CÀNH HOA SEN MÀU XANH ÐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
TKN Thích Nữ Chân Liễu
Trong
thiền môn, bức tranh vẽ “Tây Phương Tam Thánh” Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa
sen màu xanh, đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán
Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Trong kinh sách, hai vị Bồ Tát
hiện thân cư sĩ nữ hai bên Ðức Phật A Di Ðà tượng trưng Từ Bi và Trí Tuệ.
Bồ
Tát Quán Thế Âm được nhiều người nhắc đến và tạc tượng lộ thiên ở các chùa, tu
viện, tùng lâm, để ca ngợi hạnh kham nhẫn và đức từ bi cao thượng. Bồ Tát Ðại
Thế Chí biểu trưng cho đức tinh tấn và ánh sáng trí tuệ. Ngài còn có danh hiệu
là Ðắc Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại Lực Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại Tinh Tấn Bồ Tát hay
Vô Biên Quang Bồ Tát.
Các
danh hiệu của Bồ Tát Đại Thế Chí nói lên hạnh nguyện đại hùng, đại lực, đại
tinh tấn và ánh sáng trí tuệ vô biên chiếu khắp mọi loài chúng sanh, có thể phá
trừ vô minh, điều phục tham sân si, chuyển hóa phiền não thành bồ đề. Các vị Bồ
Tát đều có từ bi, trí tuệ và ý chí xuất phàm như nhau, đó là nhân để tiến đến
Phật quả.
Trong
Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật ca ngợi
Bồ Tát hạnh như sau:
“Nhân
vì chúng sanh mà khởi tâm đại từ bi. Nhân lòng đại từ bi mà phát bồ đề tâm.
Nhân phát bồ đề tâm mà thành ngôi chánh giác”.
Bồ
Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh
khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại vượt thoát
khỏi bùn nhơ, thành tựu trí tuệ. Màu xanh của hoa sen tỏa ánh sáng xanh trên
cõi trời tây phương tịnh độ, và còn là sức mạnh tinh tấn của chánh định, là trí
tuệ siêu việt như trời biển tĩnh lặng rộng lớn bao la bát ngát.
HẠNH NGUYỆN
CỦA BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ:
Hạnh nguyện của Bồ Tát Đại Thế Chí thuộc về tâm thức, hạnh tu tâm
dưỡng tánh đi đến giải thoát rốt ráo. Tu theo Bồ Tát đạo là trước tiên phải tu
tập thiền định để có được trí tuệ, xa lìa ái dục để được giác ngộ giải thoát;
sau đó là phát đại nguyện
độ tận tất cả chúng sanh đều được an trụ trong cảnh giới chư Phật. Mắt trần của
chúng sanh thấy như Bồ Tát Đại Thế Chí không làm gì cả, nhưng thật sự làm tất
cả hạnh nguyện của tâm hạnh bồ tát, làm với tinh thần tích cực và tinh tấn mạnh
mẽ cao thượng tột cùng.
Bồ
Tát Đại Thế Chí là tâm vô ngã và bình đẳng chân thật, không dụng tâm cố ý cho
người thấy để tán dương khen ngợi, cũng không chấp vào công đức đã làm, không
chấp tướng, không cầu danh. Hạnh vô ngã, vô trụ, vô phân biệt của Bồ Tát chẳng
sinh một niệm gì cả, cũng không thấy có chứng, có đắc, có độ. Đó là chánh định
và chánh niệm viên mãn tuyệt đối.
Hạnh
nguyện của Bồ Tát Ðại Thế Chí là sự tinh tấn trong đạo Phật, có ích lợi cho
chúng sanh rất nhiều và cũng là pháp tu tượng trưng cho sự nỗ lực dũng mãnh
chân chánh trên con đường đi đến giác ngộ và giải thoát. Trong 37 phẩm trợ đạo,
bát chánh đạo bao gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh
mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Và tứ chánh cần gồm có:
Tinh
tấn ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh.
Tinh
tấn dứt trừ các điều ác đã phát sanh.
Tinh
tấn phát triển các điều lành chưa phát sanh.
Tinh
tấn tăng trưởng các điều lành đã phát sanh.
Hình
ảnh Bồ Tát Đại Thế Chí là một vị cư sĩ thân người nữ, cổ đeo chuỗi anh lạc, tay
cầm cành hoa sen xanh, tâm định như gương, thanh tịnh như nước lặng. Bồ Tát
biểu trưng năng lực người tu không bị khuất phục bởi danh lợi và ngũ dục, tham
sân si không làm ô nhiễm, như hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
LỢI ÍCH CỦA TINH
TẤN VÀ TRÍ TUỆ:
Đức
tinh tấn và trí tuệ rất cần thiết cho người tu, là con đường đi đến sự giác ngộ
và giải thoát viên mãn. Trí tuệ có được là do tinh tấn tu hành, siêng năng học
đạo, tham thiền, niệm Phật, tụng kinh, bái sám, không giải đải, không thối
chuyển. Người học đạo có trí tuệ sáng suốt, biết được sự nguy hiểm của vô minh,
dẫn chúng sanh đi vào lục đạo sanh tử của luân hồi, nên mạnh dạn chặt đứt phiền
não của nhân bất thiện và nghiệp ác. Tinh tấn còn là tâm hoan hỷ siêng năng,
chuyên cần làm mọi việc thiện lành, cứu người giúp đời, sau đó điều cần thiết
và quan trọng là tinh tấn tự tu học, cho đến khi thân khẩu ý được hoàn toàn
trong sạch và thanh tịnh.
Chư ác mạc tác.
Chúng thiện phụng hành.
Tự tịnh kỳ ý.
Thị chư Phật giáo.
Việc ác không làm.
Việc thiện vâng làm.
Tâm ý thanh tịnh.
Lời chư Phật dạy.
Đạo
Phật là đạo từ bi và trí tuệ, mặc dù giáo pháp của Đức Phật mênh mông, nhưng
không ngoài một vị giải thoát. Văn Tư Tu là ba pháp tu có công năng thành tựu
được trí tuệ, người tu theo Phật phải luôn luôn học tập, suy tư và thực hành.
Trong
Kinh Di Giáo, Đức Phật dạy:
“Trí
tuệ là chiếc thuyền kiên cố chở ta ra khỏi biển sanh lão bịnh tử; cũng là ngọn
đèn chói sáng xua tan vô minh hắc ám, là liều thuốc chữa bịnh tham sân si, là
chiếc búa chặt đứt phiền não. Vậy các ngươi phải văn huệ, tư huệ, tu huệ và
hành trì tinh tấn để tự tăng trưởng trí tuệ”.
* Văn huệ: do nghe âm thanh, văn tự của Phật mà hiểu được ý nghĩa của kinh
điển.
* Tư huệ: do trí suy tư tìm hiểu, thấy được chân lý sự thật một cách sáng suốt.
* Tu huệ: sự hành trì tinh tấn, mà giác ngộ thực tướng rõ ràng mọi sự vật không
sai.
Hiện
thân của Bồ Tát Đại Thế Chí là căn bản trí tuệ cho người tu, nhờ vào trí tuệ có
năng lực như ngọn đèn sáng rực, soi rọi các tà vọng thiện ác, thấy được vực sâu
của tội ác trong thế gian một cách rõ ràng. Ánh sáng trí tuệ chói rọi đến thâm
tâm của con người, đến những nơi u ám của thế gian, để phá vỡ màn vô minh cứu
khổ cho nhân loại. Tất cả chư Phật chư Bồ Tát nào cũng có hạnh nguyện đại từ bi
và đại trí tuệ như Đức Phật A Di Đà và đó cũng là Phật tánh sáng suốt thanh
tịnh, bất sanh bất diệt của con người.
Tu
theo hạnh Bồ Tát Đại Thế Chí là tinh tấn kham nhẫn cho đến khi tâm an vui giải
thoát, chứ không phải cái vui vị kỷ trong đối đãi: được mất, hơn thua, khen
chê, sướng khổ. Si mê là gốc tội lỗi. Một niềm tin hay hiểu biết sai lầm sẽ
khiến con người rơi vào vực thẳm đau khổ triền miên. Trí tuệ giúp con người
nhận thức rõ ràng sự khác biệt giữa đúng và sai, thiện và ác, nhưng không tâm
kỳ thị phân biệt và không bị phiền não chi phối. Đó cũng là tinh thần vô trụ,
vô chấp của Bồ Tát Đại Thế Chí. Ðạo Phật là đạo giác ngộ bằng con đường trí
tuệ, và giải thoát chúng sanh qua hạnh nguyện từ bi. Bồ tát cũng từ thế giới ta
bà khổ, tu hành tinh tấn, trì giới thanh tịnh, tâm từ bi cao thượng, trí tuệ
sáng suốt, phá được vô minh sanh tử luân hồi, và đạt thành chánh đẳng chánh
giác.
NIỆM HỒNG DANH PHẬT VÀ BỒ TÁT:
Người mê miệng niệm Phật, nhưng tâm
phiền não và ý mơ tưởng chuyện hưởng lạc cảnh giới tây phương. Người ngộ miệng
niệm Phật, tâm trong sáng, ý thanh tịnh và tuệ chánh định như Bồ Tát Đại Thế
Chí. Cảnh giới Tịnh Độ là cõi chư Phật trong sạch đẹp đẽ như ngọc lưu ly, xa
cừ, xích châu, mã não, thì tâm chúng sanh muốn về cõi Phật cũng phải thanh tịnh
sáng suốt, vô chấp và vô ngã tuyệt đối.
* Niệm mà không
chấp có niệm, đó là chánh niệm.
* Hành mà không
chấp có hành, đó là chánh tinh tấn.
* Độ mà không chấp
có độ, đó là chánh tư duy.
* Tu mà không chấp
có tu, đó là chánh tri kiến.
Niệm Phật để thanh tịnh tâm và đạt
được nhất tâm. Muốn sanh về cõi tịnh độ Đức Phật A Di Đà, con người còn
phải thực hành hạnh từ bi, kham nhẫn, thanh tịnh như Bồ Tát Quán Thế Âm và đạt
định lực dũng mãnh, ý chí tinh tấn, trí tuệ sáng suốt như Bồ Tát Đại Thế Chí.
Thiếu một trong hai đức tánh bên trái hoặc bên phải của Đức Phật A Di Đà, thì
đường về cõi Tây Phương Tịnh Độ còn xa cách ngàn trùng.
Hành giả trên đường tu, biết ơn, phụng
thờ, chí tâm đảnh lễ, và niệm hồng danh Bồ Tát Đại Thế Chí, tức là đang hướng
về ánh sáng trí tuệ sẵn có tự thân. Kính lễ và niệm hồng danh chư Phật chư Bồ
Tát không có ý nghĩa cầu xin bình an, hay vật chất sung sướng, chính là hướng
về tâm hạnh từ bi, trí tuệ cao thượng, nguyện tinh tấn tu tâm dưỡng tánh theo
lời Phật dạy. Như vậy là cách niệm hồng danh và đảnh lễ chư Phật chư Bồ
Tát đúng chánh pháp bậc nhất, còn gọi là chánh niệm và chánh định.
Ở thế gian, khi bước chân vào điện
Phật chốn Thiền môn, người Phật tử đã phải bỏ lại đôi dép bụi bặm bên ngoài,
thân tướng trang nghiêm cung kính, tâm chánh niệm, ý thiện lành, để xứng đáng
là Phật tử chân chánh khi đảnh lễ Đức Thế Tôn. Cõi Phật là cõi cao thượng,
thanh tịnh, không có đau khổ, không có ba đường ác. Tâm người tu phải thanh
tịnh, sạch hết phiền não, không còn nghiệp chướng, không còn danh lợi, không
hơn thua tranh chấp, xả bỏ hết ích kỷ nhỏ nhen của phàm phu. Đó chính là chuẩn
bị cho mình trở thành một bậc thượng thiện nhơn, để được sanh về cõi tịnh độ
của chư Phật.
Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ;
đem ánh sáng trí tuệ phá trừ vô minh, giúp người tu diệt tham ái sân hận si mê,
đó gọi là công đức; đem từ bi là tình thương trong sạch, thanh cao, cứu người
giúp đời, đó gọi là phước đức. Công đức và phước đức là phương tiện đạt thành
đạo quả.
Thông thường, khi con người trong
thế gian làm được việc lành việc tốt, thì hay tự hào ngạo nghễ, xem thường tất
cả mọi người khác. Sự trói buộc của bản ngã làm người tu mất hết một phần công
đức, phước đức, giảm bớt một phần từ bi và trí tuệ. Tu Bồ Tát đạo là phải tự
giải thoát những trói buộc và phiền não thế gian. Tu Bồ Tát đạo không sợ sanh
tử, cũng không chán ghét ta bà khổ. Tất cả vì sự đau khổ của chúng sanh, phát
nguyện tùy duyên cứu độ. Đó là tâm hạnh ưu việt của người tu Bồ Tát đạo.
Tóm lại, đời tu không phải ai cũng
có hoàn cảnh giống như nhau, con người thường thích cầu nguyện cho cuộc đời bớt
sóng gió, bớt khổ đau, nhưng cuộc đời không như chúng ta mong ước. Trên thế
giới ta bà khổ, không phải ai phát tâm tu hành đều được người cung kính hay tán
thán, hoặc không bị sóng gió, nhưng dù cảnh thuận hay nghịch, người tu luôn cố
gắng tinh tấn giữ vững niềm tin và nghị lực không thối chuyển.
Con người có hạnh phúc, không nhất
thiết là phải được tất cả mọi mong cầu, mà là người mạnh dạn đứng lên khi thất
bại, biết chuyển đổi được những khó khăn và khổ đau xảy đến, thành an lạc hạnh
phúc trong tâm hồn.
Bồ Tát Đại Thế Chí là oai lực của
trí tuệ, là công hạnh lý tưởng cao thượng tột cùng của công phu tinh tấn tu tập
của người tu . Xuất gia hay tại gia đều có khả năng tự chọn con đường tu, tự độ
và độ tha, bằng sức mạnh của từ bi và trí tuệ.
“Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ”, nơi tâm nhứt niệm thanh tịnh, không loạn động điên đảo thì
thấy được cảnh giới tịnh độ, có nhiều hoa sen xanh tỏa ánh sáng màu xanh tuyệt
đẹp, đó là hình ảnh của Bồ Tát Đại Lực Đại Thế Chí chắc là không sai chút nào.
[]
NAM MÔ ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
TKN Thích Nữ Chân Liễu
(Toronto, Canada)
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Xưa kia, khi còn ở trong nước, đi ngang qua một địa phương, có
người tự hỏi tại sao có quá nhiều nhà thờ,
khoảng vài cây số lại có một nhà thờ trong khi dân chúng nghèo
khổ?
Bây giờ thì chùa chiền cũng mọc lên rất nhiều, không kém gì các
nhà thờ xưa kia, mà có vẻ đồ sộ hơn,
còn dân chúng nghèo thì vẫn nghèo.
Cớ sao các vị tu sĩ không nhớ lại là khi đi tu, trong tâm chỉ xin
Đức Chúa cho được hằng ngày đủ dùng, Đức Phật cũng dạy con người phải biết tri
túc để sống đời an vui hạnh phúc.
Tri túc chi nhơn, tuy ngọa địa thượng, du vi an lạc.
Nghĩa là: Người nào biết đủ, tuy nằm trên đất, cũng thấy yên
vui.
Khi đủ sống rồi thì người tu phải làm gì để giúp đỡ người nghèo
khổ,
người cầu học chánh pháp, người muốn giác ngộ và giải thoát.
Như thế mới thể hiện được lời dạy của các Đấng Tối Cao về lòng bác
ái, tâm từ bi, thương người như thể thương thân.
Ngày xưa Đức Phật, đã từ bỏ ngôi báu, cung vàng điện ngọc, với một
bát,
một cà sa, đi từng nhà này qua nhà khác để khất thực: «Nhất bát
thiên gia phạn. Cô thân vạn lý du»
(Một bát ngàn nhà xin cơm. Đơn thân muôn dặm độc hành).
Đồng thời Ngài cũng bố thí pháp để cứu độ chúng sanh.
Đồng thời Ngài cũng bố thí pháp để cứu độ chúng sanh.
Đây chính là điểm quan trọng nhất mà các tu sĩ nhất định nên làm,
phải làm.
Hình ảnh Đức Phật đi khất thực như thế đã cho chúng ta bài pháp
thâm thúy nơi thân giáo của Ngài.
Vài người chưa kịp hiểu ý nghĩa cao thượng về pháp khất thực đã
vội có tư tưởng và lời nói không hay.
Mỗi tu sĩ Phật giáo, nếu có cái nhìn sâu sắc, thì chính mỗi vị là
một ngôi chùa di động
vì trong họ có đủ Tam bảo Phật, Pháp, Tăng.
Phật chính là tâm sáng suốt.
Pháp chính là tâm chân chánh.
Tăng chính là tâm thanh tịnh.
Ba tâm đó nói chung mọi người đều có - không phân biệt tôn giáo
- người tu sĩ cũng như người cư sĩ đều có.
Họ chỉ cần tu tập, xây dựng vững chắc ngôi chùa trong bản thân
thì ngôi chùa bên ngoài cũng có cơ hội hình thành.
Nơi đâu cũng là đạo tràng, cũng là thiên đàng, cũng là niết bàn.
Ngôi chùa bên ngoài chỉ là phương tiện để hoằng pháp, chứ không
phải là cứu cánh của người tu.
Người tu - dù là tu sĩ hay cư sĩ - đi đến chùa là để học hiểu
chánh pháp,
đặng áp dụng trong đời sống thức tế hàng ngày,
chứ không phải để cầu nguyện suông được vãng sanh cực lạc,
mà chẳng tìm học và áp dụng những điều đức Phật dạy.
Do đó, người tu sĩ nhận của cúng dường, bố thí từ nơi bá tánh,
phải luôn luôn nhớ bổn phận tự tu, tự độ chính bản thân
và giúp mọi người biết cách tu đúng chánh pháp, gọi là độ người,
độ tha nhân.
Người xưa có nói tu thân rồi mới tề gia.
Người xưa có nói tu thân rồi mới tề gia.
Một tu sĩ tự độ rồi mới độ tha, phải là một vị thầy sáng suốt,
chân chánh, thanh tịnh, phải là một vị minh sư, mới có thể đem đạo vào đời,
giúp đời giảm thiểu phiền não khổ đau, gieo tình thương, an lạc, hạnh phúc
vào vườn tâm mọi giới: «Minh sư hưng đạo».
Tu sĩ còn là người lèo lái con thuyền bát nhã, cứu người thoát
khổ, độ người thoát khỏi trầm luân, đưa đến bờ giác!
Người tu - tại gia hay xuất gia - cần nắm vững chánh pháp, để tự
độ thân và độ tha nhân,
không lầm tà pháp, không chọn tà sư và không lạc vào tà đạo.
CỨU
KÍNH CỦA ĐẠO PHẬT
Trong
Kinh Ðại Bát Niết Bàn, Ðức Phật có dạy: "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng
hành. Tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật giáo". Nghĩa là chúng ta không làm tất cả
các việc bất thiện, không làm những việc ác, tránh những việc tổn người hại
vật, cố gắng làm tất cả những việc thiện, những việc ích lợi cho người khác,
nhưng đừng ghi nhớ, đừng chấp chặt vào những việc ích lợi đã làm, thì tâm ý của
chúng ta sẽ được thanh tịnh. Ðó là tu tâm
dưỡng tính, đó là điều cốt yếu chư Phật mười phương ba đời muốn dạy như vậy.
Thí dụ chúng ta đã làm những việc ích lợi cho bất cứ ai mà chấp chặt vào đó thì tâm của chúng ta sẽ bực dọc, bất an khi không được ai khen tặng hoặc không được ai đáp ứng như ý.
Nếu như quên đi những việc thiện đã làm, giúp đỡ người với tâm "thi ân bất cầu báo đáp", thì chúng ta sẽ yên ổn, bình an, tâm của chúng ta sẽ không loạn động, không bực bội khi gặp phải người vô ơn. Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: "Trong tâm khiêm tốn là công. Ngoài hành lễ phép là đức". Hay: "Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức".
Nghĩa là "bên trong" chúng ta phải chuyên cần vận nội lực loại trừ những tâm niệm kiêu ngạo, tật đố, ngã mạn, ganh tị, đố kỵ, khen mình khinh người, để đạt được tâm niệm khiêm tốn, hạ mình, nhún nhường, tùy hỷ công đức.
Ðồng thời, chúng ta cũng phải vận nội công để khắc phục các tạp niệm, để tâm không còn có các vọng tưởng.
Mỗi khi tạp niệm, vọng tưởng khởi lên, chúng ta liền giác ngộ, liền nhận biết và dừng ngay, không tiếp tục theo dòng tâm thức, đi lang thang từ đông sang tây, từ quá khứ đến hiện tại và vị lai, từ chuyện này đến chuyện khác. Như vậy chúng ta có được "công".
Ðiều quan trọng cần biết là: chúng ta đừng sợ có vọng tưởng, tạp niệm khởi lên trong tâm thức. Ai ai cũng có vọng tưởng và tạp niệm.
Chỉ sợ chúng ta không giác ngộ, không nhận biết kịp thời, nên bị vọng tưởng, tạp niệm lôi cuốn, đi lang thang làm khách phong trần, quên mất cố hương, từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.
Khi dong ruổi theo các vọng tưởng, tạp niệm như vậy, tâm của chúng ta sẽ loạn động với thất tình lục dục, tức là quên mất "bản tâm thanh tịnh" sẵn có của chúng ta.
Còn "bên ngoài" chúng ta thực hành lễ phép, cung kính, tôn trọng tất cả mọi người, bởi vì mọi người ai ai cũng có "Chân Tâm Phật Tính" như nhau, mọi người ai ai cũng có ưu điểm để chúng ta học hỏi, noi theo, không phân biệt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh cãi, không hơn thua, không thị phi, không ỷ mình là kẻ trên người trước, kẻ có nhiều công lao, kẻ có nhiều tài năng, kẻ làm được nhiều việc không ai bằng. Như vậy chúng ta được nhiều người thương mến, gần gũi. Như vậy chúng ta có được "đức".
Thí dụ chúng ta đã làm những việc ích lợi cho bất cứ ai mà chấp chặt vào đó thì tâm của chúng ta sẽ bực dọc, bất an khi không được ai khen tặng hoặc không được ai đáp ứng như ý.
Nếu như quên đi những việc thiện đã làm, giúp đỡ người với tâm "thi ân bất cầu báo đáp", thì chúng ta sẽ yên ổn, bình an, tâm của chúng ta sẽ không loạn động, không bực bội khi gặp phải người vô ơn. Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: "Trong tâm khiêm tốn là công. Ngoài hành lễ phép là đức". Hay: "Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức".
Nghĩa là "bên trong" chúng ta phải chuyên cần vận nội lực loại trừ những tâm niệm kiêu ngạo, tật đố, ngã mạn, ganh tị, đố kỵ, khen mình khinh người, để đạt được tâm niệm khiêm tốn, hạ mình, nhún nhường, tùy hỷ công đức.
Ðồng thời, chúng ta cũng phải vận nội công để khắc phục các tạp niệm, để tâm không còn có các vọng tưởng.
Mỗi khi tạp niệm, vọng tưởng khởi lên, chúng ta liền giác ngộ, liền nhận biết và dừng ngay, không tiếp tục theo dòng tâm thức, đi lang thang từ đông sang tây, từ quá khứ đến hiện tại và vị lai, từ chuyện này đến chuyện khác. Như vậy chúng ta có được "công".
Ðiều quan trọng cần biết là: chúng ta đừng sợ có vọng tưởng, tạp niệm khởi lên trong tâm thức. Ai ai cũng có vọng tưởng và tạp niệm.
Chỉ sợ chúng ta không giác ngộ, không nhận biết kịp thời, nên bị vọng tưởng, tạp niệm lôi cuốn, đi lang thang làm khách phong trần, quên mất cố hương, từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.
Khi dong ruổi theo các vọng tưởng, tạp niệm như vậy, tâm của chúng ta sẽ loạn động với thất tình lục dục, tức là quên mất "bản tâm thanh tịnh" sẵn có của chúng ta.
Còn "bên ngoài" chúng ta thực hành lễ phép, cung kính, tôn trọng tất cả mọi người, bởi vì mọi người ai ai cũng có "Chân Tâm Phật Tính" như nhau, mọi người ai ai cũng có ưu điểm để chúng ta học hỏi, noi theo, không phân biệt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh cãi, không hơn thua, không thị phi, không ỷ mình là kẻ trên người trước, kẻ có nhiều công lao, kẻ có nhiều tài năng, kẻ làm được nhiều việc không ai bằng. Như vậy chúng ta được nhiều người thương mến, gần gũi. Như vậy chúng ta có được "đức".
Thêm nữa, người Phật Tử muốn có công đức thì bên
trong không có tâm chấp ngã, tâm chấp pháp, nói chung là tâm cố chấp; bên ngoài
hành động luôn luôn ngay thẳng, bình đẳng, công minh, chính trực.
Hãy phát tâm tìm học kinh điển, biết đúng Chính Pháp mà hành theo, tránh chuyện tu mù, tu mò, để khỏi lạc sang tà giáo, ngoại đạo. Công đức là ở "Pháp Thân", phát sinh trí tuệ bát nhã, không do tu phúc, không do làm những việc phúc thiện mà được.
Chúng ta ngày nay cũng hay lầm lẫn cho rằng lập chùa, giúp chư tăng tu học, bố thí, cúng dường, làm Phật sự, đi chùa lạy Phật là được nhiều công đức và tự hào rằng mình làm vô lượng vô biên công đức, cần phải được tán thán, rồi chờ đến ngày được vãng sinh về cõi tây phương cực lạc quốc của Ðức Phật A Di Ðà!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật dạy rất rõ ràng cõi Tây phương cực lạc là nơi chỉ có các bậc bồ tát "nhứt sinh bổ xứ", tức là các bực "thượng thiện nhơn" sắp thành Phật, những người hiền thiện bậc thượng, gặp gỡ nhau mà thôi.
Những người còn đầy dẫy tham sân si, đầy dẫy nghiệp chướng, đầy dẫy phiền não thì nhứt định không thể nào đạt được cảnh giới đó. Không thể chỉ lấy có một chút ít thiện căn phúc đức làm nhân duyên, để cầu nguyện về cõi cực lạc đó được.
Ví như người đeo nặng qua sông thì phải chìm, không thể nổi được. Chứ không phải Ðức Phật A Di Ðà không có lòng từ bi cứu độ chúng ta.
Chư Phật có tâm đại từ đại bi muốn cứu độ chúng ta, nên chỉ dạy các pháp môn tu học, các phương pháp, để chúng ta noi theo đó mà tự mình tu tập, để tự được cảnh giới an lạc và hạnh phúc hiện đời và vãng sinh mai sau.
Có người quan niệm "đới nghiệp vãng sinh", nghĩa là con người vẫn còn mang nghiệp chướng, nhưng nhờ biết niệm Phật A Di Ðà, nên được Ngài thương xót cho vãng sinh về cõi tây phương cực lạc, rồi tu tiếp sướng hơn. Ðiều này có vẻ "phe đảng" cũng như quan niệm cứ chấp nhận rước thượng đế vào lòng thì sẽ được thượng đế cho về thiên đàng, hưởng phúc đời đời, không cần biết đó là người như thế nào!
Thực ra, đạo Phật không có dạy như vậy. Nếu thực sự muốn tu cho thành người tốt, thì chúng ta hãy tu ngay ở cõi đời này, đừng hẹn. Còn mang nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nếu về tây phương, chỉ làm nơi đó ô uế mà thôi.
Dù có được về bên đó chăng nữa, không thấy thích hợp, cũng sẽ đòi về trở lại mà thôi!
Sống với những người thế tục, chúng ta mới cần phải tu, mới có cơ hội để tu. Chứ về bên đó gặp toàn người tốt thì đâu cần phải tu nữa.
Cũng như người còn nhiều phiền não quá, nhiều nghiệp chướng quá, dù có được đưa vào chùa ở, mà không quyết tâm trì chí, cũng khó mà tu được, có ngày cũng xuất, nếu không xuất thì sẽ gây biết bao nhiêu việc đáng tiếc cho cảnh thiền môn!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật cũng dạy nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Phật A Di Ðà, luôn luôn trì giữ danh hiệu đó trong tâm trí, lúc nào cũng niệm Phật, nhớ nghĩ tới Phật, trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày, đạt được tâm yên không loạn.
Khi thọ mệnh hết, người như vậy giữ gìn được tâm không điên đảo, tức thời được vãng sinh cõi nước tây phương cực lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Tại sao vậy?
Bởi vì khi tâm của người đó luôn luôn niệm Phật, không còn lăng xăng, lộn xộn, không còn loạn động vì các việc đối đãi thị phi, hơn thua, tốt xấu, cho nên cảm ứng được cảnh giới tịnh độ của Ðức Phật A Di Ðà vậy.
Nói cách khác, tâm của người đó thấy mọi sự đúng như thực, thấy mọi việc không còn điên đảo, gọi là "tâm bất điên đảo", cho nên người đó thấy được "Tự Tính Di Ðà, Duy Tâm Tịnh Ðộ". Nghĩa là nhờ tâm được thanh tịnh, bất loạn động, bất điên đảo, cho nên người đó thấy được "Phật Tính", tức là "Pháp Vô Sinh", không còn sinh tử luân hồi, tức đắc vãng sinh tây phương cực lạc. Nếu còn nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nghĩa là tâm còn điên đảo, tâm còn loạn động, làm sao vãng sinh được mà mong cầu!
Cõi tây phương cực lạc hay cõi thiên đàng là cảnh giới "bất tùy phân biệt", bình đẳng tuyệt đối, chí công vô tư, làm gì còn chia giai cấp có chín phẩm, ba hạng, thượng trung hạ, như con người tưởng tượng cho thêm lộn xộn và phức tạp! Không thể lấy tâm lượng phàm phu xét cảnh giới bồ tát! Như vậy, cốt tủy của đạo Phật, không phải là van xin cầu nguyện, cúng kiến lễ lạy cho nhiều, mà chính là lúc nào cũng nhớ nghĩ tới hạnh nguyện của chư Phật, nói lời như Phật dạy, hành động như Phật dạy, luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, bình an, yên tĩnh, không loạn động, không điên đảo.
Ðược như vậy, tam nghiệp hằng thanh tịnh, chúng ta vừa có phúc đức vừa có công đức đầy đủ, phúc tuệ trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện. Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Cứu kính của đạo Phật chính là nghĩa đó vậy.
(TK Thích Chân Tuệ)
Hãy phát tâm tìm học kinh điển, biết đúng Chính Pháp mà hành theo, tránh chuyện tu mù, tu mò, để khỏi lạc sang tà giáo, ngoại đạo. Công đức là ở "Pháp Thân", phát sinh trí tuệ bát nhã, không do tu phúc, không do làm những việc phúc thiện mà được.
Chúng ta ngày nay cũng hay lầm lẫn cho rằng lập chùa, giúp chư tăng tu học, bố thí, cúng dường, làm Phật sự, đi chùa lạy Phật là được nhiều công đức và tự hào rằng mình làm vô lượng vô biên công đức, cần phải được tán thán, rồi chờ đến ngày được vãng sinh về cõi tây phương cực lạc quốc của Ðức Phật A Di Ðà!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật dạy rất rõ ràng cõi Tây phương cực lạc là nơi chỉ có các bậc bồ tát "nhứt sinh bổ xứ", tức là các bực "thượng thiện nhơn" sắp thành Phật, những người hiền thiện bậc thượng, gặp gỡ nhau mà thôi.
Những người còn đầy dẫy tham sân si, đầy dẫy nghiệp chướng, đầy dẫy phiền não thì nhứt định không thể nào đạt được cảnh giới đó. Không thể chỉ lấy có một chút ít thiện căn phúc đức làm nhân duyên, để cầu nguyện về cõi cực lạc đó được.
Ví như người đeo nặng qua sông thì phải chìm, không thể nổi được. Chứ không phải Ðức Phật A Di Ðà không có lòng từ bi cứu độ chúng ta.
Chư Phật có tâm đại từ đại bi muốn cứu độ chúng ta, nên chỉ dạy các pháp môn tu học, các phương pháp, để chúng ta noi theo đó mà tự mình tu tập, để tự được cảnh giới an lạc và hạnh phúc hiện đời và vãng sinh mai sau.
Có người quan niệm "đới nghiệp vãng sinh", nghĩa là con người vẫn còn mang nghiệp chướng, nhưng nhờ biết niệm Phật A Di Ðà, nên được Ngài thương xót cho vãng sinh về cõi tây phương cực lạc, rồi tu tiếp sướng hơn. Ðiều này có vẻ "phe đảng" cũng như quan niệm cứ chấp nhận rước thượng đế vào lòng thì sẽ được thượng đế cho về thiên đàng, hưởng phúc đời đời, không cần biết đó là người như thế nào!
Thực ra, đạo Phật không có dạy như vậy. Nếu thực sự muốn tu cho thành người tốt, thì chúng ta hãy tu ngay ở cõi đời này, đừng hẹn. Còn mang nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nếu về tây phương, chỉ làm nơi đó ô uế mà thôi.
Dù có được về bên đó chăng nữa, không thấy thích hợp, cũng sẽ đòi về trở lại mà thôi!
Sống với những người thế tục, chúng ta mới cần phải tu, mới có cơ hội để tu. Chứ về bên đó gặp toàn người tốt thì đâu cần phải tu nữa.
Cũng như người còn nhiều phiền não quá, nhiều nghiệp chướng quá, dù có được đưa vào chùa ở, mà không quyết tâm trì chí, cũng khó mà tu được, có ngày cũng xuất, nếu không xuất thì sẽ gây biết bao nhiêu việc đáng tiếc cho cảnh thiền môn!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật cũng dạy nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Phật A Di Ðà, luôn luôn trì giữ danh hiệu đó trong tâm trí, lúc nào cũng niệm Phật, nhớ nghĩ tới Phật, trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày, đạt được tâm yên không loạn.
Khi thọ mệnh hết, người như vậy giữ gìn được tâm không điên đảo, tức thời được vãng sinh cõi nước tây phương cực lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Tại sao vậy?
Bởi vì khi tâm của người đó luôn luôn niệm Phật, không còn lăng xăng, lộn xộn, không còn loạn động vì các việc đối đãi thị phi, hơn thua, tốt xấu, cho nên cảm ứng được cảnh giới tịnh độ của Ðức Phật A Di Ðà vậy.
Nói cách khác, tâm của người đó thấy mọi sự đúng như thực, thấy mọi việc không còn điên đảo, gọi là "tâm bất điên đảo", cho nên người đó thấy được "Tự Tính Di Ðà, Duy Tâm Tịnh Ðộ". Nghĩa là nhờ tâm được thanh tịnh, bất loạn động, bất điên đảo, cho nên người đó thấy được "Phật Tính", tức là "Pháp Vô Sinh", không còn sinh tử luân hồi, tức đắc vãng sinh tây phương cực lạc. Nếu còn nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nghĩa là tâm còn điên đảo, tâm còn loạn động, làm sao vãng sinh được mà mong cầu!
Cõi tây phương cực lạc hay cõi thiên đàng là cảnh giới "bất tùy phân biệt", bình đẳng tuyệt đối, chí công vô tư, làm gì còn chia giai cấp có chín phẩm, ba hạng, thượng trung hạ, như con người tưởng tượng cho thêm lộn xộn và phức tạp! Không thể lấy tâm lượng phàm phu xét cảnh giới bồ tát! Như vậy, cốt tủy của đạo Phật, không phải là van xin cầu nguyện, cúng kiến lễ lạy cho nhiều, mà chính là lúc nào cũng nhớ nghĩ tới hạnh nguyện của chư Phật, nói lời như Phật dạy, hành động như Phật dạy, luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, bình an, yên tĩnh, không loạn động, không điên đảo.
Ðược như vậy, tam nghiệp hằng thanh tịnh, chúng ta vừa có phúc đức vừa có công đức đầy đủ, phúc tuệ trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện. Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Cứu kính của đạo Phật chính là nghĩa đó vậy.
(TK Thích Chân Tuệ)
MỘT ĐOÁ HỒNG CHO NGƯỜI HÀNH KHẤT
Tác giả: NGÂN HÀ
Cô gái bán
hoa hồng đã tặng đóa hoa cuối cùng của mình cho một người ăn xin ở ven đường,
không ngờ bông hoa ấy lại giúp người đàn ông đổi đời!
Đóa hoa
hồng nhỏ bé có sức mạnh thay đổi một con người
Có một cô gái bán hoa hồng, sau khi
đã bán được gần hết số hoa của mình,cô liền đưa bông hoa hồng còn lại đang cầm
trên tay tặng cho một người ăn xin ở ven đường.
Người ăn xin này chưa từng nghĩ lại
có một cô gái tặng hoa cho mình, có lẽ từ trước đếnnay anh ta cũng không từng
để tâm đến bản thân, mà cũng có thể chưa từng đượcnhận tình yêu thương từ người
nào khác.
Anh ta quyết định,ngày hôm đó không
đi xin nữa mà trở về nhà
Sau khi trở về nhà, anh ta cắm đóa
hoa hồng vào một chiếc bình nhỏ rồi đặt ở trên bàn và ngồi thưởng thức.
Không ai có thể ngờ rằng, bông hoa
hồng nhỏ bé ấy lại giúp người ăn xin bừng tỉnh
Trong lúc ngồi ngắm hoa, anh ta chợt
nghĩ: "Bông hoa xinh đẹp như thế này sao có thể cắm vào một chiếc
bình bẩn thỉu như vậy được!", thế là anh quyết định mang chiếc bình
đi lau rửa sạch sẽ, để cho xứng đôi với vẻ đẹp của đóa hoa.
Sau khi làm xong rồi, anh ta lại
nghĩ: "Bông hoa xinh đẹp như thế, chiếc bình sạch sẽ như thế sao
lại có thể đặt trong một căn phòng bẩn thỉu và bừa bộn như thế này chứ!"
Thế là anh ta quét dọn sạch sẽ một
lượt toàn bộ căn phòng của mình rồi sắp xếp lại đồ đạc cho gọn gàng ngăn nắp.
Căn phòng bỗng nhiên trở nên ấm áp vì có sự chiếu rọi của đóa hoa, nó khiến anh
ta dường như đã quên mất chỗ ở cũ của mình vậy.
Đang lúc cảm thấy lâng lâng trong
lòng, thì anh ta phát hiện trong tấm gương phản xạ ra một người bẩn thỉu, đầu
tóc rối bù, anh ta không ngờ bộ dạng của mình lạinhư vậy và thầm nghĩ: "Người
như này đâu có tư cáchgì làm bạn với đóa hoa hồng kia?"
Thế là anh ta lập tức đi tắm rửa,
sửa sang đầu tóc, làm thay đổi bản thân, tìm trong đống quần áo chọn một bộ tuy
cũ kỹ nhưng cóphần sạch sẽ.
Anh ta phát hiện ra một chàng trai
tuấn tú mà chưa từng tưởng tượng ra khi soi mình vào tấm gương. Chợt anh ta nảy
sinh ý nghĩ:"Mình quả là không tồi, sao có thể đi làm kẻ ăn xin được
nhỉ?"
Đây là lần đầu tiên anh ta tự hỏi
mình kể từ khi quyếtđịnh đi ăn xin, có lẽ tâm hồn của anh ta đã trong nháy
mắtmà thức tỉnh. Anh nhìn nhìn lại hết thảy mọi thứ
trong căn phòng,rồi nhìn lại đóa hoa hồng xinh đẹp kia và lập tức đưa ra một
quyết định trọng yếu nhất trong cuộc đời mình:"Từ ngày mai mình sẽ không
làm một người ăn xin nữa, mình sẽ đi tìm việc làm!".
Chỉ nhờ sự khích lệ từ bông hoa hồng
ấy, người đàn ông như được tiếp thêm niềm tìm, nghị lực, chấp nhận nhiềuthử
thách, khó khăn. Nhờ sự cố gắng không ngừng, chỉ mấy năm sau, từ một người ăn
xin, anh đã trở thành ông chủ của một công ty.
"Tất
cả mọi điều trên thế giới này, đều được hi vọng làm nên"
Trong câu chuyện trên, bông hoa
hồngkhông chỉ đơn thuần là một đóa hoa, mà nó là biểu tượng của tia hy vọng,
tượng trưng cho ước mơ tươi đẹp và một tương lai rực rỡ.
Khoảng cách giữađịa ngục và thiên
đường chỉ là một bức tường mỏng manh, chỉ cần bạn tin tưởngvào chính mình,
không buông bỏ chính mình, trong lòng có ước mơ, có mục tiêu,có hy vọng thì
cuộc đời có thể tùy thời mà được biến đổi.
Hãy tìm "đóa hoa hồng" xinh
đẹp của cuộc đời bạn, khiến bạn có những cải biến nhonhỏ, khi bạn biến đổi rồi
thế giới cũng sẽ biến đổi theo!
Nếu như đã có được một
"bó hoa hồng" lớn, có thể trang điểm cho cuộc đời của bạn, thì
hãy đem những đóa hoa hồng tượng trưng cho hy vọng và năng lượng thần kỳ ấy, san
sẻ cho những người bên cạnh mình như cô gái kia.
Hy vọng và ước mơ không phải là lờ
đi thực tế. Đó là khoác lên thực tế màu sắc và cầu vồng!
Hãy dám nghĩ đến những giấc mơ lớn
lao, giữ vững niềm tin rằng không có gì là không thể. Như nhà văn Thoreau từng
nói: "Nếu bạn đã xây một lâu đài trên mây thì lâu đài đó sẽ không
biến mất, nó sẽ luôn ở đó. Bây giờ chỉ cần bạn đặt nền móng cho nó mà
thôi."
Xuất phát từ niềm tin và hy vọng của
mình, hãy xác định mục tiêu rõ ràng cho bản thân. Sau đó hãy hành động để
biến ước mơ thành hiện thực.
Khi bạn hướng toàn bộ tâm trí
mìnhvào ngôi sao dẫn đường đó, thì việc đạt được mục tiêu sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Giống như người ăn xin đã dần dần thay đổi diện mạo, chỗ ở, và nhận ra bản thân
có thể cố gắng nhiều hơn để thực hiện ước mơ của mình. Chỉ cần có niềm tin và hi
vọng.
Đừng bao giờ quên rằng mọi giấc mơ
đều bắt nguồn từ niềmhy vọng. Tất cả những câu chuyện về sự thành công với một
kết thúc có hậu đều bắt đầu bằng câu: "Ngày xửa ngày xưa, có một người
mơ rằng một ngày nào đó…"
Những khó khăn, vấp ngã trong cuộc
sống chắc chắn ai cũng đã từng trải qua. Điều quan trọng là thái độ và cách mà
chúng ta vượt qua những khó khăn, vấp ngã đó như thế nào?
Hi vọng và lạc quan chính là hai yếu
tố giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, vấp ngã và cả những thử thách trong cuộc
sống.
Vì vậy, hãy bỏ lại những phiền muộn,
đau khổ trong quá khứ. Ai cũng có thể phạm phải sai lầm, vấp váp, thất bại,
nhưng điều gì đã xảy ra, dù cho có nặng nề đến mức nào, thì đó cũng đã là quá
khứ.
Người bi quan không có niềm tin sẽ
bỏ lỡ mọi cơ hội, ngược lại, người lạc quan tìm thấy cơ hội ngay trong khó khăn!
Đâu là giá trị chân
thật của con người?
Tìm hiểu giá trị chân
thật của con người được ích lợi gì?
TK Thích Chân Tuệ
Trong khi bàn về vấn đề giá trị của con người, thông thường
người ta có thể xem xét về hai phương diện: vật chất và tinh thần. Về phương
diện vật chất, người đời thường đánh giá cao những con người ăn mặc lịch sự,
sang trọng, đúng thời trang, những con người sống trong những ngôi nhà cao, cửa
rộng, những tòa biệt thự đồ sộ, nguy nga, tráng lệ, những con người đi trên
những chiếc xe hơi lộng lẫy, đắt tiền, đầy đủ tiện nghi, những con người rộng
rãi, hào phóng, xài tiền như nước. Bên cạnh đó, người đời cũng thường đánh giá
cao những con người có sắc đẹp quyến rủ, những con người dung mạo tuyệt
trần, những con người có thân hình lực lưỡng, cân đối, những con người khỏe
mạnh, tráng kiện, những con người có uy quyền, có thế lực, có danh vọng, những
con người có địa vị trong xã hội, những con người có tài sản kếch sù,
những con người có nhiều cơ sở làm ăn, buôn bán, kinh doanh khắp nơi, những con
người hét ra lửa mửa ra khói, những con người tiền hô hậu ủng, những con người
có kẻ ăn người ở, có kẻ hầu người hạ, phục dịch trong ngoài, những con người có
sức mạnh vô địch, những con người có võ công tuyệt luân.
Những con người như vậy sở dĩ được đánh giá cao, bởi vì đó là
mục tiêu nhắm đến, là niềm mơ ước đạt được của hầu hết mọi người nam nữ, già
trẻ, lớn bé, trên thế gian này. Bằng đủ mọi cách, mọi thứ, mọi phương pháp, mọi
phương tiện, mọi mưu mô, mọi kế sách, mọi thủ đoạn, mọi chiến thuật, mọi chiến
lược, mọi sách lược, con người trên thế gian này đều chỉ mong đạt được, đoạt
được những điều mơ ước đó, dù có phải chà đạp lên sanh mạng hay nhân phẩm của
người khác hay nhiều người khác. Lắm khi con người bất chấp sanh mạng và tiền
đồ của cả một dân tộc, hay của cả nhân loại trên quả địa cầu này, chỉ vì những tiêu chuẩn
giá trị trên đây. Thật thảm thương thay!
Về phương diện tinh thần, người đời thường đánh giá cao những
con người có nhiều bằng cấp chuyên môn, những con người có kiến thức rộng rãi,
thông thuộc lịch sử đông tây kim cổ, những con người có sự hiểu biết bao quát
mọi vấn đề trong cuộc sống, những con người có nhiều năng khiếu đặc biệt, những
con người đạt được nhiều thành tích trong mọi lãnh vực, những con người có hình
tướng trang nghiêm, đạo mạo, đàng hoàng, bề ngoài đứng đắn, từ tốn, chậm rãi,
những con người thực hiện được những chuyện cao cả, những chuyện dị thường,
những chuyện huyền bí, những chuyện kinh dị, những chuyện kinh thiên động địa,
những chuyện không ai làm nổi, những chuyện không ai tưởng tượng nổi.
Tất cả những con người kể trên được đánh giá là những con người
có giá trị trong xã hội. Nói cách khác, giá trị của con người trong thế gian
hiện nay được xem xét không ngoài hai phương diện: vật chất và tinh thần. Nếu
không giàu sang thì cũng phải tài giỏi. Nếu không quyền thế thì cũng dòng
dõi quý phái, danh gia, vọng tộc. Nếu không có chức thì cũng phải có
bằng. Nếu không tốt tướng, khỏe mạnh, đẹp đẽ, mặn mà thì cũng phải nết na,
duyên dáng, thùy mị, đạo đức. Chính vì những tiêu chuẩn qui định giá trị của
con người như trên, cho nên cuộc đời trên thế gian này đầy dẫy những bất công,
gian trá, phiền não và khổ đau.
Nếu tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là tiền tài, của
cải, giàu sang thì tức nhiên những con người thuộc giới bình dân sẽ bị khinh
khi, chà đạp. Như vậy, nhân phẩm không còn được tôn trọng, nhân quyền không còn
được bình đẳng. Những con người không có nhiều tiền tài, của cải, giàu sang
thường mang mặc cảm tự ti, thấp kém, dễ tự ái, cho nên lúc nào cũng sẵn sàng
phản ứng, đối phó, đôi co, cãi cọ, bực bội, khi "thấy" người khác khinh dể
mình, khi "nghe"
người
khác khinh dể mình, khi "nghi" người khác khinh dể mình. Đôi khi chưa thấy ai khinh dể mình,
chỉ nghe thoang thoáng, nghe đồn đại, nghe phong thanh người khác khinh dể
mình, hoặc nghi người khác khinh dể mình, thì mình đã nỗi trận lôi đình, nỗi
giận đùng đùng, ầm ầm, tam bành lục tặc nỗi lên cuồn cuộn. Bởi vậy mới biết
trong lòng mỗi người chúng ta, ai ai cũng đều có một ngọn hỏa diệm sơn cả.
Tâm trạng của những người không có nhiều tiền tài, của cải, giàu
sang thường bất an, xáo trộn. Chỉ cần một lời nói, một cử chỉ hay một ý nghĩ
"vô ý" nào đó cũng có thể làm bùng nổ những cuộc tranh luận,
những cuộc tranh chấp, những cuộc tranh biện, những cuộc tranh đấu, những cuộc
cãi vã giữa hai người, giữa hai nhóm người, giữa hai đoàn thể. Và như vậy
thường dẫn đến chuyện ấu đả nhau, tìm cách chơi nhau cho đến chết, cho tán gia
bại sản, cho sạt nghiệp luôn, cho dẹp tiệm luôn, cho đóng cửa báo luôn, cho tơi
bời hoa lá nhà người, cho chúng khỏi ngóc đầu lên nổi. Hoặc con người tìm cách
kiện tụng nhau, lôi nhau ra trước ba tòa quan nhớn quan nhỏ, tóc quăn mũi lõ,
nhờ phân xử những bạn bè cũ người đồng hương, nếu như lời nói, cử chỉ hay ý
nghĩ đó là
"cố ý" miệt thị người khác nghèo hơn mình, ít tiền tài hơn mình,
miệt thị nhóm người khác ít của cải, ít vốn liếng, ít tiền bạc hơn mình, miệt
thị đoàn thể khác ít uy tín hơn đoàn thể mình.
Trái lại, những con người nhiều tiền lắm bạc thường kiêu căng, ngạo
mạn, phách lối, coi trời bằng nắp vung, dễ gây ác cảm, thù hận đối với mọi
người.
Những con người thừa tiền lắm của thường có thái độ mục hạ vô nhân, họ nhìn đời
bằng nửa con mắt, họ nhìn đời bằng cặp kiếng đen; dù rằng tiền bạc và của cải,
họ đang sở hữu, không có xuất xứ trong sạch, không có xuất xứ rõ ràng, minh
bạch và thực là không đáng hãnh diện, không đáng khoe khoang, không đáng tự hào
chút nào cả! Chính vì tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là tiền
tài, của cải, giàu sang, gây nên hậu quả an ninh của xã hội cũng bấp bênh, đạo
đức suy đồi, tranh chấp triền miên.
Cuộc đời đầy dẫy những phiền não và khổ đau, cho cả hai hạng
người "có hay không có" tiền tài, của cải, giàu sang. Nếu
tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm
hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng, thì tức nhiên những con người
thuộc giới bình dân sẽ bị khinh khi, chà đạp. Như vậy, nhân phẩm
không còn được tôn trọng, nhân quyền không còn được bình đẳng. Những con người không có
quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài
năng, thường mang mặc cảm tự ti, thấp kém, dễ tự ái, cho nên lúc nào cũng
sẵn sàng phản ứng, đối phó, đôi co, cãi cọ, bực bội, khi "thấy" người
khác khinh dể mình, khi "nghe" người khác khinh dể mình, khi
"nghi" người khác khinh dể mình.
(Trích: Giá trị của con người)
TK Thích Chân Tuệ
MÙA VU LAN MÊ TÍN TRÀN LAN
TRĂM NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
Ý NGHIÃ LỄ CẦU NGUYỆN
BIỂU TƯỢNG ĐÈN HOA SEN
BÁT CHÁNH ĐẠO
http://lotus-lantern-canada.blogspot.ca/2016/08/bat-chanh-ao-cu-tran-lac-ao-1.html
CỨU KÍNH CỦA ĐẠO PHẬT - TRÍ TUỆ BÁT NHÃ
HẠNH BỐ THÍ
TÔN GIÁO LÀ MÊ TÍN