Thế nào là "pháp nhẫn ba la mật"?
Đó là phương pháp nhẫn
nhịn, kham nhẫn, chịu đựng mọi chuyện trên đời, mọi cơn sóng gió của thế gian.
Đó là phương pháp "nhẫn nhịn mà không thấy nhục nhã" như
người đời thường nghĩ. Bởi vì, nếu nhẫn nhịn mà còn thấy là nhục nhã, thì chúng
ta chỉ có thể nén giận để nhịn, chắc là không lâu, không quá ba lần.
Chúng ta nên nhận định
một cách sáng suốt rằng những lời thị phi "không có nghĩa" gì
cả, cho nên chúng ta "không cần chấp" làm gì. Chúng ta không
chấp vào những lời nói, phê bình, chỉ trích, mạ lị, miệt thị, vu khống, vu cáo,
thay trắng đổi đen, lộng giả thành chơn, thì chắc chắn chúng ta sẽ an ổn, bình
yên, không ai xâm phạm được.
Thí dụ như khi người ta
đưa lửa tới đốt, chúng ta đưa bổi ra
đón, lửa có điều kiện cháy lớn hơn. Nếu chúng ta không đón ngọn lửa do người ta đem tới, thì
ngọn lửa đó chỉ đốt hư không mà thôi, hư không không có gì để đốt cháy được,
lúc nào đó lửa cũng sẽ tắt queo, không gây thiệt hại gì! Cũng vậy, khi bị người
khác công kích, chỉ trích, mạ lị, miệt thị, chúng ta không chấp vào đó, coi
chuyện đó là những chuyện "đương nhiên phải có" ở thế gian đầy
tranh chấp, ganh tị, đố kỵ, chúng ta sẽ an ổn, bình yên, không ai xâm phạm
được.
Trong Kinh Diệu Pháp
Liên Hoa, gọi tắt là Kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy: đó là "thập như thị", tức là mười thứ như thị, gồm có: như thị
tánh, như thị tướng, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhơn, như
thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bản mạt cứu cánh.
Nghĩa là: do
tâm tánh của con người như vậy cho nên hình tướng của con người là như vậy; do
bản thể của con người như vậy cho nên nghiệp lực của con người là như vậy; do
tạo tác của con người như vậy gây ra nghiệp nhơn như vậy cộng thêm nghiệp duyên
như vậy cho nên nghiệp quả của con người là như vậy; vì nghiệp báo của con
người như vậy cho nên từ xưa đến giờ cứu cánh của con người cũng là như
vậy.
Hiểu được mười điều
đương nhiên như thị, như thế, như vậy, tức là chúng ta đã thấy tột chơn tướng
của mọi pháp trên thế gian này. Được như vậy, được như thế, được như thị, chúng
ta sẽ sống đời an lạc và hạnh phúc, bởi vì chúng ta đã giác ngộ và giải thoát. Nhưng làm thế nào thực hành được pháp nhẫn ba la mật?
Câu trả lời đó là: "Người muốn thực hành được pháp nhẫn ba
la mật, phải đạt được trạng thái vô ngã".
Trước hết, người đạt
được "trạng thái vô ngã" là người không còn chấp "cái
ta" tầm thường, như mọi người trên thế gian này thường chấp. Người đời
thường chấp, thường cho rằng, tấm thân tứ đại mấy chục ký lô chính là
"mình", chính là "ta". Khi được hỏi mình là ai, người
đời thường chỉ ngay ngực, hay chỉ vào tấm thân tứ đại nặng nề và trả lời: Ta
đây nè! Cho nên, hể ai đụng đến "ta", thì phải phản ứng
ngay, phải đối phó ngay, nhịn không nổi, nín không được. Trái lại, người đạt
được "trạng thái vô ngã" là người hiểu rõ ràng: tấm thân, do
đất nước gió lửa hợp thành này, không phải là "ta" thực sự.
Đó chỉ là cái trạm
dừng tạm thời của kiếp này, trong vô số kiếp, của "ta" mà thôi. Đến khi mãn kiếp này đời này, "ta"
sẽ bỏ lại cái tấm thân đó mà ra đi, tìm cái thân xác khác, trong sáu nẻo luân
hồi. Nếu không khéo, do
lòng tham lam lâu đời dẫn dắt, "ta" lại chọn nhằm cái thân con
heo, hoặc do lòng sân hận lâu đời dẫn dắt, "ta" lại chọn nhằm
cái thân con rắn mãng xà, hay do lòng si mê lâu đời dẫn dắt, "ta"
lại chọn nhằm cái thân con bò, thì khốn khổ biết là bao nhiêu.
Sở dĩ gọi đó là
"tấm thân tứ đại", do "đất nước gió lửa" hợp thành, bởi
vì nếu không có những chất từ đất ra như thức ăn, những chất từ nước như thức
uống, những chất từ gió như dưỡng khí, những chất từ lửa như hơi ấm, bồi bổ
liên tục mỗi giây, mỗi phút, mỗi giờ, mỗi ngày, thì chúng ta đã vong mạng từ
lâu rồi vậy. Đó chỉ là
"tấm thân tứ đại", không phải thực là "ta" vậy.
Thứ đến, người đạt được "trạng thái vô ngã" là người hiểu rõ ràng: tâm trạng của mình luôn luôn thay đổi trong từng sát na, trong từng giây phút. Những tâm niệm, những suy tư, nghĩ tưởng trong giây phút trước đây, bây giờ đã khác đi hay không còn nữa. Tâm tánh của mình có khi hiền thiện như thánh nhơn, cũng lắm khi độc hại còn hơn ác quỉ. Mình chỉ thấy mọi người khác gian ác, mọi người khác nguy hiểm, mọi người khác sai lầm, đáng bị trừng phạt, đáng bị bỏ tù, đáng bị xử tử, để cho xã hội này, cho thế gian này, trong đó có mình, được sống bình yên, được hưởng sung sướng! Con người thường thấy là mình đúng, khi đòi hỏi phải trừng phạt thật nặng, đòi hỏi phải bỏ tù rục xương, đày đọa địa ngục, xô xuống hỏa ngục, những người khác phạm tội ác.
Thứ đến, người đạt được "trạng thái vô ngã" là người hiểu rõ ràng: tâm trạng của mình luôn luôn thay đổi trong từng sát na, trong từng giây phút. Những tâm niệm, những suy tư, nghĩ tưởng trong giây phút trước đây, bây giờ đã khác đi hay không còn nữa. Tâm tánh của mình có khi hiền thiện như thánh nhơn, cũng lắm khi độc hại còn hơn ác quỉ. Mình chỉ thấy mọi người khác gian ác, mọi người khác nguy hiểm, mọi người khác sai lầm, đáng bị trừng phạt, đáng bị bỏ tù, đáng bị xử tử, để cho xã hội này, cho thế gian này, trong đó có mình, được sống bình yên, được hưởng sung sướng! Con người thường thấy là mình đúng, khi đòi hỏi phải trừng phạt thật nặng, đòi hỏi phải bỏ tù rục xương, đày đọa địa ngục, xô xuống hỏa ngục, những người khác phạm tội ác.
Con người thường suy
nghĩ, sáng chế, yêu cầu thi hành những hình phạt ghê rợn nhất để trừng phạt,
trừng trị đích đáng những phạm nhân đã sát hại thân nhân mình và nghĩ rằng
người quá cố sẽ vui lòng nơi suối vàng. Thực ra, đó là tâm trạng của chính mình
muốn như vậy mà thôi. Người đã chết có nói gì đâu, có yêu cầu gì đâu, có đòi hỏi
gì đâu? Bởi vậy có câu:
"Suy bụng ta ra bụng người... chết! ".
Mấy ai nghĩ được rằng:
nếu làm như vậy, cả hai gia đình phạm nhân và nạn nhân cũng đều thiệt hại một
nhân mạng, đều cùng đau khổ như nhau. Thỉnh thoảng báo chí cũng có đăng
các tin rất cảm động, gia đình nạn nhân xin giảm tội, xin xử nhẹ tội, hay xin
tha tội cho phạm nhân.
Trong Kinh Pháp Cú,
Đức Phật có dạy:
Lấy oán báo oán, oán
nghiệp chập chùng.
Lấy ân báo oán, oán
nghiệp tiêu tan.
Con người thường
nhân danh công lý, nhân danh tôn giáo, nhân danh lẽ phải, nhân danh thượng đế, nhân
danh đủ các thứ có thể nhân danh được, để kết án, kết tội, trừng trị tất cả mọi
người khác. Còn nếu mình phạm tội thì đáng được tha thứ, phải được tha thứ,
người khác thì không đáng được! Cái chỗ bất công này là nguyên nhân chính, đưa
tới xáo trộn, biến loạn trong xã hội là như vậy.
Cuối cùng, người đạt
được "trạng thái vô ngã" chính là người không còn chấp
"cái ta" tầm thường như mọi người trên thế gian này thường chấp.
Người đạt được"trạng thái vô ngã" là người hiểu rõ ràng rằng:
"ta" không phải là cái thân tứ đại nặng nề, và cũng không phải
là cái tâm suy nghĩ lăng xăng lộn xộn thường ngày, bởi vì những thứ đó bị vô
thường chi phối, nay còn mai mất, chợt hiện chợt biến, không tồn tại vĩnh
viễn.
Như vậy, "cái
gì" tồn tại vĩnh viễn, không bị vô thường chi phối, "cái
gì" bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, theo như Đức Phật chỉ dạy
trong Bát Nhã Tâm Kinh? Đó
chính là "cái ta chơn thật", đó chính là "con người chơn
thật" của tất cả chúng ta.
Mục đích cứu kính rốt ráo tột cùng của Đạo Phật chính là nhằm khai mở, chỉ bày "con người chơn thật" đó cho mọi người biết được, hiểu được, ngộ được, nhập được, sống được. Người nào được như vậy tức là được giác ngộ và giải thoát, được an lạc và hạnh phúc hiện đời.
Mục đích cứu kính rốt ráo tột cùng của Đạo Phật chính là nhằm khai mở, chỉ bày "con người chơn thật" đó cho mọi người biết được, hiểu được, ngộ được, nhập được, sống được. Người nào được như vậy tức là được giác ngộ và giải thoát, được an lạc và hạnh phúc hiện đời.
Trong kinh sách, Đức
Phật có dạy: "Thiên thượng
thiên hạ duy ngã độc tôn".
Nghĩa là trên trời
dưới đất chỉ có "cái ta chơn thật" là điều độc nhứt đáng tôn trọng,
đáng trân quí mà thôi. Cũng trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật có dạy:
Tâm vô quái ngại, vô
quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết
bàn.
Nghĩa là: Nếu chúng ta ngộ được, nhập được, sống được
bằng "con người chơn thật" không tướng mạo, nên không dơ, không sạch,
không tăng, không giảm, không kẹt nhị biên, thể nhập bất nhị pháp môn, thì tâm
chúng ta không bị bất cứ cái gì có thể khủng bố, nên không còn sợ hãi, do không
còn sợ hãi nên không có gì có thể khiến cho mình kinh khiếp hoảng sợ, chúng ta
xa lìa được tất cả các chuyện điên đảo đảo điên, các chuyện mộng mơ mơ tưởng,
các chuyện không thực ở thế gian, cuối cùng đạt được cảnh giới niết bàn vô
sanh, không còn phiền não khổ đau, không còn sinh tử luân hồi.
Đó mới chính thực là
mục đích cứu kính của người theo đạo Phật bằng trí tuệ bát nhã.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng: Người nào ôm ấp tâm niệm nó mắng tôi, nó chửi tôi, thì không phải là người trí, chỉ chuốc khổ vào thân thôi. Người nào không ôm ấp những tâm niệm như vậy, thì người đó dẹp được lòng sân hận. Nghĩa là chúng ta đã thấy rõ như trên, bất cứ ai dù bị mắng chửi, bị mạ lỵ hay không bị mắng chửi, không bị mạ lỵ, mà cứ ôm ấp tâm niệm đó trong lòng, thì chỉ chuốc lấy phiền não và khổ đau cho chính mình, có khi còn đem lại bất an cho gia đình, cho những người chung quanh nữa mà thôi.
Trong suốt những năm
dài thuyết pháp độ sanh, Đức Phật luôn luôn khuyến khích mọi người nên thực
hành hạnh nhẫn nại, nhẫn nhịn đến mức rốt ráo, cao tột, trong kinh điển gọi là "pháp nhẫn ba la mật". Đức Phật luôn luôn hành pháp nhẫn nại, dù lắm
khi Ngài cũng bị chỉ trích, bị chửi mắng, thậm chí bị tấn công. Nhẫn nại
không bao giờ là dấu hiệu của sự yếu đuối, ươn hèn, kém cỏi, chủ bại, đầu hàng,
nhục nhã.
Trái lại, nhẫn nại là sức mạnh bất khuất, sức mạnh vạn năng, sức mạnh vô song của người tự chủ, của người đã ngộ được và sống được với "cái ta chơn thật", cho nên không còn sợ bị chúng khinh khi, không còn sợ chúng "được đằng chân lân đằng đầu", không còn sợ chúng "được nước làm tới".
Trái lại, nhẫn nại là sức mạnh bất khuất, sức mạnh vạn năng, sức mạnh vô song của người tự chủ, của người đã ngộ được và sống được với "cái ta chơn thật", cho nên không còn sợ bị chúng khinh khi, không còn sợ chúng "được đằng chân lân đằng đầu", không còn sợ chúng "được nước làm tới".
Tại sao vậy? Bởi
vì "cái ta chơn thật" không phải là tấm thân tứ đại, không có tướng mạo, cho nên không ai có thể xâm phạm được. Điều nên sợ, đáng sợ chính là mình không thể
kham nhẫn được, không thể chịu đựng
nỗi, không thể tự thắng mình, không thể tự chủ được bản thân và bản tâm mình
trước những thử thách, trước những sóng gió của cuộc đời mà thôi.
CÓ HAY KHÔNG ĐỜI SỐNG KIẾP SAU?
Tác giả : Gyalwang Drukpa XII
Thành thực mà nói, tôi mong rằng
không có đời sống kiếp sau.Gần đây, một trong những học trò lâu năm nhất nói
với tôi rằng “Con không quan tâm đến đời sống kiếp
sau”. Thoạt đầu, tôi vô cùng sửng sốt, sau đó, tôi cảm thấy rất đau lòng.Tôi
cho rằng, nếu đời sống kiếp sau thực sự không tồn tại, sẽ không ai phải ưu lo
gì về đời sống hiện tại. Nhưng không may thay, thực tế không phải vậy. Vì tất
cả chúng ta đều phải trải nghiệm nhân và quả của ba
nghiệp thân, khẩu, ý của mỗi người, do vậy chúng ta nên cẩn trọng và
chuẩn bị chu đáo cho đời sống kế tiếp.
Tôi thực sự mong không có kiếp
sau.Nếu không có kiếp sau, tôi có thể làm bất cứ điều gì mình muốn trong đời
này, chỉ để thỏa niềm ham thích cá nhân. Tôi có thể sát sinh, có thể tạo tác
mọi ác nghiệp, có thể làm mọi điều sai trái chỉ để chạy theo bản ngã và thỏa
mãn những tham muốn vị kỷ, bởi vì tôi biết kiếp sau không tồn tại, đồng nghĩa
với việc tôi sẽ không phải chịu bất cứ hậu quả và nghiệp báo nào, dù là tiêu
cực hay tích cực, cho những gì mình đã làm. Dù tôi thực hiện nhiều thiện hạnh
cũng sẽ khôngđem lại những kết quả tốt đẹp nào.
Nếu mà như vậy, chúng ta sống sẽ
chẳng có mục đích, chúng ta chẳng cần tôi luyện, trưởng dưỡng những phẩm chất
tích cực cho bản thân, chẳng cần làm bất cứ điều gì. Chúng ta sẽ trở nên lãnh
đạm, vô tri như gỗ đá. Gỗ đá không tin rằng sẽ có đời sống kiếp sau.
Đáng buồn thay, không ai vượt được
ra ngoài quy luật nhân quả, không chúng sinh nào thoát khỏi nghiệp quả của
chính mình. Chúng ta có thể không tin vào quy luật của nghiệp và kiếp sau,
nhưng không có nghĩa sự thật này không tồn tại. Tôi gửi tới các bạn bức ảnh tôi
chụp cách đây 30 năm, nó như một lời nhắc nhở mạnh mẽ cho chúng ta về kiếp sau.
Các bạn có thể thấy tôi đã thay đổi nhiều, và sự thay đổi này không diễn ra tức
thì, đó là sự thay đổi dần theo năm tháng, như một tiến trình của sự phát
triển.
Từng giây phút, “cái tôi” trước đây chết đi để thay bằng “cái tôi” của giây phút tiếp theo.Chính điều
này cho tôi thấy sự tồn tại của đời sống sau này.Bất cứ điều gì tôi tạo tác
trong quá khứ đều ảnh hưởng tới đời sống hiện tại của tôi chotới tận lúc này.
Nhiều thứ đồ ăn không phù hợp, dù chỉ là chút ít, mà tôi đã dùng khi còn bé đều
có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của tôi lúc trưởng thành. Hiển nhiên, đây chính là nhân quả.
Điều quan trọng nhất đối với một
hành giả tâm linh đó là niềm tin kiên định không bao giờ thối thất vào quy luật
nghiệp nhân quả. Quy luật nghiệp là quy luật vũ trụ thâu nhiếp tất cả, không ai
trong chúng ta có thể thoát khỏi quy luật đó.Thấu hiểu luật nhân quả sẽ giúp
chúng ta luôn đi đúng đường, luôn tỉnh giác về chính mình, những hành động mà
mình đang tạo tác và con đường mình đang đi. Hiểu
rằng chúng ta còn có kiếp sau và nhiều đời sống vị lai nữa thực sự là một điều
tuyệt vời, bởi đó chính là cơ hội vô cùng tích cực giúp sách tấn chúng ta hướng
thiện và hoàn thiện bản thân, dù có những khi vấp ngã hay phạm phải sai lầm,
nhưng ta vẫn tin tưởng mình còn cơ hội để sám hối và sửa chữa khuyết điểm.
Sanh lão bịnh tử
Nếu kiếp sau không tồn tại, sẽ chẳng có chút hy vọng cho thế giới này. Nếu như vậy, chúng ta chẳng nên làm gì và đều trở nên vô tri giống như gỗ đá. Bất cứ đó là trải nghiệm buồn hay vui, như ý hay bất như ý, chúng ta cần đạt được hiểu biết chân thực thông qua trải nghiệm của chính mình về luật nhân quả. Khi đó, chúng ta sẽ hiểu rằng mọi thứ đều nằm trong tầm tay, mọi thứ đều do chính chúng ta quyết định, và chúng ta là chủ nhân số phận của chính mình, có thể thay đổi số phận, làm cho nó ngày một tốt đẹp hơn.
Nếu khổ đau đối với chúng ta là vô
nghĩa, nếu ta không ngại gieo nhân đau khổ để gặt hái những quả khổ đau, chúng
ta có thể hoàn toàn lừa dối bản thân rằng không hề có ngày mai, không hề có
kiếp sau.
Tuy nhiên, vì điều đó
không thể xảy ra trên thực tế, vậy tại sao chúng ta phải buông bỏ? Chúng ta không cần và không nên bi quan hay suy nghĩ tiêu
cực về cuộc sống này. Chúng ta đã có đời sống làm người vô giá của kiếp này với
rất nhiều nhân duyên thiện lành thù thắng được hạnh ngộ, giác ngộ và tu tập
Phật Pháp – Chân lý Vũ trụ - do chính Đức Phật – bậc Toàn giác cùng các Pháp tử
Truyền thừa giác ngộ của Ngài trao truyền. Chúng ta may
mắn hơn nhiều so với vô vàn chúng sinh khác không hề có cơ hội được biết đến
Chân lý, dù chỉ là cái thấy biết thoảng qua.
Giác ngộ không phải là một hành
trình, một chuyến đi mà chúng ta phải trải qua với sự đau đớn, khó nhọc.Giác
ngộ chính là ngay ở đây, ngay lúc này.Chúng ta là một với Giác ngộ và không sai
khác với Chân lý Vũ trụ.Chỉ bởi vô minh không nhận ra điều đó nên chúng ta bị
mắc kẹt trong vô vàn nỗi thống khổ, sợ hãi và nghi ngờ.Khi tất cả những chướng
ngại và khổ đau này được chuyển hóa và tịnh hóa hoàn toàn, chúng ta sẽ lập tức
nhận ra rằng Tính Giác vốn đủ đầy và sẵn có nơi chính mình. Hành trình gian khó
mà chúng ta phải trải qua không phải là Giác ngộ, đó chỉ là hành trình tu tập
trải nghiệm giúp đem lại những hiểu biết chân chính, hay thậm chí chúng ta có
thể gọi đó là hành trình khám phá Tâm bản lai. Hành trình khám phá này có thể
vô cùng phức tạp, cam go.
Bạn cũng có thể bị mắc kẹt trong
những khổ đau và nuối tiếc ngay trên chính hành trình đó.Đừng quá lo lắng về
điều này. Khó khăn, thử thách là điều tất yếu Nhưng, như câu ngạn ngữ vẫn dạy: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” hay “Khổ học mới thành tài”. Nếu không có khó
khăn, trở ngại, chúng ta sẽ không biết cách tri ân cuộc sống. Đôi khi, tôi vẫn
thường tự nhủ bản thân rằng khổ đau luôn hiện hữu trong cuộc đời này nhằm giúp
chúng ta ý thức được rằng mình đang sống và mình vẫn còn cơ hội.
Các pháp hữu và học trò thân quý của
tôi, các bạn đừng chán nản hay tuyệt vọng.Chúng ta sẽ luôn đồng hành và là
thiện hữu tri thức của nhau trên hành trình khám phá tâm linh siêu việt này.
Chúng ta đã đồng hành trong vô lượng kiếp đời quá khứ, vì vậy, chúng ta sẽ tiếp
tục sát cánh bên nhau trên con đường cao quý này trong vô lượng kiếp vị lai.
Đã, đang và sẽ có những lúc đó là một hành trình khúc khuỷu, thăng trầm và đầy
khó nhọc. Cũng có những khi trời quang mây tạnh, chúng ta có thể băng băng vượt
sóng tiến lên. Cũng lại có cả những chặng đường tẻ nhạt và vô vị.Tựu chung, sẽ
là vô số vô số những trải nghiệm khác nhau trên con đường tìm cầu Giác Ngộ. Giờ
đã khuya, tôi muốn gửi tới các bạn lời “Tạm biệt và
chúc ngủ ngon!”
CUỘC ĐỜI QUÁ NGẮN
Con người ta sinh ra,
ai thoát khỏi: sinh, lão, bệnh, tử? Theo thuyết của nhà Phật, thì đó là
4 giai đoạn của cuộc đời mà người nào cũng phải trải qua. Sinh, Trụ, Hoại, Diệt
là định luật của tạo hóa, không có cách chi thay đổi được. Cây cối đâm chồi nảy
lộc vào muà xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa hè, lá héo vàng vào mùa thu, đến
mùa đông thì lá vàng rơi rụng, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm
sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ tiếp nối
nhau, không ngưng nghỉ.
Ðời người là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền não. Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường.. Vừa mới sinh ra cất tiếng khóc oa oa chào đời. Rồi lớn lên, bước vào đời với bao nhiều mộng đẹp. Thoắt một cái, mái tóc đã điểm sương, mắt đã mờ, lưng đã mỏi, 2 chân đã chậm chạp. Rồi cuối cùng, là hai tay buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại trên thế gian tất cả các thứ mà cả đời phải bôn ba vất vả mới làm ra được..
Ðời người như giấc
mộng. Người ngoại quốc cũng có câu: Life is too short. (cuộc đời quá ngắn) Thế mà, con người ta khi còn sức khỏe thì mải
mê kiếm tiền, lo củng cố địa vị, danh vọng, không có thì giờ để hưởng đời đúng
nghĩa. Cũng ít ai sửa soạn tâm tư để đón nhận những cái vô thường của tuổi
gìa,. Ðến khi mái tóc đã điểm sương, da đã nhăn, mắt đã mờ, chân đã chậm thì
mới giật mình, rồi buồn phiến, thất vọng, nuối tiếc. Khi đó, bao nhiêu tiền của
cũng trở thành vô dụng. Ăn uống thì phải kiêng thứ này, cữ thứ kia vì đường lên
cao, cholesterol lên cao. Ăn đồ cứng không được vì hàm răng cái rụng, cái lung
lay. Ði chơi xa thì không dám vì sức khỏe kém, đầu gối đau nhức. Nghe nhạc, xem
phim cũng không được vì tai đã nghễng ngãng, mắt đã kèm nhèm.
Người VN mình vốn cần
kiệm, chăm làm, chắt bóp để có của ăn của để. Làm việc thì liên miên quên cả
cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết. Làm thì nhiều, mà ít dám vui chơi huởng
thụ như người Âu Mỹ..Suốt đời cặm cụi, ăn nhịn để dành, mua cái nhà cái cửa để
một mai khi chết thì để lại cho con cháu. Sống như vậy quả là thiệt thòi. Người
xưa đã nói:
Một năm được mấy tháng xuân
Một
đời phỏng được mấy lần vinh hoa
Và:
Chẳng
ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
Bo
bo giữ lấy của trời làm chi
Bẩy
mươi chống gậy ra đi
Than
thân rằng thuở đương thì chẳng chơi
Con người có tham
vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo tìm kiếm những thứ
vô thường mà quên mất chữ "nhàn". Những thứ vô thường này là nguyên
nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến
bệnh tâm thần:
Ông
Cả ngồi trên sập vàng
Cả
ăn, cả mặc, lại càng cả lo
Ông
bếp ngồi cạnh đống tro
Ít
ăn, ít mặc, ít lo, ít làm
Hoặc
là:
Ðời
người sống mấy gang tay
Hơi
đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm
Hoặc là
Ăn
con cáy, đêm ngáy o..o
Còn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ.
Người xưa tuổi thọ kém, ngay tới vua chúa cũng chỉ sống
tới khỏang 50 tuổi. Tới 60 tuổi đã ăn mừng "lục tuần thượng thọ. Còn tới
70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy mới có câu: "nhân sinh thất thập cổ lai hy (tức là, người ta có mấy
ai mà sống được tới 70).
Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong
điều kiện vật chất vệ sinh, và thoải mái hơn. Những phát minh của ngành Y, Dược
đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh
nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống tới 80,
90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh
phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì
cần phải giữ cho thân tâm được an lạc.
Tâm thân an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay
của mình, chấp nhận những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui
vẻ với mọi người xung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm. Lớn tuổi thì không làm
ra tiền, nhưng cũng may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho
người gìà để có thể tự lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ gìà nên
mừng vì sang được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể
tiêu pha rộng rãi như bạn bè. Gìà thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm,
đừng nên than thân trách phận, cau có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà
còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những người xung quanh.
Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không
suy bì, thèm muốn, ganh ghét với những người xung quanh. Biết đủ thì đủ (Tri túc,
tiện túc). Người
ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng cho thêm (bonus) của
thượng đế. Vậy thì hãy nên vui vẻ,
tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng có được.
Ðời sống của mình vui
tươi hay buồn thảm là tùy thuộc vào thái độ của mình đối với cuộc SỐNG.
Đạo Hay Nhất
Thuở xưa có một ông
vua hiền đức, cai trị công bằng, dân chúng trong nước sống thanh bình. Một hôm,
dưới sự đề nghị của cận thần tả hữu, vua triệu tập tất cả trưởng lão tôn túc
của các tôn giáo trong nước. Khi tất cả có mặt đầy đủ, vua nói:
- Thưa các vị giáo
chủ, hôm nay ta mời các vị tới đây bàn luận vì ta muốn chọn một Ðạo trong các
Ðạo để tôn lên làm quốc giáo. Ta đặt niềm tin nơi các vị, với sự minh triết xin
các vị hội thảo bàn luận với nhau để tìm cho ta một Ðạo nào hay nhất, đáng được
hưởng ân phúc của hoàng gia. Ðạo nào cũng được miễn sao mọi người đều đồng ý
kính phục, không ai có thể bắt bẻ hay chối cãi.
Trải qua nhiều năm mà
vua vẫn chưa được trả lời, bởi vì ai cũng cho Ðạo của mình là hay nhất, nhưng
người khác lại không chịu. Cứ thế mà tranh luận giằng co từ năm này sang năm
khác. Rồi một hôm, có một hiền giả du phương ghé qua nước của nhà vua nọ. Sau
khi nghe chuyện nhà vua tìm một Ðạo hay nhất mà chưa ra, bèn đến xin yết kiến
nhà vua:
- Tâu bệ hạ, tôi có
thể chỉ cho bệ hạ một Ðạo hay nhất mà không ai có thể bắt bẻ hay chối cãi được.
Vua nghe qua rất đỗi
vui mừng vì hy vọng của mình sắp được toại nguyện sau bao năm dài trông đợi.
- Thật vậy sao! Xin
hiền giả hãy nói cho ta nghe ngay lập tức. Ta đã chờ giờ phút này quá lâu rồi!
- Xin bệ hạ kiên nhẫn
một chút. Tôi sẽ tiết lộ cho bệ hạ tên của Ðạo này ở một nơi thật yên tĩnh vắng
vẻ. Ðúng trưa mai xin hẹn bệ hạ ở bờ sông Hằng, chúng ta sẽ vượt sông qua bờ
bên kia và ở đó tôi sẽ nói cho bệ hạ biết tên của Ðạo này.
Sang ngày mai, đúng
hẹn, vua và vị hiền giả gặp nhau tại bờ sông Hằng. Vua ra lệnh cho một chiếc
thuyền đến gần để chở hai người sang bờ bên kia. Khi chiếc thuyền đến gần, vua
sửa soạn bước lên thì hiền giả chặn lại, nói rằng ông ta muốn khám xét lại
chiếc thuyền coi có tốt và bảo đảm không.
- Chiếc thuyền này
không được vì có một miếng ván bị nứt ở dưới đáy, nước có thể tràn vào. Hiền
giả thưa.
Vua lại gọi chiếc
thuyền khác đến. Sau khi khám xét, vị hiền giả tìm thấy vài miếng ván bên hông
thuyền hơi lỏng vì thiếu đinh. Nhà vua lại gọi một chiếc khác đến. Sau khi khám
xét kỹ càng, hiền giả lại từ chối vì lý do nước sơn của thuyền đã bị tróc.
Cứ như thế, vua gọi
hết chiếc thuyền này đến chiếc thuyền khác, chiếc nào hiền giả cũng moi ra được
khuyết điểm. Dần dần nhà vua mất kiên nhẫn, chiều đã qua, hoàng hôn sắp đến.
Sau cùng vua không nhịn được nữa:
- Thưa hiền giả! Từ
trưa tới bây giờ, ta đã gọi biết bao nhiêu chiếc thuyền, chiếc nào ngài cũng từ
chối hết. Xin hỏi ngài, thuyền tróc sơn một chút hoặc thiếu vài ba cái đinh thì
đã có sao? Nó vẫn có thể đưa mình qua sông được kia mà! Sao ngài lại để ý đến
những khuyết điểm nhỏ nhặt như vậy.
Lúc bấy giờ vị hiền
giả nhìn vua mỉm cười nói:
- Bệ hạ đã tự mình
nhận thấy rằng dù có vài ba khuyết điểm nhưng tất cả những chiếc thuyền kia đều
có thể đưa mình qua sông được. Cũng thế, tất cả Ðạo trong nước của bệ hạ đều
giống như những chiếc thuyền kia. Ðạo nào cũng có thể đưa bệ hạ đến sự thể nhập
với Thượng đế. Ði tìm khuyết điểm của nhiều Ðạo khác nhau là một điều vô ích,
thiếu sáng suốt. Bệ hạ hãy trở về lo việc triều đình, tiếp tục lấy đức trị dân
và hãy bình đẳng kính trọng các Ðạo giáo xem Ðạo nào cũng như Ðạo của chính
mình vậy.
CÂU CHUYỆN VỀ HAI VỊ THIỀN SƯ
Có một vị thiền sư trú
trong túp lều tranh ở trên núi, một buổi tối khi đi thiền hành trở về, nhìn
thấy một tên trộm đang chiếu cố túp lều tranh của mình nhưng tìm không được vật
gì cả. Ngài bèn cởi chiếc áo ngoài đang mặc trên người và đứng ngoài cửa đợi
tên trộm ra, vì ngài sợ làm kinh động tên trộm.
Tên trộm vừa quay ra
thì gặp thiền sư, trong lúc tên trộm hốt hoảng vị thiền sư liền nói: “Anh bạn!
đường sá xa xôi vất vả lên núi thăm tôi, tôi không đành lòng để anh về tay
không, đêm khuya rồi, khoác chiếc áo này mà về cho đỡ lạnh. Nói xong ngài cầm
chiếc áo khoác lên thân tên trộm. Tên trộm xấu hổ, cúi đầu rồi chạy thẳng xuống
núi không dám nhìn lại.
Thiền sư nhìn dáng tên
trộm khuất dần trong núi rừng mờ mịt, không ngừng thương cảm nói: “ rất đáng
thương, tôi muốn tặng cho anh cả vầng trăng để chiếu sáng con đường cho anh
xuống núi.
Vài hôm sau, khi thiền
sư đang mở to đôi mắt nhìn ánh bình minh xuất hiện, thì nhìn thấy chiếc áo mà
ngài khoác lên thân tên trộm mấy hôm trước đó được xếp rất ngay ngắn đặt trước
cổng, thiền sư vui vẻ nói : “ Cuối cùng thì ta cũng đã tặng anh ta cả vầng
trăng sáng rồi”.
Lại có câu chuyện khác
cũng tương tự. Trong thiền viện của thiền sư Tiên Nhai, có một vị học tăng rất
ham chơi, vị này không chịu nổi cái cảnh vắng lặng yên bình của chốn thiền môn.
Vào những buổi tối vị tăng sinh này thường ra vách tường sau chùa, đặt một cái
ghế để leo qua tường ra bên ngoài chơi.
Sau khi thiền sư biết
được, ngài không nói với ai. Một lần, vị tăng sinh này trèo tường trốn đi chơi,
ngài đi theo phía sau và đem chiếc ghế để qua một bên rồi ngồi vào chỗ đó đợi
vị học tăng trở về. Đêm khuya vắng vẻ, vị học tăng trở về, không biết chiếc ghế
đã bị di chuyển nên vẫn leo qua vách tường và thò chân xuống ghế như mọi khi để
vào chùa, nhưng khi vừa đặt chân xuống thì cảm thấy chiếc ghế dưới chân mình
sao mềm mại là lạ, cúi xuống nhìn thì hoá ra mình đang đứng trên vai vị thiền
sư thầy mình. Lập tức
vị học tăng hồn bay phách tán quỳ xuống nói không ra lời. Thiền sư liền đỡ vị
học tăng đứng lên và nhẹ nhàng nói : “Đêm khuya sương nhiều, cẩn thận chứ
ướt lạnh hãy nhanh vào phòng nghỉ ngơi."
Sau khi về phòng vị
tăng sinh cứ phập phồng lo sợ không yên, trắng đêm không ngủ, lo sợ thiền sư sẽ
trách phạt mình trước mặt đại chúng. Nhưng sự việc thì ngược lại, cứ ngày ngày
trôi qua, thiền sư không nhắc đến chuyện, cũng không nói cho ai biết. Vị tăng trẻ tự trong lòng
cảm thấy rất hổ thẹn vô cùng, từ đó về sau không dám trốn ra ngoài chơi mà
quyết chí tu học, cuối cùng trở thành một vị tăng nổi tiếng đương thời.
Nếu bạn là thiền sư bạn sẽ
xử lý thế nào với hai sự việc như thế? Tôi nghĩ, trong câu chuyện thứ nhất. Những người bình thường
thì sẽ cùng tên trộm vật lộn hoặc sẽ la lớn lên “Trộm, trộm…”. Câu chuyện thứ
hai, đối những với người bình thường thì sẽ đem lỗi của vị học tăng nói trước
mặt mọi người, sau đó sẽ có hình thức trách mắng quở phạt riêng cho vị ấy.
Nếu làm như vậy kết quả sẽ
như thế nào nhỉ? Tôi nghĩ có thể xảy ra
hậu quả thế này, câu chuyện thứ nhất: Tên trộm sẽ đánh bị thương hoặc giết chết
vị thiền sư hoặc có thể vị thiền sư đánh tên trộm bị thương và tên trộm sẽ trở
lại trả thù thiền sư vào một ngày gần đó. Câu chuyện thứ hai, sau khi vị học
tăng bị quở phạt trước mọi người sẽ cảm thấy rất xấu hổ với bạn bè, trong lòng
buồn phiền thối chí tu học cuối cùng trở thành con người bình thường, và có thể
từ bỏ lối sống thiền môn.
Hai vị thiền sư này xử
sự không giống những người bình thường như chúng ta, mà lấy sự khoan dung đại
trí, đại bi để thay đổi một tên lãng tử thành vị danh tăng. Con người không
phải là thánh nhân nên tất nhiên có những sai trái, đối với những người phạm
lỗi chúng ta nên có thái độ rộng lượng khoan dung. Im lặng mà hơn cả to tiếng
trách móc đây là phương pháp giáo dục tốt nhất. Khoan dung là một phẩm chất đạo
đức tốt, khoan hồng tha thứ lỗi cho người giống như ngọn gió mùa xuân mang mưa
xuân đến thấm nhuần cây cỏ làm vạn vật thêm xanh tươi. Khoan dung còn hơn cả
vàng, khoan dung là một phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người chúng ta.
(Tác giả Văn Đan, Như
Nguyện dịch)
Cốt Tủy Của Đạo Phật
TK Thích-Chân-Tuệ
- Đạo Phật có dạy rằng:
1. Con người có 2 phần
(ngũ uẩn):
Ngoài xác thân tứ đại
phàm tục (sắc), còn có phần tâm linh (thọ, tưởng, hành, thức).
Phần xác thân (tứ đại)
khi hết phước (tận số) thì chết đi, đem chôn, hay thiêu - không ai đem xác thối
lên trời!
Con người không cần
bận tâm đến cái xác chết, của mình hay của thân nhân, không nên phiền não với
mấy cái hủ tro từ nhà quàn - chưa chắc là tro thiệt từ thân xác của thân nhân
quá vãng. Quan trọng mấy cái vật chất đó, chỉ làm khổ người thân còn sống, phải
đem xác chôn chỗ này, đem tro rãi chỗ kia. Đó chảng qua do tập quán, tín ngưỡng
lâu đời của thế gian, và cũng chính do bản ngã (EGO) của của con người, làm khổ
con người mà thôi. Cho nên, đạo Phật chủ trương “Vô Ngã, Vị Tha”. Thầy sẽ giải
thích thêm khi đủ thiện duyên qua đề tài: Ngũ Táng (Địa táng, Điểu Táng, Hỏa
Táng, Thủy Táng, và Thạch Táng). Tốt nhất là hiến xác cho khoa học sau khi
chết, hợp tình hợp lý, hợp tâm nguyện vô ngã vị tha, có lợi ích đôi phần. Người
chết thực hành hạnh bố thí (nội tài). Người sống hưởng thành quả khoa học,
thuốc men, giải phẩu qua ngành y dược. Đừng nghe mấy vị sư Tàu (tào lao) tuyên
truyền tâm ích kỷ rằng, hiến xác thì không được vãng sanh? Kinh điển nào dạy
như vậy, ngoài mấy vị sư tào lao hiện nay?
2. Tâm Linh lại có 2
phần: thật và giả.
2.1. Phần tâm giả là
tâm tham lam, giận dữ, ngu si, mà con người thường sống hàng ngày.
Phần tâm giả này khi
có khi không, khi sanh khi diệt, khi khởi lên khi biến mất. Cho nên con người
thay đổi tâm tính thường xuyên (vô thường) khi đắc thế khi thất bại (lợi/suy),
khi thương khi ghét, khi thích khi chê, khi tán dương khi chửi bới (xưng/ cơ
hay hủy/ dự), khi vui khi buồn (khổ/lạc).
Phần tâm giả (vọng
tâm) này lẫy lừng, mạnh mẽ vô cùng, chính là động cơ (nghiệp lực) dẫn dắt con
người sống đời khổ đau, luân hồi kiếp này đến kiếp sau, và muôn kiếp sau nữa.
2.2. Bởi thế cho nên,
cốt tủy của đạo Phật là phải tìm cho ra (giác ngộ) phần tâm thật (chân tâm).
Những hình thức cúng
kiến, cầu an cầu siêu, các nghi lễ rườm rà trai đàn bạt độ, trong khắp các
chùa, chỉ là hình thức của một tôn giáo để mọi người tìm đến, cần thiết nhưng
không thật, giả đó.
Tham dự xong rồi, con
người thông minh phải phát tâm học đạo như ĐH Lệ Hằng hiện nay.
Khi tâm con người
không còn vọng động, không còn lăng xăng lộn xộn, không còn mong điều này,
không còn muốn điều
kia, thì chân tâm (tâm thật) hiển lộ. Khi chân tâm hiển lộ, đời sống con người
bớt phiền não khổ đau.
nhưng khi hết sóng to
gió lớn, thì mặt biển trở nên thanh bình, phẳng lặng,
có thể trông xa, thấy
rộng bốn phương, đến tận chân trời góc biển.
Các tôn tượng của chư
Phật đều có con mắt thứ ba, nằm giữa 2 con mắt thường, thường tượng trưng bằng
chấm đỏ, hay viên ngọc quí. Con mắt thứ ba này gọi là con mắt thông minh trí
tuệ (tuệ nhãn). Tuệ nhãn chỉ có được khi tâm con người không còn vọng động,
không còn những chuyện tham sân si, không còn loạn động với cảnh trần hàng
ngày, duy nhất, tâm chỉ còn trạng thái phẳng lặng, tịch tịnh, gọi là nhất tâm
bất động, hay nhất tâm bất loạn.
Tùy theo tâm con người
dẹp được, bớt được bao nhiêu tham sân si vọng tâm, thì trí sáng chân tâm (hay
tuệ nhãn) hiển lộ bấy nhiêu. Ví như mây đen (vọng tâm, phiền não) tan biến bao
nhiêu, thì mặt trời (tuệ nhãn hay chân tâm) hiển lộ ánh sáng bấy nhiêu. Tất cả
đều do công phu tu tập của mỗi cá nhân, theo từng thời gian ngắn hay dài, mau
hay lâu.
Cho đến khi vọng tâm
hoàn toàn biến mất, chân tâm hoàn toàn hiển lộ, thì con người hoàn toàn giác
ngộ và giải thoát, không còn sanh tử luân hồi, gọi là đắc đạo. Đây chính là cốt
tủy của đạo Phật.
Muốn thành công, đạt
được mục tiêu nầy (đáo bỉ ngạn) con người phải nổ lực hàng ngày, không phải dễ
dàng trong vài tháng, hay vài năm, nhưng cũng không phải không ai đạt được đâu.
Trong lịch sử các nước, nhiều vị chân tu thực học đạt được cảnh giới này, không
phân biệt tại gia hay xuất gia, không cần phải tu ở trong chùa, không phải là
đệ tử của vị nầy hay của môn phái nọ. Nhưng các vị không ai nói ra, các vị chỉ
tu hành và dẫn dắt người hữu duyên tu hành. Người nào nói rằng họ đạt được như
vậy, như vậy, nhờ pháp này hay pháp kia, toàn là những người muốn tự tôn làm
lãnh tụ, muốn tự đánh bóng để được tôn sùng, gạt gẫm mọi người, không ngoài mục
đích danh và lợi mà thôi.
Những chuyện vu vơ
khác, xin miễn bàn để khỏi bị loạn tâm trong thế giới đảo điên xưa nay
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca
Mưu Ni Phật.
VP.PHTQ.CANADA
Trong các buổi lễ, Chư Tôn Đức cầu nguyện gì?
Trong các buổi lễ, Chư Phật Tử cầu nguyện gì?
Nghi
lễ có tác dụng rất lớn đối với các tôn giáo. Phật giáo dù không coi trọng,
nhưng nghi lễ vẫn chi phối phần lớn các sinh hoạt Phật sự, đôi khi còn là hoạt
động chính của một ngôi chùa, để đáp ứng nhu cầu của quần chúng và nhu cầu
hoằng pháp.
Đối
với cá nhân, khi lâm vào hoàn cảnh bức bách, khổ đau, bất trắc, bất như ý, con
người thường cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, tìm sự bình yên trong tâm hồn qua
cầu nguyện.
Lời
cầu nguyện này chỉ giúp tâm trí được bình yên tạm thời. Nếu con người có học
hiểu giáo lý của đạo Phật, thâm hiểu luật nhân quả, biết rằng: mọi chuyện gì
xảy đến cho mình, đều do chính mình đã tạo nghiệp nhân trước đây, giờ phải nhận
nghiệp quả, nghiệp báo (gọi chung là quả báo).
Việc
may mắn đến, mình biết ngay rằng: đó là phước báo, do việc thiện lành
chính mình đã làm.
Việc
không may xảy đến, mình biết ngay rằng: đó là quả báo, do việc bất
thiện chính mình đã làm.
Theo
chánh pháp, nên biết rằng: chỉ có phước báo mới làm giảm bớt hay
tiêu trừ quả báo mà thôi!
Cầu
nguyện cho tai qua nạn khỏi, mà không tu nhân tích phước, không tu tâm dưỡng
tánh, không dừng các nghiệp bất thiện, phỏng có được gì ?
Thí
dụ chúng ta lỡ mượn nợ tiêu xài rồi (tạo nghiệp), bây giờ phải đền trả (gặp xui
xẻo), chỉ có cách lấy tiền tiết kiệm (phước báo). Không có tiền tiết kiệm thì
phải cầu nguyện trúng số để trả nợ chăng ?!
Người
có phước báo nhiều, dù gặp tai nạn lớn lao như rớt máy bay, động đất, vẫn sống
sót, gọi là số may mắn quá. Người có phước báo ít hơn, phải chịu thương tích
hay xây xát chút đỉnh, gọi là còn hên quá. Người không có phước báo thì
lãnh đủ quả báo.
Thời
đức Phật còn tại thế, khi chư vị thánh tăng phải đền trả các nghiệp báo cuối
cùng, đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú, như sau:
Dù
lánh lên non núi,
xuống
biển hay vào hang
khi
nghiệp báo đã mang
không
ai tránh thoát khỏi.
Theo
quan niệm Phật giáo, cầu nguyện không phải là van xin đức Phật,
Bồ tát, thần thánh, hay năng lực linh thiêng huyền bí nào cả.
Cầu nguyện là tập
trung tâm trí, nhất tâm chuyển đổi vọng niệm mê lầm, xấu ác trở nên thanh
tịnh.
Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.
Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp quán chiếu, nhìn lại con người thật của mình, quan sát
tâm tình, trừ khử tà kiến mê tín, khát vọng phàm tình, ích kỷ nhỏ nhen, ỷ
lại yếu đuối.
Nếu
hiểu chính xác ý nghĩa cầu nguyện thì cầu nguyện là một phương pháp
tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định, quán chiếu tự tâm.
- Cầu
nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vị
tha, đúng chánh pháp, trưởng dưỡng từ bi & trí tuệ.
- Cầu
nguyện cho mình, gia đình mình, đoàn thể mình, tôn giáo mình là lời cầu
nguyện vị kỷ, phi chánh pháp, không từ bi & trí tuệ.
-
Nếu ai cầu cũng được như ý, thế giới sẽ loạn, nhân sanh đảo điên. Không làm
việc cầu giàu có. Không tu hành cầu vãng sanh. Không học hành cầu đỗ đạt. Các
bên thù nghịch cầu nguyện đối phương biến mất. Trái đất chỉ còn thú vật, đất
đá, cây cỏ! Thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp là như vậy đó!
-
Trong chiến tranh thế giới 1 và 2, hai phe lâm chiến đều làm lễ cầu nguyện long
trọng, xin Thượng đế giúp phe mình chiến thắng đối phương. Thượng đế bèn nghe
theo lời cầu nguyện này, nên hai phe đều tả tơi thê thảm. Đó là thảm họa
của sự cầu nguyện phi chánh pháp!
-
Đạo Phật trải qua nhiều năm tháng truyền bá xuyên qua nhiều quốc độ, nên mang
cái vỏ mê tín của tôn giáo, và lập ra nhiều nghi thức, lễ hội, để tiếp cận với
quảng đại quần chúng đang sống trong vô minh. Giáo lý đạo Phật rất
siêu việt, nhiệm mầu khi áp dụng trong đời sống, không buộc ai phải thờ lạy,
cúng kiến đức Phật với tâm cầu khẩn van xin, vòi vĩnh như đứa bé thơ.
Trái
lại, đức Phật dạy: Tôn thờ Như Lai mà không hiểu Như Lai, chính là phỉ
báng Như Lai vậy.
-
Ngày nay, người theo đạo Phật, tu sĩ cũng như cư sĩ, nhân danh phát huy tín tâm
của Phật tử, bày ra đủ thứ nghi lễ rườm rà, phức tạp, tạo vẻ linh thiêng huyền
bí, giải thích hiện tượng thiên nhiên phi chánh pháp, đem kinh sách chữ nghĩa
hù dọa những người ít hiểu biết, không thuyết giảng chánh pháp, lại tuyên
truyền tà pháp. Chẳng hạn như: người ngồi xe lăn, chỉ nhờ tín tâm với tượng
Phật ngọc mà phục hồi, đi đứng bình thường!
-
Tóm lại, người Phật tử dù tại gia hay xuất gia, có chút phước báu, có chút trí
tuệ, ngoài tín tâm ban đầu qua các hình thức lễ hội, sinh hoạt Phật giáo, nên
phát tâm tìm hiểu cốt tủy của lời Phật dạy, hướng tín tâm đến chỗ chánh
tín. Không nên tiếp tục để các tà sư - mang hình tướng xuất gia hay tại
gia - hướng dẫn tín tâm ban đầu đến chỗ mê tín.
Từ
mê tín đến cuồng tín, chỉ cách một sợi tơ !
Mong
lắm thay ! ! !
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ
Nhiệm PHTQ.CANADA
VAN LẠY VÀ CẦU XIN
Đức Phật không phải là
thần linh. Ngài không ban phước giáng họa cho ai cả. Ngài là bậc Đạo Sư tìm
thấy và chỉ dạy chúng sanh con đường tu giải thoát khỏi cảnh khổ của lục đạo
luân hồi. Các vị Tăng Ni tu đang theo Phật cũng không phải là thần, hay thánh.
Các vị Tăng Ni không có năng lực nào để cầu xin cho người chết vãng sanh cực
lạc theo kiểu cách lễ trai đàn bạt mạng giải oan của các tà sư trong
chùa. Tại sao? Bởi vì các tà sư còn
chưa chắc được vãng sanh kia mà. Chúng ta là người tu
theo Phật phải có nhận thức sáng suốt biết rõ con đường đúng sai, chứ không
phải ai nói gì cũng nghe, ai bày vẽ gì cũng nhắm mắt tin theo!!!
Trước Tam bảo, người ta lạy lục cầu xin: xin tai qua nạn khỏi, xin giàu sang phú quý, xin tiền tài, xin địa vị. Họ mang theo rất nhiều lễ vật, xì xụp khấn vái, cầu xin. Họ đem tiền thật mua tiền giả (vàng mã) dâng cúng thánh thần, họ cầu xin thật nhiều tiền thật trở lại. Họ đem dâng cúng một vài trái cây, cầu xin sống thọ. Khắp nơi trong khuôn viên chùa chỗ nào cũng thấy cắm nhang đèn, tiền lẻ rải khắp nơi; lò hóa vàng giả rừng rực cháy mang theo muôn vàn lãng phí. Cảnh chen chúc, giẫm đạp nhau ở cửa thiền để được làm lễ cầu an, cầu siêu, cúng sao giải hạn trong dịp đầu năm không thể chấp nhận được. Tại sao? Cầu an chưa thấy được bình an, đã phải nhập viện vì thương tích do chen lấn, tranh giành giẫm đạp nhau.
Trước Tam bảo, người ta lạy lục cầu xin: xin tai qua nạn khỏi, xin giàu sang phú quý, xin tiền tài, xin địa vị. Họ mang theo rất nhiều lễ vật, xì xụp khấn vái, cầu xin. Họ đem tiền thật mua tiền giả (vàng mã) dâng cúng thánh thần, họ cầu xin thật nhiều tiền thật trở lại. Họ đem dâng cúng một vài trái cây, cầu xin sống thọ. Khắp nơi trong khuôn viên chùa chỗ nào cũng thấy cắm nhang đèn, tiền lẻ rải khắp nơi; lò hóa vàng giả rừng rực cháy mang theo muôn vàn lãng phí. Cảnh chen chúc, giẫm đạp nhau ở cửa thiền để được làm lễ cầu an, cầu siêu, cúng sao giải hạn trong dịp đầu năm không thể chấp nhận được. Tại sao? Cầu an chưa thấy được bình an, đã phải nhập viện vì thương tích do chen lấn, tranh giành giẫm đạp nhau.
Trong tình hình đó,
đáng lẽ hàng ngũ Tăng Ni ở các ngôi chùa cần phải hướng dẫn, chấn chỉnh
lại nhận thức sai lệch của người dân, của Phật tử. Tuy nhiên, với lý luận phục
vụ nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng mà nhiều ngôi chùa, nhiều nhà sư lại dễ
dãi chấp nhận việc người dân, người Phật tử đến chùa chỉ để cầu khẩn van xin
phi chánh pháp. Hình ảnh một số nhà sư cúng sao giải hạn, gieo quẻ âm dương,
chọn ngày lành tháng tốt, đã và đang dẫn dắt một số khá đông Phật tử dần dần
mang đậm màu sắc mê tín, tà pháp, lạc vào tà đạo, nhưng cứ ngỡ rằng mình đi
chùa như thế là tốt, được tiếng khen thuần thành, tu giỏi.
Để trả lại sự trang
nghiêm thanh tịnh cho chùa chiền, giúp chúng sinh nhận thức rõ về giáo lý và lời dạy của Đức
Phật, chùa chiền nên truyền bá phương pháp tu tâm thanh tịnh và tìm được an lạc
ngay trong cuộc sống hiện tại.
Các bậc chân tu nhận
sự cúng dường của bá tánh không phải để tranh danh đoạt lợi, mà dành nhiều thời gian nghiên cứu kinh điển,
hiểu rõ lời kinh, tâm từ bi thương xót, giảng dạy Phật tử có căn bản về nhận
thức đạo Phật là đạo trí tuệ, đi đúng chánh đạo.
Tu theo Phật là tự lực, nổ lực, cố gắng để đạt được sự sáng suốt, giác ngộ giải thoát, từ bi trí tuệ.
Trước hết là chuyển đổi nhận thức đầy mê tín đến cuồng tín do tham sân si của phần đông Phật tử không có giáo lý căn bản, cần nhất là hàng ngũ Tăng Ni tại các chùa chiền hay tự viện.
Xã hội trong và ngoài nước nhận biết đạo Phật thông qua các hoạt động của hàng ngũ Tăng Ni, Phật tử, sự hiểu sai lầm về đạo Phật đầy mê tín thần quyền trong xã hội văn minh hiện đại ngày nay thật vô cùng tai hại. Cuộc sống thường ngày của Tăng Ni và Phật tử là tấm gương phản chiếu tư tưởng Phật giáo trực tiếp đến cộng đồng và xã hội ngày nay trong và ngoài nước.
Nếu chúng ta tự nhận là người đang tu theo Phật, đều phải đau lòng và có trách nhiệm đánh lên tiếng chuông thức tỉnh những người đang ngụp lặn trôi theo dòng sông mê!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Tu theo Phật là tự lực, nổ lực, cố gắng để đạt được sự sáng suốt, giác ngộ giải thoát, từ bi trí tuệ.
Trước hết là chuyển đổi nhận thức đầy mê tín đến cuồng tín do tham sân si của phần đông Phật tử không có giáo lý căn bản, cần nhất là hàng ngũ Tăng Ni tại các chùa chiền hay tự viện.
Xã hội trong và ngoài nước nhận biết đạo Phật thông qua các hoạt động của hàng ngũ Tăng Ni, Phật tử, sự hiểu sai lầm về đạo Phật đầy mê tín thần quyền trong xã hội văn minh hiện đại ngày nay thật vô cùng tai hại. Cuộc sống thường ngày của Tăng Ni và Phật tử là tấm gương phản chiếu tư tưởng Phật giáo trực tiếp đến cộng đồng và xã hội ngày nay trong và ngoài nước.
Nếu chúng ta tự nhận là người đang tu theo Phật, đều phải đau lòng và có trách nhiệm đánh lên tiếng chuông thức tỉnh những người đang ngụp lặn trôi theo dòng sông mê!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Ban Biên-Tập Phật-Học
Tịnh-Quang Canada
Có câu chuyện của hai con chim như sau: Một hôm con chim cú vọ sửa soạn dọn tổ sang nơi khác. Con chim
bồ câu thấy vậy bèn hỏi thăm: Chẳng hay chị dọn tổ đi đâu vậy? Con chim cú vọ
trả lời rằng: Con người nơi đây ác ôn quá đi, cứ hễ thấy tôi nơi đâu, họ liền
lấy đá ném, lấy cây đánh. Tôi không chịu nổi, định dọn qua phương tây, hy
vọng bên đó dân chúng hiền lành hơn. Con chim bồ câu bèn nói: Ở chỗ hàng
xóm thân tình, tôi nói thiệt chị nghe, chị đừng giận tôi nhé. Nếu chị không chịu sửa tiếng kêu ghê rợn khó
nghe của chị, thì dù dọn đi đến đâu, chị cũng bị bạc đãi mà thôi.
Bởi
vậy chúng ta mới biết giọng nói, tiếng cười có khi gây được cảm tình tốt đẹp,
cũng có khi gây nên ác cảm, oán thù giữa con người với nhau. Chỉ cần lỡ
một lời nói có khi hư hỏng việc lớn. Chỉ cần lỡ một lời có khi bị vạ lây,
thậm chí bị tù tội, chỉ vì người nghe không vừa tai, cho nên đi tố cáo!
Điều này cũng tùy người, tùy lúc và tùy cảm giác của người nghe nữa. Sách
có câu: "Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", chính là nghĩa
đó vậy.
CHUYỆN VUI ĐỜI VÀ ĐẠO
HỎI ĐẠO
-
Sư tỷ à! Tiểu muội hỏi đạo nha!
Tại sao con người ai
cũng phải già, rồi cũng phải chết vậy.
-
Vô thường!
-
Nhưng mà Tiểu muội thì lại không muốn già, cũng không muốn chết.
-
Vô ngã!
-
Cái gì là “vô thường rồi vô ngã” Tiểu muội không hiểu gì hết?
-
Vô minh!
-
Tiểu muội giận à nghen! Thôi không học, không hỏi cũng không muốn tu nữa!!!
-
Vô duyên!
-
Hả?!!
-
Ý của Sư tỷ là, cái gì Tiểu muội cũng không muốn, thì vô duyên với đạo đó mà.
----------------------------------------------------------------
CHỮ
DUYÊN TRONG ĐẠO PHẬT
NGƯỜI
PHƯƠNG TÂY VỚI ĐẠO PHẬT
MƯỜI
NGHIỆP LÀNH
CHÁNH
NIỆM CHÂN NHƯ
LUẬN
BÀN RANH GIỚI GIỮA MÊ VÀ NGỘ
KHÓ
THAY ĐƯỢC LÀM NGƯỜI