Chỉ đến
khi có thể cảm nhận được sâu sắc nỗi đau của mình, mới có thể dần dà biết cách
tự đứng dậy và tiếp tục bước đi.
***
Bởi vì
ngoài bạn ra, chẳng ai có thể cảm nhận được rõ ràng những vết thương đang ứa
máu chảy ra từ chính tim bạn, và chẳng ai có thể kiên trì chạy đến nâng bạn
dậy, dìu bạn chầm chậm bước qua quãng thời gian trúc trắc những bất an, và sự trống
rỗng như một lỗ hổng lớn sâu hoắm cứ kéo bạn chìm vào trong tuyệt vọng.
Chỉ đến
khi có thể cảm nhận được sâu sắc nỗi đau của mình, mới có thể dần dà biết cách
tự đứng dậy và tiếp tục bước đi.
Một ngày
kia bạn sẽ bỗng nhận ra rằng, kể cả xung quanh có những người sẵn sàng yêu
thương mình vô điều kiện, nhưng họ cũng chẳng thể nào luôn ở bên cạnh để giúp
bạn chữa lành những vết thương.
Vậy nên
có đau thương đến mấy, điều bạn phải đối mặt vẫn chỉ là chính bản thân mình.
Bước qua nỗi đau, nghe thì có vẻ hoa mĩ, nhưng thực chất chỉ là vượt qua bản
thân mình, để rồi có cái nhìn khác hơn về cuộc sống, để chọn đương đầu chứ
không phải là thỏa hiệp, để chọn chấp nhận chứ không phải buông xuôi, để chọn
dũng cảm hơn chứ không phải cứ mãi hèn nhát, để chọn bình tĩnh hơn trước mọi
vấn đề chứ không phải chỉ biết trốn chạy.
Chẳng cần
phải đặt mục tiêu là bất cứ ai, chỉ cần mang niềm tin rằng bạn đang thay đổi,
vì chính mình.
Quá trình
trưởng thành gian nan biết bao, cứ mỗi lần vấp ngã, đứng lên, lại thấy suy nghĩ
của mình dài rộng hơn một chút. Sau này nhìn lại mới thấy, hóa ra quãng thời
gian lớn lên gian nan ấy, đã học được cách bình thản đối diện với hiện thực,
không còn là cô bé ngày nào vẫn hay òa khóc mỗi khi vấp ngã, chỉ biết ôm riết
lấy những vết thương để đau khổ một mình, nuốt cạn những tổn thương để u uất
trong nỗi ấm ức chẳng thể nguôi ngoai nổi.
Ai chẳng
tồn tại trong lòng một quãng thời gian như thế, chỉ là một lúc nào đấy sẽ thấy
thích ứng dần với hiện thực để rồi biết tự mình bước qua những nỗi đau.
Bạn đang
ở thời hiện đại, không phải là cô Tấm trong truyện cổ tích ngày xưa hay cô bé
Lọ Lem đáng thương trong tiểu thuyết, để mà chỉ biết ngồi khóc trước những khắc
nghiệt của cuộc đời. Bạn cần một trái tim mạnh mẽ, một lòng kiên định và sự
dũng cảm để bản lĩnh chấp nhận những xáo trộn của cuộc sống, để không ai có thể
làm bạn tổn thương hay rơi nước mắt.
Quan
trọng là, chỉ bạn có thể tự làm chủ bản thân, để biết chọn lựa đánh cược và sẵn
sàng chấp nhận chịu thua nếu thất bại. Rồi sau đó mới có thể bình tĩnh làm lại,
và kiêu hãnh ngắm nhìn thành quả của mình.
Biết sống
độc lập hơn, biết kiên định coi mọi nỗi đau đã qua chỉ là quá khứ đã vĩnh viễn
lùi lại phía sau, biết cứng cỏi hơn để không dễ dàng gục ngã, biết tỉnh táo hơn
để không cho người khác có thêm cơ hội làm tổn thương mình.
Thế đấy,
cuộc sống luôn có nhiều sự chọn lựa, vậy bạn chọn sẽ tự mình vượt qua thất bại
hay vĩnh viễn nằm lại nơi ấy để chờ đợi người đến kéo bạn lên?
Niềm vui
cũng từ bản thân mà có, tổn thương cũng từ trái tim mà ra, chính vì thế mà
những người trưởng thành đều phải trải qua tất cả những hạnh phúc, bất ngờ rồi
đau thương, tuyệt vọng để rồi mới biết trân trọng bản thân mình như thế nào, để
rồi mới biết bảo vệ mình cho tốt, để rồi biết trân trọng cái tôi vốn có và quá
khứ đầy nước mắt đã tự khô từ khi nào.
"Một
cánh cửa khép lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra".
Trong quá trình vấp
váp, tự đứng dậy, bạn sẽ thấy những điều tuyệt diệu đằng sau cánh cửa đã vĩnh
viễn đóng chặt ấy. Tiếp tục bước đi hay vẫn cứ đứng yên tại chỗ, quyết định là
do bạn.
Những gì
đã đi qua chỉ là nền tảng cho bước chân hiện tại của bạn, bởi vì kể cả có tổn
thương đến mấy cũng không thể chết, cũng không thể buông xuôi tất cả. Đối diện
với vòng quay không dừng lại, đối diện với cả thế giới vận động, đối diện với
cuộc sống nhiều màu sắc phía trước mặt, đối mặt với lòng tin xuất phát từ chính
mình, bạn có bằng lòng tự mình vượt qua tất cả hay không?
(sưu tầm)
DANH TỪ TIỀN CHÙA
HT THÍCH BẢO NGHIÊM
Các vị
dùng từ tiêu tiền chùa nghĩa là tiêu không sợ, nhưng không phải như vậy. Tiền
chùa mới là tiền sợ nhất. Ở trong cổ nhân có dạy là “của chùa tam bảo chiêu đề
thiên tai”. Đối với người tu sĩ chúng tôi, tiền chùa tức là tiền người ta mang
đến, do gia đình, vợ con người ta mang đến chùa, thế mà mình chi tiêu không cẩn
thận, không đúng mục đích thì mình sẽ phạm tội, mình phải đền nợ người ta chứ
không phải là tiêu tiền chùa là được tự do. Nội hàm tiêu tiền chùa khuyên răn
rất cẩn thận trong việc chi tiêu, đừng để phạm tội!
Nhân đây
tôi xin thưa với giới báo chí, đạo Phật trong phật giáo Việt Nam đặt nặng vấn
đề về tiền chùa, phải cẩn thận, phải thận trọng lắm trong việc chi tiêu. Ở
trong chùa, tất cả việc ăn uống tiêu dung, từ bát cơm, cho đến mớ rau, ngọn cỏ
đều phải tiết kiệm, phải giữ gìn vì đó là mồ hôi nước mắt của mọi người. Vì
vậy, trước khi ăn cơm trưa (bữa chính) của đạo Phật thì phải có lễ tưởng niệm,
phải tụng rằng thân này mình được sống như thế này, quần áo do công nhân dệt
nên, thân này khỏe mạnh là do người cấy cày, nay mình không cấy cày mà có ăn,
không dệt mà có mặc thì mình phải lượng xem cái tu của mình như thế nào để đền
ơn lại người ta.
Các vị
hay nghĩ tiêu tiền chùa là tiêu một cách thoải mái là sai hoàn toàn với điều
răn của Phật giáo. Tiền chùa là của tất cả mọi người mang đến để xây dựng nên
công đức, nếu như người trụ trì nói riêng, các vị sư nói chung mà tiêu tiền đó
không cẩn thận thì phạm giới luật, phạm tội, vi phạm tội trộm của tam bảo.
Tiền đó
là tiền mồ hôi nước mắt, tiền công sức của mỗi người, người giàu có thì đã
đành, nhưng người nghèo vì tín tâm vẫn mang đến mà mình chi tiêu không cẩn thận
thì sẽ chịu luật nhân quả, chịu sự quả báo.
Trở lại
tiền công quỹ mà người ta cũng đang gọi là tiền chùa, thì cần biết rằng, tiền
công quỹ cũng là tiền đóng thuế của dân. Trong đạo Phật, giới thứ 2 là không
được trộm cắp, điều đó không phải chỉ là không trộm cắp của tư nhân mà kể cả
tham nhũng, tham ô đều phạm tội trộm cắp. Mà trộm của công thì càng nặng hơn
bởi vì đây là tiền của nhiều người đóng góp hơn. Khi chúng tôi nói chuyện với
doanh nghiệp, chúng tôi nói rằng, trốn thuế cũng nằm trong giới thứ 2 của đạo
Phật, đó là tội trộm cắp.
Không
phải tham ô, tham nhũng, nhưng lãng phí trong việc chi tiêu tiền công cũng là
phạm vào điều răn của nhà Phật.
- Đó là
việc tiêu tiền công, còn về sự lãng phí trong chi tiêu của người dân, Thượng
tọa có nhận xét gì khi mà Liên Hiệp Quốc cũng đang kêu gọi “nghĩ trước khi tiêu
thụ thực phẩm”?
Hiện nay
Quốc hội đang thảo luận về Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, tôi thấy
đây là một điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, không chỉ là việc lãng phí trong
chi tiêu công, mà việc lãng phí trong dân cũng cần phải được quan tâm.
Ngày xưa,
người ta bảo hạt ngô rơi vào đống phân còn nhặt lên rửa đi để ăn, bây giờ
người ta ăn uống lãng phí. Không chỉ tiền công quỹ mà trong từng gia đình, từng
cá nhân, người ta cũng quá lãng phí. Trong những khóa tu ở chùa, chúng tôi
cũng giáo dục cho các cháu, ăn bao nhiêu cũng được, nhưng không được bỏ thừa.
Tôi sang Đài Loan, ở bên đó người ta cũng giáo dục như vậy, ăn được bao nhiêu
thì cứ thoải mái, nhưng chỉ vàihạt cơm trong bát cũng phải vét hết.
Ở Việt
Nam bây giờ, tình trạng lãng phí rất phổ biến, đặc biệt là ở thành thị. Nhà
Phật răn dạy là không được lãng phí, đặc biệt là không được đổ thức ăn vào chỗ
bẩn. Trước đây ở thành thị cũng còn có nuôi con vật để chúng ăn
thức ăn thừa, ngày nay không có nên người ta đổ luôn vào bồn cầu hay thùng rác,
như thế là cực kỳ tội lỗi.
Nhà phật
cũng răn dạy, nếu bây giờ mình lãng phí thức ăn, đổ thức ăn vào chỗ bẩn thì sau
này mình phải làm trâu làm bò bị bỏ đói, bị ăn bẩn. Đó là luật nhân quả. Ngoài
ra, trên thực tế, còn rất nhiều người ở rất nhiều nơi đang đói khổ. Những cái
lãng phí đó, lẽ ra mình nên tiết kiệm để giúp đỡ họ.
- Vậy Thượng tọa có lời khuyên gì cho những người vẫn quan niệm rằng,
lịch sự khi đãi khách thì phải gọi nhiều đồ ăn, phải thừa mới là người hiếu
khách?
Dưới góc
nhìn của Phật giáo thì cần tránh hình thức. Kể cả vấn đề tang ma cưới xin cũng
vậy, đang rất lãng phí. Bản thân tôi mong muốn lễ tang thật tiết kiệm. Lễ tang
là lễ đau xót nhất, ai cũng mang vòng hoa đến, mỗi một vòng hoa vài trăm nghìn
trở lên, cho nên nó rất lãng phí.
Tôi còn
nhớ ngài Đệ nhất Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước khi viên tịch
còn để lại lời dạy rằng, khi ngài mất, ai đến viếng thì chỉ niệm Phật thôi,
đừng phúng điếu. Vòng hoa mang đến là mất tiền của người viếng, lai mất công
của người mang ra nghĩa trang, rồi mất công của người ở nghĩa trang phải dọn
đi. Hơn nữa, vòng hoa nhiều quá cũng ảnh hưởng đến môi trường. Ngài dậy như
vậy, bây giờ chúng ta nên làm mấy cái vòng hoa tượng trưng, ai đến viếng đặt
vào rồi lại mang ra cho người khác đến viếng.
- Nhân
chuyện Thượng tọa nói đến lễ tang, hiện nay có nhiều người tổ chức đám ma rất
to, và nhận rất nhiều tiền phúng viếng. Điều này có phạm vào lời răn của Nhà
Phật không?
Lợi dụng
tang ma để thu tiền phúng viếng nhiều là điều mà quan niệm của nhà Phật rất
tránh kỵ. Ngài Đệ nhất Pháp chủ mà tôi kể ở trên, trong lời để lại trước khi
viên tịch có dặn là không được nhận phúng điếu. Ngay mới đây, chúng tôi vừa tổ
chức lễ tang hòa thượng Thích Thanh Bích, Phó Pháp chủ của Phật giáo Hà Nội,
chúng tôi cũng không đặt thùng công đức, không ghi nhận, bởi vì chúng ta biết
rằng người ta đến là bằng tình cảm chứ không nên bằng tiền, chưa nói đến chuyện
những đám tang lớn lợi dụng sự chết để trả nợ nhau, mua chuộc nhau điều gì đó
thì càng không nên. Hãy đến bằng tinh thần thương người quá cố.
Đó là đám
tang. Còn đám cưới bây giờ cũng vậy, lãng phí và tốn kém. Ngày xưa người ta
mừng nhau những món quà nhỏ, đám cưới xong có bao nhiêu kỷ vật. Bây giờ thì là
một thùng tiền. Tiện thật đấy, nhưng khổ cho người đi đám cưới. Thành cái lệ
rồi. Tôi thường nghe mấy người gần tôi nói tháng này đi bao nhiêu đám cưới,
hạch toán rằng đi từ quê lên đây làm được bao nhiêu tiền, tháng này chi hết
tiền nhà bao nhiêu, tiền ăn bao nhiêu, rồi tiền cưới xin ma chay, rất khổ.
Bây giờ,
có luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đó là điều hết sức cần thiết.
Nhưng điều quan trọng không kém là phải tuyên truyền, giáo dục trong cả cán bộ
công chức và trong dân chúng.
Bông Hồng Bạn Tôi
(MON AMIE
LA ROSE)
On est bien peu de chose
Et mon amie la rose
Me l’a dit ce matin
À l’aurore je suis née
Baptisée de rosée
Je me suis épanouie
Heureuse et amoureuse
Aux rayons du soleil
Me suis fermée la nuit
Me suis réveillée vieille
Pourtant j’étais très belle
Oui j’étais la plus belle
Des fleurs de ton jardin
Có gì đâu chuyện sắc không
Hãy nghe tâm sự bông hồng bạn tôi
Sáng nay hồng kể chuyện đời
Mình sinh ra đúng lúc trời bình minh
Hoa hồng tên đặt cho mình
Nở khoe thắm sắc diễm tình thơm hương
Đầy vui sướng, ngát yêu đương
Ướp trong tia sáng vừng dương huy hoàng
Đêm về khép cánh mơ màng
Để rồi thức dậy bẽ bàng già đi
Mình từng đẹp nhất ai bì
Trong khu vườn bạn hoa chi sánh cùng
On est bien peu de chose
Et mon amie la rose
Me l’a dit ce matin
Vois le dieu qui m’a faite
Me fait courber la tête
Et je sens que je tombe
Et je sens que je tombe
Mon cœurest presque nu
J’ai le pied dans la tombe
Déjà je ne suis plus
Tu m’admirais hier
Et je serai poussière
Pour toujours demain
Chuyện đời cũng chẳng lạ lùng
Hãy nghe tâm sự bông hồng bạn tôi
Sáng nay hồng kể chuyện đời
Hãy xem Trời chuyển hóa nơi hồng này
Khiến mình rũ ngọn xuống ngay
Và mình cảm thấy thân gày nhẹ rơi
Tâm hồn trống rỗng đơn côi
Chân trong phần mộ cuộc đời trôi nhanh
Còn đâu nhan sắc nguyên trinh
Bạn từng chiêm ngưỡng dáng mình hôm qua
Mình cùng cát bụi tan ra
Ngày mai mình mãi lìa xa cõi trần
On est bien peu de chose
Et mon amie la rose
Est morte ce matin
La lune cette nuit
A veillé mon amie
Moi en rêve j’ai vu
Éblouissante et nue
Son âme qui dansait
Bien au-delà des nues
Et qui me souriait
Crois celui qui peut croire
Moi, j’ai besoin d’espoir
Sinon je ne suis rien
Ou bien si peu de chose
C'est mon amie la rose
Qui l'a dit hier matin
C'est mon amie la rose
Qui l'a dit hier matin
Chuyện đời đơn giản vô ngần
Bạn tôi hôm trước muôn phần đẹp tươi
Cánh hồng phô sắc tuyệt vời
Sáng nay lả ngọn, lìa đời buồn thay
Vầng trăng sáng toả đêm nay
Chăm lo đón bạn hồng đầy thân thương.
Riêng tôi trong giấc mộng thường
Thấy hồng rực rỡ nõn nường sắc phô
Hồn theo vũ điệu thiên thu
Tầng cao lơ lửng điểm tô mây trời
Trao cho tôi một nụ cười
Lòng tin ai có xin người vững tin
Tôi cần hy vọng triền miên
Nếu không tôi chẳng đáng nên tự hào
Chuyện đời có đáng chi nào
Bạn tôi hồng đẹp uá màu nát tan
Sáng qua tâm sự khẽ than
Vô thường sớm nở tối tàn đời hoa.
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
chuyển ngữ
(Thơ: Cécile Caulier & Jacques
Lacombe)
*AN
CƯ KHO BÁO NIỀM TIN VÀ TRÍ TUỆ
*TRĂM
NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
*TỰ
TÁNH TAM BẢO VIÊN NGỌC MINH CHÂU
*BỒ
TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN
*CHO
TRỌN NIỀM VUI MÙA VU LAN
*TÂM
CHƯ PHẬT SẼ THÀNH
GIÁC
NGỘ VÀ GIẢI THOÁT
MƯỜI
ĐIỀU TÂM NIỆM (CTLĐ TẬP 1)