Phóng sinh chim mùa Vu Lan: Làm phúc hay tội ác?
Sau khi nghi lễ phóng sinh hoàn tất, những người bán chim lại bắt lại những con chim nhốt vào lồng để bán cho khách khác.
Tại một số chùa lớn trên địa bàn TP.HCM, tình trạng buôn bán chim phóng sinh vẫn còn tồn tại, thậm chí là chim được bày bán ngay trong khuôn viên chùa.
Giết chim phóng sinh ngay cửa chùa
Tại
chùa Vĩnh Nghiêm (339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP.HCM), một
trong những ngôi chùa lớn của TP, người dân bày bán chim phóng sinh
ngay lối vào sảnh chính của chùa. “Chim phóng sinh được bán quanh
năm tại đây, giá là 80.000 đồng/con chim én và 10.000 đồng/con với chim
sẻ. Mua nhiều thì được bớt chút đỉnh”, người bán chim phóng sinh ở đây cho biết.
Mỗi ngày trung bình người phụ nữ này bán được 200-300 con.
Mỗi ngày trung bình người phụ nữ này bán được 200-300 con.
"Những dịp
lễ lớn như Vu Lan này thì có hôm bán được cả ngàn con", người bán hàng
cho biết thêm.
Chim phóng sinh giẫm đạp nhau trong lồng sắt chật hẹp. |
Những
con chim bị thương hoặc chết do giẫm đạp nhau trong lồng sắt, người bán
hàng liền quăng vào góc chân cầu thang, đối diện với cửa vào sảnh
chính, ngay trước mặt bàn tiếp lễ của chùa. Nhìn trực diện từ cổng chùa,
đối xứng với gốc cây Bồ Đề là cảnh buôn bán, giam cầm, chết chóc các
loại chim phóng sanh. Cảnh tượng phản cảm nơi cửa Phật.
Bên
trong chùa Giác Lâm (118 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình), ngôi
chùa nhiều tuổi nhất ở TP.HCM, cảnh buôn bán chim phóng sinh vẫn diễn
ra hàng ngày. Người dân có nhu cầu làm lễ cầu siêu tại nhà cũng tìm đến
đây để mua chim phóng sinh. “Mỗi lần nhà có việc cần đến chim phóng sinh, tôi đến chùa Giác Lâm để mua”, chị Nguyễn Ngọc Thu (quận Tân Bình, TP.HCM), cho biết.
Bà Phan Thị T., người chăm sóc nhang đèn lâu năm ở chùa Giác Lâm, cho biết: “Trước
đây người bán chim phóng sinh tràn lan từ cổng chính vào sân chùa,
nhưng hiện nay thì chỉ còn rải rác. Sư trụ trì chùa cũng không đồng tình
với cảnh mua bán, giành giật phức tạp, nhốn nháo ngay trong sân chùa”.
Mua “phóng sinh”, gieo tội lỗi
Tại
chùa Giác Lâm, khi có người đến mua chim, sau khi hỏi số lượng cần mua,
người phụ nữ bán chim đưa tay vào cái lồng đen đặc, hốt từng nắm bỏ vào
chiếc lồng khác để bán. Ngồi bên cạnh người bán chim, một người phụ nữ
khác bắt từng con chim cắt lông ở cánh.
Những con chim mới được "nhặt" về đang được bồi dưỡng để đem bán. |
Một
người bán vé số gần đó cho biết, người bán chim thường làm vậy để khi
được phóng sinh, chim không thể bay xa, hoặc không cất nổi cánh. Sau khi
nghi lễ phóng sinh hoàn tất, những người này lại bắt lại những con chim
này nhốt vào lồng để... bán cho khách khác.
Cảnh buôn bán chim phóng sinh tại chùa Giác Lâm. |
Buôn bán chim phóng sinh dọc đường vào chùa Hoằng Pháp. |
Bà Đỗ Thanh Hương (quận 3, TP.HCM) cho rằng: “Việc
phóng sinh là vô nghĩa, thậm chí trái với Phật pháp vì nghi thức này mà
những con chim tội nghiệp bị giam cầm, bị mua đi bán lại. Nhu cầu phóng
sinh của họ đã tạo ra cảnh người mang chim đến bán tấp nập ở cổng chùa.
Những con chim được nhốt trong lồng chật hẹp như thế thì khi được giải
thoát cũng chẳng còn sức để bay nữa, huống gì là “sinh””.
Nghi thức phóng sinh của chùa Hoằng Pháp. |
Thầy
Tâm Thiên (chùa Hoằng Pháp) cho biết, hiện việc phóng sanh ở chùa Hoằng
Pháp được ban trị sự của Chùa tổ chức định kỳ một tháng 2-3 lần chứ
không cho phép việc tổ chức phóng sanh một cách tùy tiện.
Những năm gần
đây, việc buôn bán trong chùa gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm của
chùa cũng được nghiêm cấm. Hoạt động buôn bán động vật phóng sanh trong
khuôn viên chùa vì vậy cũng không còn tái hiện nữa.
"Hơn
nữa, quý Phật tử nên nhìn nhận một cách đầy đủ về nghi thức phóng sanh,
tránh tiếp tay cho những người buôn bán chim làm điều trái với lời Phật
dạy", thầy nói. Tuy vậy, nhà chùa không thể nghiêm cấm các hoạt động mua bán bên ngoài khuôn viên chùa.
Biết
Mình Có Phước
TK THÍCH CHÂN TUỆ
Trên
thế gian này, nếu ngước nhìn lên chúng ta sẽ thấy không biết bao nhiêu người
giàu sang hơn mình, học thức hơn mình, khỏe mạnh hơn mình, sung sướng hơn mình,
đẹp đẽ hơn mình, địa vị hơn mình, quyền thế hơn mình, may mắn hơn mình, nhàn
nhã hơn mình, bình yên hơn mình, thông minh hơn mình, sáng suốt hơn mình, nhứt
là không biết bao nhiêu người tu tập giác ngộ hơn mình, được an lạc và hạnh
phúc hơn mình. Những người như vậy chính là những người "có
phước" hơn mình.
Trái
lại, khi nhìn xuống chúng ta sẽ thấy không biết bao nhiêu người nghèo hèn hơn
mình, dốt nát hơn mình, yếu đuối hơn mình, khổ sở hơn mình, xấu xí hơn mình,
thấp kém hơn mình, cô thế hơn mình, xui xẻo hơn mình, cực khổ hơn mình, hoạn
nạn hơn mình, đần độn hơn mình, tối tăm hơn mình, nhứt là không biết bao nhiêu
người không được sống an lạc và hạnh phúc như mình. Những người như vậy
chính là những người "bạc phước" hơn mình.
Như
vậy, rõ ràng chúng ta được gọi là "có phước", hay đang thọ hưởng
"phước báo", nếu như chúng ta có đủ tay chân, mắt mũi vẹn toàn, cơm
ăn áo mặc, khỏe mạnh ít đau, sống lâu trăm tuổi, tâm trí bình thường, gia đình
hạnh phúc, cuộc sống tương đối đầy đủ, cuộc đời tương đối bình yên, không gặp
hoạn nạn, không gặp hiểm nguy, không gặp tai biến, không gặp chiến tranh, không
gặp đói khát, không gặp kẻ thù, không gặp thiên tai, hỏa hoạn động đất, bão lụt
cuồng phong.
Khi
nào bị đau mắt, không còn nhìn thấy được gì nữa cả, chúng ta mới thấy giá trị
của đôi mắt, giá trị của thị giác, mà hằng ngày chúng ta không lưu tâm.
Ðến khi gặp thầy gặp thuốc, được chữa lành bệnh, đôi mắt trở lại như xưa, chúng
ta mới thấy là mình đang "có phước"! Hoặc khi nào bị bệnh bại
xụi cả hai chân, không còn đi đứng được bình thường, phải dùng xe lăn. Ðến khi
khỏi bệnh, được bình phục như xưa, chúng ta mới thấy là mình đang "có
phước"! Hoặc khi bị nghẹt mũi, khó thở, chúng ta mới thấy thở ra hít
vô bình thường là "có phước"!
Thí
dụ như trên một chuyến máy bay, một chuyến tàu thủy hay một chuyến xe lửa gặp
tai nạn, hằng trăm người thương tích tử vong, những người được sống sót chính
là những người "đại phước" vậy. Họ là những người theo đủ mọi tôn
giáo, thuộc đủ mọi sắc dân, thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, gồm đủ mọi
lứa tuổi, nhưng điểm quan trọng là: chính họ đã "tu nhơn tích phước"
nhiều đời nhiều kiếp trước, mới được sống còn như vậy, chứ không phải do họ cầu
nguyện van xin thánh thần thiên địa gì cả, dù là chí thành và khẩn thiết lắm,
trong lúc ngộ nạn, mà được đâu!
Chúng
ta thử suy nghĩ: trong khi lâm nạn, người thì cầu Ðức Mẹ cứu giúp, người thì
cầu Bồ Tát Quán Âm cứu tai, cứu khổ, cứu nạn. Vậy, khi cả hai người cùng
thoát được nạn, vị nào thực sự đã tế độ họ?
·
Thực sự chính "phước báo" của mỗi người đã cứu chính họ mà
thôi.
·
Người có "phước báo" nhiều hơn, thoát nạn một cách an ổn hơn, gọi là
có phước!
·
Người có "phước báo" ít hơn, thoát nạn với một chút sây sát, gọi là
số hên!
·
Người hết "phước báo", không "phước báo", thì đã vong mạng,
gọi là tới số!
Thậm
chí trong số những người tử vong trong các tai nạn, nhiều trường hợp có cả các
chức sắc thuộc các tôn giáo, có cả những người đã từng đại diện thượng đế tha
tội cho nhiều người khác! Còn chính họ có tội nghiệp, đến lúc phải trả,
vẫn phải đền trả quả báo, nghiệp báo như mọi người khác vậy!
Chúng
ta đọc báo cũng thấy có những chuyến hành hương cầu nguyện của các tôn giáo, bị
lật xe trên đường đi, hoặc trên đường về, gặp nạn hỏa hoạn tại thánh địa, tại
khu vực hành lễ, khiến cho hàng trăm người, hàng ngàn người tử vong thương
tích. Ðiều này giúp cho chúng ta nhận định rất rõ ràng rằng: con người
tạo nghiệp báo, dù vô tình hay cố ý, cho đến lúc quả báo chín muồi, lại không
có phước báo che chở, thì cầu nguyện van xin cũng chẳng ích lợi gì, chẳng có hiệu
quả gì.
*
* *
Trong
Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
·
Dù cho lên non, xuống biển vào hang,
·
nghiệp báo đã mang, vẫn theo con người,
·
như hình với bóng, không ai có thể,
·
tránh được thoát được.
Nghĩa
là nếu như con người không biết tu nhơn tích phước, chỉ lo tạo tội tạo nghiệp,
trong cuộc sống đấu tranh giành giựt hằng ngày, cho đến khi quả báo thuần thục,
không ai có thể tránh được, dù cho người đó là bất cứ ai trong thế gian này,
không phân biệt vua quan, chức quyền hay thường dân, giàu sang hay nghèo hèn,
học thức hay bình dân, nam phụ lão ấu, tín đồ hay chức sắc!
TU THEO ĐẠO PHẬT
TK THÍCH CHÂN TUỆ
Đối với đạo Phật, tùy duyên
mỗi người chọn cho mình một đường lối tu, thích hợp với căn cơ, trình độ, hoàn
cảnh, sở thích, tâm nguyện. Trải qua hơn hai ngàn năm, hiện nay, Phật giáo trên
thế giới còn truyền lại ba tông phái chính là: Tịnh Tông, Mật Tông và Thiền
Tông.
Đó là ba tông phái có cách thực hành khác nhau.
Ngoài ra, do sự truyền thừa
theo địa lý, còn chia ra 2 dòng truyền gọi là:
1. Bắc truyền (còn gọi là
Bắc Tông, hay Đại Thừa, hay Phát Triển)
2. Nam truyền (còn gọi là
Nam Tông, hay Tiểu Thừa, hay Nguyên Thủy)
Từ đó, có sự tranh chấp
trong phương cách tu tập giữa các Tông phái hay hệ phái truyền thừa nói trên.
Thực ra chỉ có những người
thành kiến cố chấp, kiến thức hẹp hòi, năng lực tu tập kém cỏi, dù tại gia hay xuất
gia, mới lên tiếng khích bác hay công kích nhau mà thôi.
Muốn tu thì phải học. Người tu theo đạo Phật cần nên ra sức tìm hiểu tất cả các tông phái,
trước khi quyết định chọn cho mình con đường thích hợp để tu tập. Người thích
niệm Phật thì chọn Tịnh Tông. Người thích trì chú thì chọn Mật Tông.
Người thích tu thiền thì
chọn Thiền Tông.
Tuy nhiên, tất cả các điều
nói trên chỉ là các cách thực hành mà
thôi.
Trước khi thực hành, người
tu theo đạo Phật phải nắm vững giáo lý (lý
thuyết).
Giáo lý đạo Phật
bao gồm 37 phẩm trợ đạo (tứ niệm xứ, tứ chánh cần,
tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, và bát chánh đạo). Người nào
chưa hiểu thấu rõ chánh đạo (giáo lý hay 37 phẩm trợ đạo) mà bàn chuyện
tu hành, là người nằm mơ - chắc chắn sẽ lạc vào tà đạo.
Dù chọn con đường thực hành
tu tập theo Tịnh Tông, Mật Tông hay Thiền Tông, người tu theo đạo Phật phải
hiểu mục đích cứu cánh (hay cốt tủy của đạo Phật) là đạt được Bản Tâm Sáng Suốt, Chân Chánh và Thanh Tịnh (Giác Ngộ và Giải Thoát).
Khi thực hành việc tu tập,
phải cố gắng với tất cả nổ lực để đạt được mục đích cứu cánh nói trên,
chứ không thể thực hành qua loa 10 câu niệm Phật, trì chú hay ngồi thiền, rồi
hẹn kiếp sau tu tiếp. Hẹn kiếp sau tu tiếp là cách của các nhà tu lười biếng
(giải đãi) truyền lại cho những người tu ít, mà muốn hưởng nhiều tối đa: vãng
sanh tây phương cực lạc.
Tu ít mong hưởng nhiều tối đa biểu hiện lòng tham
không đáy, cộng thêm tâm ngu ngơ, si mê. Nếu có ai khuyên hay chỉ rõ thì những
người này nổi sân ghê gớm. Tham sân si còn đủ, còn nhiều hơn khi chưa phát tâm
tu nữa.
Tại sao con người không nổ lực tu rốt ráo, nhìn rõ, dẹp bỏ tham sân si ngay trong kiếp này? Những người mang tâm cố chấp như vậy, dù sanh về cõi nào, dù theo pháp môn nào, cũng chỉ cảm nhận phiền não và khổ đau mà thôi, bởi chưa giác ngộ được gì và chẳng giải thoát được gì. Ví như cái đít ly bị dơ, dời đi nơi nào cũng làm dơ nơi đó - nếu không lau cho sạch trước khi dời đi.
Tại sao con người không nổ lực tu rốt ráo, nhìn rõ, dẹp bỏ tham sân si ngay trong kiếp này? Những người mang tâm cố chấp như vậy, dù sanh về cõi nào, dù theo pháp môn nào, cũng chỉ cảm nhận phiền não và khổ đau mà thôi, bởi chưa giác ngộ được gì và chẳng giải thoát được gì. Ví như cái đít ly bị dơ, dời đi nơi nào cũng làm dơ nơi đó - nếu không lau cho sạch trước khi dời đi.
Tâm con người còn tràn đầy
nghiệp chướng (tham, sân, si) cầu mong được lên cõi tịnh độ (chỗ sạch) cũng làm
cho nơi đó trở thành uế độ (chỗ dơ).
Không nên hạ thấp giá trị
của đạo Phật bằng cách nói năng hay suy nghĩ như sau: chỉ cần niệm Phật, trì chú hay ngồi thiền, là
đủ rồi - không cần kinh sách (giáo lý). -
Tại sao vậy? - Bởi lẽ, đức Phật Thích Ca Mưu Ni giảng dạy bao nhiêu kinh
điển (giáo lý) - tất cả đều là vô dụng, không cần học hiểu sao? Thêm nữa, nếu
không học hiểu sâu rộng giáo lý, làm sao người tu biết được chính xác đâu là
lời Phật dạy, đâu là lời người sau thêm thắt, thêu dệt? Như vậy, làm sao phân
biệt chánh đạo và tà đạo, chánh kiến và tà kiến, chánh pháp và tà pháp?
Nhiều nhà tu rao giảng: đây
là lời Phật Thích Ca nói, chắc thật không sai, ai nghi ngờ phải mang tội. Người
nào không rành giáo lý chắc chắn là tin ngay, không dám nghi ngờ, sợ mang tội.
Thế là có người gạt gẫm và có người bị gạt gẫm. Thật đáng tiếc. Thật đáng buồn.
Ngoài ra còn có vấn đề Phật
giả, Pháp giả và Tăng giả. Nếu không có nghiên cứu, không học hiểu giáo lý
(kinh điển), thì làm sao người tu nhận ra, đâu là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng)
thật? Ngay trong Phật giáo, có những điều, có nhiều điều, tông phái này công
nhận, các tông phái khác không công nhận. Đâu là chân lý? Đâu là gạt gẫm?
Tóm lại, con đường tu tập
không phải quá khó khăn, nhưng không dễ nhận ra chân lý (chánh pháp).
Tùy tâm con người, sẽ có
phương pháp tu tập (pháp môn) tương ứng, thích ứng.
Tâm con người chân thật sẽ
gặp Tam Bảo thật, pháp tu thật (tu tâm).
Tâm con người giả trá điêu
ngoa, lười biếng, tham lam ích kỷ, tức sẽ gặp tam bảo giả (tu tướng).
Con người lắng lòng, gạn
lọc thân tâm, quán sát nội tâm, tìm được chân lý (chánh pháp, hay lẽ phải).
Đạo Phật phải hội đủ hai
yếu tố: Từ Bi & Trí Tuệ. Thiếu một trong hai điều này, chưa phải,
hay không phải là đạo Phật.
Tỳ-Khưu
Thích-Chân-Tuệ
PHẬT-HOC
TỊNH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>
SỐNG CHẾT KHÔNG SẦU KHÔNG KHỔ
Này ông, tâm không khổ
Với người không kỳ vọng
Mọi sợ hãi không còn
Với người kiết sử đoạn
Với người không kỳ vọng
Mọi sợ hãi không còn
Với người kiết sử đoạn
Nhờ đoạn nhân sinh hữu
Pháp được thấy như thật
Ðối chết, không sợ hãi
Nhờ gánh nặng đặt xuống
Ðạo Phật ta khéo hành
Con đường khéo tu tập
Ta không có sợ chết
Khi gốc lão, bệnh diệt
Bờ kia đến, không thủ
Việc làm xong, sạch trong
Bằng lòng, thọ mạng diệt
Như thoát lò sát sinh
Pháp tính đạt, tối thượng
Ở đời, không sở hữu
Như thoát ngôi nhà cháy
Sống chết không sầu muộn
Quá khứ, ta không có
Tương lai hiện tại, không
Các hành không thực hữu
Ở đây, than khóc gì?
Thanh tịnh pháp sinh khởi
Thanh tịnh hành tương tục
Bậc thấy được như thật
Không sợ hãi, thưa ngài.
(Trưởng lão Adhimutta)
TỘI VÀ NGHIỆP
Y NGHĨA BẤT Y NGỮ
NHẸ GÁNH LO ÂU
TU HỌC THEO PHẬT
BỒ TÁT THƯỜNG BẤT KHINH
TU THEO PHẬT LÀ GIÁC NGỘ TỰ THÂN