Phật Giáo Có Bi Quan Không ?
Phật
giáo không bi quan mà cũng không lạc quan, nhưng là một tôn giáo thực
tiễn. Vài nhà phê bình cho Phật Giáo là bệnh hoạn, yếm thế, lẩn quẩn bên
khía cạnh đen tối, u ám của cuộc sống,...là kẻ thù của các lạc thú vô hại, dửng dưng chà đạp lên các thú vui hồn nhiên của cuộc đời.
Họ coi Phật Giáo như bi quan, nuôi dưỡng thái độ vô vọng về cuộc đời, khuyến khích một cảm giác mơ hồ chung chung cho rằng đau khổ và tội lỗi chiếm ưu thế trong mọi công việc của con người. Những lời chỉ trích này căn cứ vào cái nhìn của họ về Tứ Diệu Đế là mọi sự vật do duyên sinh đều trong trạng thái đau khổ.
Hình như những người này quên rằng không
những Đức Phật dạy nguyên nhân và sự chấm dứt khổ đau, mà Ngài còn dạy
con đường để chấm dứt khổ đau. Trong bất cứ tôn giáo nào, thử hỏi có một
đạo sư nào ca tụng cuộc đời trần tục và khuyên ta bám níu vào nó không?
Nếu Đức Phật, người khai sáng ra tôn giáo này là một người bi quan thì ắt hẳn họ muốn cá tính này phải được vẽ đậm nét hơn là trong chân dung đã có của Ngài. Hình ảnh của Đức Phật là hiện thân của Hòa Bình, Tịch Tịnh, Hy Vọng và Thiện Chí. Nụ cười rạng rỡ và lôi cuốn của Đức Phật mà có người cho là bí hiểm và khó hiểu, chính là cái toát yếu của giáo lý của Ngài. Với những ai lo lắng và thất vọng, nụ cười giác ngộ và hy vọng của Ngài là liều thuốc bổ hiệu nghiệm và là niềm an ủi vô song.
Tình thương, lòng từ bi của Ngài tỏa khắp bốn phương. Một con người như vậy khó có thể là một kẻ bi quan. Khi các vua và hoàng tử chiến thắng bằng gươm đao, tưởng mình là hạnh phúc, được nghe lời giảng của Ngài, đã thức tỉnh và nhận thức được người chiến thắng thực sự chính là kẻ tự thắng lấy mình và con đường đắc nhân tâm là làm sao dạy cho người dân biết quý Phật Pháp - Chân Lý.
Đức Phật vận dụng tinh thần hài hước cao độ khiến những người chống đối gay gắt Ngài cũng phải bó giáo một cách hết sức là thoải mái. Đôi khi họ không nhịn được cười chính họ. Đức Phật có một loại thuốc bổ tuyệt diệu: Ngài tẩy sạch hệ thống độc tố nguy hiểm của họ và họ trở nên vui vẻ, hứng thú theo gót chân Ngài. Trong những thời giảng Pháp, đối thoại hay bàn luận, Ngài luôn luôn giữ được tư thế đĩnh đạc và uy nghi khiến mọi người đều kính trọng và cảm mến Ngài. Làm sao một người như vậy là một kẻ bi quan được?
Đức Phật chẳng bao giờ muốn các đệ tử của Ngài phải băn khoăn lo lắng về cái đau khổ của cuộc đời và sống cuộc đời nghèo khổ bất hạnh. Ngài dạy sự thật của khổ đau và chỉ cách thức thoát khỏi khổ đau để tiến tới hạnh phúc. Muốn trở thành người giác ngộ, ta phải hoan hỷ, một trong những yếu tố cần thiết mà Đức Phật khuyên nhủ phải trau dồi. Hoan hỷ thì khó mà bi quan.
Có hai cuốn Kinh Phật Giáo, Theragatha và Therigatha (Trưởng lão tăng kệ và Trưởng lão ni kệ), chứa đầy những lời thật hoan hỷ của đệ tử Phật, phía nam cũng như phía nữ, tìm thấy an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống nhờ giáo lý của Ngài.
Vua Kosola có lần thưa với Đức Phật: "Không giống như tín đồ của các hệ thống tôn giáo khác, trông họ hốc hác, thô lỗ, xanh xao, èo uột không gây thiện cảm, đệ tử của Đức Phật vui vẻ, phấn chấn, hớn hở, cởi mở, vui sống cuộc đời đạo lý, thanh thoát, an lạc, tâm trí linh hoạt, thư thái. Vị Vua này còn thêm là ông tin rằng tính tình lành mạnh đó là do sự kiện "các vị tăng khả kính này chắc chắn đã chứng nghiệm được ý nghĩa cao cả và trọn vẹn Giáo Pháp của Đấng Thiên Thệ (Majjhima Nikaya - Trung Bộ Kinh).
Khi đưọc hỏi tại sao những môn đồ của Ngài sống một đời đạm bạc và trầm lặng, ngày chỉ ăn một bữa, mà sắc diện lại tươi sáng như thế. Đức Phật trả lời:
"Họ không nuối tiếc dĩ vãng, và cũng không lo lắng cho tương lai. Họ sống trong hiện tại. Vì thế họ rạng rỡ sáng tươi. Băn khoăn về tương lai, tiếc nuối quá khứ, kẻ thiểu trí sẽ khô héo như đám lau xanh bị phát ngang dưới ánh nắng mặt trời". (Samyutta Nikaya - Tương Ưng Bộ Kinh)
Là một tôn giáo, Đạo Phật dạy bản chất về bất-toại-nguyện của mọi sự vật trên thế giới. Tuy vậy chúng ta không thể đơn giản xếp loại Đạo Phật là một tôn giáo bi quan, vì Đạo Phật cũng dạy ta làm sao loại bỏ được bất hạnh này. Theo Đức Phật, ngay đến kẻ tội lỗi nhất, sau khi đền tội đã làm cũng có thể đạt giải thoát. Đạo Phật khiến cho mọi người có niềm hy vọng đạt được giải thoát một ngày nào đó.
Nếu Đức Phật, người khai sáng ra tôn giáo này là một người bi quan thì ắt hẳn họ muốn cá tính này phải được vẽ đậm nét hơn là trong chân dung đã có của Ngài. Hình ảnh của Đức Phật là hiện thân của Hòa Bình, Tịch Tịnh, Hy Vọng và Thiện Chí. Nụ cười rạng rỡ và lôi cuốn của Đức Phật mà có người cho là bí hiểm và khó hiểu, chính là cái toát yếu của giáo lý của Ngài. Với những ai lo lắng và thất vọng, nụ cười giác ngộ và hy vọng của Ngài là liều thuốc bổ hiệu nghiệm và là niềm an ủi vô song.
Tình thương, lòng từ bi của Ngài tỏa khắp bốn phương. Một con người như vậy khó có thể là một kẻ bi quan. Khi các vua và hoàng tử chiến thắng bằng gươm đao, tưởng mình là hạnh phúc, được nghe lời giảng của Ngài, đã thức tỉnh và nhận thức được người chiến thắng thực sự chính là kẻ tự thắng lấy mình và con đường đắc nhân tâm là làm sao dạy cho người dân biết quý Phật Pháp - Chân Lý.
Đức Phật vận dụng tinh thần hài hước cao độ khiến những người chống đối gay gắt Ngài cũng phải bó giáo một cách hết sức là thoải mái. Đôi khi họ không nhịn được cười chính họ. Đức Phật có một loại thuốc bổ tuyệt diệu: Ngài tẩy sạch hệ thống độc tố nguy hiểm của họ và họ trở nên vui vẻ, hứng thú theo gót chân Ngài. Trong những thời giảng Pháp, đối thoại hay bàn luận, Ngài luôn luôn giữ được tư thế đĩnh đạc và uy nghi khiến mọi người đều kính trọng và cảm mến Ngài. Làm sao một người như vậy là một kẻ bi quan được?
Đức Phật chẳng bao giờ muốn các đệ tử của Ngài phải băn khoăn lo lắng về cái đau khổ của cuộc đời và sống cuộc đời nghèo khổ bất hạnh. Ngài dạy sự thật của khổ đau và chỉ cách thức thoát khỏi khổ đau để tiến tới hạnh phúc. Muốn trở thành người giác ngộ, ta phải hoan hỷ, một trong những yếu tố cần thiết mà Đức Phật khuyên nhủ phải trau dồi. Hoan hỷ thì khó mà bi quan.
Có hai cuốn Kinh Phật Giáo, Theragatha và Therigatha (Trưởng lão tăng kệ và Trưởng lão ni kệ), chứa đầy những lời thật hoan hỷ của đệ tử Phật, phía nam cũng như phía nữ, tìm thấy an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống nhờ giáo lý của Ngài.
Vua Kosola có lần thưa với Đức Phật: "Không giống như tín đồ của các hệ thống tôn giáo khác, trông họ hốc hác, thô lỗ, xanh xao, èo uột không gây thiện cảm, đệ tử của Đức Phật vui vẻ, phấn chấn, hớn hở, cởi mở, vui sống cuộc đời đạo lý, thanh thoát, an lạc, tâm trí linh hoạt, thư thái. Vị Vua này còn thêm là ông tin rằng tính tình lành mạnh đó là do sự kiện "các vị tăng khả kính này chắc chắn đã chứng nghiệm được ý nghĩa cao cả và trọn vẹn Giáo Pháp của Đấng Thiên Thệ (Majjhima Nikaya - Trung Bộ Kinh).
Khi đưọc hỏi tại sao những môn đồ của Ngài sống một đời đạm bạc và trầm lặng, ngày chỉ ăn một bữa, mà sắc diện lại tươi sáng như thế. Đức Phật trả lời:
"Họ không nuối tiếc dĩ vãng, và cũng không lo lắng cho tương lai. Họ sống trong hiện tại. Vì thế họ rạng rỡ sáng tươi. Băn khoăn về tương lai, tiếc nuối quá khứ, kẻ thiểu trí sẽ khô héo như đám lau xanh bị phát ngang dưới ánh nắng mặt trời". (Samyutta Nikaya - Tương Ưng Bộ Kinh)
Là một tôn giáo, Đạo Phật dạy bản chất về bất-toại-nguyện của mọi sự vật trên thế giới. Tuy vậy chúng ta không thể đơn giản xếp loại Đạo Phật là một tôn giáo bi quan, vì Đạo Phật cũng dạy ta làm sao loại bỏ được bất hạnh này. Theo Đức Phật, ngay đến kẻ tội lỗi nhất, sau khi đền tội đã làm cũng có thể đạt giải thoát. Đạo Phật khiến cho mọi người có niềm hy vọng đạt được giải thoát một ngày nào đó.
Tuy nhiên các tôn giáo khác cho rằng đương nhiên những người xấu thì sẽ xấu mãi mãi và địa ngục vô gián đang chờ đợi họ. Về mặt này, những tôn giáo như vậy mới thật là bi quan. Người Phật Tử không chấp nhận như vậy.
Đạo Phật không lạc quan mà cũng chẳng bi quan. Đạo Phật không khuyến khích con người nhìn đời qua cảm nghĩ luôn thay đổi lạc quan rồi bi quan của họ. Đúng hơn Đạo Phật khuyến khích chúng ta phải thực tế: Chúng ta phải tập nhìn sự vật đúng chúng là như vậy.
(K. Sri Dhammananda - Thích Tâm Quang dịch)
Thế nào là cuộc
sống có ý nghĩa?
TK Thích Chân Tuệ
TK Thích Chân Tuệ
.1) Sống lợi mình lợi người là cuộc sống có ý nghĩa.
.2) Sống không ưu tư, không phiền não trong mọi hoàn cảnh là cuộc sống có ý nghĩa.
.3) Sống trong tỉnh thức là cuộc sống có ý nghĩa.
.2) Sống không ưu tư, không phiền não trong mọi hoàn cảnh là cuộc sống có ý nghĩa.
.3) Sống trong tỉnh thức là cuộc sống có ý nghĩa.
.4) Sống
trong an lạc và hạnh phúc là cuộc sống có ý nghĩa.
.5) Sống an trú trong hiện tại là cuộc sống có ý nghĩa.
.5) Sống an trú trong hiện tại là cuộc sống có ý nghĩa.
.6) Sống
trong giác ngộ và giải thoát là cuộc sống có ý nghĩa.
-
Kính mời đọc:
.1) Sống lợi mình lợi người là cuộc sống có ý nghĩa.
Những việc gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không muốn bị người khác quấy rầy, không muốn đời tư bị bươi móc, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không thích bị ai phê bình, chỉ trích, khinh khi, phỉ báng, thì mình đừng vạch lá tìm sâu, bới bèo tìm bọ, viết thư nặc danh, hăm dọa chửi bới người ta. Phải nên biết rằng: gieo nhân nào gặt quả nấy, đong đấu nào nhận đấu nấy!
Những việc gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không muốn bị người khác quấy rầy, không muốn đời tư bị bươi móc, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không thích bị ai phê bình, chỉ trích, khinh khi, phỉ báng, thì mình đừng vạch lá tìm sâu, bới bèo tìm bọ, viết thư nặc danh, hăm dọa chửi bới người ta. Phải nên biết rằng: gieo nhân nào gặt quả nấy, đong đấu nào nhận đấu nấy!
.2) Sống không ưu tư, không phiền não trong mọi hoàn cảnh là cuộc sống có ý nghĩa.
Vì áp lực của cuộc đời thường đè nặng trong tâm tư, chúng ta bị ngoại cảnh chi phối quá nhiều, ngày ăn không ngon, đêm ngủ chẳng yên. Lúc thịnh thì vui, lúc suy thì buồn. Lúc nhục nhã thì bực, lúc danh dự thì khoái. Lúc xưng tán thì thích, lúc phê phán thì quạu. Lúc khổ thì than, lúc hân hoan thì chịu! Nở được nụ cười nhẹ nhàng, vô ưu, trầm tĩnh, trong mọi hoàn cảnh giúp chúng ta sống cuộc đời có ý nghĩa. Nụ cười thương yêu, nụ cười có ý thức bao giờ cũng đẹp đẽ và thường giúp con người sống cuộc đời có ý nghĩa một cách mầu nhiệm khó thể nghĩ bàn.
.3) Sống trong tỉnh thức là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta biết mình thực sự là ai, biết mình thực sự
đang làm gì, biết mình thực sự đang nói gì, biết mình thực sự đang nghĩ gì.
Chúng ta thường mang cái áo đời danh lợi, cho nên quên "con người chân
thật" của mình, luôn luôn sống trong ảo tưởng. "Con người chân
thật" là con người luôn luôn sống trong tỉnh thức, kiểm soát được hành
động, lời nói và tư tưởng, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, trình độ, xuất
xứ, đời sống, dân tộc. Sống trong tỉnh thức nghĩa là phải có chánh kiến, theo
chánh tư duy, giữ gìn chánh ngữ, thực hành chánh nghiệp, sống với chánh mạng,
có chánh tinh tiến, luôn luôn chánh niệm, có được chánh định.
.4) Sống trong an lạc và hạnh phúc là cuộc sống có ý nghĩa.
Cuộc sống không dính mắc, không sân hận, không si mê, không phiền não, không chấp chặt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh chấp, không hơn thua, không bon chen, không đua đòi. Khi có người mang lửa đến đốt, chúng ta đừng đưa bổi ra đón, thì sẽ không bị đốt cháy. Nghĩa là nếu bị người chửi mắng, hay khi nhận được thư, dù nặc danh hay chính danh, nặng lời nhục mạ, chúng ta không nổi cơn sân, dù ngoài mặt hay trong lòng, thì chúng ta được bình yên vô sự. Chúng ta không có được những gì mình thích, thì hãy thích những gì mình có. Ðược như vậy, ngày ăn ngon tối ngủ yên, và chắc chắn chúng ta sống cuộc đời an lạc và hạnh phúc.
.5) Sống an trú trong hiện tại là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta thường luyến nhớ quá khứ, mơ tưởng tương lai. Sống trong cuộc đời hiện tại, chúng ta nên biết rằng "mình đang sống", đang hít thở không khí, đang ở trong chánh niệm, sống với thiện tâm, sống không tà niệm. Ðược như vậy, tâm của chúng ta như dòng nước trong mát, không vướng bụi trần, không vương phiền não. Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy:
Quá khứ tâm bất khả đắc,
hiện tại tâm bất khả đắc,
vị lai tâm bất khả đắc.
Nghĩa là chuyện quá khứ cảm giác đã qua đi, không
nên nhớ nữa, chuyện hiện tại thấy đó rồi mất đó, cảm giác nào rồi cũng qua mau,
không có gì tiếc nuối, chuyện tương lai chưa đến, đừng lo lắng ưu tư phiền
muộn, chỉ khiến cuộc đời thêm phức tạp phiền não mà thôi!
.6) Sống trong giác ngộ và giải thoát là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta muốn có cuộc sống ý nghĩa, bình yên, phẳng lặng, an lạc và hạnh phúc, chúng ta phải biết quán sát chân lý, nhận chân lẽ thực, thấy được thực tướng của vạn hữu. Chúng ta muốn có cuộc sống ý nghĩa, thì nên biết rằng, chúng ta sinh ra đời để trả hết các nợ đã vay, đã tạo tác từ nhiều tiền kiếp, đừng tạo thêm nghiệp mới, chấm dứt sinh tử luân hồi, không si mê, không mơ tưởng, không van xin, không mong cầu. Chúng ta phải sáng suốt nhận định rõ ràng: cuộc đời khổ nhiều vui ít.
Cho nên, chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: sinh lẫn diệt, còn lẫn mất, được lẫn thua, khen lẫn chê, vui lẫn buồn. Chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: có làm có hưởng, có làm có chịu, sinh sự sự sinh, gieo gió gặt bão. Chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: nay còn mai mất, nay xấu mai tốt, nay bạn mai thù, chuyển biến không ngừng. Cần phải có thời gian tu tập thực nghiệm lâu dài, cần phải có công phu quán chiếu bền bỉ, cần phải có ý chí mạnh mẽ, nghị lực vững vàng, để chuyển hóa cuộc đời từ phiền muộn, ưu tư, lo âu, sợ hãi, trở thành hoan hỷ, vui vẻ, thanh thản, tự tại. Ðược như vậy, chúng ta sẽ giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
MẸ LÀ PHẬT
Tác giả: Liên Hương
Mẹ là Phật của đời con
Mà con cứ ngỡ Phật còn đâu xa
Đời Mẹ vất vả buôn ba
Thức khuya, dậy sớm thân già vì con
Chín tháng thai ngén gầy còm
Cơm ăn chẳng đặng, héo mòn xanh xao
Đến ngày sinh nở đớn đau
Thân thể mỏi mệt máu đào chứa chan
Được nghe con trẻ khóc ran
Lòng Mẹ hạnh phúc quên ngàn nỗi đau
Nuôi con Mẹ chẳng than sầu
Dù là đói rách không câu trách hờn
Thương con nào tính thiệt hơn
Mẹ ăn quả đắng, quả thơm con dùng
Mẹ nằm chỗ ướt quanh năm
Phần con chỗ ráo nghe lòng vẫn vui
Thâu đêm Mẹ chẳng nghỉ ngơi
Làm cơn gió mát cho đời con thơ
Trời lạnh Mẹ hát ầu ơ
Ôm con cho ấm, mắt mờ vì con
Mẹ con sú nước nhai cơm
Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê
Miếng ngon, miếng ngọt đem về
Mẹ con ăn khổ chẳng hề thở than
Chở che con được bình an
Nâng niu hơn ngọc hơn ngàn báu châu
Dù con Mẹ xấu đến đâu
Mù, câm, đếc, ngọng, vẫn cầu cho con
Bình an, mạnh khoẻ, mãi còn
Lòng Mẹ mãi mãi thương con trọn đời
Tuổi xuân Mẹ đã qua rồi
Vì con mà Mẹ hao rồi sắc hương
Áo quần xộc xệch nát tươm
Tóc tai búi lọn chẳng buồn thả ra
Má hồng Mẹ chẳng thiết tha
Đồ dơ con trẻ giặt mà chẳng than
Lớn lên xa xứ đi làm
Mẹ luôn thương nhớ, khóc than một mình
Sợ con trên bước đăng trình
Không người lo lắng thật tình cho con
Nghĩ mà lòng Mẹ héo hon
Mắt mờ chân chậm chờ con từng ngày
Vì con mà Mẹ chẳng nài
Thân cò lặn lội suốt ngày bôn ba
Bữa ăn vẫn khó kiếm ra
Cho con no dạ việc mà khó sao
Việc ác Mẹ lại đem vào
Nướng, kho sinh vật, nấu, xào con ăn
Tội thì Mẹ gánh vào thân
Vẫn cam nhận lấy để phần con vui
Cho con suốt cả cuộc đời
Nuôi con ăn học nên người nên thân
Lòng Mẹ như biển thái bình
Ân nặng như núi nghĩa tình mênh mông
Với tay hái nụ hoa hồng
Cài lên ngực áo mà dòng lệ rơi
Con trẻ hạnh phúc Mẹ ơi
Vu Lan có Mẹ, rạng ngời lòng con
Vần thơ tặng Mẹ mãi còn
Như lòng con trẻ sắt son ơn Người
Mùa vu Lan đã đến rồi
Nguyện cầu cho Mẹ sống đời bình an.
Mà con cứ ngỡ Phật còn đâu xa
Đời Mẹ vất vả buôn ba
Thức khuya, dậy sớm thân già vì con
Chín tháng thai ngén gầy còm
Cơm ăn chẳng đặng, héo mòn xanh xao
Đến ngày sinh nở đớn đau
Thân thể mỏi mệt máu đào chứa chan
Được nghe con trẻ khóc ran
Lòng Mẹ hạnh phúc quên ngàn nỗi đau
Nuôi con Mẹ chẳng than sầu
Dù là đói rách không câu trách hờn
Thương con nào tính thiệt hơn
Mẹ ăn quả đắng, quả thơm con dùng
Mẹ nằm chỗ ướt quanh năm
Phần con chỗ ráo nghe lòng vẫn vui
Thâu đêm Mẹ chẳng nghỉ ngơi
Làm cơn gió mát cho đời con thơ
Trời lạnh Mẹ hát ầu ơ
Ôm con cho ấm, mắt mờ vì con
Mẹ con sú nước nhai cơm
Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê
Miếng ngon, miếng ngọt đem về
Mẹ con ăn khổ chẳng hề thở than
Chở che con được bình an
Nâng niu hơn ngọc hơn ngàn báu châu
Dù con Mẹ xấu đến đâu
Mù, câm, đếc, ngọng, vẫn cầu cho con
Bình an, mạnh khoẻ, mãi còn
Lòng Mẹ mãi mãi thương con trọn đời
Tuổi xuân Mẹ đã qua rồi
Vì con mà Mẹ hao rồi sắc hương
Áo quần xộc xệch nát tươm
Tóc tai búi lọn chẳng buồn thả ra
Má hồng Mẹ chẳng thiết tha
Đồ dơ con trẻ giặt mà chẳng than
Lớn lên xa xứ đi làm
Mẹ luôn thương nhớ, khóc than một mình
Sợ con trên bước đăng trình
Không người lo lắng thật tình cho con
Nghĩ mà lòng Mẹ héo hon
Mắt mờ chân chậm chờ con từng ngày
Vì con mà Mẹ chẳng nài
Thân cò lặn lội suốt ngày bôn ba
Bữa ăn vẫn khó kiếm ra
Cho con no dạ việc mà khó sao
Việc ác Mẹ lại đem vào
Nướng, kho sinh vật, nấu, xào con ăn
Tội thì Mẹ gánh vào thân
Vẫn cam nhận lấy để phần con vui
Cho con suốt cả cuộc đời
Nuôi con ăn học nên người nên thân
Lòng Mẹ như biển thái bình
Ân nặng như núi nghĩa tình mênh mông
Với tay hái nụ hoa hồng
Cài lên ngực áo mà dòng lệ rơi
Con trẻ hạnh phúc Mẹ ơi
Vu Lan có Mẹ, rạng ngời lòng con
Vần thơ tặng Mẹ mãi còn
Như lòng con trẻ sắt son ơn Người
Mùa vu Lan đã đến rồi
Nguyện cầu cho Mẹ sống đời bình an.
CHA MỪNG
SINH NHẬT CON GÁI
Mừng con sinh nhật tuổi đôi mươi
Tuổi của vàng son của nụ cười
Thuyền lướt trên sông chưa đổ bến
Trăng soi sóng nước lững lờ trôi
***
Trăm hoa đua nở khoe màu sắc
Ngàn bướm tung tăng lượn ngập trời
Mong ước tình duyên Cha Mẹ định
Đem niềm hạnh phúc trọn đôi nơi.
Tác giả XUÂN PHONG
VÌ CON MẸ CÓ ĐƯỢC HẠNH PHÚC
SUỐI NGUỒN BÌNH ĐẲNG TÁNH
ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ
CHUYỂN HÓA KHỔ ĐAU THÀNH HẠNH PHÚC
TRĂM NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
NỖI SỢ MUÔN THUỞ
ĐỜI ĐÁNG YÊU HAY ĐÁNG CHÁN