KÍNH
MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
BƯỚC SEN
THỨ BẢY – QUẢ VỊ PHẬT
TKN Thích Nữ Chân Liễu
TKN Thích Nữ Chân Liễu
Mùa Phật Đản đối với những người con Phật là mùa hoa
sen nở, thật khó có thể diễn tả hết được sự hỷ lạc bình an một cách vi diệu
trong mùa lễ hội nầy. Hạnh phúc thay, lành thay bậc trí tuệ giác ngộ ra đời.
Tại vườn Lâm tỳ ni, thành Ca tỳ la vệ, Thái Tử Tất Đạt Đa chào đời, giống như
bao hài nhi khác, là một con người sống trong thế giới ta bà, thật sự có cha
mẹ, có gia đình và thân bằng quyến thuộc.
Theo truyền thuyết, ngay khi đản sanh Thái Tử Tất Đạt
Đa đi 7 bước, có 7 đóa sen đỡ chân. Truyền thuyết nầy mang nhiều ý nghĩa thâm
sâu và nếu hiểu theo tinh thần học Phật, có rất nhiều lợi ích cho người tu. Một
vị Phật ra đời, hay một con người ở thế gian đều có thể tu giải thoát, đạt đến
địa vị Tôn Quí Tối Thượng. Sự đản sanh của một vị Bồ Tát hy sinh cả cuộc đời vì
lòng đại từ đại bi vô tận và đã hành Bồ Tát đạo nhiều đời nhiều kiếp, kiếp cuối
(nhất sanh bổ xứ) trải qua nhiều khổ hạnh và thiền định để mong tầm đạo giải
thoát cứu khổ chúng sinh.
SÁU BƯỚC HOA SEN - HÀNH
BỒ TÁT ĐẠO
Thái Tử Tất Đạt Đa sau khi cắt đứt mọi trần duyên ràng
buộc, xuất gia tu hành chứng Túc Mạng
Minh, thấy biết nhiều đời trước Ngài đã từng sanh ở đâu trong lục đạo, làm gì, tất
cả những chuyện quá khứ, được chính Đức Phật thuyết và các vị tỳ kheo kết tập
lại trong Kinh Bổn Sanh Bổn Sự. Như vậy, đã nhiều kiếp trước khi thành Bậc
Chánh Đẳng Chánh Giác, Đức Phật cũng đã trải qua sáu nẻo đường sanh tử luân
hồi. Hình ảnh bánh xe luân hồi diễn tả sự trôi lăn tử sinh của chúng sanh trong
lục đạo, tức sáu cảnh giới: trời, người, atula, địa ngục, ngạ quỉ và súc sanh.
Đạo Phật không tin vào Thượng Đế sáng tạo toàn năng,
toàn quyền thưởng phạt con người, tùy tiện theo lòng thương ghét. Niềm tin vào
luật nhân quả bình đẳng, người tạo nghiệp thiện hay nghiệp ác từ thân, khẩu, ý,
nhận kết quả hay lãnh hậu quả, dù là người
thân yêu nhất muốn cứu hay thay thế cũng không được. Dụ như hòn đá nặng tất
phải chìm trong nước, giọt dầu nhẹ tất nhiên nổi trên mặt nước, đó là nhân quả
không sai. Niềm tin sâu luật nhân quả thiện ác ảnh hưởng vào sự tái sanh 6 cõi
luân hồi (thiên, nhơn, atula, địa ngục, ngạ quỉ và
súc sanh).
Cõi Thiên: Sanh về cõi trời, nơi phúc lạc
thế gian, hưởng phước đã tạo tác.
Cõi Nhơn: Sanh vào nhân gian làm người, giàu
hay nghèo, có thiện có ác.
Cõi TuLa: Sanh nhà quyền quí, phước báo gia
đình, cùng chung cộng nghiệp.
Cõi Địa Ngục: Sanh vào nơi đau khổ, vì
nghiệp ác sâu dầy, thiện nghiệp ít.
Cõi Ngạ Quỉ: Sanh vào nơi bất tịnh, vì
nghiệp bỏn sẻn, tham lam ích kỷ.
Cõi Súc Sanh: Sanh vào nơi cầm thú, vì
nghiệp sát, si mê quá nặng.
Tuy sống trong lục đạo luân hồi, nhưng các tiền kiếp
Đức Phật là vị Bồ Tát hằng sống với Bát
Chánh Đạo (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng,
chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) và thường hành Lục Độ Ba La Mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định
và trí tuệ).
Sự nổ lực tu tập Bồ Tát Hạnh, thực hành Bồ Tát Đạo của
riêng từng cá nhân con người trong thế gian, có thể vượt thoát khỏi lục đạo
sanh tử hay không? Bước hoa sen thứ 7 nói lên rằng điều đó có thể, điều đó
không do ân huệ trời ban cho, hay thần linh thượng đế dành phần riêng cho ai
cả, mà chính do đại từ, đại bi, đại lực, đại tinh tấn của người tự tu, tự chứng
đạt được mà thôi.
BƯỚC SEN THỨ BẢY - QUẢ VỊ
PHẬT
Sáu bước sen tinh khiết được tích tụ từ Bồ Tát Hạnh trong
lục đạo. Với tâm từ bi thanh tịnh sáng suốt nhiều đời nhiều kiếp tu hành, Bồ
Tát từng xả bỏ thân mạng cứu khổ ban vui, chan rải ánh sáng từ bi và trí tuệ
cho muôn loài. Ý nghĩa của 6 bước hoa sen đầu tiên thể hiện sự đản sanh trong
lục đạo luân hồi. Thái Tử Tất Đạt Đa dừng lại ở bước sen thứ 7, đó chính là
kiếp cuối cùng, đạt quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác, ngay trong cõi nhân gian
này.
Đức Phật khi đản sanh bước đi được đến đóa sen thứ
bảy, chứng thực một sự thật sâu xa, thật khó thấy khó hiểu, khó nghĩ bàn. Đó là
Niết Bàn tịch tịnh của chính con người tu từ bi và trí tuệ sẽ tự cảm nhận được
một cách rõ ràng, khi chứng đắc quả vị Phật.
Đức Phật dạy:
Ai còn tham luyến tức còn ngã ái chấp
đây là của tôi, ngã mạn chấp đây là tôi, ngã kiến chấp đây là tự ngã của tôi,
thời có dao động. Ai không tham luyến, thời không dao động. Ai không dao động,
thời được khinh an. Ai được khinh an thời không còn chấp . Ai không còn chấp,
thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi, thời không có sanh diệt. Ai
không còn sanh diệt, thời không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây
là sự đoạn tận khổ đau. (Niết bàn - Tương Ưng Bộ Kinh).
Đệ tử Phật môn, muốn vượt thoát ra khỏi sự khổ nạn
trong 6 cõi luân hồi sanh tử và bước vào được hoa sen thứ 7, đạt đến Niết Bàn
an tịnh không còn đau khổ nữa, cần phải tu học và thực hành theo lời Đức Phật
dạy.
Đức Phật dạy con người phải chiến đấu mạnh mẽ với tâm
tham lam, tâm sân hận, tâm si mê và phải dùng gươm trí tuệ cắt đứt những đam mê
dục vọng danh lợi mà người thế gian cho là quí giá cần chiếm đoạt và hưởng thụ.
Theo "Lý duyên khởi" thì:
- Cái nầy có, thì cái kia
có (có ham muốn ích kỷ, thì có đau khổ tranh chấp)
- Cái nầy sanh, thì cái kia sanh (có
trói buộc tham ái, thì có thù oán sân hận)
- Cái nầy không, thì cái kia cũng không
(không có tham dục, không có ưu bi khổ não)
- Cái nầy diệt, thì cái kia cũng diệt
(không có ta, không có vô minh sanh tử).
Vô minh diệt, thì có Niết Bàn. Chấp ngã, ham muốn, dục
vọng càng to, càng xa Niết Bàn. Đức Phật là bậc đại từ, đại bi, đại trí, đại
lực, xa rời tất cả ác pháp, sáng suốt phá tan vô minh phiền não, vượt qua đối
đãi (nhị nguyên), đạt được Niết Bàn tịch tịnh. Người phàm trần thường chấp đúng
sai, hơn thua, thương ghét, tốt xấu, khen chê, thật giả, nên bị chi phối, trói
buộc, mê mờ, đắm sâu trong vô minh, sinh tử mãi trong vòng luân hồi, không
thoát ra được.
Cũng chính vì cái bản ngã ràng buộc mà chúng sanh chìm
nổi trong biễn khổ luân hồi. Đức Phật dạy pháp quán vô ngã, nhìn cho thấu đáo
tứ đại đều do duyên hợp thành, chưa diệt được cái ta tự tôn tự đại, thì còn đau
khổ, còn sanh tử. Chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc, bước ra khỏi lục đạo là
giải thoát sanh tử.
Đức Phật không từ một cõi siêu nhiên thần bí nào. Bản
chất một con người, nên Ngài luôn cảm nhận được một cách trọn vẹn nổi thống khổ
đời người, từ lúc sanh ra, già, bịnh và chết. Khi Đức Phật chứng quả Vô Thượng
Bồ Đề, Ngài lưu lại thế gian thuyết pháp và giáo hóa cho tất cả chúng sanh bằng
tâm từ bi bình đẳng tuyệt đối, chỉ rõ con đường tu để đạt đến Niết Bàn tịnh
lạc. Ngài tuyên bố: Ta là Phật đã thành,
chúng sanh là Phật sẽ thành.
Phiền não biết, phiền
não đoạn.
Tham sân biết, tham
sân dứt.
Vui buồn biết, buồn
vui dừng.
Thiện ác biết, thiện
ác bặt.
Từng sát na biết, còn
gì dính mắc.
Tự tại vĩnh hằng.
Trời xanh mây trắng
bay.
PHẬT ĐẢN VÀ PHẬT ĐẠO
TK Thích Chân Tuệ
Chủ Nhiệm Phật Học Tịnh Quang Canada
Chủ Nhiệm Phật Học Tịnh Quang Canada
Các câu hỏi liên quan đến Lễ Phật Ðản:
1) Kính mong VP.PHTQ CANADA giải đáp thắc mắc sau đây của một số Phật Tử
thường đi chùa lễ Phật tụng kinh: Hằng năm vào dịp rằm tháng tư âm lịch,
khắp nơi tổ chức Lễ Phật Ðản một cách long trọng, thành kính và trang
nghiêm. Tuy nhiên, có nhiều người theo đạo Phật vẫn cảm thấy chán đời vì
cuộc đời đầy đau khổ, bất trắc, đấu tranh, lừa đảo. Việc tổ chức các buổi
Lễ Phật Ðản có ý nghĩa gì, có ích lợi gì cho mọi người?
2) Trong các buổi Lễ Phật Ðản, có nghi thức "tắm Phật", nhưng
Phật Tử không hiểu ý nghĩa, kính mong VP.PHTQ CANADA vui lòng giải thích.
3) Nhân dịp Lễ Phật Ðản, kính mong VP.PHTQ CANADA hoan hỷ giải thích
thắc mắc sau đây: Bức tranh vẽ Ðức Phật đản sanh bước trên 7 đóa hoa sen, một
tay chỉ trời, một tay chỉ đất, có ý nghĩa gì?
4) Kính mong VP.PHTQ CANADA hoan hỷ giải thích sự khác nhau giữa Phật
Lịch 2561 và Phật Ðản 2641?
Phần giải đáp:
Giải
đáp 1: Năm nay,
ngày rằm tháng tư (15-4) âm lịch, nhân lễ kỷ niệm lần thứ 2641 Ðức Phật Thích
Ca đản sanh, nhằm ngày 10-5-2017 (Phật lịch 2561), chúng ta cùng nhau ôn lại
lịch sử và tìm hiểu ý nghĩa thâm trầm của ngày lễ trọng đại này.
Ðức Phật Thích Ca đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ca Tỳ La Vệ, được
gọi là Thái tử Tất đạt đa (hay Sĩ đạt tha), con của đức vua Tịnh Phạn và Hoàng
hậu Ma Gia. Ngài lớn lên trong hoàng cung, vâng lệnh song thân lập gia
đình với Công chúa Gia du đà la và hạ sanh Thái tử La hầu la. Trong các
chuyến xuất cung du ngoạn ngoại thành, Ngài chứng kiến các cảnh: sanh, lão, bệnh, tử trong nhân
gian. Từ đó, Ngài luôn luôn trầm tư mặc tưởng, muốn tìm phương tự độ và
cứu giúp chúng sanh thoát khỏi cảnh trầm luân sanh tử, cho nên Ngài lìa bỏ
hoàng cung, lên đường tìm đạo giải thoát.
Sau 6 năm tu khổ hạnh ở chốn rừng già và 49 ngày đêm ngồi thiền định
dưới cội cây bồ đề, tâm trí thanh tịnh, Ngài hoát nhiên giác ngộ, thành Phật,
thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, vào năm Ngài được 35 tuổi. Sau
đó, Ngài đi khắp nơi thuyết pháp, đem chân lý giác ngộ giảng dạy cho mọi người
trong 45 năm ròng rã, và Ngài thị tịch, nhập niết bàn, năm 80 tuổi tại khu rừng
ta la song thọ.
Toàn bộ lịch sử của đức Phật Thích ca từ ngày đản sanh, đến thành đạo và
nhập niết bàn, cũng như toàn bộ giáo lý của Phật giáo, không phân biệt tông
phái, nêu lên những điểm quan trọng như sau:
1) Mọi người trên thế gian đều có thể trở thành một vị Phật, một bậc sáng suốt giác ngộ, không phân biệt nam nữ, xuất xứ, đẳng cấp, trẻ già, thời đại, đã có gia đình hay chưa, nếu người đó biết tu tập theo đúng chánh pháp. Có hằng hà sa số các vị Phật, từ quá khứ, đến hiện tại và vị lai. Chứ không phải chỉ có một vị Phật duy nhất làm giáo chủ là đức Phật Thích ca, còn tất cả các loài chúng sanh khác đều phải thờ lạy theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực. Ðây chính là ưu điểm nổi bậc của đạo Phật.
2)
Ðức Phật không phải là vị thần linh, hay thượng đế tưởng tượng, chuyên
ban phước ra ơn hay giáng họa trừng phạt. Cho nên những ai cúng kiến, tin
tưởng, thờ lạy đức Phật theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực, dù
ở chùa hay ở nhà, đều không đúng chánh pháp, không đạt được những ước muốn như
ý. Bởi vậy, xin xỏ nhiều thì thất vọng nhiều, cúng kiến nhiều thì buồn
phiền nhiều, tin tưởng nhiều thì đau khổ nhiều. Trái lại, những người
sống đúng theo tinh thần những lời dạy của đức Phật, dù tại gia hay xuất gia,
dù có thờ lạy đức Phật hay không, dù
có theo tông phái nào hay không,
thảy đều được an lạc và hạnh phúc hiện thời, giác ngộ và giải thoát mai sau. Ðây chính là điểm bình đẳng tuyệt
đối của đạo Phật.
3) Từ trước thời đức Phật xuất hiện trên thế gian này, cuộc đời vẫn thường đầy dẫy những sự đau khổ, bất trắc, đấu tranh, lừa đảo, chứ không phải chỉ có thời hiện tại mà thôi. Do đó, giáo lý của đạo Phật thường được ví như chiếc thuyền, gọi là thuyền bát nhã, dùng từ bi và trí tuệ giúp đỡ con người vượt qua bể khổ, sông mê, lướt qua bát phong của cuộc đời, đến bến bờ giác ngộ và giải thoát. Ðức Phật vẫn sống ngay trên thế gian này, vẫn gặp bao nhiêu khổ nạn của cuộc đời, nhưng tâm trí của Ngài vẫn an nhiên tự tại, không cần phải đợi đến lúc vãng sanh về tây phương cực lạc hay thăng lên thiên đàng! Ðây chính là điểm cốt tủy của đạo Phật.
4) Ðạo Phật là một tôn giáo, cho nên cũng có những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện, để giúp đỡ những người đang đau khổ trên thế gian này tìm đến với đạo, trong những bước ban đầu.
Nếu như con người, dù tại gia hay xuất gia, đến với đạo Phật nhưng chỉ
biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, cứ đứng ở đó bao
nhiêu năm trời, cho rằng như vậy là đủ rồi, không chịu bước thêm bước nữa, bước
đó là: tìm hiểu xem Ðức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày,
chánh pháp ở đâu, thì đau khổ vẫn hoàn khổ đau, có khác chi bao nhiêu người khác
đâu? Ðây chính là điểm ứng dụng thực tế của đạo Phật.
5) Các buổi lễ của Phật giáo, quan trọng nhứt là Lễ Phật Ðản, đều nhằm mục đích dẫn dắt con người đến với đạo, xoa dịu bớt những nỗi khổ đau của cuộc đời. Và mục đích quan trọng hơn hết là: "hãy bước vào cửa đạo", hay "Phật Đạo", chứ không phải chỉ bước vào cửa chùa rồi thôi, hoặc vẫn cứ đi lang thang, lòng vòng bên ngoài, bằng lòng với các hình thức cúng kiến, lễ lạy, các buổi văn nghệ xổ số, các cuộc hành hương thương mại, các cuộc vận động cầu vãng sanh lưu xá lợi, kêu gọi đóng góp tạo chùa to tượng lớn, chiêm bái tượng Phật Ngọc, lễ hội Quán Âm đam mê chuyện trời rải hoa mạn đà la, hoa mạn thù sa, hay hoa trời linh thiêng, thích chuyện linh thiêng huyền bí hấp dẫn, mà không quan tâm việc tu học, tu tâm dưỡng tánh, không biết đến chánh pháp là gì?
Bước vào cửa đạo, viên thành Phật đạo, nghĩa là phải biết tu học theo
lời đức Phật dạy trong các kinh sách, để đạt giác ngộ và giải thoát, chứ không
phải tu mù, ai bảo sao làm vậy, ai nói sao nghe vậy, hết sức mê tín dị đoan! Ðây chính là điểm cứu cánh mầu nhiệm cao siêu
của đạo Phật.
Giải
đáp 2: Theo truyền
thuyết, ngay khi Thái tử Tất đạt đa đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai
dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng
nước nóng. Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho hai cảnh giới thuận
và nghịch của cuộc đời, hai
cảnh giới vui và buồn, sướng và khổ của cuộc sống hằng ngày, mà tất cả mọi
người sanh ra trên thế gian này phải chịu đựng. Thái tử Tất đạt đa đã
chịu đựng được hai dòng nước lạnh nóng, cho nên sau này Ngài trở thành đức Phật
Thích ca.
Trong kinh sách, đức Phật dạy rằng: người nào chịu đựng được những sự
thuận và nghịch của cuộc đời, mà tâm vẫn bình thường, bình tĩnh thản nhiên, an
nhiên tự tại, thì người đó sẽ là một vị Phật trong tương lai. Ðó là ý nghĩa hết sức thâm sâu vi diệu của đạo
Phật.
Trong kinh sách, những cảnh thuận và nghịch của cuộc đời được gọi là: Bát Phong. Bát là tám, phong là ngọn gió. Bát
phong chia làm bốn cặp, mỗi cặp gồm hai cảnh giới đối nghịch, đó là: lợi và suy, hủy và dự, xưng và cơ, khổ và lạc.
Lợi là những điều thuận lợi, đem lợi lộc, tài lợi đến cho con người.
Suy là suy tàn, suy sụp, đem đến sự thua lỗ, mất mát cho con người. Cả hai
điều này đều làm cho tâm của con người bị động, bất an.
Hủy là hủy báng, chê bai làm cho tâm con người bị động.
Dự là danh dự, khen tặng cũng làm cho tâm con người bị động, bất an.
Kế đến là xưng và cơ, nghĩa là xưng tán, tán tụng, nói tốt, và cơ
bài, bài bác, chỉ trích, nói xấu. Hai ngọn gió này của cuộc đời cũng làm
cho tâm của con người bị động, bất an.
Cuối cùng của bát phong là khổ nạn và lạc thú trên trần
gian. Trên đời này, cảnh khổ quá nhiều, sanh lão bệnh tử là khổ, cầu mong
không được cũng khổ, thương yêu phải chịu chia ly là khổ, thù ghét gặp nhau
cũng khổ, thân thể ốm đau là khổ, tâm loạn động nhiều, bất an cũng khổ.
Còn lạc thú trên đời cũng không ít việc đưa đến phiền não khổ đau. Chẳng
hạn vui thú trò chơi bài bạc đỏ đen thường dẫn tới hoàn cảnh tiền mất tật mang,
vợ bỏ con chê, cửa nhà tan nát, lâm cảnh bần cùng túng thiếu!
Trong Phật giáo, có nhiều hình thức nghi lễ nhằm mục đích truyền bá giáo lý sâu rộng trong nhân gian, giúp đỡ mọi người xây dựng cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc hơn. Nhân ngày rằm tháng tư âm lịch hằng năm, khắp nơi tưng bừng tổ chức lễ kỷ niệm ngày đức Phật đản sanh, để ghi nhớ công đức của đấng cha lành tìm ra con đường cứu độ chúng sanh được giác ngộ và giải thoát khỏi phiền não khổ đau và sanh tử luân hồi.
Trong phần nghi lễ kỷ niệm ngày đức Phật đản sanh, luôn luôn có tiết mục tắm Phật. Mọi người đều hoan hỷ sắp hàng, tâm niệm Phật, miệng niệm Phật, chờ đến phiên mình tiến lên lễ đài để múc nước tắm cho tôn tượng đức Phật đản sanh. Việc làm này mang nhiều ý nghĩa vi diệu, có ích lợi lớn cho việc tu học, có thể chuyển hóa tâm trạng của con người từ phiền não và khổ đau thành an lạc và hạnh phúc.
Nghi lễ tắm Phật dựa vào truyền thuyết hai vị Long vương phun hai dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất đạt đa trong ngày đản sanh.
Khi múc gáo nước đầu tiên tắm cho tôn tượng đức Phật đản sanh nhỏ nhắn,
chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có
gặp thuận cảnh, vừa lòng, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản
nhiên.
Khi múc gáo nước thứ hai, tắm cho tôn tượng đức Phật đản sanh nhỏ nhắn,
chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có
gặp nghịch cảnh, phiền lòng, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản
nhiên.
Ðây mới chính là ý nghĩa sâu xa của nghi
lễ tắm Phật vậy.
Giải
đáp 3: Bức tranh đó được
vẽ theo truyền thuyết: Ngay khi đản sanh, đức Phật bước đi 7 bước, có 7 đóa hoa
sen đỡ chân, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, và tuyên bố: "Thiên thượng
thiên hạ duy ngã độc tôn".
7 đóa hoa sen tượng trưng cho thất chúng trong đạo Phật, đó là: Tỳ kheo,
Tỳ kheo ni, Thức xoa ma na ni, Sa di, Sa di ni, Phật tử nam và Phật tử
nữ. Nói chung là toàn thể con người, dù tại gia hay xuất gia đều có thể
áp dụng giáo lý của đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày để được an lạc hạnh phúc
và giác ngộ giải thoát.
Muốn được như vậy, con người phải chứng ngộ được bản tâm thanh tịnh, được ví như đóa hoa sen, gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn, cho nên vẫn sống trong trần đời, mà chẳng cảm thấy phiền não khổ
đau.
Khi thành đạo dưới cội cây bồ đề, đức Phật ngồi trên thảm cỏ, nhưng
trong hình vẽ hay tôn tượng, đức Phật đều ngự trên tòa sen, tượng trưng cho bản tâm thanh tịnh.
Ngài đã giác ngộ được rằng: tất cả mọi chúng sanh đều có bản tâm thanh tịnh đó, cho nên đều có
thể trở thành một vị Phật, nếu biết thực hành đúng pháp môn tu tâm dưỡng tánh.
Bản tâm thanh tịnh trong kinh sách
Phật giáo được gọi với nhiều danh từ khác nhau, chẳng hạn như là: chân ngã,
chân tâm, chân tánh, Phật tâm, Phật Tánh, bản lai diện mục. Do đó, câu nói:
"Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn", có nghĩa là: trên trời dưới
đất, hay nói cách khác, trong 6 cõi luân hồi: trời, người, atula, địa ngục, ngạ
quỉ, súc sinh, chỉ có chân ngã, tức là bản
tâm thanh tịnh, là đáng tôn kính. Người giác ngộ được điều này, sẽ
giải thoát được phiền não khổ đau và sanh tử luân hồi.
Tóm lại, bức tranh vẽ đức Phật đản sanh đi 7 bước có hoa sen đỡ chân, ngụ
ý: con người trải qua lục đạo luân hồi (6 cảnh giới: thiên, nhơn, atula, địa
ngục, ngạ quỉ, súc sanh) nếu biết tu tập sẽ giác ngộ giải thoát, đắc đạo thành
Phật (bước
sen thứ bảy).
Người nào hành động, nói năng, suy nghĩ các điều phải, điều đúng, điều
tốt, tức là tam nghiệp thanh tịnh,
thì tâm nhẹ nhàng, khinh an, đi lên (tay phải chỉ trời).
Người nào hành động, nói năng, suy nghĩ các điều trái, điều sai, điều
xấu, tức là tam nghiệp chưa thanh tịnh, thì tâm nặng nề, bất an, đi xuống (tay
trái chỉ đất).
Và trong lục đạo luân hồi, trải qua sanh lão bệnh tử, chúng sanh khổ là
do chấp ngã; khi giác ngộ lý vô ngã, tức đạt được chân ngã, hay bản tâm thanh tịnh, tam nghiệp hằng
thanh tịnh, tức đồng Phật vãng tây phương, tức đắc đạo, thành Phật vậy.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Giải
đáp 4: Khác nhau
giữa Phật Lịch 2561 và Phật Ðản 2641.
Phật Lịch tính kể từ năm đức Phật nhập diệt, tức 544 năm trước dương
lịch.
Muốn tính Phật Lịch, cộng thêm 544 năm vào dương lịch 2017.
Cho nên năm nay, Phật Lịch là PL.2561.
Cho nên năm nay, Phật Lịch là PL.2561.
Tuổi thọ của đức Phật là 80 tuổi, cho nên Phật Lịch cộng thêm 80 năm sẽ
được Phật Đản. Do đó, năm nay đại lễ Phật Đản lần thứ 2641 (tức là PL.2561 +
80).
Ban Biên-Tập
PHTQ
- Kính thưa quí vị, như chúng tôi đã trình bày, bàn
tay của chúng ta có hai mặt, đồng tiền cũng có hai mặt, tờ giấy cũng có hai
mặt. Hai mặt đó không bao giờ có thể tách rời được.
Đó là chân lý, tức là điều hiển nhiên đúng ;
đúng với mọi thời gian và không gian, đúng với mọi người không phân biệt tín
ngưỡng, tôn giáo, quốc tịch, màu da, xuất xứ, học thức, tuổi tác, địa vị xã
hội, nghĩa là bất tùy phân biệt, không cần chứng minh.
Cho nên, cái đúng
với tôn giáo này, nhưng không đúng
với tôn giáo khác, chưa phải là chân lý.
Cái đúng với dân tộc này, với địa phương này, với
xứ sở này, với thời gian này, với không gian này, nhưng không đúng với dân tộc,
địa phương, xứ sở, thời gian hay không gian khác, chưa phải là chân lý.
Tóm lại, chân lý không có ở trong kinh sách, không
có ở trong chùa, không có trong các nghi lễ tôn giáo - kể cả Phật giáo, không
có trong khóa nghiên tu an cư tại tổ đình này!
- Con có thắc mắc: Thầy là một vị tu sĩ Phật giáo,
là một vị giáo thọ trong khóa nghiên tu an cư năm nay, Thầy dùng kinh điển Phật
giáo giảng dạy tứ chúng, sao lại nói chân lý không có trong kinh điển?
- Chân lý thực sự không có trong kinh điển. Chấp
chặt kinh điển thì khó thấy được chân lý tối thượng.
- Như vậy, thưa Thầy, chân lý ở đâu?
- Chân lý ở ngay trước mắt Ni sư đó!
- Sao con không thấy?!
- Chân lý phải « thấy » qua trí
tuệ bát nhã, chứ không thấy bằng nhục nhãn (mắt thịt, mắt trần, mắt thường). ■
SUY NGẪM
Muốn nhìn thấy
mặt trăng,
phải dùng ngón
tay để chỉ.
Người trí nương
theo hướng ngón tay, nhận thấy được mặt trăng.
Người chấp chặt
ngón tay, chỉ lo nhìn ngón tay chăm chăm, nên
khó thấy được
mặt trăng thật !
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
CHÂN LÝ Ở ĐÂU?
Ngày xưa, có người đến hỏi Đức Phật:
- Bạch Ngài, có kinh điển nào đọc tụng để cầu nguyện cho đệ tử được niết bàn hay không?
Đức Phật đáp:
- KHÔNG!
- Tại sao vậy ?
- Thí dụ như: đem quăng hòn đá xuống nước, hòn đá nặng tức nhiên chìm lỉm, không có kinh điển nào đọc tụng, có thể cầu nguyện cho cục đá nổi lên được. Đem dầu đổ xuống nước, dầu nhẹ tức nhiên nổi trên mặt nước, không có kinh điển nào đọc tụng, có thể khiến cho dầu chìm được.
- Bạch Ngài, có kinh điển nào đọc tụng để cầu nguyện cho đệ tử được niết bàn hay không?
Đức Phật đáp:
- KHÔNG!
- Tại sao vậy ?
- Thí dụ như: đem quăng hòn đá xuống nước, hòn đá nặng tức nhiên chìm lỉm, không có kinh điển nào đọc tụng, có thể cầu nguyện cho cục đá nổi lên được. Đem dầu đổ xuống nước, dầu nhẹ tức nhiên nổi trên mặt nước, không có kinh điển nào đọc tụng, có thể khiến cho dầu chìm được.
Tâm của con người trong sáng, thanh tịnh, tự tại, nhẹ nhàng, thánh thiện hiện đời, nhứt định khi ra đi, được siêu thoát cõi lành, cõi thiện mà thôi, không có gì nghi ngờ cả. Cũng như cái cây bình thường mọc nghiêng về bên nào, khi bị cưa xuống, sẽ ngã về bên đó.
Chân lý, chí công vô tư, đúng nghĩa phải là như vậy. []
Ý nghĩa của nghi lễ tắm Phật
TK. Thích-Chân-Tuệ
TK. Thích-Chân-Tuệ
Theo
truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị Long vương đến
phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun
dòng nước nóng. Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho hai cảnh giới thuận
và nghịch của cuộc đời, hai cảnh giới vui buồn và sướng khổ của cuộc sống hằng
ngày, mà tất cả mọi người sanh ra trên thế gian này phải chịu đựng. Thái tử Tất
Đạt Đa đã chịu đựng được hai dòng nước lạnh và nóng đó, sau này trở
thành Đức Phật Thích Ca.
Trong kinh sách, Đức Phật dạy rằng: người nào chịu đựng được những cảnh thuận và nghịch của cuộc đời, mà tâm vẫn bình thường, bình tĩnh thản nhiên, an nhiên tự tại, thì người đó là một vị Phật trong tương lai. Đây là ý nghĩa hết sức thâm trầm vi diệu của đạo Phật.
Trong kinh sách, những cảnh thuận nghịch của cuộc đời được gọi là: bát phong. Bát là tám, phong là ngọn gió. Bát phong chia làm bốn cặp, mỗi cặp gồm hai cảnh giới thuận nghịch, đó là: lợi lộc và suy sụp, hủy báng và danh dự, xưng tán và chỉ trích, khốn khổ và lạc thú.
Trên đời này, cảnh khổ quá nhiều: sanh lão bệnh tử là khổ, cầu mong không được, thương yêu phải chịu chia lìa, thù ghét gặp nhau, thân thể ốm đau, tâm loạn động bất an cũng đều khổ. Còn hưởng thụ các lạc thú trên đời cũng không ít việc đưa đến phiền não khổ đau sau đó.
Trong Phật giáo, thường có nhiều hình thức nghi lễ, nhằm mục đích truyền bá giáo lý sâu rộng trong nhân gian, giúp đỡ mọi người xây dựng cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc hơn. Nghi lễ tắm Phật dựa vào truyền thuyết hai vị Long vương phun hai dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa trong ngày đản sanh nói trên.
Khi múc gáo nước đầu tiên, tắm bên vai phải của tôn tượng Đức Phật đản sanh nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc phải, vừa ý, gọi là thuận cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. Khi múc gáo nước thứ hai, tắm bên vai trái của tôn tượng xinh xắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc trái ý, gọi là nghịch cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên.
Đây chính là ý nghĩa sâu xa của nghi lễ tắm Phật và việc tu tập theo đạo Phật vậy.
Trong kinh sách, Đức Phật dạy rằng: người nào chịu đựng được những cảnh thuận và nghịch của cuộc đời, mà tâm vẫn bình thường, bình tĩnh thản nhiên, an nhiên tự tại, thì người đó là một vị Phật trong tương lai. Đây là ý nghĩa hết sức thâm trầm vi diệu của đạo Phật.
Trong kinh sách, những cảnh thuận nghịch của cuộc đời được gọi là: bát phong. Bát là tám, phong là ngọn gió. Bát phong chia làm bốn cặp, mỗi cặp gồm hai cảnh giới thuận nghịch, đó là: lợi lộc và suy sụp, hủy báng và danh dự, xưng tán và chỉ trích, khốn khổ và lạc thú.
Trên đời này, cảnh khổ quá nhiều: sanh lão bệnh tử là khổ, cầu mong không được, thương yêu phải chịu chia lìa, thù ghét gặp nhau, thân thể ốm đau, tâm loạn động bất an cũng đều khổ. Còn hưởng thụ các lạc thú trên đời cũng không ít việc đưa đến phiền não khổ đau sau đó.
Trong Phật giáo, thường có nhiều hình thức nghi lễ, nhằm mục đích truyền bá giáo lý sâu rộng trong nhân gian, giúp đỡ mọi người xây dựng cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc hơn. Nghi lễ tắm Phật dựa vào truyền thuyết hai vị Long vương phun hai dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa trong ngày đản sanh nói trên.
Khi múc gáo nước đầu tiên, tắm bên vai phải của tôn tượng Đức Phật đản sanh nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc phải, vừa ý, gọi là thuận cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. Khi múc gáo nước thứ hai, tắm bên vai trái của tôn tượng xinh xắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc trái ý, gọi là nghịch cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên.
Đây chính là ý nghĩa sâu xa của nghi lễ tắm Phật và việc tu tập theo đạo Phật vậy.
Duy Ngã Độc Tôn Nhân Ngày Phật Đản
Trong truyền thuyết Phật giáo có rất
nhiều bài kệ nói về Phật đản sinh, câu “Duy ngã độc tôn” đã được bàn đến, nhưng
trong đó có lẻ từ “Duy ngã độc tôn” đem đến sự ngộ nhận và tranh cãi nhiều nhất
từ xưa đến nay.
Dựa vào lịch sử Đức Phật, chúng
ta có thể biết được, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) khi chào đời,
bước đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân, và bước cuối cùng, Ngài đưa một tay
chỉ trời, một tay chỉ đất, dõng dạc tuyên ngôn: Thiên thượng thiên hạ -
Duy ngã độc tôn - Nhất thiết thế gian - Sinh lão bệnh tử. Chuyển ngữ,
“Trên trời dưới đất, chỉ ta
hơn hết, tất cả thế gian, sinh già bệnh chết”.
Nếu Thái tử Sĩ Đạt Ta ra đời như vậy
thì Ngài đã trở thành đấng tối cao ban phước giáng họa, nó sẽ không còn giá trị
lịch sử nhân loại. Trong nhiều các bản Kinh ngài thường nói ta chỉ là vị thầy
dẫn đường, ta không có khả năng ban phước giáng họa cho ai. Có nhiều nơi chỉ
dẫn chứng hai câu đầu: “ Trên trời dưới đất, chỉ ta hơn hết”, từ ngữ triết học
rất nhiều nghĩa khiến con người ta dễ hiểu lầm. Tuy nhiên, nếu không giải thích
đúng sẽ làm cho người học Phật bị hoài nghi hoặc hoang mang, bối
rối chẳng biết thế nào là đúng sai, có trước có sau. Chẳng hạn, cụm từ “Duy
ngã độc tôn” “Chỉ ta hơn hết” đã có nhiều lời giải
thích dưới nhiều gốc độ, phân tích mổ xẻ, nhưng dường như vẫn chưa làm
thỏa mãn những người thật tâm nghiên cứu Đạo Phật.Chắc có lẽ từ “Duy
ngã độc tôn” đem đến sự ngộ nhận và tranh cãi nhiều nhất từ xưa
đến nay.
Nhiều nơi chỉ lấy hai câu đầu đem ra
phân tích, nên làm cho người đọc dễ ngộ nhận, chúng ta có
thể hiểu được chữ Ngãlà từ Hán Việt, chữ Ta hay Tôi là ngôn ngữ
Việt Nam. Muốn cho mọi người được sáng tỏ qua nghĩa lý sâu xa, chúng ta
phải dẫn chứng đầy đủ 4 câu kệ:
“Trên trời dưới đất, chỉ
ta hơn hết, tất cả thế gian, sinh già bệnh chết”.
Bốn câu này chỉ là biểu tượng do
người sau thêm vào để tôn vinh đức Phật theo truyền thuyết có đấng Phạm Thiên ở
Ấn Độ. Khi Thái tử Sĩ Đạt Ta ra đời, tiên nhân A Tư
Đà đoán rằng sau này Ngài sẽ trở thành vị Vua Chuyển Luân Thánh
Vương và nếu xuất gia học đạo sẽ thành Phật. Do đó,
chúng ta có thể thấy rằng, về mặt thực tế trong cuộc đời, Thái tử sinh
ra cũng giống như bao nhiêu đứa trẻ sơ sinh khác, và như thế sẽ không
thể cất được tiếng nói vào lúc mới sinh ra.
Nếu Thái tử sinh ra mà đi trên hoa sen
và đọc bốn câu kệ đó thì Ngài chắc không phải là con người lịch sử mà trở thành
con người huyền bí không thật có. Vậy, chúng ta có thể thiết lập giả
sử quay trở lại nguồn gốc ban đầu. Có từ thời nào? Nó mang ý nghĩa gì? Và,
đó cũng là điều nghi vấn về sự mâu thuẫn giữa lịch sử và triết lý Phật
giáo mang tính ẩn dụ sâu sắc.
Suy luận và tìm hiểu lịch sử Ấn
Độ, có thể được thêm vào trong những trường hợp sau: Một là sau khi
Đức Phật thànhđạo, được người đương thời tôn vinh để có giá trị như Đấng
Phạm Thiên. Hai, sau khi Đức Phật Niết-bàn có báo trước ba tháng,
hàng đệ tử biên tập kinh điển đã thêm vào, nhằm đề cao nhân cách của một
bậc thầy vĩ đại của nhân loại phải khác với con người
thế gian tầm thường. Ba, tư tưởng Phật giáo phát triển đã
đạt đến trình độ cao, đưa ra triết lý sâu sắc thực tế có Phật tính
bình đẳng trong tất cả chúng sinh. Và, theo sự suy nghĩ của chúng tôi bốn
câu: “Trên trời dưới đất, chỉ ta hơn hết, tất
cả thế gian, sinh già bệnh chết”. Do người sau thêm vào nhằm tôn vinh đức Phật,
nếu chúng sử dụng đầy đủ bốn câu thì dễ có sự thông cảm hơn.
Đạo Phật lấy nhân quả làm nền tảng
với triết lý sâu sắc Tứ diệu đế nhân quả thế gian và nhân quả xuất thế gian. Ở
đây, chúng ta sẽ thấy tinh thần Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển
sai biệt ở chỗ nào? Trong khi đạo Phậtthì đề cao học thuyết vô
ngã, nhưng ở đây Thái Tử mới ra đời một tay chỉ trời, một tay chỉ đất
nói “Duy ngã độc tôn”, như vậy Ngài đề cao cái tôi của mình quá mức
rồi. Nếu Thái tử ra đời như thế thì trở thành người huyền bí siêu nhiên,
do người sau nhân cách hóa. Chúng tôi có bài kệ để nói lên tinh thần nhập thế
của một con người bình thường được sinh ra từ cha mẹ:
Những đóa sen vàng nâng nhẹ bước
chân, đón mừng Bồ-tát sinh ra đời.
Vườn Lâm Tỳ Ny hoa Ưu đàm nở, đem
đến tin vui khắp muôn loài.
Hoa
sen mọc chốn bùn nhơ,
Nở
hoa tươi thắm, ngát thơm cuộc đời.
Thân này nhơ nhớp vô thường,
Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
Trong sự quyền uy tột bực với tất cả
những gì đang hiện hữu mà người đời ai cũng tham muốn để có được tiền tài, sắc
đẹp, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp và ngủ nghỉ thoải mái. Nhưng cách nay hơn 2600
năm có một vị Hoàng thái tử đã thoát ra được và tu hành giác ngộ thành Phật.
Đức Phật không phải là một vị thần
linh thượng đế ban phước giáng họa cho mọi người, mà đức Phật chính là con
người giống như tất cả mọi người chúng ta, cũng được sinh ra từ bụng mẹ vẫn
hưởng đầy đủ dục lạc ở thế gian, nhưng nhờ biết cách buông xả, nên thoát khỏi
vũng bùn ngũ dục trở thành đấng giác ngộ hoàn toàn.
Nếu đọc lịch sử chúng ta sẽ biết đức
Phật ngồi dưới cội Bồ-đề, trên toà cỏ. Nhưng hiện nay chúng ta lại thờ đức Phật
ngồi trên tòa sen, như vậy có làm sai ý nghĩa hay không?
Tòa sen mang ý nghĩa gì mà ai tu
theo đạo Phật cũng đều quí trọng, để làm tòa cho đức Phật ngồi? Đó là
những điều cần biết mà người Phật tử phải hiểu rõ mục đích và ý nghĩa trên, để
khi có người hỏi chúng ta biết cách trả lời cho đúng.
Như chúng ta đã biết, hoa sen luôn mọc
trong ao, trong hồ từ chỗ bùn nhơ mà ra. Như vậy giá trị của hoa sen là từ nơi
bùn nhơ vươn lên khỏi bùn, rồi ra khỏi mặt nước mới trổ hoa đồng thời có gương,
nhụy, hột cùng một lúc mà các loài hoa khác không thể có, đó là điểm kỳ đặc của
hoa sen.
Sen rất khác biệt hơn các loài hoa
khác, ở chỗ mầm nó chui trong bùn nhưng khi gần trổ hoa thì nó vượt khỏi bùn và
vươn lên khỏi mặt nước rồi mới trổ hoa. Đặc tính của sen khi còn ở trong bùn
thì hôi, nhưng khi nó nở hoa thì hương sen thơm ngát. Thế cho nên đạo Phật
dùng ý nghĩa của hoa sen, để tượng trưng cho người tu hành chân chính đã thành
tựu giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Theo lịch sử, đức Phật ngày xưa là
thái tử con vua Tịnh Phạn, Ngài sống trong cảnh quyền quý cao sang, sung túc
đầy đủ với kẻ hầu người hạ muốn gì được đó. Tuy Ngài sống và chìm đắm trong ngũ
dục giống như tất cả mọi người ở thế gian, nhưng Ngài đã thức tỉnh sau khi dạo
bốn cửa thành thấy người già, bệnh, chết và vị tu sĩ. Từ đó Ngài suy tư quán
chiếu ta đây rồi cũng sẽ già, bệnh, chết mà tìm cách để thoát khỏi và cuối cùng
Ngài quyết định bỏ lại tất cả để ra đi tìm cầu chân lý.
Sau một thời gian dài khoảng 11 năm
do siêng năng tinh tấn tu hành, cuối cùng Ngài đã chứng được đạo vô thượng
chánh đẳng giác và thành Phật, rồi chỉ dạy cho chúng ta. Vậy giá trị của
hoa sen là từ chỗ nhơ nhớp hôi hám mà trổ hoa có mùi hương tinh khiết, chính vì
thế hoa sen thường được dùng làm biểu tượng cao quý trong nhà Phật.
Thứ nhất khi Ngài còn ở trong cung
vua thọ hưởng đầy đủ các dục lạc, được ví dụ như hoa sen còn ở trong bùn. Thứ
hai khi Ngài bỏ lại hết tất cả để vượt thành xuất gia tìm cầu chân lý không còn
hưởng thụ dục lạc nữa, ví dụ như hoa sen vượt ra khỏi bùn nhưng vẫn còn ở trong
nước. Cho đến khi Ngài cố gắng siêng năng tinh tấn tu hành, cuối cùng đạt được
kết quả viên mãn giác ngộ, giải thoát giống như hoa sen vượt khỏi mặt nước, để
rồi nở hoa thơm ngát.
Cũng lại như thế, hoa sen từ lúc mới
mọc cho đến khi trổ hoa trải qua nhiều giai đoạn: Giai đoạn một là ở trong bùn,
giai đoạn hai là ra khỏi bùn ở trong nước, giai đoạn ba là ra khỏi nước và nở
hoa thơm ngát.
Như chúng ta đã biết, hoa sen mọc
lên từ bùn lầy. Hoa sen vượt khỏi bùn, nhú lên mặt nước, và cuối cùng tỏa hương
thơm ngát. Điểm đặc biệt của hoa sen nếu không có bùn lầy nuôi dưỡng thì hoa
sen sẽ không thể sống được. Đó là đặc tính của hoa sen và chính vì thế nó được
chọn làm biểu tượng cao quý trong Phật giáo.
Người tu chúng ta không thể rời cuộc
sống này để tìm đạo lý giác ngộ giải thoát. Từ chỗ cuộc sống có đủ thứ tốt xấu,
hơn thua, phải trái, đúng sai, buồn vui lẫn lộn, chúng ta mới cố gắng chuyển
hóa những nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc. Đó là tinh thần tích cực
của những người biết buông xả tâm xấu ác làm hại người, vật. Giống như hoa sen
sống từ bùn lầy và vươn lên nở hoa thơm ngát.
Ý nghĩa của hoa sen, trong nhà Phật
giải thích rất rộng và thường lấy hoa sen làm biểu tượng cao quý. Có thể
nói hoa sen là một biểu tượng quan trọng mà hầu hết các kinh điển Phật giáo đều
nói đến nhất là bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Ngoài ra, hoa sen còn được biểu
trưng qua những lãnh vực khác mang tính đặc thù văn hóa của mỗi quốc gia dân
tộc theo Phật giáo. Như các đoàn thể gia đình Phật tử chẳng hạn. Vì thế, ở đây,
chúng tôi chỉ xin giải thích một cách khái lược qua một vài đặc tính tiêu biểu
mang tính ẩn nghĩa sâu sắc trong Phật giáo mà thôi.
Nếu xét về bốn câu kệ đó với tinh
thần Nguyên thủy thì dẫn đủ bốn câu bản Hán Việt: “Thiên thượng thiên hạ,
duy ngã độc tôn, nhất thiết thế gian, sinh lão bệnh tử”, bản chuyển
ngữ, “Trên trời dưới đất, chỉ ta hơn hết, tất cả thế gian, sinh già bệnh
chết”. Phật hơn tất cả mọi người ở thế gian vì Ngài đã qua khỏi
sinh già bệnh chết. Như vậy câu nói đó không phải đề cao cái ngã, cái tôi mà
xác nhận Ngài an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh, trước khi nhập Niết-bàn đức
Phật đã báo trước ba tháng.
Tại sao người đời
sau không dùng hết bốn câu, lại dùng chỉ có hai câu thôi để
nói lên ý nghĩa gì? Bởi vì tinh thần Phật giáo Phát triển đi thẳng
vào chỗ tâm Phật sáng suốt, chớ không phải cái tôi, cái ta của
thân này.
Như chúng ta đã biết, cái tôi
của thân này vô thường sinh diệt đổi thay không khi ngưng hoạt động. Vô ngã
là không dính mắc vào thân vật chất này, nhưng vẫn thường biết rõ
ràng. Vì đó là tâm biết. Và mục đích cuối cùng là Niết Bàn với
điều kiện giải quyết tận gốc tính chấp ngã đạt đến vô ngã, lập nên triết
lý vô ngã là Niết-bàn.
Nhưng đến giai đoạn Phật giáo phát
triển thì các vấn đề được mở rộng thêm là: Vô ngã chưa phải là điểm dừng, chưa
phải mục đích tối thượng. Kinh Đại Bát Niết Bàn cho rằng, Thường - Lạc
– Ngã - Tịnh mới là thật nghĩa của Niết-bàn. Chính vì vậy, cái gì
được gọi là Ngã hay Ta thì phải đáp ứng với các yếu tố:
Thường hằng bất biến chẳng đổi thay, không do yếu tố khác hoặc
ở bên ngoài để tồn tại,an nhiên làm chủ bản thân, vượt
ngoài mọi đối đãi. Do đó, chân không mà diệu hữu, không dính mắc ta
người chúng sinh nhưng vẫn thường biết rõ ràng. Đức Phật không chấp
nhận học thuyết hữu ngã và linh hồn, đó là học thuyết của Bà La Môn, tức
là có một linh hồn bất tử, là một sự ảo tưởng mơ hồ.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc thầy
vĩ đại của nhân loại đã thực chứng Niết-bàn vô sinh, nên Ngài đã an nhiên tự
tại báo trước cho bốn chúng đệ tử ngày giờ ra đi trước ba tháng.
Chính vì thế từ
duy ngã độc tôn có nhiều ý nghĩa:
1- Duy ngã là chỉ
có sự giác ngộ hoàn toàn do chính mình biết cách buông xả, bởi giác ngộ là
thành Phật. Đó là sự tối thắng ở đời do sự kiên trì bền bỉ trong tu
tập.
2- Duy ngã là chỉ
có chân ngã, tức là Thường-lạc-ngã- tịnhchơn không mà diệu
hữu, vì vẫn thường biết rõ ràng.
3- Duy ngã là chỉ
có Phật tính trong mỗi con người ‘là tôn quý nhất’, Ta là Phật
đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành,vì mỗi chúng sinh đều có Phật
tính sáng suốt.
4- Duy ngã là pháp
thân thường trụ không biến đổi chỉ vì bất giác chạy theo vọng niệm mà trầm
luân trong sinh tử.
Chính vì vậy, học thuyết vô ngã
hay duy ngã là một triết lý đặc thù, sâu sắc nếu luận bàn trên ngôn
ngữ thất khó diễn bài, tạm phương tiện thiện xảo để chúng ta quay trở về với
thực tại…Chính ý nghĩa này mà “chữ duy ngã” mới trở thành cái tối tôn
tối thượng nhất của muôn loài. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt qua cuộc
đời trần tục, dám từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, quyền cao nhất
thiên hạ để thể nhập Niết-bàn vô sinh.
GIÁ TRỊ CON NGƯỜI (CTLĐ TẬP 3)
ĐI CHÙA ĐÚNG CHÁNH PHÁP
PHẬT GIÁO CÓ MÊ TÍN KHÔNG?
DÂNG SỚ CẦU AN CÚNG SAO GIẢI HẠN
LÀM SAO TU THEO ĐỨC PHẬT?
http://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2011/05/lam-sao-tu-theo-uc-phat.html