ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT.
TỰ TÁNH TAM BẢO - VIÊN NGỌC MINH CHÂU
TỰ TÁNH TAM BẢO - VIÊN NGỌC MINH CHÂU
TKN
Thích Nữ Chân Liễu
5.10.2011
Các vị Tổ khi xưa tu đắc đạo nhưng thân còn tại
thế. Vì muốn hóa độ dễ dàng hơn, các Ngài thường vẽ ra hình tượng các vị Bồ
Tát, để diễn tả các pháp tu, để khuyên dạy và giáo hóa chúng sanh. Người thế
gian nếu chấp những hình tượng Bồ Tát đều là linh tượng, thánh tượng theo thần
quyền, có thể ban phước giáng họa, cầu nguyện van xin, thì không lợi ích gì cho
con đường tu tập bản thân. Chẳng những vậy, điều cố chấp này còn làm cho con
người yếu hèn, sanh tâm ỷ lại, thêm tâm ích kỷ, ham muốn lợi riêng cho bản thân
mình, gia đình mình. Rồi từ đó, con người sống cuộc đời với tâm tranh chấp hơn
thua, đấu tranh và đau khổ triền miên.
Khi vô thường đến cướp mất người thân yêu, hay
là chính bản thân đứng trước cửa tử, lúc bấy giờ tâm con người bất an, đau đớn,
hoảng loạn, kêu cứu, giờ phút đó không biết rơi vào cảnh giới xấu tốt nào, địa
ngục hay thiên đàng, Phật ở đâu, Bồ Tát ở đâu, sao không thấy? Làm sao giữ được
bình tĩnh để ra đi an lành trong giờ phút đó? Câu hỏi này chúng ta cần phải tìm
cho được giải đáp ngay bây giờ, trong lúc thần thức còn sáng suốt, tâm trí còn ổn
định. Sanh tử sự đại. Đó mới là sự cần thiết quan trọng bậc nhất.
Trong các chùa chiền, tự viện, tu viện, tôn tượng
trang nghiêm được an trí bên cạnh Đức Phật Bổn Sư Thích Ca, vị Bồ Tát thân đắp
cà sa, hình tướng một vị tăng xuất thế, tay phải cầm tích trượng, tay trái nâng
viên ngọc minh châu tỏa sáng. Đó là hình ảnh tôn tượng đại bi, đại nguyện, đại
thánh, đại từ, bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát. Ngài phát đại nguyện: Địa ngục vị
không, thệ bất thành Phật. Tâm nguyện Bồ Tát không muốn an hưởng Niết
Bàn khi thấy chúng sanh còn quá nhiều đau khổ.
Địa: sâu dầy, chắc
cứng, kiên cố, sâu kín, tối tăm.
Tạng: chứa đầy đủ,
không hạn định, không đo lường.
Trong đạo Phật, Địa Tạng hàm ý đại địa bao la,
tượng trưng cho tạng thức và căn tánh con người có thể dung chứa tất cả thiện
ác, tốt xấu, có chân thật, có giả dối. Tâm con người có địa ngục và tâm con người
cũng có niết bàn.
*
HÌNH
TƯỚNG TRANG NGHIÊM VỊ TĂNG XUẤT THẾ
(TỰ
TÁNH TĂNG BẢO - THANH TỊNH)
Tinh thần mạnh mẽ vô úy, lý tưởng vị
tha của một vị hình tướng xuất gia, luôn dấn thân để cứu độ chúng sanh đang chịu
khổ cảnh địa ngục kinh hoàng bởi vô minh. Hình ảnh thân đắp cà sa, gương mặt
đôn hậu từ ái, lòng đại từ đại bi cao cả, là tấm gương sáng cho tất cả chúng
sanh, tượng trưng cho “Tăng Bảo”, một trong ba ngôi tam bảo quí hiếm. Tăng bảo
là người tu xuất gia, là kho chứa châu báu diệu pháp, mồi ngọn đuốc từ bi trí tuệ
nơi Đức Thế Tôn, đem lợi lạc cho chúng sinh, mở sáng trí tuệ cho người tu học
Phật.
Mặc dù sống trong nhà phiền não,
nhưng người xuất thế tục gia được người đời tin tưởng, là bậc thầy chỉ đường vượt
qua rừng u minh tăm tối. Tâm từ bi độ lượng bao dung của người tu, như thửa ruộng
hạnh phúc an vui cho cuộc đời. Những lời
thuyết pháp của Tăng bảo có sức mãnh liệt phá tan những vọng tâm, vọng tưởng
sâu kín tận trong tâm thức của những người đang mê ngủ với thú vui tạm bợ, làm
cho họ thức tỉnh.
Thân đắp cà sa có ý nghĩa kham nhẫn,
sống đời phạm hạnh thanh tịnh và còn là sức mạnh của giới pháp, ngăn ngừa những
tội lỗi của ác pháp. Chiếc áo cà sa che chở cho người tu trong cuộc sống xã hội
đầy tham vọng, sân hận và si mê. Người xuất thế tục gia có nghị lực mạnh mẽ
phát triển các thiện pháp, tự giải thoát cho bản thân, phát tâm hạnh Bồ Tát vì
người, không phải chuyện dễ dàng ai cũng làm được.
Trong 37 phẩm trợ đạo dạy người tu
cần phải có sức mạnh của Ngũ Căn (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ), gọi là “Ngũ Lực”
gồm có:
1. Tín Lực: Sức
mạnh của sự tin tưởng vào chánh pháp không thối chuyển.
2. Tấn Lực:
Sức mạnh của sự tinh tấn, quyết tâm thành
tựu phạm hạnh trên
đường tu.
3. Niệm Lực:Sức
mạnh của tâm niệm, luôn ghi nhớ xa rời điều ác, giữ giới
trong sạch.
4. Định Lực: Sức mạnh của sự quán sát tâm và tập trung vào
thiền định, an
nhiên tự tại.
5. Tuệ Lực: Sức
mạnh của sự sáng suốt, trí tuệ mạnh mẽ đi đến bờ giác ngộ.
Tu là ở nơi nội tâm có chánh tín
sáng suốt và tư duy thanh tịnh, không phải ở hình tướng bên ngoài. Con người dù
thân còn tại gia nhưng tâm xuất gia đều có thể thực hành “Ngũ Lực” mạnh mẽ và
phát hạnh nguyện Bồ Tát như người xuất gia đắp y giải thoát vậy.
Tu là noi theo hạnh nguyện Bồ Tát Địa Tạng, thấy
được trong tâm địa con người có nghiệp lành, có nghiệp dữ, có tốt có xấu, có địa
ngục, có niết bàn và có tự tâm tự tánh “Tăng Bảo” thanh tịnh. Từ đó có thể tự
tu, tự giác ngộ giải thoát cho chính bản thân và mọi người hữu duyên, như hạnh
nguyện của người xuất gia đắp y giải thoát vậy.
Người biết cách tu, phải tự lực, tự giác ngộ, tự
chuyển đổi tâm địa của chính bản thân, đến khi hoàn toàn không một tạp niệm nào
sinh khởi nữa, tức là địa ngục đã trống không, lúc đó được giải thoát.
Đó chính là Tự Tánh “Tăng Bảo” thanh tịnh, mà ai ai cũng có.
*
TÍCH
TRƯỢNG PHÁ CỬA ĐỊA NGỤC: CHÁNH PHÁP
(TỰ
TÁNH PHÁP BẢO - CHÂN CHÁNH)
Địa ngục không nhất thiết khi con người chết đi mới thấy, địa ngục
ở ngay cõi đời ngũ trược ác thế. Địa ngục sanh ly tử biệt, địa ngục tù giam cấm
cố tra tấn, địa ngục bịnh hoạn, đau đớn, rên xiết. Thật là quá nhiều địa ngục ngay
trước mắt, con người phải chịu đền trả quả báo gây tạo ra nhiều đời nhiều kiếp
trong lục đạo luân hồi.
Bồ Tát Địa Tạng tay cầm Tích Trượng biểu dương
sức mạnh của Chánh
Pháp. Năng lực của Tích Trượng hay Thiền Trượng là tâm đại từ đại bi
của Bồ Tát, dùng chánh pháp chuyển hóa tâm địa con người đầy tham lam, hận thù,
đố kỵ, si mê mù quáng có thể thức tỉnh kịp thời. Như những cánh hoa sen nở thơm
tho thanh khiết, kết tụ của sự giác ngộ giải thoát, hoa sen đều từ gốc bùn tanh.
Mục đích của người tu là phải có chánh pháp, hiểu tận tường thấu đáo, thực hành
đúng theo lời Phật dạy. Chánh pháp chính là hiệu quả của “Tích Trượng phá cửa địa ngục”,
là gậy vàng đập tan gông cùm xiềng xích trói buộc của địa ngục phiền não đau khổ.
Xuất gia hay tại gia đều có thể tự tu theo pháp
“lục độ ba la mật”, trang nghiêm thân tướng với bố thí, trì giới, kham nhẫn,
tinh tấn, thiền định và trí tuệ, để đạt tự tánh “Pháp Bảo” chân chánh. Từ đó
phát sanh trí tuệ, phá vỡ cửa địa ngục vô minh nhiều kiếp luân hồi, tâm luôn hướng
về Bồ Tát hạnh để cứu khổ chúng sinh. Người tu theo con đường chân chính của Đức
Phật chỉ dạy, sống trong chánh pháp được an lạc hạnh phúc. Dù chưa thành Phật,
chưa an hưởng niết bàn, nhưng ở mọi cảnh giới đều có thể tự độ và độ tha như hạnh
nguyện Bồ Tát Địa Tạng. Còn sống trên đời, còn khỏe mạnh, con người nên dành nhiều
thì giờ vào việc tu học, tự quán sát, tự soi vào tâm địa chính bản thân, bởi vì
Phật dạy thân người khó được và được thân người là dễ tu nhất.
Trên đường tu học đạo, con người thường phải trải
qua nhiều chông gai thử thách. Nào trùng độc, rắn dữ, cám dỗ của ngũ dục (tài,
sắc, danh, thực, thùy), tiền của, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ, ngày
tháng rong chơi, ai nói gì cũng tin, ai bảo làm gì cũng nghe theo. Những thứ tà
pháp đó dẫn dắt con người lạc vào con đường tà đạo đầy bóng tối tội lỗi. Chánh
pháp là cứu cánh tận diệt tội lỗi, dứt trừ thói quen tạo nghiệp đua đòi và nhiều
tật xấu tiềm ẩn trong kho tàng tâm thức con người. Khi hiểu tận tường giáo pháp
trong kinh điển, thực hành và suy ngẫm thấu đáo lời Phật dạy, chuyển hóa tâm địa
si mê sâu nặng trong tàng thức và tâm ích kỷ mù quáng, con người thức tỉnh kịp
thời, đó là giải thoát.
Đức Phật dạy: "Phải luôn luôn quán chiếu nội
tâm, thúc liễm vọng tâm vọng thức để tự giác ngộ. Tâm làm chủ mọi hành động, mọi
nghiệp lực. Tâm là địa ngục, tâm cũng là niết bàn. Con người phải hứng chịu mọi
quả báo an lạc hay đau khổ do chính mình tạo ra. Chính tự thân mới có đủ năng lực
đưa mình ra khỏi địa ngục đau khổ mà thôi".
Địa Tạng là tâm địa sâu kín chân thật của con
người, khi thức tỉnh biết tàm quí, sám hối tội lỗi, chấm dứt nghiệp dữ. Chuyển
hóa, sửa đổi tâm niệm xấu ác thành thiện lành chính là con đường giải thoát ra
khỏi luân hồi, tam đồ ác đạo: địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh. Hiểu được đạo lý như
vậy thì rất có lợi lạc cho việc tu nhân, tích phước, kiệm đức, cứu người giúp đời.
Người đời có thể che giấu được tâm tốt hay xấu với người xung quanh, nhưng
không gạt được tâm địa của chính mình.
Nhận ra được chân lý sống, con người biết dùng
chánh pháp làm phương tiện thanh lọc những tư tưởng ô nhiễm bám vào tâm thức
nhiều đời nhiều kiếp. Thực hành lời Phật dạy, suy tư và tinh tấn phát huy định
lực tự thân, vững bước tu tập cho đến khi đạt được Tự Tánh “Pháp Bảo” chân chánh, thân tâm được tự tại giải thoát khỏi
cảnh giới địa ngục.
*
VIÊN
NGỌC MINH CHÂU - TRÍ TUỆ
(TỰ
TÁNH PHẬT BẢO - SÁNG SUỐT)
Bồ Tát Địa Tạng tay nâng viên ngọc
Minh Châu, tượng trưng cho vật thể vô cùng quí giá, ánh sáng của ngọc Minh Châu
có thể soi sáng trong bóng tối vô minh. Hình tượng Phật và Bồ Tát thường được
diễn tả những tia hào quang, chiếu sáng xung quanh đầu hay toàn thân, chính
là nghĩa đó.
Theo kinh sách, ánh sáng mang ý
nghĩa là trí tuệ cao tột và sự sáng suốt thanh tịnh của những bậc giác ngộ siêu
phàm, các vị chứng chánh đẳng chánh giác mới có được. Chư Phật, Chư Bồ Tát và
Chư Tổ đắc đạo được người đời tin tưởng, là bậc thầy chỉ đường, cứu giúp con
người vượt qua rừng u minh tăm tối. Con người nhờ được chỉ dẫn, cố gắng tìm cho ra viên ngọc Minh Châu
tượng trưng cho trí tuệ sáng ngời của tự tâm.
Viên ngọc Minh Châu tiêu biểu cho
Phật tánh sáng suốt bất sanh bất diệt của con người mà ai cũng có. Trí tuệ cũng
do từ bản tâm tự lực con người thanh tịnh mà được. Muôn pháp đều ở tại tâm, tùy
tâm biến hiện.
Viên ngọc Minh Châu là ý nghĩa sự tỉnh
thức giác ngộ của Phật tánh có công năng chiếu rọi vào sâu tận tâm địa của con
người, vượt lên trên tất cả sự thấy biết của phàm phu. Nhưng con người vì sống
trong sáu cõi luân hồi nhiều đời nhiều kiếp mê mờ nên không thấy được cái quí
giá của tự thân, cứ lo mãi tìm Phật, cầu Bồ Tát bên ngoài.
Người có được ý chí mạnh mẽ, phát
huy tinh thần tự giác, sống không chọn ăn ngon mặc sang, không hơn thua tranh
chấp, biết sợ nhân quả, hiểu rõ vô thường, thân này trăm năm rồi cũng tan rã. Nếu
tất cả những đòi hỏi của con người biết tùy theo khả năng và chỉ là phương tiện
cần thiết, biết đủ cho cuộc sống, thì đạt được sự tự do và giải thoát khỏi sự
trói buộc ngục tù của lòng tham sân si.
“Phật Bảo” là một trong ba ngôi báu
của Tự Tánh Tam Bảo sáng suốt nhất, là kho chứa đựng châu báu rạng ngời và cao
cả nhất. Tinh thần của đạo Phật không chấp nhận sự dựa dẫm, ỷ lại vào các hiện
tượng linh thiêng huyền bí hay cầu nguyện vì lòng tham lam và ích kỷ. Người tu
theo Phật phải có ý chí cương quyết phá tan mọi cám dỗ của danh lợi, không bị sáu
trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) trói buộc, tìm cho được tự tánh “Phật Bảo”
sáng suốt của tự tâm. Tâm mê là chúng sanh, tâm giác là Phật. Tâm mê ở địa ngục,
tâm giác ở niết bàn.
Trong Kinh Kim Cang, Lục Tổ Huệ
Năng ngộ được Tự Tâm Tự Tánh Tam Bảo sẵn có nơi tự thân mỗi người:
Bất ưng trụ sắc sanh tâm
Bất
ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm,
Ưng
vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.
Nghĩa là: Con người không chấp giữ
bất cứ việc gì cho riêng mình, đừng thấy sắc sanh phân biệt thương ghét, đừng
vì cao lương mỹ vị mất cảnh giác, đừng vì lợi dưỡng sung sướng sanh tâm tham đắm.
Không có chỗ dính mắc thì không có địa ngục khổ đau phiền não, tâm được nhẹ
nhàng an lành giải thoát. Tâm “vô sở trụ” là tâm bồ đề, là ngọc Minh Châu sáng
ngời trí tuệ. Đó chính là Tự Tánh “Phật Bảo”
sáng suốt, dù sống ở cảnh giới nào cũng được an vui tự tại.
*
Tóm lại, Bồ Tát Địa Tạng một tay nắm
vững tích trượng (từ bi), một tay nắm chắc viên ngọc (trí tuệ), không phải là vị
thần linh, và không có khả năng phá cửa địa ngục cứu chúng sanh theo nghĩa đen,
bởi
vì như vậy trái với luật nhân quả và hiểu như vậy
kinh Bát Nhã gọi là vọng tưởng điên đảo. Bồ Tát Địa Tạng biểu trưng chánh tín đủ
hai yếu tố Từ Bi và Trí Tuệ.
Người tu theo lời Phật dạy cần có chánh tín. Không có chánh tín, con người sẽ dựa
vào thần quyền, dựa vào tha lực, nghĩ rằng tiền của, tài sản có thể mua chuộc
được thần linh, và cầu nguyện Bồ Tát Địa Tạng
cứu vớt sau khi chết. Cho nên người mê tín không quan tâm đến chánh pháp, suốt
đời chỉ lo hơn thua tranh đấu, tạo nghiệp, chứ không sớm biết tu tâm dưỡng
tánh, dừng nghiệp và chuyển nghiệp. Từ đó, con người sẽ rơi vào trầm luân đau
khổ của sanh tử không thoát ra được.
Người sáng suốt biết quan tâm đến
chánh pháp, sớm thức tỉnh, rốt ráo thanh lọc thân tâm, vun bồi công đức, dụng
công tu tập càng nhiều thì minh tâm kiến tánh càng sớm đạt thành. Thấy được Phật
Pháp Tăng tự tâm tức là hằng sống trong “Tự
Tánh Tam Bảo”.
TỰ
TÁNH PHẬT BẢO:
Viên
ngọc Minh Châu quí hiếm, là trí tuệ viên mãn, là Phật tánh sáng suốt, có công
năng phá trừ vô minh và đạt chánh đẳng chánh giác.
TỰ
TÁNH PHÁP BẢO:
Tích
trượng Chánh Pháp nặng ngàn cân, là sức mạnh từ bi chân chánh vô úy của các
pháp, có công năng tự giải thoát khỏi địa ngục đau khổ của thân tâm.
TỰ
TÁNH TĂNG BẢO:
Tướng
xuất gia và Tâm thanh tịnh. Tuy sống tại thế gian, nhưng Tâm xuất gia, hành Bồ
Tát đạo, tự độ độ tha, chính là các vị chân tu thật học, một lòng không thối
chuyển.
Khi mê mờ: Chúng
con khổ - nguyện xin cứu khổ.
Khi giác ngộ:
Chúng con khổ - nguyện xin tự độ. []
NAM
MÔ U MINH GIÁO CHỦ BỔN TÔN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT.
TKN
Thích Nữ Chân Liễu
thichnuchanlieu@gmail.com
Hỏi: - Kính thưa quí Thầy, tôi thường nghe nói: Cốt tủy của đạo Phật không quan trọng việc cầu khẩn van xin như các đạo khác trên thế gian. Cốt tủy của đạo Phật khuyên con người sống đời tử tế, lương thiện, ngay thẳng, công minh chính trực, cứu người giúp đời, dù theo bất cứ hình thức tôn giáo nào. Do đó, người đến với đạo Phật nên dùng trí tuệ để phá màn vô minh, u mê, ngu dốt, giác ngộ chân lý và giải thoát khổ đau. Như vậy, có phải người trí thức học cao hiểu rộng có học vị và địa vị trong đời dễ giác ngộ và giải thoát hơn người bình dân ít học lao động kiếm sống, có phải hay không?
Đáp: - Không đúng. Trên đời có rất nhiều người gọi là trí thức, học giả, có bằng cấp, có địa vị cũng u mê bỏ gia đình, bỏ việc làm, chạy theo tôn thờ các giáo phái tà đạo, thần tượng các giáo chủ là các mụ đàn bà son phấn lòe loẹt, ăn mặc trông như gái giang hồ, hay các tên đàn ông trông như băng đảng xã hội đen. Tại Thái Lan, các đây vài năm, đã xãy ra vụ các nhà sư nuôi cọp chính là băng đảng và giáo chủ là nhà sư hình tướng trông rất đàng hoàng, trang nghiêm. Chính quyền đã ra quân dẹp trừ, vậy mà cũng có rất đông đám tín đồ u mê ủng hộ đường dây tội phạm này, cho rằng chính quyền đàn áp Phật giáo.
Đạo Phật chủ trương y trí bất y thức. Nghĩa là bất cứ con người nào trên thế gian, nên y theo trí tuệ bát nhã để dẹp bỏ bản ngã và phá bỏ tâm cố chấp, khi đó màn vô minh được vén lên và con người sẽ giác ngộ và giải thoát. Trí tuệ bát nhã không phải là trí thức thế gian. Trí tuệ bát nhã có được do sự buông bỏ tâm phàm phu, chấp ngã, chấp pháp, tham lam, sân hận, và si mê. Con người không phân biệt xuất xứ hay học thức, phải trải qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi mới tiến bộ được. Tuy nhiên, con người cần phải có thiện tâm mới gặt được thiện quả. Đó là chân lý.
Thời đức Phật còn tại thế, có một bà lão nghèo khổ, ăn xin độ nhật. Bà lão ăn xin vì hoàn cảnh nghèo khó, hằng ngày chỉ biết lo miếng ăn, nên chưa bao giờ gặp được đức Phật. Tuy thế, bà lão vẫn âm thầm ngưỡng mộ, quí kính đức Phật.
Một hôm, có lễ hội cúng dường Phật và chư Tăng, từ hàng Phật tử tại gia giàu sang, quyền thế, cho đến những người có thiện tâm đều nô nức trẩy hội. Ngày hội gần đến, gần xa nô nức kéo về tịnh xá Kỳ Viên.
Lúc nầy, bà lão nghĩ rằng: Một đời mình đói khổ, lại già nua, sắp hết tuổi trời, nếu hội này không gặp Phật thì không bao giờ được gặp Ngài. Nghĩ như thế, bà lão vừa lần hồi xin ăn dọc đường, vừa đến gần Kỳ Viên tịnh xá, nơi đức Phật và chư Tăng đang trú ngụ.
Khi đến gần Kỳ Viên, một cảnh tượng huy hoàng, tráng lệ chưa từng thấy, ngựa xe chen chúc, đủ mọi hạng người nêm cứng những con đường về tinh xá. Dọc trên những con đường đó, hoa kết, đèn treo để cúng dường đức Phật và chư Tăng. Những ngọn đèn sơn son thếp vàng rực rỡ của hạng vua quan đại thần, bên cạnh những ngọn đèn nhỏ hơn của hàng thứ dân dâng cúng. Đủ thứ loại ngọn đèn sáng trưng, màu sắc chói cả mắt người qua lại.
Bà lão tự nghĩ mình chỉ có khả năng cúng dường Phật Pháp Tăng một ngọn đèn nhỏ nhoi, không cầu gì cho riêng mình cả, nhưng tâm nguyện rằng: Ngài là đấng Thế Tôn, là bậc đại từ đại bi, có thể đem Pháp cam lồ giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi. Hạnh nguyện cao thượng với bồ đề tâm “vì người không vì mình” của bà lão, được đức Phật chứng tri.
Thế rồi, bà lão dốc hết cả gia tài chỉ được 2 xu, để mua cây đèn nhỏ và dầu thắp. Bà lão hướng về Kỳ Viên tịnh xá, hướng về đức Phật đảnh lễ, mong đức Phật chứng tri cho tấm lòng thanh tịnh và thành kính đã phát nguyện.
Ba ngày đêm trôi qua, những tràng hoa héo rủ, những ngọn đèn lần lượt cạn dầu rồi tắt ngúm. Chỉ riêng ngọn đèn nhỏ của bà lão nghèo ăn xin vẫn còn cháy sáng. Hiện tượng đó thật kỳ lạ, nên mọi nguời truyền nhau đi xem, ai cũng cho rằng đó là điều hy hữu, xưa nay chưa từng thấy. Một thí chủ giàu sang đến thưa hỏi đức Phật: Tại sao ngọn đèn nhỏ, ít dầu kia vẫn còn cháy sáng?
Đức Phật dạy rằng: Vì đó là ngọn đèn của một thí chủ, tuy nghèo khó, nhưng tâm kính trọng Phật Pháp Tăng và hạnh nguyện cao thượng vượt bực mà cúng đèn.
Tâm của bà lão chỉ cầu mong ánh sáng từ bi và trí tuệ soi sáng đến muôn loài. Vì tâm thành hiền lương thanh tịnh cao tột đó, nên ngọn đèn Phật tâm Phật tánh hiển hiện của bà lão vẫn còn sáng mãi không tắt. Những ngọn đèn khác tuy sang trọng hơn, lớn hơn, nhưng do tâm chúng sanh phàm phu ích kỷ, vì tư lợi mà dâng cúng, và lòng tham mong cầu riêng cho bản thân. Tất cả chỉ cháy sáng trong một thời gian ngắn rồi cũng đều lịm tắt.
Thiện tri thức ! Năm thứ hương này mỗi người tự huân tập trong tâm, chớ tìm bên ngoài. []
Không Cần Các Hình Thức Tôn Giáo
Tỳ-Khưu
Thích-Chân-Tuệ
Tôn
giáo luôn
luôn là một lĩnh vực gây nhiều tranh luận xưa
nay. Con người cần nhìn rõ ràng hơn,
minh triết hơn về sự khác nhau giữa hình thức tôn giáo (tu tướng) và tu tâm
dưỡng tánh (tu tâm). Từ đó con người nhận ra sự khác biệt giữa người tu hành
chân chính và cái áo choàng hình thức bên ngoài, mê tín, đạo đức giả mà nhiều người
trong các tôn giáo đang mặc trên người, tu sĩ lẫn tín đồ.
Tôn
giáo nào có số thống kê tín đồ đông nhất hiện nay là tôn giáo tốt nhứt, có phải
hay không? Xưa nay, không có tôn giáo nào tốt nhứt. Tôn giáo chỉ là phương tiện
tâm linh, giúp cho con người an lạc hạnh phúc trong cuộc sống, không phải là
cứu cánh. Con người cần có trí tuệ nhận biết cứu cánh trong giáo lý tôn giáo,
không phải hình thức lễ nghi phức tạp và mê tín của tôn giáo đó, cũng như tìm
thấy kho tàng trong lòng đất.
Số
đông tín đồ không hẳn là tiêu chí để khẳng định đó là tôn giáo tốt nhứt. Số
đông người không hẳn luôn luôn là đúng. Số người ngu ngốc luôn luôn đông hơn số
người khôn ngoan. Theo ý niệm dân chủ, đa số thắng thiểu số. Chứ không hẳn đa
số là đúng, thiểu số là sai. Trên đời này, giáo chủ của tôn giáo chỉ có một, số
tín đồ của tôn giáo đó có triệu triệu, tỷ tỷ. Trong trường học, hiệu trưởng,
ban giám đốc và số giáo chức có hạn, trong khi số học sinh thì đông gấp bội.
Trong nhà thương, bệnh viện, số bác sĩ và y tá có hạn, trong khi số bệnh nhân
thì đông gấp bội. Trong một quốc gia, hay một tổ chức, số người lãnh đạo có
hạn, số người tài giỏi lại hiếm hơn, trong khi dân số hay thành viên của tổ
chức đó thì đông gấp bội. Số chim quí thì hiếm, trong khi số chim sẻ thì đông
gấp bội.
Có
người nói rằng: con người có theo một tôn giáo, người đó tốt hơn, thiện hơn
người không theo tôn giáo nào, đúng không? Đáp: - Không đúng. Không cần theo
bất cứ tôn giáo hay tín ngưỡng dân gian nào, con người vẫn có thể là người rất
tốt, người tử tế, người đàng hoàng, người lương thiện, người cao thượng trong
một xã hội, trong một quốc gia hay trên thế gian này. Người có theo bất cứ tôn
giáo nào, nhưng tâm gian xảo, phách lối, ích kỷ, tham lam, sân hận, si mê,
không thể gọi là người tốt, người thiện được, dù người đó là tu sĩ hay tín đồ.
Nếu
theo bất cứ tôn giáo nào mà mê tín, không thấu hiểu và thực hành giáo lý để
hoàn thiện bản thân bản tâm, con người sẽ đi tới chỗ cuồng tín, kỳ thị và khinh
dể người khác dù cùng tôn giáo, muốn tiêu diệt thế giới không theo tôn giáo của
mình. Các cuộc thánh chiến trong lịch sử nhân loại chứng minh điều này. Tệ hơn,
trong nội bộ của một tôn giáo, dù có tổ chức hệ thống chặt chẽ, con người vẫn
có thể ám hại người lãnh đạo tối cao, để chiếm lấy địa vị tột đỉnh này. Thảm
thương thay cho tôn giáo. Hãy khai mở trí tuệ và tâm từ bi để sống đời an lạc
và hạnh phúc.
Ngày
nay, khi những người thực hành tôn giáo lại tham gia vào những tổ chức, hiệp
hội với những chức vụ hoàn toàn không phù hợp với người tu hành như Trưởng Ủy Ban
này, Chủ Tịch Hiệp Hội nọ, đưa ra chính sách phát triển tôn giáo theo định
hướng, đường lối thế tục gì đó, rồi bình luận về thẩm quyền chính trị của Liên
Hiệp Quốc, hay nhận xét về việc chính trị của một quốc gia nào đó, họ có vẻ đã
quá xa rời mục tiêu và phẩm hạnh của một người tu hành chân chính.
Chánh
đạo thì giản dị. Khi xưa chánh đạo được
lưu truyền tại thế gian đều không có bất kỳ một hình thức tôn giáo nào. Tất cả
đều chỉ bằng những lời thuyết giảng và chính đời sống hiện thực đầy đạo hạnh,
từ bi của con người chân chánh, thu phục nhân tâm, cảm hóa lòng người. Không hề
có những lễ hội, nghi lễ cúng dường ê hề, quỳ sụp, tụng bái, xá lợi cả thúng cả
thùng, xác chết còn nguyên hình lộng kính, tượng thánh biết khóc chảy máu,
thánh thần hiện ra trên mây, trên ngọn cây, trên vách tường, tạc tượng Phật có
gương mặt rất giống nhà sư lãnh tụ trụ trì.
Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni khi xưa giảng về Giới - Định - Tuệ. Những giáo pháp tu tập
uyên thâm của Ngài đã khai ngộ thế gian, phá vỡ con đường tu luyện của Bà La
Môn giáo qua mọi qui tắc, dùng nghi thức cúng bái, tế thần, lễ lạy Thượng Đế,
Thần Linh, thánh thần thiên địa, gạt gẫm thế gian thời đó. Cho nên họ thù hận,
phỉ báng và thậm chí một vị đại đệ tử đã bị ám hại trên đường hoằng pháp, giáo
hóa chúng sanh. Thật là đáng sợ cho tâm cuồng tín hung tợn của thế nhân u mê,
chìm sâu trong bóng tối vô minh, không còn thuốc chữa, không còn có thể quay
đầu thấy được ánh sáng chân lý.
Chánh
đạo coi trọng việc tu hành loại bỏ vọng tâm dục vọng, đề cao chân tâm bản tánh
làm căn bản. Nói chung, chánh đạo không quan trọng việc cầu khẩn van xin thánh
thần thiên địa, hoặc các hình thức cầu nguyện, lễ bái, lễ hội, thờ cúng hình
tượng, tôn sùng thần tượng, qui ngưỡng cá nhân. Người trí tuệ biết thế nào là:
y pháp bất nhân, y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức. Những thứ nghi lễ, hình
thức hữu hình chỉ làm dấy khởi tâm chấp trước của con người, ngụy biện rằng dĩ
huyễn độ chơn, lý sự viên dung, làm sao có thể tốt cho việc tu hành loại bỏ tâm
phàm. Các chức tước trong hàng giáo phẩm hay tín đồ sẽ sanh tranh giành, chấp
trước vào danh vị, quyền lợi, bổng lộc. Các nghi lễ sẽ sanh chấp trước vào vật
chất và tâm ngã mạn. Những thứ hữu hình như chùa chiền, tôn tượng, xá lợi, áo
mão xanh đỏ tím vàng sặc sở, cân đai lóng lánh, thiền trượng nạm vàng, xâu
chuỗi ngọc thạch nạm kim cương lớn nhỏ, dài ngắn, đeo cỗ hay cầm trên tay, sẽ
khiến con người tập trung lo việc tu tướng, chú ý vào hình tướng bên ngoài,
trông có vẻ thanh tịnh, chuyên nghiệp, mà dần quên mất việc tu tâm dưỡng tánh
bên trong, không ngờ tâm mình đang nổi sóng tham lam, sân hận, si mê.
Đó
không phải là chánh đạo, không phải là cốt tủy, không phải là chân lý, chỉ là
hình thức tôn giáo mà thôi. Hình thức tôn giáo chỉ cần cho bá tánh số đông khi
mới đến với chánh đạo. Nếu con người cứ tiếp tục chú trọng hình tướng như thế
cho đến mãn đời thì con người sẽ xa rời chánh đạo, chồng chất thêm tâm u mê, vô
minh càng dầy đặc, tiền lộ mang mang, vị tri hà vãng, khó mà nhận thấy cốt tủy,
khó mà hiểu được chân lý, không thể giác ngộ giải thoát được, phí cả cuộc đời
vốn đáng quí, khi sinh ra được làm con người.
Những
buổi lễ cầu siêu đầy màu sắc, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, chẩn tế cô
hốn, trai đàn bạt độ, lễ hội Quán Âm, lễ cúng rước xá lợi, ngày nay trong chánh
điện nhà chùa, nào là những cây thông gắn tiền giấy đủ loại dụ dỗ làm tiền, cái
tháp cao chót vót đầy chai nước lọc, lon nước ngọt, bánh trái đủ màu sắc, đèn
đuốc lung linh, nào là hình nhân thế mạng, nhà lầu xe hơi bằng giấy bồi hàng mã
to bằng mẫu thật. Sư Thầy nhận làm lễ khắp nơi nên phải đi máy bay hạng sang,
xe gắn máy đắt tiền, thậm chí xe hơi sang trọng có máy lạnh, trên tay khoe
chiếc iphone đời mới nhất để tiện liên lạc. Những con người mặc áo nhà tu như
thế có mấy ai còn nhớ và thấu triệt giáo lý Giới - Định - Tuệ của đức Phật từng
giảng xưa kia. Các tín đồ u mê sẽ bị những nhà sư tu tướng như thế dẫn dắt đi
đến đâu, không biết chánh đạo hay tà đạo, chánh pháp hay tà pháp, chánh tín hay
mê tín, giác ngộ giải thoát hay trầm luân ràng buộc.
Tu
hành trong Phật giáo thì trước tiên phải giữ được Giới. Giới cấm hết thảy dục
vọng, ngăn ngừa sa ngã, giúp con người không còn chấp trước vào vật chất, danh,
lợi, tình, tiền. Muốn tu hành loại bỏ mọi dục vọng, thì không thể mong cầu sự
tiện lợi, an hưởng, ngồi trên xe hơi máy lạnh, nghe kinh Phật niệm Phật online,
rồi chạy đôn đáo khắp nơi làm lễ cầu siêu, lễ xông đất, lễ trừ tà, lễ khai
trương cửa tiệm, lễ hội chẩn tế cô hồn, trai đàn bạt độ, dâng sớ cầu an, cúng
sao giải hạn, để nhận thù lao cho được.
Cũng
bởi chấp vào hình thức màu mè, lệch lạc, người ta còn tin xá lợi có hình đức
Quán Âm, hoặc còn cho tượng đức Quán Thế Âm mặc hẳn áo cưới và giải thích rằng
đó là một trong 32 hình tướng của đức Quán Thế Âm. Tôn giáo rơi vào hình thức
hữu hình, tạo hình, sẽ tạo điều kiện cho những thứ mới mẻ xâm chiếm, tà pháp
xâm nhập, lạc vào tà đạo, khiến việc tu hành xa dần con đường giác ngộ và giải
thoát.
Làm
thế nào để nhận biết được người chân tu thực học
Sách
có câu: Tu Mà Không Học Là Tu Mù. Học Mà Không Tu Là Đãy Sách. Học cũng không
cần vào chùa. Tu cũng không cần vào chùa. Khắp thế gian này, nơi nào cũng là
đạo tràng để con người tu hành, người nào cũng có thể giúp con người thoát khỏi
u mê, giúp con người nhận ra chân lý, giúp con người giác ngộ và giải thoát.
Các phương pháp hay hình thức tu hành nhằm mục đích giúp con người loại bỏ đi
tâm chấp trước, bỏ đi những ràng buộc, không bám víu vào những điều không có
ích cho việc tu tâm dưỡng tánh, không bền vững, không lâu dài. Người tu hành
chân chánh thật sự sẽ đề cao việc: nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất
tranh chi đức. Thúc liễm thân tâm từng ngày, từng giờ, từng việc làm, từng lời
nói, từng suy nghĩ, tất cả đều phải loại bỏ những tâm xấu ác, bất thiện. Đó là
việc con người cần phải quan tâm, không cần biết theo bất cứ hình thức tôn giáo
nào trên đời này.
Trên
thực tế cuộc sống, khó nhận biết, khó nhận xét, khó phán đoán người nào thực sự
tu tâm, người nào chỉ tu tướng, trừ khi bản thân của mình có giác ngộ và giải
thoát hay không. Tác phong thái độ của người chân tu thực học, chánh tâm cầu
đạo, không cần người khác phải kính phục, khen tặng, tán thán, nhìn vào là
thấy, không cần nhiều lời hoa mỹ, tâng bốc. Người chân tu thực học, chánh tâm
cầu đạo không thể làm những việc buôn thần bán thánh, như kiểu kinh doanh niềm
tin của một số người thực hành tôn giáo ngày nay.
Tu
hành chân chính, chánh tâm cầu đạo, chân tu thực học, không cần theo hình thức
tôn giáo. Các hình thức tôn giáo chưa chắc đã là tốt, chưa chắc đã là lợi ích
cần thiết. Con người cần sáng suốt, tỉnh táo, phân biệt và nhất là không có
định kiến, thành kiến đối với tất cả mọi người chung quanh, và không bị lừa dối
bởi những vết nhơ do những kẻ phá hoại tôn giáo đang làm. Từ Bi và Trí Tuệ là
hai yếu tố căn bản cần thiết cho tất cả mọi người trên thế gian này, không cần
các hình thức tôn giáo xưa nay. []
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Kính mời tham khảo:
Tu
Tướng và Tu Tâm
Sunday 2019.08.04Hỏi: - Kính thưa quí Thầy, tôi thường nghe nói: Cốt tủy của đạo Phật không quan trọng việc cầu khẩn van xin như các đạo khác trên thế gian. Cốt tủy của đạo Phật khuyên con người sống đời tử tế, lương thiện, ngay thẳng, công minh chính trực, cứu người giúp đời, dù theo bất cứ hình thức tôn giáo nào. Do đó, người đến với đạo Phật nên dùng trí tuệ để phá màn vô minh, u mê, ngu dốt, giác ngộ chân lý và giải thoát khổ đau. Như vậy, có phải người trí thức học cao hiểu rộng có học vị và địa vị trong đời dễ giác ngộ và giải thoát hơn người bình dân ít học lao động kiếm sống, có phải hay không?
Đáp: - Không đúng. Trên đời có rất nhiều người gọi là trí thức, học giả, có bằng cấp, có địa vị cũng u mê bỏ gia đình, bỏ việc làm, chạy theo tôn thờ các giáo phái tà đạo, thần tượng các giáo chủ là các mụ đàn bà son phấn lòe loẹt, ăn mặc trông như gái giang hồ, hay các tên đàn ông trông như băng đảng xã hội đen. Tại Thái Lan, các đây vài năm, đã xãy ra vụ các nhà sư nuôi cọp chính là băng đảng và giáo chủ là nhà sư hình tướng trông rất đàng hoàng, trang nghiêm. Chính quyền đã ra quân dẹp trừ, vậy mà cũng có rất đông đám tín đồ u mê ủng hộ đường dây tội phạm này, cho rằng chính quyền đàn áp Phật giáo.
Đạo Phật chủ trương y trí bất y thức. Nghĩa là bất cứ con người nào trên thế gian, nên y theo trí tuệ bát nhã để dẹp bỏ bản ngã và phá bỏ tâm cố chấp, khi đó màn vô minh được vén lên và con người sẽ giác ngộ và giải thoát. Trí tuệ bát nhã không phải là trí thức thế gian. Trí tuệ bát nhã có được do sự buông bỏ tâm phàm phu, chấp ngã, chấp pháp, tham lam, sân hận, và si mê. Con người không phân biệt xuất xứ hay học thức, phải trải qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi mới tiến bộ được. Tuy nhiên, con người cần phải có thiện tâm mới gặt được thiện quả. Đó là chân lý.
Ý Nghĩa Chuyện Bà Lão Cúng Đèn Thời Đức
Phật
TKN Thich Nu Chan Lieu
TKN Thich Nu Chan Lieu
Thời đức Phật còn tại thế, có một bà lão nghèo khổ, ăn xin độ nhật. Bà lão ăn xin vì hoàn cảnh nghèo khó, hằng ngày chỉ biết lo miếng ăn, nên chưa bao giờ gặp được đức Phật. Tuy thế, bà lão vẫn âm thầm ngưỡng mộ, quí kính đức Phật.
Một hôm, có lễ hội cúng dường Phật và chư Tăng, từ hàng Phật tử tại gia giàu sang, quyền thế, cho đến những người có thiện tâm đều nô nức trẩy hội. Ngày hội gần đến, gần xa nô nức kéo về tịnh xá Kỳ Viên.
Lúc nầy, bà lão nghĩ rằng: Một đời mình đói khổ, lại già nua, sắp hết tuổi trời, nếu hội này không gặp Phật thì không bao giờ được gặp Ngài. Nghĩ như thế, bà lão vừa lần hồi xin ăn dọc đường, vừa đến gần Kỳ Viên tịnh xá, nơi đức Phật và chư Tăng đang trú ngụ.
Khi đến gần Kỳ Viên, một cảnh tượng huy hoàng, tráng lệ chưa từng thấy, ngựa xe chen chúc, đủ mọi hạng người nêm cứng những con đường về tinh xá. Dọc trên những con đường đó, hoa kết, đèn treo để cúng dường đức Phật và chư Tăng. Những ngọn đèn sơn son thếp vàng rực rỡ của hạng vua quan đại thần, bên cạnh những ngọn đèn nhỏ hơn của hàng thứ dân dâng cúng. Đủ thứ loại ngọn đèn sáng trưng, màu sắc chói cả mắt người qua lại.
Bà lão tự nghĩ mình chỉ có khả năng cúng dường Phật Pháp Tăng một ngọn đèn nhỏ nhoi, không cầu gì cho riêng mình cả, nhưng tâm nguyện rằng: Ngài là đấng Thế Tôn, là bậc đại từ đại bi, có thể đem Pháp cam lồ giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi. Hạnh nguyện cao thượng với bồ đề tâm “vì người không vì mình” của bà lão, được đức Phật chứng tri.
Thế rồi, bà lão dốc hết cả gia tài chỉ được 2 xu, để mua cây đèn nhỏ và dầu thắp. Bà lão hướng về Kỳ Viên tịnh xá, hướng về đức Phật đảnh lễ, mong đức Phật chứng tri cho tấm lòng thanh tịnh và thành kính đã phát nguyện.
Ba ngày đêm trôi qua, những tràng hoa héo rủ, những ngọn đèn lần lượt cạn dầu rồi tắt ngúm. Chỉ riêng ngọn đèn nhỏ của bà lão nghèo ăn xin vẫn còn cháy sáng. Hiện tượng đó thật kỳ lạ, nên mọi nguời truyền nhau đi xem, ai cũng cho rằng đó là điều hy hữu, xưa nay chưa từng thấy. Một thí chủ giàu sang đến thưa hỏi đức Phật: Tại sao ngọn đèn nhỏ, ít dầu kia vẫn còn cháy sáng?
Đức Phật dạy rằng: Vì đó là ngọn đèn của một thí chủ, tuy nghèo khó, nhưng tâm kính trọng Phật Pháp Tăng và hạnh nguyện cao thượng vượt bực mà cúng đèn.
Tâm của bà lão chỉ cầu mong ánh sáng từ bi và trí tuệ soi sáng đến muôn loài. Vì tâm thành hiền lương thanh tịnh cao tột đó, nên ngọn đèn Phật tâm Phật tánh hiển hiện của bà lão vẫn còn sáng mãi không tắt. Những ngọn đèn khác tuy sang trọng hơn, lớn hơn, nhưng do tâm chúng sanh phàm phu ích kỷ, vì tư lợi mà dâng cúng, và lòng tham mong cầu riêng cho bản thân. Tất cả chỉ cháy sáng trong một thời gian ngắn rồi cũng đều lịm tắt.
Suy Ngẫm: Có hai loại ngọn đèn
1. Ngọn đèn trí tuệ: tượng trưng
"Phật tâm Phật tánh" sáng suốt của mỗi con người ai cũng có sẵn, bình
đẳng, không có biệt trừ. Chỉ có phàm phu mới có tâm phân biệt giai cấp,
sang hèn, hơn thua, so đo, nên sanh phiền não. Ý nghĩa cúng đèn với bản tâm
thanh tịnh, mồi ánh sáng trí tuệ từ ngọn đuốc Phật Pháp. Ngoài ra, không cầu
xin gì riêng cho cái tôi (bản ngã), không đòi hỏi Chư Phật phải ban cho mình gì
cả và cũng không tính toán hơn thua danh lợi. Đó mới là tấm lòng cúng dường
Phật Pháp trong sáng thanh tịnh, vì người không vì riêng cá nhân mình, gia đình
mình (gọi là cúng dường ba la mật), cho nên tương ưng với tâm của Chư Phật và
Chư Bồ tát. Ngọn đèn công đức, đầy đủ từ bi trí tuệ đó cháy mãi với thời gian.
2. Ngọn đèn thế tục: tượng trưng sự giàu
có phô trương, mặc dù nhiều dầu, sang trọng, mắc tiền, nhưng có lúc cũng phải
cạn và lịm tắt dần. Ví như của cải sang giàu, phước báu, nhưng khi hưởng hết,
hoặc cuối cuộc đời rồi cũng phải buông xuôi, mất đi tất cả theo luật vô thường.
Con người thế gian khi cúng đèn với tâm cầu xin hưởng phước, đòi hỏi nhiều việc
từ nơi Chư Phật, Chư Bồ tát, cầu mong được giàu sang an nhàn (cúng dường cầu
danh lợi) cho riêng bản thân, thì chỉ được phước hữu lậu trong thời gian ngắn
ngủi. Đèn thế tục còn lắm phiền não, tham lam và ích kỷ thì không thể cháy sáng
lâu dài được. Đó là những phước báo rất ít ỏi khiến cho con người trôi lăn mãi
trong luân hồi lục đạo.
Người tu học đạo phải trải lòng cao
thượng rộng lớn, Từ Bi Hỷ Xả, trong khi cúng dường hoa, trái, nhang, đèn, nên
phát tâm cầu giác ngộ Chánh Pháp hiện đời cho mình và cho tất cả chúng sanh,
đều thành Phật đạo. Tu tâm sửa tánh, không khinh người, giúp đời hành thiện,
tha thứ bao dung. Đó là hạnh nguyện đúng chánh pháp của người phát tâm tu theo
Phật, hành Bồ Tát đạo. [ ]
- Tôi
có nghe một vị sư giảng: khi cúng đèn dâng lên Phật phải thành tâm, thì cầu
gì cũng được. Không biết điều này có đúng chánh pháp không?
- Khi chúng ta dâng cúng hương, đăng, hoa, quả, thủy,
tất cả đều có ý nghĩa tượng trưng dâng cúng sự phát tâm tu tập theo lời
Phật dạy, dâng cúng thành tựu trong quá trình tinh tấn tu tập, chuyển hóa tâm
mê mờ thành trí sáng suốt.
- Dâng cúng mà cầu gì cũng được, đó là tà pháp. Người giảng
điều đó là tà sư, mê hoặc và dụ dẫn chúng lạc vào tà đạo.
- Chư Phật và chư Bồ tát đâu cần thụ dụng các thứ vật chất
chúng ta dâng cúng. Dâng cúng một ngọn đèn chưa tới 25 xu, dù thành tâm, mà cầu gì cũng được, đó là tâm tham lam []
CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ ĐẠO PHẬT
TK Thich Chan Tue
Những ngày lễ - Tết, trong tấp nập người
đi lễ chùa thì phổ biến nhất vẫn là khấn nguyện, cầu xin chư Phật ban ơn, tăng
phúc, bớt họa v.v... Sở dĩ có hiện tượng đó là do không ít người có nhận thức
lệch lạc về Đức Phật, về chức năng, nhiệm vụ của chùa chiền.
Trước Tam bảo, người
ta lạy lục cầu xin: xin cho tai qua nạn khỏi; xin cho giàu sang phú quý; xin
tiền tài, xin địa vị… Họ mang theo rất nhiều lễ vật, sì sụp khấn vái, cầu xin.
Khắp nơi trong khuôn viên chùa chỗ nào cũng thấy cắm nhang đèn, tiền rải khắp
nơi; lò hóa vàng rừng rực cháy mang theo muôn vàn lãng phí. Cảnh chen chúc,
giẫm đạp nhau ở cửa thiền để được làm lễ cầu an, giải hạn trong dịp đầu năm
không còn là chuyện lạ.
Trong tình hình đó, đáng lẽ đội ngũ Tăng
Ni ở các ngôi chùa cần phải hướng dẫn, chấn chỉnh lại nhận thức sai lệch của
người dân, của Phật tử. Tuy nhiên, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng,
mà nhiều ngôi chùa, nhiều nhà sư lại dễ dãi chấp nhận việc người dân, Phật tử
đến chùa chỉ để cầu xin. Hình ảnh một số nhà sư cúng sao giải hạn, gieo quẻ âm
dương, chọn ngày lành tháng tốt đã và đang làm cho đạo Phật dần dần đậm màu sắc
mê tín,
đạo Phật trở thành thần quyền ban phước giáng hoạ theo lời cầu xin của nhân
gian. Lòng tham con người càng lúc càng tăng, còn đạo tý thì không học cũng
chẳng cần hiểu.
Để trả lại thanh tịnh cho chùa chiền, giúp
chúng sinh nhận thức rõ về giáo lý, khuyến tu về nội tâm là
trách nhiệm của hàng xuất gia và phương pháp tìm an lạc ngay trong cuộc
sống, cần có một sự đổi thay căn bản sinh hoạt học tập giáo lý của
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bởi xã hội nhận biết đạo Phật
thông qua hoạt động của đội ngũ Tăng Ni và Phật tử; cuộc sống
thường ngày của Phật tử là tấm gương phản chiếu tư tưởng Phật giáo đến cộng
đồng.
Chùa là nơi hoằng pháp. Vậy sư trụ trì và
đội ngũ Tăng Ni phải là những người thầy trong lĩnh vực truyền bá giáo lý của
Phật. Những tủ kinh sách Phật giáo phải được trưng bày ở nơi dễ thấy, dễ lấy.
Sách về đạo Phật cần được đổi mới, được dịch và viết ra theo ngôn ngữ đương
đại, dễ hiểu, dễ thấm sâu vào mọi tầng lớp nhân dân. Vào những ngày lễ - Tết,
các Tăng Ni phải thuyết giảng giáo pháp hướng dẫn tu học cho những người muốn
đến chùa học hỏi Chánh pháp. Chứ đừng quá chú tâm vào những hình thức
lễ lộc của nhân gian, ăn uống hao phí, lân trống văn nghệ vui chơi ồn ào náo
nhiệt và quá nặng nề về những hình thức mê tín dị đoan.
Đức Phật nói: “Tin Ta mà không hiểu Ta
là phỉ báng Ta”. Việc xem Đức Phật như một vị thần chuyên ban ơn,
giáng họa; coi chùa chiền như một địa điểm cầu xin phước lộc vui chơi, đang làm cho đạo Phật
trở nên xa lạ với tinh thần thanh tịnh, tu tâm dưỡng tánh do chính Đức Phật đã chứng ngộ chỉ dạy để thoát ra khỏi lục
đạo luân hồi .
Thiết nghĩ, chư vị Tăng Ni, Phật tử hãy cùng chung tay, góp sức trả lại giá trị
đích thực cho ngôi chùa, trả lại sự tôn kính cho Đức Phật mà bao đời nay người con Phật ta hằng kính ngưỡng, vâng làm .
Chúng sanh lăn lộn đầu
thai trong lục đạo sanh tử luân hồi do nhiều căn bịnh từ vô minh ngàn kiếp,
gồm: tham ái, dục vọng, chấp thủ, đoạn kiến, thường kiến, ngã mạn. Sự chân thật
của Thật Tánh là người tu theo con đường Đức Phật dạy, đạt được tâm thanh tịnh,
đầy đủ trí tuệ, có thể chuyển phàm phu trở thành thánh nhân hay bồ tát.
Đức Phật Thích Ca
chứng đắc tam minh: Thiên nhãn minh, Túc mạng minh, Lậu tận minh. Mắt trí tuệ
của Ngài thấy được tam thiên đại thiên thế giới, thấy nhân quả trong nhiều đời
nhiều kiếp, phá vô minh phiền não chấp ngã chấp pháp không còn sanh tử, ra khỏi
lục đạo luân hồi. Lục đạo là sáu cảnh giới luân hồi mà con người phải đầu thai
chuyển kiếp, nếu chưa sạch hết nghiệp chướng, gồm: Thiên, nhơn, a tu la, địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh.
Cõi Thiên:
Sanh về cõi thiên, nơi cực lạc thế gian, hưởng phước báo thiện căn nhiều đời,
được giàu sang, đủ ăn đủ mặc, có người hầu hạ, nhà cao cửa rộng, an lạc hạnh
phúc.
Cõi Nhơn:
Sanh vào cõi người, giàu có nghèo có, ưa thích làm việc phước thiện, cũng có
khi tạo nghiệp bất thiện, hưởng phước báo và cũng chịu quả báo đau khổ, sanh,
lão, bịnh tử.
Cõi A Tu La:
Sanh vào nhà quyền quí, hưởng phước tốt của gia đình, có danh tiếng, có tiền
của, tánh tình nóng nảy và kiêu mạn, thích bạo động, có trí thức đời và thông
minh, không khéo dễ tạo nghiệp ác.
Cõi Địa Ngục: Sanh vào cõi đau khổ, vì nghiệp ác hại người sâu nặng, bị hành
hạ tra tấn ngày đêm, sống không được chết không xong, đau khổ vô cùng.
Cõi Ngạ Quỉ:
Sanh vào nơi bất tịnh, vì nghiệp bỏn sẻn, thường bị hãm hại, không chỗ dung
thân, luôn đói khát, không có sức tự kiếm ăn, sống nhờ vào lòng tốt của mọi
người.
Cõi Súc Sanh: Sanh vào nơi cầm thú, vì nghiệp sát quá nặng mà đọa vào cõi
nầy, lúc nào cũng sợ bị giết, sống nơi ẩm thấp rừng sâu nước độc, mang lông đội
sừng suốt kiếp.
Phật dạy: Rời xa kiến chấp, an lạc niết bàn, hàng phục
ma chướng, chứng đắc trí tuệ sáng suốt, thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, vượt
khỏi giả danh, không còn chỗ thọ của bản ngã, không bị ràng buộc các pháp ác
của tà ma ngoại đạo. Đó là chỗ nhận biết của người trí tuệ và là chỗ cư trú các
bậc thánh, các bồ tát, các bậc giác ngộ.
(Kinh Duy Ma Cật)
Ý Nghĩa Dâng Hoa Cúng Phật
Dâng hoa cúng Phật mang ý nghĩa dâng cúng những điều thiện lành, tốt
đẹp, thơm tho, chúng ta làm được trong cuộc sống hằng ngày, theo lời chư Phật
dạy. Chẳng hạn như chúng ta làm được việc thiện nào trong ngày, chúng ta dừng
được việc ác nào trong ngày, đó là những bó hoa tươi thắm đem dâng cúng chư
Phật.
Việc dâng hoa cúng Phật là một hành động thành kính ngưỡng mộ, bày tỏ
tâm biết ơn sự chuyển hóa vô thượng của giáo pháp, mặc dù giá trị vật chất
không đáng quan tâm. Tiếp theo việc dâng hoa cúng Phật là lời tán tụng và tâm
người Phật tử hồi tưởng lại đời sống cao thượng, phẩm hạnh vi diệu của đức
Phật, quyết cố gắng noi theo, không cầu khẩn van xin gì cả.
Đức
Phật là một bậc sáng suốt, đã chấm dứt sự phiền não và khổ đau, một đấng hoàn
hảo, chứng được trí tuệ bát nhã và giác ngộ chân lý vô thượng, đáng được
tôn kính và đảnh lễ. Người Phật tử quyết tâm noi theo chánh đạo, đưa đến chánh kiến và chánh
tín, để hiện tại đạt an lạc hạnh phúc, mai sau được giác ngộ giải thoát.
Ý Nghĩa Lễ Cúng
Đèn
Trong hình thức nghi lễ, khi cúng dường một ngọn đèn lên đức Phật, không
nên nghĩ hay cho rằng mình đang làm một ân huệ và cầu khẩn van xin phước báo.
Trái lại, nên ý thức một cách trọn vẹn rằng: chúng ta đang nâng cao nguồn sáng
trí tuệ, mà chúng ta tiếp nhận từ đức Phật. Nguồn ánh sáng này xua đuổi bóng
đêm trong tâm thức chúng ta, hướng dẫn chúng ta và tất cả chúng sinh tìm thấy
con đường đi đến giác ngộ.
Theo cách này, đối với người thực hiện nghi lễ, ngọn đèn cúng dường lên
đức Phật là phương tiện để quán niệm về cái ánh sáng giác ngộ đã và đang chiếu
sáng trong mỗi người chúng ta từ thời vô thủy, và ánh sáng đó thường bị
những bức tường do tự ngã che khuất trong bóng tối. Mục đích của sự tu tập chính là để dẹp trừ
cái bản ngã đó. []
Ý Nghĩa Dâng Hương Cúng Phật
Theo kinh sách, khi làm lễ dâng hương cúng Phật có 5 ý nghĩa, gọi là Ngũ Phần Hương, gồm có:
1. Giới hương,
2. Định hương,
3. Tuệ hương,
4. Giải thoát hương, và
5. Giải thoát tri kiến
hương.
Đức Lục Tổ Huệ Năng giải thích trong Kinh Pháp Bảo Đàn như sau:
1. GIỚI HƯƠNG: Tức trong tự tâm
chẳng quấy, chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân, chẳng cướp hại, gọi là
GIỚI HƯƠNG.
2. ÐỊNH HƯƠNG: Thấy những cảnh
tướng thiện ác, tự tâm chẳng loạn, gọi là ÐỊNH HƯƠNG.
3. TUỆ HƯƠNG: Tự tâm vô ngại,
thường dùng trí tuệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác, dù tu nhiều thiện mà
tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn, gọi
là TUỆ HƯƠNG.
4. GIẢI THOÁT
HƯƠNG: Tự tâm chẳng phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô
ngại, gọi là GIẢI THOÁT HƯƠNG.
5. GIẢI THOÁT TRI
KIẾN HƯƠNG: Tự tâm đã chẳng phan duyên thiện ác, chớ nên trầm không trệ tịch, phải
tu học pháp tối thượng thừa, nhận tự bản tâm, thông đạt lý Phật, hạ mình để
tiếp người, vô nhơn vô ngã, thẳng đến Bồ đề, chơn tánh chẳng đổi, gọi là GIẢI
THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG.
Thiện tri thức ! Năm thứ hương này mỗi người tự huân tập trong tâm, chớ tìm bên ngoài. []
Dâng cúng Phật
hương, đăng, hoa, quả,
thủy.
Trong các thứ trên,
cúng dường pháp là hơn hết.
Ý Nghĩa: Đối với chư Phật mười phương, chúng
ta phát khởi tín tâm, tin tưởng sâu sắc, hiểu biết rõ ràng, thành tâm dâng
cúng: những điều tốt đẹp, những thành tựu cao quí nhứt, trên bước đường tu học (học hỏi chánh pháp
và tu sửa thân tâm).
Không tu tập và không làm như thế, dù thành tâm đến đâu, dâng hương cầu
nguyện nào có được gì? Tại sao vậy? - Bởi cầu khẩn van xin mà được như ý, người
ta đền ơn đáp lễ, đốt hương cả bó, cháy luôn ngôi chùa!
Dâng cúng hương mang ý nghĩa dâng cúng
những hương thơm kết tụ do việc giữ gìn
giới luật, những hương thơm kết tụ do việc luôn giữ tâm thiền định,
những hương thơm kết tụ do việc phát
triển trí tuệ, những hương thơm kết tụ do việc tu hạnh giải thoát và những hương thơm kết tụ do việc giải thoát sự hiểu
biết phiền lụy của thế gian.
Tóm lại dâng hương cúng Phật gồm có: 1. Giới hương 2. Định hương 3. Tuệ hương 4. Giải thoát
hương và 5. Giải thoát tri kiến hương. []
TINH THẦN TỰ DO TRONG ĐẠO PHẬT
TÂM VÀ TƯỚNG TRONG PHẬT GIÁO
ĐI CHÙA ĐÚNG CHÁNH PHÁP
ÁNH SÁNG
TỪ CÂU KINH PHẬT
LUẬN BÀN GIỮA MÊ VÀ NGỘ
AN CƯ KHO BÁU NIỀM TIN VÀ TRÍ TUỆ
XUÂN BÌNH YÊN
Sen Hồng Một Đóa