Friday, August 10, 2012

*** VU LAN "NÀNG DÂU NGƯỜI Ý RẤT VIỆT"


Mẹ, thôi , mẹ đừng lo nữa! Con chỉ cảm thôi, mẹ yên tâm nhé”. Chị quay lại nhìn tôi với một gương mặt rạng rỡ kiêu hãnh: “Mẹ chị cứ lo cho chị trong này”. “Mẹ chị”, người mẹ 93 tuổi đang sốngBình Định, người đã sinh ramột nửa của cuộc đời chị”, mẹ của anh Trương Văn Dân.
Năm Elena 16 tuổi, anh Dân một du học sinh ngấp nghé đôi mươi. Chị không nghĩ rằng, sức mạnh của tình yêu đầu đời lại thể mãnh liệt đến thế. Tình yêu đã đi theo suốt cuộc đời chị, cuộc đời anh, gia đình, bạn quê hương anh nữa. Chị từng biết đến Việt Nam qua những thước phim tài liệu, một đất nước chiến tranh, khó khăn chồng chất khó khăn. Chính cái chất Bình Định văn chương, lãng mạn chu toàn của anh đã lôi cuốn chị.  
Rồi chị gặp những người bạn của anh, đọc những bài báo, trang sách, chị hiểu về đất nước con người Việt Nam hơn. Vượt qua bao nhiêu trở ngại, bao nhiêu băn khoăn trăn trở, chị đã quyết định chọn cuộc sốngquê hương anh. Đã từng về Việt Nam nhưng về làm khách, nay về Việt Nam về nhà mình, đã chuẩn bị, đã cùng nhau sắp xếp mọi thứ nhưng chị vẫn bồn chồn, vẫn phải cố gắng thích nghi, vẫn lúc chơi vơi giữa dòng người vừa quen vừa lạ. Chị một trong số những người phụ nữ Ý ít ỏi đang sống trên đất Việt.
Chị Elena và mẹ chồng.
 
Chị nhớ một kỷ niệm trong chuyến về Việt Nam đầu tiên năm 1985. Anh chị dừng chânNha Trang ghé vào một ngôi nhà nhỏ bên đường xin nước uống. Hồi đó chưa hàng quán như bây giờ. Một lão đã dắt chị ra sân chỉ vào giếng nước. Dòng nước mát lạnh, ánh mắt ấm áp của đã làm cho chị cảm giác được đón tiếp thân thiện, gần gũi. Chị tìm thấy hình ảnh mẹ mình trong cử chỉ thân thương của người phụ nữ không quen trên một miền đất lạ. Trái tim chị ấm hơn khi nghĩ về quê chồng.
Hình ảnh người mẹ chồng càng làm chị xúc động. Mẹ lúc nào cũng lo cho chị, mẹ già yếu theo năm tháng. Năm 1990 mẹ chồng sang Ý lưu lại 6 tháng. Với chị, đó những ngày tháng không thể nào quên. Chị đó nốt nhạc hay nhất trong bài ca tình mẹ. Đó cũng sợi dây bền đẹp nhất, gắn kết hai người phụ nữ cùng một tình yêu vớichàng trai Dân”. Mẹ chị chỉ biết mỗitiếng Bình Định chưa bao giờ sử dụng đồ điện, nói đến các tiện nghi khác trong nhà. dâu Ý đã hướng dẫn cho mẹ chồng từng ly từng . 
Riêng bình nước nóng lạnh, chị không yên tâmgiao phó”, nên chị trở thành người tắm cho mẹ hằng ngày. Chắc con gái của mẹ cũng chưa bao giờ làm việc đó cho mẹ. Chị rớm rớm nước mắt khi nhớ về ngày đó: “Mẹ săn chắc, khỏe mạnh chứ không phải mỏng manh gầy khô như bây giờ. Thời gian không trở lại nhưng mang phù sa bồi đắp thêm cho tình cảm mẹ con chị.
Chị xem mẹ chồng người mẹ ruột thứ hai. Điều đó được chị thể hiện qua tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc.nước Ý, chị người Thiên chúa giáo, khi về Việt Nam, theo mẹ đi chùa nhiều nên chị trở thành Phật tử. lẽ tình yêu của mẹ chồng đã làm cho chị cảm thấy đó điều không thể thiếu trong cuộc đời này. Chị luôn thấy trong tình yêu thương của chồng cả trái tim nồng ấm của mẹ. Ngày lễ Vu Lan chị người duy nhất cài hai bông hồng trên ngực áo. Bông trắng cho mẹ mình bông hồng đỏ cho mẹ chồng. Chị luôn tự hào mẹ, anh.
Mẹ biết chị sẽ buồn khi phải xa quê hương, xa người thân thương, xa gia đình, bạn. Mẹ đã giúp chị luôn cảm thấy người thân bên cạnh, kể cả những người đã đi xa. Chị biết ơn mẹ đã rước vong linh của mẹ ruột mình gửi lên Chùa, nên lúc nào chị cũng cảm thấy ấm áp không đơn độc. Chị thích  tính quyết đoánđã nói làmcủa mẹ. Chị luôn thấy mẹ vẫn rất minh mẫn, vẫn tỉnh táo mạnh mẽ.
Chị Elena ông chung sống bên nhau đã gần 40 năm. Cách đây 3 năm, họ quyết định chọn một cuộc sống nhẹ nhàng, thanh đạm,“trữ tìnhtrong một căn hộ nhỏSài Gòn. Chị đi dạy tiếng Ý ở Trường Đại Học Khoa học hội nhân văn, Nhạc Viện Thành Phố. Chị tha thiết muốn đưa đến cho người Việt Nam những điều tốt đẹp, lãng mạn của nước Ý. Chị muốn đưa về quê mình những cái hay cái đẹp của văn hóa Việt Nam. Chị viết nhiều truyện ngắn nhẹ nhàng, tinh tế gửi lòng mình vào đó. Anh một dịch giả thấu hiểu rấttrung thànhcủa chị.
Cầm trong tay cuốn tiểu thuyếtBàn tay nhỏ dưới mưacủa anh Dân, nghiêng nhẹ mái tóc vàng, chị bảo anh: “Em người may mắn”. Ánh mắt anh lấp lánh, nụ cười tràn đầy yêu thương: “Anh mới thật sự người may mắn!”. Chị cầm bàn tay anh lắc nhẹ: “Không, em may mắn hơn em anh, em được mẹ yêu thương hơn anh”. Chị Elena Pucillo Truong, một nàng dâu Ý rất Việt.

Thị Minh Huệ

Mẹ ơi, đừng đi nhé!
Quảng Tịnh Kim Phương

Lời người dịch: Những cơn mưa cứ chợt đến chợt đi trong mùa đông giá lạnh, nhưng đối với QT những cơn mưa rả rích, cái lạnh của mùa đông lại là dấu hiệu của một mùa Vu Lan sắp đến, mùa Vu Lan ấm áp tình thương, mùa của bao dung và độ lượng, mùa Vu Lan nhắc nhớ ân nghĩa sinh thành, mùa báo hiệu kết thúc mùa An Cư… Một mẩu chuyện ngắn trong cuốn sách tiếng Anh mà QT tình cờ đọc ở thư viện đã làm QT cảm động và muốn chia sẻ với mọi người. 

Mẩu chuyện cảm động không phải là một câu chuyện lâm ly bi đát dễ làm ta rơi lệ, không phải là một câu chuyện hay, hấp dẫn lôi cuốn làm cho ta thích thú từ đầu đến cuối mà chính là tình cảm thiêng liêng giữa Mẹ và con mà đôi khi giữa cuộc sống bận rộn thường nhật ở xứ lạ quê người làm chúng ta không cảm nhận được những tình cảm thật đơn giản nhưng rất sâu sắc đang hiện hữu trong đời…. Một ánh mắt, một nụ cười, một lời an ủi,…không là gì nhưng lại có một ý nghĩa lớn lao khi người cần đến người, khi người với người đến với nhau bằng tấm lòng thương yêu và rộng mở. QT xin mến tặng đến tất cả và ước nguyện tất cả chúng ta hưởng một mùa Vu Lan ấm áp bên Ba Mẹ, gia đình và những người thân thương cho dù là bây giờ hay mãi mãi… 

Tôi vẫn nhớ mãi hồi còn bé tí, tôi vẫn thường hay đeo mẹ suốt ngày. Tôi nghe mẹ kể lại hồi tôi cỡ ba, bốn tuổi, mỗi khi mẹ chuẩn bị đi làm thì tôi lại hai tay quàng cổ mẹ và van xin: “Mẹ ơi, đừng đi nhé!”. Và đương nhiên là mỗi lần như vậy mẹ lại vỗ về là bà sẽ về nhanh, nhưng đối với tôi một phút trôi qua sao mà dài đăng đẳng đến thế. Khi vỗ về tôi không được, mẹ lại quay sang dụ khị tôi bằng trò cũ: “Con gái của mẹ, mẹ phải đi làm kiếm tiền và mua đồ chơi cho con nhé!” Người anh trai của tôi mà nghe đến đồ chơi thì xoa đôi bàn tay nhỏ sung sướng gào rú lên. Nhưng còn tôi thì khác, duy chỉ có mẹ là quan trọng nhất trong đời và là người làm cho tôi vui thôi.

Ngồi nhớ lại tôi thật cám ơn mẹ đã nghỉ hưu sớm để ở với tôi (Tôi thích thú với ý nghĩ mẹ nghỉ làm sớm là vì đòi hỏi dai dẳng của tôi). Đã bao năm trôi qua nhưng tình thương yêu, lòng kiên nhẫn và những lời dạy dỗ của mẹ đã mang đến cho tôi nhiều hạnh phúc. Cho dù bây giờ tôi đã có ba đứa con gái nhưng trong sâu thẳm tôi vẫn xúc động về mối tình cảm yêu thương đặc biệt rất thiêng liêng, không thể diễn đạt bằng lời vẫn hiện hữu giữa mẹ và con gái của mình.

Mùa hè vừa qua khi mẹ tôi vào độ tuổi bảy mươi ba bất ngờ phải cần phẫu thuật nông tim. Lần cuối trước đó khi mẹ tôi phải nhập viện là lần sinh tôi ra khi bà bốn mươi sáu tuổi. Mẹ tôi bị suy tim và thở phải cần bình dưỡng khí oxy. Van tim của bà bị hẹp và bà còn bị chứng phình động mạch chủ. Dù tôi không phải là bác sĩ, nhưng tôi biết rằng chỉ có phẫu thuật thì mẹ mới có thể sống còn. Tôi nhanh chóng tìm hiểu quá trình trước và sau khi mổ như thế nào, nhưng tôi phải mạnh mẽ để lo cho mẹ như bà đã từng lo cho tôi khi còn nhỏ.

Cả tuần trước khi giải phẫu, lúc nào tôi cũng ở cạnh mẹ; thậm chí tôi xin được phép ngủ cùng phòng với bà. Đó là một khoảng thời gian rất đặc biệt cho mẹ con tôi. Chúng tôi ngồi ôn lại kỷ niệm về gia đình, đặc biệt là tám đứa cháu tuyệt vời, vừa tâm sự với nhau vừa ngắm nhìn mặt trời mọc và hoàng hôn trên chiếc cầu George Washington. Những ngọn đèn trên cầu chiếu sáng rực rỡ như những viên kim cương vào ban tối, nó tỏa sáng xa đến nổi như muốn chạm phải khi nhìn ra từ cửa sổ phòng của mẹ. Khi ngày giải phẫu đến gần kề, tim tôi thầm bảo mình phải cổ vũ tinh thần cho mẹ và làm cho mẹ yên lòng để đương đầu với cuộc giải phẫu quan trọng này.

Cuối cùng rồi cũng đến ngày phẫu thuật. Chúng tôi đã ôm hôn, an ủi và cổ vũ mẹ từ căn phòng của bà qua đến hành lang, vào thang máy và vào tới phòng đợi giải phẫu.

Khi đến nơi thì chúng tôi mới biết mình đang ở phòng chờ đợi. Cũng giống như bao gia đình khác ở chung quanh, chúng tôi chia sẻ với nhau sự đồng cảm khi nhìn đồng hồ chờ đợi. Cứ mỗi khi nhóm bác sĩ giải phẫu bước vô, thời gian dường như ngừng lại. Mỗi gia đình đều hiện lên sự mệt mỏi, căng thẳng chờ đợi cũng như trong thân tâm đều lặng lẽ cầu nguyện khi chúng tôi ngồi tụm lại gần nhau trong thế giới nhỏ bé của mình, ngồi ở ghế bành, ngồi quanh bàn uống cà phê, nói chuyện, đọc sách, ngủ, chờ đợi… chỉ biết chờ đợi… để chỉ mong nghe được những lời: “Mọi thứ đều ổn”.

Khoảng bốn giờ kế tiếp, chúng tôi đứng ngồi không yên và cuối cùng thì gặp được vị bác sĩ phẫu thuật cho mẹ. Chúng tôi chăm chú nghe khi bác sĩ trình bày ca phẫu thuật đã tiến hành tốt đẹp như dự định. “Bà cụ sẽ được đưa về phòng hồi sức trong chốc lát”, ông trấn an chúng tôi. “Bây giờ thì đợi gọi nhé!” Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm và ngồi ngã người ra phía sau ghế. Bây giờ thì chỉ có đợi thôi, tôi thầm nghĩ khi liếc nhìn những cái điện thoại trên tường, mỗi cái đều được ghi tên các phân khoa khác nhau. Những cái điện thoại này bây giờ là  những sợi dây ràng buộc với những người thân thương của chúng tôi.
Khi chuông điện thoại reo lên, phá tan sự yên lặng trong phòng đợi khi ai gần đó bắt nhanh điện thoại rồi gọi tên của một gia đình. Điều này có nghĩa là khi người thân đã ở phòng hồi sức và chúng tôi có thể thăm “Năm phút mỗi một giờ”. Chúng tôi thấp thỏm chờ đợi khi nghe lần lượt hết tên người này đến tên người khác được gọi. Hai giờ đồng hồ trôi qua mà vẫn chưa nghe tên mẹ tôi. Có chuyện gì xảy ra chăng? Tôi thầm tự hỏi khi đi đứng không yên như trông chờ sinh con vậy. Cuối cùng thì tôi điện tới phòng hồi sức và chỉ biết được là mẹ chưa được đưa về đây. Một thoáng sợ hãi làm tôi không tự chủ được.

Cuối cùng vào lúc ba giờ rưỡi chiều, chúng tôi được thông báo là đã xảy ra những biến chứng khi gần kết thúc ca mổ và các bác sĩ đã phải phẫu chuyển hướng mạch máu lần thứ ba. Cái ý nghĩ mất mẹ làm tôi chới với. Tôi cảm thấy nghẹt thở. Tôi khóc sụt sùi. Đây là cái ngày tệ nhất trong đời tôi!

Thời gian tưởng như là vô tận, nhưng cuối cùng tên chúng tôi cũng được gọi lên sau mười tiếng rưỡi đồng hồ chờ đợi, chúng tôi nhanh chân đến phòng chăm sóc đặc biệt. Tôi đứng như hóa đá ở cửa vào, sợ hãi khi nhìn thấy thân thể yếu đuối được nối với nhiều máy móc như thế. Những người mẹ không bao giờ bị khuất phục, tôi tự nói với mình và bước đến gần, cố gắng ngăn những dòng nước mắt. Sau phẫu thuật thật không dễ dàng cho gia đình bệnh nhân chút nào cho dù đã được giải thích những gì có thể xảy ra, nhưng không ai trông mong thấy người thân của mình trong tình trạng như thế này. Khi chúng tôi rời phòng, tôi đã hôn lên trán mẹ và thì thầm: “Con thương mẹ lắm!”

Sáng hôm sau khi cô y tá kéo màn cửa, mẹ tôi đã thức giấc. Mắt mẹ bắt gặp ánh mắt tôi. Mẹ muốn nói điều gì nhưng không thể được vì cổ họng đang được nối với một cái ống. Chúng tôi nói với mẹ là mẹ đã cố gắng thật nhiều trong suốt ca phẫu thuật và mọi thứ đều ổn, vì vậy bây giờ mẹ cần nghỉ ngơi thật nhiều. Sau năm phút, cô y tá nhắc chúng tôi giờ thăm đã hết và chúng tôi có thể quay trở lại trong vòng một tiếng nữa. Khi chúng tôi rời phòng, mẹ ra hiệu cần một cây viết. Với liều lượng thuốc mê ngày hôm qua tôi không tin là mẹ có đủ sức để viết. Tôi nhìn mẹ cố gắng từ từ nắn nót từng chữ một hàng chữ: “Con ơi, đừng đi nhé!”
Tôi nhẹ nhàng nâng tờ giấy cho cô y tá xem, chúng tôi nhìn nhau mỉm cười và nhìn mẹ tôi. Và cũng từ giây phút đó, cô y tá đã cho phép tôi mỗi ngày được ở với mẹ như ý muốn. Tôi có thể cảm nhận rằng cô y tá đã hiểu được tình cảm đặc biệt giữa mẹ con chúng tôi mà không thể nào diễn đạt bằng lời. Ngày theo ngày, mẹ tôi đã khỏe mạnh nhiều. Một sự hồi phục thật đáng ngạc nhiên!

Khoảng một tháng sau, khi tôi đang chùi cuốn sổ bỏ túi, một mảnh giấy nhỏ rớt lên kệ. Khi mở tấm giấy ra, tôi mỉm cười và nước mắt trào ra khi đọc hàng chữ ngọt ngào đã được cẩn thận viết trên tấm giấy nhỏ: “Con ơi, đừng đi nhé!”. Hàng chữ đó sẽ mãi mãi ở trong tim tôi, trân quý mối tình cảm đặc biệt mà mẹ con tôi đã chia sẻ với nhau. Tôi nhận ra rằng lời thỉnh cầu tuy đơn giản nhưng rất sâu sắc xoay vần như tôi đã từng tôn trọng đáp ứng thỉnh cầu cấp bách và da diết của mẹ cũng giống như mẹ đã từng đáp ứng cho tôi khi còn bé.
Nguyên tác tiếng Anh: Mamie Amato Weiss
Melbourne, Vu Lan 2010
Quảng Tịnh Kim Phương dịch từ tài liệu tiếng Anh: "Don't go" Mamie Amato Weiss.

VẦNG TRĂNG THU
Thoáng trông chiếc lá vào thu
Chuông chùa ngân, nhớ mùa Vu Lan về
Chạnh niềm dặm khách trời quê
Sương mờ giăng bóng chiều lê thê buồn.

Nắng vàng trôi khuất hoàng hôn
Tiếng chim ngày muộn gọi hồn sương đêm
Đời như chiếc lá bên thềm
Xa cành...là để đi tìm cội xưa.

Giờ đây mùa lại giao mùa
Nát nguồn lệ cũ sớm trưa...cung đàn
Đã đành thôi, chiếc lá vàng !
Đã đành thôi gió lên ngàn chiều nghiêng. 
Đã đành giữa cõi ưu phiền
Bến trầm luân trắng giọt triền miên rơi
Cánh chim thong thả chân trời
Đã không sương khói, không lời nước mây.

Thu xưa dưới ánh trăng nầy
Người buông tay giữa chợ ngày hơp tan
Thu nay cũng ánh trăng vàng
Kinh thơm huyền diệu theo ngàn cỏ hoa.
                                                                    MẶC PHƯƠNG TỬ.        


BÁT PHONG
LỜI DẠY ĐỨC PHẬT VỀ KHỔ ĐAU VÀ HẠNH PHÚC
CUỘC ĐỜI VÔ GIA CƯ
LỜI DẠY ĐỨC PHẬT
TU TÂM DƯỠNG TÁNH
NHẪN (CAO HUY THUẦN)
HOA SEN TRONG BÙN (HT Thanh Từ)