hiếu với cha mẹ, kính bậc hiền thánh, đó là
tâm hồn đẹp.
- Gặp người đau khổ, sợ hãi, nói lời an ủi, đó
là ngôn ngữ đẹp.
- Không khởi tà niệm, tâm luôn chánh trực, đó
là ý đẹp.
- Biết độ lượng, bao dung, đó là đức hạnh đẹp.
- Khai mở tâm trí, phá trừ vô minh, đó là trí
tuệ đẹp.
- Đạt được giác ngộ và giải thoát, đó là nét
đẹp tối thắng.
Mùa xuân tuyệt đẹp với một tâm thức an bình tự tại, người
biết tu hãy quay trở về nội tâm, thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, trưởng dưỡng tâm
từ bi, thấy được Phật tánh không sanh, không diệt của mình, để ngộ ra "ý xuân vi
diệu" này.
Có như vậy, ta mới có thể thanh thản sống đời, không tự
ti cũng không tự tôn, với cái nhìn tự tại, vô úy giữa muôn sự có không, đúng
sai, hơn thua, được mất, vinh nhục. Ở thế gian tất cả các pháp sanh diệt đều là
vô thường.
"Mùa xuân trong nét đẹp người tu"
mới thật sự đem lại thân tâm an lạc, phước trí trang nghiêm, tùy tâm mãn
nguyện, vạn sự cát tường. []
AI VÀO ĐỊA NGỤC
CHÁNH TÍN TRONG ĐẠO PHẬT
NGƯỜI BIẾT TU PHẬT THÌ NHẸ NHÀNG
LÒNG TIN NGƯỜI CON PHẬT
THẾ NÀO LÀ THẬT SỰ TỪ BỎ
TINH THẦN TỰ DO TRONG ĐẠO PHẬT
TÂM VÀ TƯỚNG TRONG PHẬT GIÁO
http://lotus-lantern-canada.blogspot.ca/2012/10/tam-va-tuong-trong-phat-giao.html