CƯ SĨ LIỄU NGỘ
Tu trí tuệ, tích phước đức
theo lời Phật dạy
Có người chỉ thích làm phước, gieo nhân giàu sang
sung túc chứ không thích gieo nhân trí tuệ. Bởi họ nghĩ rằng gieo nhân giàu
sang thì dễ làm hơn.
Không có
trí tuệ mà có được phước báo lớn, trường hợp này không nhiều. Phần lớn người có
trí tuệ mới có phước báo, bởi vì có trí tuệ mới biết cần nên gieo nhân nào, cần
có những duyên gì hỗ trợ mới có được phước báo như mình mong muốn, và làm cách
nào để giữ được phước báo đó lâu bền. Người giàu sang lâu bền không phải chỉ
nhờ phước báo đời trước hay phước báo trong quá khứ đời này, mà chủ yếu do
người ấy có trí tuệ, biết tiếp tục gieo nhân, gieo duyên để ruộng phước ngày
càng sinh sôi nảy nở.
Chẳng hạn
như họ biết cúng dường, bố thí đúng pháp để tạo phước, biết chăm chỉ học tập
cầu tiến, cần mẫn siêng năng làm việc, biết giữ gìn tiền của, chi tiêu hợp lý,
không tiêu xài hoang phí, khéo tính toán làm ăn để cho đồng tiền sinh lợi, và
làm ăn hợp pháp để sự nghiệp vững bền v.v… Nếu như không có trí tuệ làm sao
biết cách tạo ra tiền một cách hiệu quả và hợp pháp, biết cách làm giàu và duy
trì sự giàu sang đó.
Không có
trí tuệ họ sẽ không biết những nhân nào, duyên nào nên gieo và những nhân nào,
duyên nào không nên gieo. Nếu người đó gieo nhân phá sản, ví dụ như tiêu tiền
hoang phí, làm ăn thất bại, thua lỗ do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết, không có
trình độ chuyên môn, không có kế hoạch, sách lược, không nắm bắt tình hình thời
cuộc, không nâng cao trình độ, tay nghề để đáp ứng nhu cầu công việc trong tình
hình mới; hoặc họ gieo nhân gây ảnh hưởng, trở ngại cho sự giàu sang, chẳng hạn
như cờ bạc, rượu chè, hút xách, ăn chơi trác táng, nghiện ngập khiến cho hao tán
tiền của, cơ thể bệnh tật vừa không thể làm việc lại phải mất nhiều tiền cho
chi phí thuốc men; chơi với bạn bè xấu nên bị lừa gạt, chiếm đoạt của cải, bị
xúi giục làm bậy… sẽ khiến cho lâm vào cảnh tổn tài, phá sản, tù tội.
Người có
phước báo mà không có trí tuệ đôi khi tự làm hại chính bản thân mình, họ làm
cho cái phước báo mà họ có được trở thành tai họa mà họ không ngờ. Ví dụ có
nhiều tiền của không cần phải lo nghĩ nhiều thường sinh tâm thụ hưởng, tiêu xài
phung phí vì không phải làm lụng cực khổ tạo ra tiền, dễ dàng có được tiền của
nên không biết quý trọng. Có lắm của nhiều tiền dễ sinh những thói hư tật xấu
nếu như không biết kiềm chế bản thân, không thường kiểm điểm mình, không quan
tâm trau giồi phẩm chất đạo đức và thường dễ sinh tâm ỷ lại, ý chí, nghị lực
cùn mòn.
Nếu có
phước báo mà không có trí tuệ sẽ bị giới hạn nhiều mặt. Lúc gặp những khó khăn
trong đời sống như những khó khăn trong công việc, trong giao tiếp ứng xử,
trong quan hệ tình cảm giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa bạn bè, đồng
nghiệp với nhau, những khó khăn đòi hỏi phải có kiến thức hiểu biết, đòi hỏi
phải có kỹ năng làm việc, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng sống v.v… thì dù
cho có tiền của nhiều cũng không giải quyết được, vì không phải chuyện gì cũng
có thể giải quyết bằng tiền bạc.
Như thế thì
phước báo không quan trọng? Người kém phước báo nhưng có trí tuệ vẫn có được an
vui hạnh phúc nếu khéo sống, khéo tu tập, nếu có quan niệm sống và lối sống
tích cực. Tuy nhiên, muốn có một đời sống lý tưởng, có nhiều cơ hội để tu tập
và tạo thêm nhiều công đức, phước báo cho mình, muốn phát huy bản thân và làm
lợi ích cho nhiều người, lợi ích cho nhân quần xã hội, cho chúng sinh thì cần
phải có cả trí tuệ và phước báo. Nếu chỉ có một trong hai thì khả năng bị giới
hạn, đời sống mất đi nhiều giá trị, ý nghĩa.
Ví dụ như
khi gặp một người đang đói khát trên đường đi mà chúng ta không có tiền trong
túi, cũng không có thức ăn mang theo bên mình, thì chúng ta không thể giúp
người đó vượt qua cái khổ đói khát. Chúng ta có thể dùng lời nói khéo léo để
thuyết phục người khác giúp người đó, hoặc tự mình kiếm ra tiền hay thức ăn để
giúp người đó, nhưng phải mất một thời gian. Nhưng nếu trong túi chúng ta có
sẵn tiền thì ta có thể mua thức ăn giúp người đó no bụng tức thì. Trong lúc họ
đang đói khát, đang cần thức ăn thức uống, chúng ta không thể khuyên họ học
tập, tu hành, không thể khuyên họ làm phước, bố thí để gieo nhân giàu sang, để
trong tương lai được an lạc hạnh phúc. Phải giúp họ no trước đã, sau đó mới
khuyên họ học tập, làm việc, khuyên họ tu hành, làm các việc thiện.
Nếu không
có điều kiện về vật chất, chúng ta sẽ bị hạn chế khi hành các thiện pháp, chúng
ta khó thực hành đầy đủ, trọn vẹn các pháp bố thí gồm có tài thí, pháp thí và
vô uý thí; chúng ta không thể cúng dường, ấn tống kinh sách, dựng chùa, tạo
tượng, xây dựng các đạo tràng tu học, ủng hộ tứ sự cho Tăng Ni tu hành, trợ
duyên cho Tăng Ni hoằng pháp; chúng ta không thể tạo dựng hoặc đóng góp về vật
chất cho các chương trình từ thiện, các công trình công ích, an sinh xã hội.
Trong đạo
Phật thường khuyên chúng ta nên trang bị cho mình đầy đủ trí tuệ và phước báo,
đó là tư lương, là hành lý cần thiết. Các vị Phật và Bồ-tát đều có đầy đủ trí
tuệ và phước báo, chính vì thế mà các vị ấy có khả năng rộng độ chúng sinh. Đức Phật
không chỉ khuyên các đệ tử chăm lo tu huệ (trí tuệ), mà còn khuyên các đệ tử
chăm lo tu phước, đó là phước huệ song tu.
Mỗi ngày Đức Phật và các vị đệ tử đi
trì bình khất thực chính là muốn tạo nhân duyên lành với chúng sinh, muốn tạo
cơ hội cho chúng sinh gieo trồng ruộng phước, đồng thời tùy duyên thuyết pháp
hóa độ. Chúng sinh phát tâm cúng dường cho Đức Phật và các vị Tỳ-kheo là tạo
phước báo cho chính mình, nghe giáo pháp để phát triển trí tuệ, áp dụng vào đời
sống làm tăng trưởng thêm phước báo và có được an lạc hạnh phúc trong hiện tại
cả tương lai.
Đức Phật
dạy ba môn học Giới, Định, Tuệ dạy Văn, Tư, Tu để trau giồi trí tuệ, dạy hàng
đệ tử xuất gia cũng như tại gia lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Bên cạnh đó Đức Phật
cũng dạy nhiều bài kinh giúp hàng đệ tử tu phước.
Lời dạy
của Đức Phật cũng chính là lời giải thích tại sao có hiện tượng hai người cùng
làm một công việc giống nhau mà người này thành công còn người kia thất bại,
bởi vì họ chênh lệch nhau về phước báo và trí tuệ. Có trình độ chuyên môn, năng
lực nghề nghiệp như nhau, nhưng người này làm việc gì cũng có người ủng hộ, trợ
duyên, còn người kia có kêu gọi, vận động, nhờ vả thế nào cũng không được sự
nhiệt tình hưởng ứng.
Tóm lại,
phước huệ song tu là biện pháp trang nghiêm tự thân để đời sống hiện tại và
tương lai được nhiều an lạc hạnh phúc, mọi việc làm gặp nhiều thuận duyên,
thắng duyên. Không nên có quan niệm chỉ cần tu phước hoặc chỉ cần tu huệ, vì
như thế là tự mình đánh mất cơ hội làm cho đời sống có đầy đủ ý nghĩa và hữu
ích, đánh mất cơ hội tạo nguồn hạnh phúc vững bền cho hiện tại và tương lai.
CHÂN LÝ CUỘC ĐỜI
Tác giả: Lan Ngọc
2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.
3. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.
4. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.
5. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.
6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.
7. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận.
9. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.
10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
11. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.
12. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.
13. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.
14. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”.
16. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?
17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.
18. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.
19. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy?
20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.
21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.
22. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ?
23. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.
24. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.
25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.
26. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.
27. Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.
28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.
29. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.
30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.
31. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.
32. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.
33. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.
34. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi.
35. Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ.
36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.
37. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?
38. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.
39. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.
40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng.
41. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.
42. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.
43. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính bạn.
45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.
46. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.
47. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.
48. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?
49. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.
50. Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có.
51. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.
52. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.
53. Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.
54. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.
55. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.
56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời.
57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.
58. Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.
59. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.
60. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.
61. Bạn hy vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại.
62. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.
63. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.
64. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
65. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.
66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.
NGHIỆP KHẨU
Viên Thành
Kinh dạy cái miệng tội lỗi vô cùng
Nghiệp khẩu có bốn, nói chung rất nhiều
Lời thời hung ác, lưỡi lại đôi chiều
Chuyện không nói có, có thời nói không
Nhiều lời thêu dệt, lắm chuyện viễn vông
Đâm bì thóc nọ thọc bì gạo kia
Khiến cho bao kẻ chịu cảnh chia lìa
Nát tan nhà cửa gia đình thảm thương
Lại thêm rao lỗi tứ chúng bốn phương
Trước mặt khen nịnh sau lưng chê cười
Thương thay người lại biến thành đười ươi
Để cho đánh mất tình người trong ta.
Cái miệng ăn uống rất đổi xa hoa
Giết bao loài vật để mà nuôi thân
Nhậu nhẹt say khướt như kẻ ngu đần
Thân mình phá hoại bệnh tình phải mang.
Ung thư đột quỵ bệnh gút rõ ràng
Nhà hàng ăn uống cầu kỳ nhẫn tâm
Quan điểm hưởng thụ tạo mọi lỗi lầm
Cũng từ cái miệng ăn càng nói xiên.
Họa tai lại đến lắm chuyện não phiền
Lỡ lời một tiếng hận thù ngàn năm
Lòng ta trong sáng tợ ánh trăng rằm
Chiếu soi nhân thế tỏ đường quy-y.
Khiêm cung đối đãi tôn trọng lễ nghi
Nhạy lời xin lỗi trọng lời cảm ơn
Nhân văn đẹp tuyệt còn có nào hơn
Tán dương ca tụng trọng người hơn ta.
Miệng cười tươi đẹp thanh thoát như hoa
Thành người cao qúy trên đời tôn vinh
Khẩu nghiệp không tốt nay biến thành xinh
Ăn sạch nói đẹp thanh bình hoan ca.
Kinh dạy cái miệng tội lỗi vô cùng
Nghiệp khẩu có bốn, nói chung rất nhiều
Lời thời hung ác, lưỡi lại đôi chiều
Chuyện không nói có, có thời nói không
Nhiều lời thêu dệt, lắm chuyện viễn vông
Đâm bì thóc nọ thọc bì gạo kia
Khiến cho bao kẻ chịu cảnh chia lìa
Nát tan nhà cửa gia đình thảm thương
Lại thêm rao lỗi tứ chúng bốn phương
Trước mặt khen nịnh sau lưng chê cười
Thương thay người lại biến thành đười ươi
Để cho đánh mất tình người trong ta.
Cái miệng ăn uống rất đổi xa hoa
Giết bao loài vật để mà nuôi thân
Nhậu nhẹt say khướt như kẻ ngu đần
Thân mình phá hoại bệnh tình phải mang.
Ung thư đột quỵ bệnh gút rõ ràng
Nhà hàng ăn uống cầu kỳ nhẫn tâm
Quan điểm hưởng thụ tạo mọi lỗi lầm
Cũng từ cái miệng ăn càng nói xiên.
Họa tai lại đến lắm chuyện não phiền
Lỡ lời một tiếng hận thù ngàn năm
Lòng ta trong sáng tợ ánh trăng rằm
Chiếu soi nhân thế tỏ đường quy-y.
Khiêm cung đối đãi tôn trọng lễ nghi
Nhạy lời xin lỗi trọng lời cảm ơn
Nhân văn đẹp tuyệt còn có nào hơn
Tán dương ca tụng trọng người hơn ta.
Miệng cười tươi đẹp thanh thoát như hoa
Thành người cao qúy trên đời tôn vinh
Khẩu nghiệp không tốt nay biến thành xinh
Ăn sạch nói đẹp thanh bình hoan ca.
TÂM VÀ TƯỚNG TRONG PHẬT GIÁO
TU TÂM DƯỠNG TÁNH
CON GÁI NGƯỜI THỢ DỆT
TU TỪ NHỮNG THỊ PHI CỦA CUỘC ĐỜI. Ý NGHĨA KHẤT THỰC
PHÁP MÔN TU THEO PHẬT
NGHI LỄ TÙY THUẬN TRONG ĐỜI CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
LUÂN HỒI LÀ ĐAU KHỔ, PHẬT PHÁP LÀ AN LẠC