Xả là động tác tránh hai cực đoan là bỏ và giữ, hay nói cách
khác buông xả là động tác tránh hai cực đoan buông bỏ và nắm
giữ.
Ví như bàn tay của chúng ta, lúc thì thảnh thơi, lúc thì cầm nắm vật
dụng làm việc lợi ích; ngược lại, nếu cứ mãi cầm nắm thì quả thật là một cực
hình đầy đau khổ, hay cứ không cầm nắm gì cả thì bàn tay của chúng ta không
khác gì bị tật bệnh tê liệt vậy.
Trong đời sống tinh thần cũng thế, người có thành kiến là người dễ tự
gây khổ cho mình và gây khổ cho người; mọi sự việc trong đời sống của người này
dễ bị điều kiện hóa theo ý riêng của mình. Còn người lười suy nghĩ, thì quả là
bạc nhược, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng.
Người thực hành xả sẽ dễ cởi mở hơn, cảm thông hơn với những lỗi lầm của
người khác. Họ không bị dính mắc hay lệ thuộc mang tính giáo điều vào các kiến
thức đã học, các tập tục văn hóa … Nói chung họ sống thật sự là tự do – tự do
một cách đúng nghĩa.
Hai câu chuyện sau đây có lẽ sẽ phần nào làm sáng tỏ và phong phú hơn
cho việc thực hành một đời sống Xả vậy.
Câu chuyện 1
Hãy buông ra 1
Một đứa nhỏ đang chơi cạnh một cái bình cổ xưa. Nó thò tay vào bình và
không thể rút ra được. Ba nó đến giúp, nhưng vô ích. Cả hai cha con đã nghĩ đến
việc phải đập cái bình đi.
Người cha nói, “Nè con, hãy ráng làm theo ba dặn: Thả lỏng và duỗi thẳng
các ngón tay như con đang thấy ba đang làm đây nè, rồi rút tay ra.”
Đứa con trai kêu lên: “Làm sao được, ba ơi! Con không thể làm vậy được
đâu vì sẽ rớt mất đồng xu!”
Có thể ai đó sẽ cười, nhưng hàng nghìn người trong chúng ta cũng giống
đứa nhỏ này, cứ cố nắm giữ thứ gì đó vô nghĩa, cho dù phải hy sinh những điều
quý giá, thậm chí cả sự tự do!
Cho nên: "Hãy buông nó ra!"
Câu chuyện 2
Hãy Buông Ra 2
Đời người như hạt sương rơi .
Lung linh một thoáng mặt trời chiếu tan .
Lung linh một thoáng mặt trời chiếu tan .
Tôi nghe buổi thuyết pháp. Xin thuật lại để quí vị cùng nghe. Sau phần thuyết giảng, đến phần pháp đàm. Thầy mời quí Phật tử đặt câu hỏi để cùng thảo luận.
Tận cuối hội trường, có một ông già, đứng dậy chắp tay cung kinh xin hỏi:
- Kính bạch thầy. Con hiện đang bị bệnh. Hết đau đầu đến đau khớp, đau thận, tiểu đường, cao huyết áp. Bây giờ lại bị bại một chân nữa ạ! Suốt đêm qua con trằn trọc mãi không sao ngủ được do bệnh nó hành hạ xác thân… Cúi xin thầy thương xót chỉ bảo cho con làm sao cho hết đau bệnh? Xin thầy cầu nguyện Đức Phật gia hộ cho con được hết bệnh, khỏe mạnh như xưa…
Thầy nhỏ nhẹ, thong thả nói:
- Thưa bác, thưa đạo hữu. Đức Phật đã dạy: Cõi thế gian tràn đầy đau khổ
bởi quy luật: SINH, LÃO, BỆNH, TỬ, thì đau khổ mà bác đang đi vào là giai đoạn
“Bệnh tật”, tức giai đoạn “Hư hoại”.
Vạn vật là thế; tất cả đều bị luật “Vô Thường: sinh, lão,
bệnh, tử” chi phối. Chẳng hạn như cái áo bác đang mặc, khi mới mua về, vẻ
đẹp đẽ, mềm mại, óng mướt, tươi thắm… Nhưng nay bác mặc đã lâu rồi, màu đã bạc,
gấu đã sờn, vai đã rách và vải đã mục. Nó đang ở tiến trình hư hoại! Không có
gì có thể còn mãi được, vì bản chất tự nhiên là như vậy, mà thân xác bác cũng
đang như vậy.
Ngay khi bác mới sinh ra thì thân bác xinh đẹp, rồi bác lớn lên khỏe
mạnh. Giờ đây bác đang già yếu và đang ở thời kỳ bệnh hoạn. Vậy bác phải
chấp nhận điều đó, bác hãy thấu hiểu bản chất của nó, để bác phải chấp nhận và
sống an lạc với nó, dù nó ở bất cứ giai đoạn nào.
Bây giờ thân thể của bác đang bắt đầu suy yếu, hư hoại theo tuổi đời chồng chất. Thì bác đừng cưỡng lại điều đó, vì đó là qui luật tự nhiên của thân xác. Chân lý không bao giờ thay đổi đó là: Sinh ra > Già cỗi > Bệnh hoạn > Rồi chết đi! Không cách chi làm khác đi được. Thời gian vận hành của định luật đã chín mùi rồi đấy bác ạ!
Ông già đó nói tiếp:
- Bẩm thầy, nhưng con chưa muốn chết vội, vì con và cháu của con chưa
khôn lớn. Nhất là còn nhiều công việc con đang làm dở dang chưa hoàn tất, con
cần giải quyết cho xong đã.
- Ồ! Tất cả chỉ là vậy, khiến bác phải lo lắng. Công việc của thế gian, bác hãy để mặc thế gian cho họ tự giải quyết lấy. Bác nên hiểu rằng: Giầu hay nghèo, già hay trẻ, đẹp hay xấu, người hay vật. Bất cứ ai, bất cứ vật gi, bất cứ ở đâu cũng không thể giữ mãi tình trạng nguyên thủy như lúc ban đầu được. Mọi người, mọi vật đều phải thay đổi khác đi theo một định luật tổng quát: Sinh, Trụ, Hoại, Diệt (sinh, lão, bệnh, tử là một trường hợp), mà không cách chi sửa đổi được.
- Ồ! Tất cả chỉ là vậy, khiến bác phải lo lắng. Công việc của thế gian, bác hãy để mặc thế gian cho họ tự giải quyết lấy. Bác nên hiểu rằng: Giầu hay nghèo, già hay trẻ, đẹp hay xấu, người hay vật. Bất cứ ai, bất cứ vật gi, bất cứ ở đâu cũng không thể giữ mãi tình trạng nguyên thủy như lúc ban đầu được. Mọi người, mọi vật đều phải thay đổi khác đi theo một định luật tổng quát: Sinh, Trụ, Hoại, Diệt (sinh, lão, bệnh, tử là một trường hợp), mà không cách chi sửa đổi được.
Điều mà bác có thể làm được là bác tự quán chiếu, soi rọi về thân xác và
tâm thức của bác, để bác thấy tính: “có mà không thực là có” của vạn vật.
Để không thấy có cái gì là “Tôi” hoặc là “Của tôi”, mà chỉ là giả có, tạm có mà
thôi (Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. = Cái gì có hình có tướng, đều là
giả có, chứ không thật có).
Ngay như nhà cửa, sự nghiệp, danh vọng, vợ, chồng, con cái của bác cũng
chỉ là “của bác” trên danh nghĩa, chúng không thực sự thuộc về bác. Chúng thuộc
về tự nhiên!!!
Như lời bác vừa cầu mong, chẳng những không đạt được. Thân bác vẫn đau
đớn như thường và cách suy nghĩ sai lầm của bác còn làm bác đau khổ hơn nhiều
nữa. Vì cầu mong mà không được là khổ (cầu bất đắc khổ).
Bởi vậy, bác phải nhìn mọi thứ đúng theo bản chất của nó và đừng níu kéo
nó, đừng tiếc thương nó: “HÃY BUÔNG NÓ RA”. Bác
hãy sẵn sàng rũ sạch mọi thứ bên ngoài. Bác hãy “Buông ra!”. Bác đừng bám víu
vợ, chồng, con cái, quyến thuộc, tài sản, công danh… Vì những thứ đó bác không
thể mang theo được, hoặc bác không “buông”, thì nó cũng phải “buông” bác mà
thôi. Cho nên bác “Hãy Buông Ra!”, bởi mọi thứ đều có mà không thực là có (vô
ngã): “Không
tôi và Không của tôi”. Tất cả rồi sẽ
biến mất, chẳng còn gì.
Bác phải nhận biết cho bằng được điều này. Đừng bận tâm về con cái; bây
giờ chúng còn trẻ, rồi mai này chúng cũng sẽ già cả y như bác ngày hôm nay.
Không ai trên thế gian này có thể trốn thoát được định luật: sinh tru hoại
diệt... Nếu bác “Buông ra” được mọi thứ thì bác mới thấy được thanh thản và
không còn lo sợ bất cứ điều gì trong mọi tình huống bác ạ!
Ông già hỏi nữa:
Ông già hỏi nữa:
- Bẩm bạch thầy, nghe thầy dạy dễ quá, nhưng làm sao con ‘buông ra’ cho
được?
- Nếu bác ‘buông ra’ không được thì bác sẽ vô cùng đau khổ. Vì không ‘buông ra’ cũng chẳng được. Bởi mọi thứ nó không thuộc về của bác, kể cả chính xác thân bác nữa. Lúc này bác hãy tập trung tâm tưởng, để cho nó được thong dong, còn mọi việc đã có người khác lo. Bác hãy tự nhủ lòng rằng: “Chung sự” (Tôi hết việc rồi).
- Nếu bác ‘buông ra’ không được thì bác sẽ vô cùng đau khổ. Vì không ‘buông ra’ cũng chẳng được. Bởi mọi thứ nó không thuộc về của bác, kể cả chính xác thân bác nữa. Lúc này bác hãy tập trung tâm tưởng, để cho nó được thong dong, còn mọi việc đã có người khác lo. Bác hãy tự nhủ lòng rằng: “Chung sự” (Tôi hết việc rồi).
Tư tưởng ham sống lâu sẽ làm bác đau khổ. Cho dù bác mong muốn thiết tha
tới đâu cũng chẳng được. Muôn sự đều vô thường và luôn luôn không cố
định… “Sau
khi sinh ra > Nó biến hoại > Nó diệt đi !”. Đức Phật cũng
thế, bác và cả bàn dân thiên hạ cũng đều như thế. Vậy mà bác muốn xác thân bác
còn mãi sao được?
Bác hãy nhìn vào hơi thở thì biết. Nó đi vô rồi lại đi ra, bản chất của nó là vậy. Bác chẳng thể ngăn cản sự đi ra và đi vô của nó được. Bác thử nghĩ coi: “Có thể nào bác thở ra mà không thở vào được chăng?”. Tức là hơi thở nó đi vào, rồi nó lại đi ra. Khi nó ra rồi thì nó lại phải đi vào. Tự nhiên là như vậy, không cách chi làm khác được. Y chang quá trình bác sinh ra > rồi già nua > rồi bệnh tật > rồi chết đi! Đó là điều hoàn toàn tự nhiên và bình thường…
Nếu bác không sinh ra, thì lấy gì bây giờ bác bị đau bệnh! Và lấy gì để
mai mốt bác chết! Bác có hiểu điều đó không ???
- Kính bạch thầy, con ngộ được những gì thầy vừa dạy, nhưng con vẫn lo sợ quá chừng!
Thầy cầm ly nước uống nhấp giọng, đoạn thầy nói thêm:
- Bác nên hiểu rằng: Vạn sự ở đời là như vậy, khi bác nhận thức được đúng đắn thì bác đừng do dự: “Hãy buông ra tất cả”. Dù bác không buông nó ra thì mọi thứ nó cũng bắt đầu buông bác ra đó. Này nhé! Như những bộ phận trong cơ thể của bác nó cũng đang muốn rời xa bác đấy. Vì những bộ phận ấy nó đã sống đủ thời hạn với bác rồi, nên nó sắp ra đi đó. Bản chất của nó là: “Đã đến, thì phải ra đi”.
- Kính bạch thầy, con ngộ được những gì thầy vừa dạy, nhưng con vẫn lo sợ quá chừng!
Thầy cầm ly nước uống nhấp giọng, đoạn thầy nói thêm:
- Bác nên hiểu rằng: Vạn sự ở đời là như vậy, khi bác nhận thức được đúng đắn thì bác đừng do dự: “Hãy buông ra tất cả”. Dù bác không buông nó ra thì mọi thứ nó cũng bắt đầu buông bác ra đó. Này nhé! Như những bộ phận trong cơ thể của bác nó cũng đang muốn rời xa bác đấy. Vì những bộ phận ấy nó đã sống đủ thời hạn với bác rồi, nên nó sắp ra đi đó. Bản chất của nó là: “Đã đến, thì phải ra đi”.
Bởi thế gian là không có sự thường hằng hay mãi mãi, dù bất cứ ở đâu,
bất cứ thời nào, bất cứ thành phần giai cấp nào; người giầu có, kẻ nghèo khó,
người lớn cũng như trẻ nhỏ, người có học cũng như người thất học…v.v. cũng
không thể có sự thường hằng được. Ai ai cũng phải xoay vần theo luật “Vô
Thường” chi phối.
Quán triệt được điều đó, bác sẽ chả còn quyến luyến bất cứ sự gì. Bác
hãy "Buông ra” chứ không còn nắm giữ được nữa, ví có giữ cũng chẳng đặng. Bác
buông ra, thì tâm bác sẽ thảnh thơi; không buồn mà cũng chẳng vui, không khiếp
sợ và cũng chẳng liều lĩnh. Lúc bấy giờ lòng bác sẽ an ổn với trí tuệ hiểu
biết: “Vạn vật không bao giờ có thể thường còn mãi mãi được”.
“ĐẶC TÍNH PHẢI ĐỔI THAY CỦA VẠN VẬT, KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI”.
Nếu bác có nhiều thứ, bác sẽ phải bỏ lại nhiều thứ nếu bác có ít thứ, bác sẽ bỏ lại ít thứ; cho dù giầu có là giầu có, đẹp đẽ là đẹp đẽ, nổi danh là nổi danh… chẳng có gì khác biệt, mọi sự cũng thế thôi! Vậy bác hãy buông nó ra, buông cho đến khi nào tâm trí bác an lạc! Mọi sự bác không còn cảm thấy khổ đau hay sung sướng. Mọi thứ bác không còn thấy là của bác nữa; sung sướng và khổ đau cũng đểu Hoại, Diệt và Mất tiêu như nhau … Như nhà thơ Tản Đà đã nói:
Gẫm nghìn xưa ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang.
Cùng một giấc mơ màng trong vũ trụ.
- Kính bạch thầy, con đã ngộ!!!
- Vậy sao! Bác giải thích xem nào ?
- Thưa thầy, chỉ có định luật: “Vô Thường” là bất biến, là vĩnh cửu, là thường còn. Ngoài ra, tất cả muôn vàn vạn sự ở đời này đều luôn luôn biến đổi không bao giờ ngừng. Chẳng hạn như:
- Vậy sao! Bác giải thích xem nào ?
- Thưa thầy, chỉ có định luật: “Vô Thường” là bất biến, là vĩnh cửu, là thường còn. Ngoài ra, tất cả muôn vàn vạn sự ở đời này đều luôn luôn biến đổi không bao giờ ngừng. Chẳng hạn như:
*THÂN VÔ THƯỜNG: Nay khỏe mạnh, mai ốm đau. Nay đang sống, mai đã chết…
*TÂM VÔ THƯỜNG: Nay đang mến thương nhau, mai chuyển sang hận thù ân oán nhau…
*TÀI SẢN VÔ THƯỜNG: Của cải nay còn, mai hết. Tức là tiện nghi vật chất không thể tồn tại mãi được… Vật thể này biến đổi thành ra vật thể khác. Sự vật không bao giờ cố định cả.
Thầy cười hoan hỷ, đoạn thầy hỏi:
- Đúng, bác hiểu khá đấy, như vậy bác sẽ làm gì khi bác hiểu như vậy?
- Kính bạch thầy, con sẽ buông ra mà không bám víu vào bất cứ điều gì trên thế gian này, để mọi sự chảy xuôi như dòng nước. Tính của nước luôn chảy xuống chỗ trũng (thủy lưu tại hạ), dù chỗ đó là đất hay cát, hoặc ruộng vườn. Bản chất của nước là như vậy, nước luôn chảy một cách tự nhiên xuống chỗ thấp mà không có cách nào cho nó chảy một cách tự nhiên lên trên cao được. Đó là định luật của càn khôn vũ trụ mà thầy vừa chỉ dậy cho con.
- Vâng! Bác hiểu được như thế, tức là bác đã thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của bác rồi đấy. Bây giờ chỉ còn một điều là bác đưa vào thực hành những gì bác vừa chứng ngộ là đạt quả Phật rồi đó.
Ông già ngạc nhiên thưa:
- Kính thưa thầy, con ngỡ là thành Phật khó lắm chứ! Đâu đơn giản như thầy vừa nói ?
- Có khó gì đâu: “Phật tức Giác ngộ”. Vì thế, mê lầm là chúng sinh, giác ngộ là Phật. Chúng sinh và Phật khác nhau chỉ có vậy. Mọi người trong chúng ta vì u mê tăm tối, nên tham lam: Sắc, Tài, Danh một cách vô độ mà không hiểu rằng những thứ đó do nhân duyên giả hợp tạm có. Hợp rồi tan, sinh rồi diệt! Ngay như xác thân bác cũng tạm có đó. Rồi trở thành không đó có bao lâu! Tựa hồ như bóng phù du, như ảo ảnh, như khói sương… Nhưng vì si mê chạy theo níu kéo nó nên thành chúng sinh mà thôi. Bây giờ bác đã giác ngộ và bác buông ra những thứ mà trước đây bác bám víu vì ngỡ là thật… Vậy là bác đã thành Phật rồi.
Ví như ông bà thân sinh ra bác, cho bác ăn học tới nơi tới chốn để cho bác trở thành là con người trí thức đàng hoàng... Nhưng vì u mê, bác ham chơi với chúng bạn, sa đà say sưa trác táng, hưởng thụ thú vui vật chất, dẫn đến sa đọa hư hỏng. Khi ấy, bác là kẻ xấu tệ … Nay gặp duyên may bác giác ngộ. Thấy được lẽ thật, bác bỏ con đường hư thân, trở lại con người thật đàng hoàng của mình… Với bằng cấp và kiến thức có sẵn của mình, bác tận tụy làm ăn, liêm chính, giữ uy tín đạo đức… là bác trở thành người cao sang, quí phái rồi…
Phật hay chúng sanh, tốt hay xấu chỉ khác nhau
chỗ giác ngộ hay u mê mà thôi. Đoạn thầy đọc bài kệ:
Chiều nay lộng gió thu về
Lá vàng tơi tả tràn trề khắp nơi.
Đời người như hạt sương rơi .
Lung linh một thoáng mặt trời chiếu tan .
Thân em như đóa hoa lan
Ngươì đời yêu thích muôn vàn đắm say
Nhưng rồi chẳng được bao ngày
Cánh hoa tàn úa đổi thay hoàn toàn.
HÒN SỎI NHỎ
Thả một hòn sỏi vào trong nước: trong phút chốc bạn lãng quên.
Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn, hoà vào con sóng lớn.
Bạn đã xáo động một đại dương hùng vĩ chỉ bằng một hòn sỏi mà thôi
Thả một lời nói không tốt, không cẩn trọng: trong phút chốc bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn xoay tròn, lan toả…
Và không có cách nào lấy lại một khi bạn đã nói ra.
Thả một lời nói không tốt: trong phút chốc bạn lãng quên.
Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn mãi…
Có thể bạn đã làm ứa một dòng nước mắt trên con tim buồn.
Bạn đã xáo động một cuộc đời hạnh phúc chỉ vì những lời nói kia.
Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng: chỉ trong giây lát chúng bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn, xoay tròn mãi.
Mang hy vọng, niềm vui, an ủi trong mỗi con sóng xô bờ.
Bạn sẽ không ngờ được sức mạnh của một lời nói tốt bạn cho đi.
Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng: trong giây lát bạn lãng quên.
Nhưng niềm vui dâng tràn, và những gợn sóng reo vui xoay tròn mãi
Bạn đã làm cho con sóng được vỗ về trong điệu nhạc êm ái
Có thể nghe thấy trên hàng hải lý từ việc thả một lời nói tốt mà thôi.
NHÂN HƯƠNG
SỐNG HẠNH PHÚC CHẾT BÌNH AN
TK THÍCH CHÂN TUỆ
Xưa kia, khi còn
ở trong nước, đi ngang qua một địa phương, có người tự hỏi tại sao có quá nhiều
nhà thờ, khoảng vài cây số lại có một nhà thờ trong khi dân chúng nghèo khổ?
Bây giờ thì chùa chiền cũng mọc lên rất nhiều, không kém gì các nhà thờ xưa
kia, mà có vẻ đồ sộ hơn, còn dân chúng nghèo thì vẫn nghèo. Cớ sao các vị tu sĩ
không nhớ lại là khi đi tu, trong tâm chỉ xin Đức Chúa cho được hằng ngày đủ
dùng, Đức Phật cũng dạy con người phải biết tri túc để sống đời an vui hạnh
phúc. Tri túc chi nhơn, tuy ngọa địa thượng, du vi an lạc. Nghĩa là: Người nào
biết đủ, tuy nằm trên đất, cũng thấy yên vui. Khi đủ sống rồi thì người
tu phải làm gì để giúp đỡ người nghèo khổ, người cầu học chánh pháp, người muốn
giác ngộ và giải thoát. Như thế mới thể hiện được lời dạy của các Đấng Tối Cao
về lòng bác ái, tâm từ bi, thương người như thể thương thân.
Ngày xưa Đức
Phật, đã từ bỏ ngôi báu, cung vàng điện ngọc, với một bát, một cà sa, đi từng
nhà này qua nhà khác để khất thực: «Nhất bát thiên gia phạn. Cô thân vạn lý du»
(Một bát ngàn nhà xin cơm. Đơn thân muôn dặm độc hành).
Đồng thời Ngài
cũng bố thí pháp để cứu độ chúng sanh.
Đây chính là
điểm quan trọng nhất mà các tu sĩ nhất định nên làm, phải làm.
Hình ảnh Đức
Phật đi khất thực như thế đã cho chúng ta bài pháp thâm thúy nơi thân giáo của
Ngài.
Vài người chưa
kịp hiểu ý nghĩa cao thượng về pháp khất thực đã vội có tư tưởng và lời nói
không hay.
Mỗi tu sĩ Phật
giáo, nếu có cái nhìn sâu sắc, thì chính mỗi vị là một ngôi chùa di động vì
trong họ có đủ Tam bảo Phật, Pháp, Tăng. Phật chính là tâm sáng suốt. Pháp
chính là tâm chân chánh. Tăng chính là tâm thanh tịnh. Ba tâm đó nói chung mọi
người đều có - không phân biệt tôn giáo - người tu sĩ cũng như người cư sĩ đều
có. Họ chỉ cần tu tập, xây dựng vững chắc ngôi chùa trong bản thân thì ngôi
chùa bên ngoài cũng có cơ hội hình thành. Nơi đâu cũng là đạo tràng, cũng là
thiên đàng, cũng là niết bàn.
Ngôi chùa bên ngoài chỉ là phương tiện để hoằng
pháp, chứ không phải là cứu cánh của người tu. Người tu - dù là tu sĩ hay cư sĩ
- đi đến chùa là để học hiểu chánh pháp, đặng áp dụng trong đời sống thức tế
hàng ngày, chứ không phải để cầu nguyện suông được vãng sanh cực lạc, mà chẳng
tìm học và áp dụng những điều đức Phật dạy. Do đó, người tu sĩ nhận của cúng
dường, bố thí từ nơi bá tánh, phải luôn luôn nhớ bổn phận tự tu, tự độ chính
bản thân và giúp mọi người biết cách tu đúng chánh pháp, gọi là độ người, độ
tha nhân.
Người xưa có nói
tu thân rồi mới tề gia. Một tu sĩ tự độ rồi mới độ tha, phải là một vị thầy
sáng suốt, chân chánh, thanh tịnh, phải là một vị minh sư, mới có thể đem đạo
vào đời, giúp đời giảm thiểu phiền não khổ đau, gieo tình thương, an lạc, hạnh
phúc vào vườn tâm mọi giới: «Minh sư hưng đạo». Tu sĩ còn là người lèo lái con
thuyền bát nhã, cứu người thoát khổ, độ người thoát khỏi trầm luân, đưa đến bờ
giác!
Người tu - tại
gia hay xuất gia - cần nắm vững chánh pháp, để tự độ thân và độ tha nhân, không
lầm tà pháp, không chọn tà sư và không lạc vào tà đạo.
Tu sĩ thời nay
vẫn còn trầm luân trong biển danh lợi, đem đời vào đạo, đem văn nghệ vào sân
chùa, đem hình ảnh lố lăng y áo sặc sở, ghế ngự như ngai vàng vào ngay chánh
điện. Tu sĩ thời nay không lo nghiên tầm học hiểu chánh pháp, để giảng giải
thuyết pháp, hay viết bài để truyền bá những lời dạy thực tế của chư Phật, chư
Tổ. Họ chỉ trau chuốt giọng đọc, giọng tán tụng, cho du dương, trầm bổng, ê ê a
a, lóc cóc leng cheng, tùng tùng xèng xèng, để hát hò như ca sĩ, ngay nơi chánh
điện. Một lời giảng dạy chánh pháp không nói nổi, nhưng tu sĩ thời nay thao thao
bất tuyệt khi cầm micro quảng bá quyên tiền xây thêm chùa lớn, xây phòng ở nguy
nga cho vị trụ trì. Tệ hơn nữa các tu sĩ thời nay còn dám gạt gẫm bá tánh qua
các tà pháp mê tín dị đoan như: chai nước trì chú trị bá bệnh, lạy tượng Phật
ngọc cầu gì được nấy, tổ chức trai đàn bạt độ cứu hộ thai nhi, vãng sanh đủ
loại cô hồn, vớt vong trên sông trên biển như vớt bèo. Tu sĩ thời nay còn dám
mang các bộ mặt ma, các mặt nạ, các nick name, xuất hiện trên các diễn đàn xỉa
xói, dè bĩu, mạ lỵ, phỉ báng người khác, dù người đó đang cố gắng truyền bá
những điều hay, lẽ phải, những danh ngôn tư tưởng đẹp, những lời dạy tu hành
trong nhà Phật.
Nếu một tu sĩ
không lo tu tập mà chỉ đem lòng nghĩ đến chùa to, mơ tưởng tượng lớn, chê bai
chùa nhỏ, xa rời tâm bồ đề ban đầu, chìm đắm trong dục lạc, tham vọng. Tu sĩ
thời nay giảng dạy điều này, nhưng thực hành một điều khác, thân giáo không đi
đôi với khẩu giáo. Tu sĩ thời nay thích tranh danh đoạt lợi, thích ngồi ghế
lãnh đạo, ăn trên ngồi trước, mâm cao cổ đầy, kẻ hầu người hạ. Như thế chẳng
hóa ra lãng phí cả cuộc đời xuất gia tu hành hay sao? Tu hành đâu tính tuổi già
tuổi trẻ, đâu đếm mấy hủ tương chao để tranh hơn thua, tranh địa vị, chức vụ,
ghế ngồi cao thấp. Tu hành cốt tủy nơi tuệ giác. Đức Phật ngày xưa giác ngộ ngay
cội bồ đề năm 35 tuổi. Các vị tu sĩ khác dù già nua cũng chẳng giác ngộ, bỏ
mạng nơi khổ hạnh lâm. Tu sĩ thời nay đua nhau lập tu viện to lớn, nguy nga như
cung điện, tổ chức các loại lễ hội hàng năm, bày trò mê tín, để phô trương và
thu tiền bá tánh. Dù 100 tuổi các lão tăng đó có ích lợi chi cho bá tánh, cho
thiền môn, cho đạo pháp?
Các tu sĩ thời
nay hành xử giống như ngụ ý của câu châm biếm Pháp «Fais ce que je dis, pas ce
que je fais» (Hãy làm những gì tôi nói, không phải những gì tôi làm).
Trong đạo mà lời
nói không đi đôi với việc làm cũng gây rất nhiều thất vọng, hoang mang cho
những người có niềm tin nơi tôn giáo của mình! Tuy nhiên, con đường người tu đi
mà thấy đúng, việc người tu làm mà mang lại an vui, hạnh phúc cho bản thân và
cho người khác, được khen cũng tốt, bị chê không phiền. Người đời thường nói
chó sủa mặc chó, đoàn lữ hành cứ đi (Le chien aboie, la caravane passe). Nhưng
người biết tu tâm dưỡng tánh nên xem những người tạo thiện duyên (giúp đỡ
phương tiện vật chất hay tinh thần) và những người tạo nghịch duyên (phê phán
phỉ báng ngăn đường cản bước) đều là các bậc thiện hữu tri thức, tất cả đều
giúp mình rèn luyện chữ nhẫn và thử thách tâm kiên cố. Được như vậy, con người sống hạnh phúc, chết bình an, không cần theo
tôn giáo nào, cũng chẳng cần cầu nguyện thánh thần thiên địa chi cả. Con người
biết tự làm chủ bản thân trước sóng gió cuộc đời ví như hòn đảo tự đứng vững
trước phong ba bão táp vậy. []
ĐỨC HỶ XẢ
CON ĐƯỜNG HƯỚNG THƯỢNG
TÂM CHƯ PHẬT SẼ THÀNH
NGƯỜI BIẾT TU PHẬT THÌ NHẸ NHÀNG
LÒNG TIN NGƯỜI CON PHẬT
THẾ NÀO LÀ THẬT SỰ TỪ BỎ