Sunday, July 1, 2012

***TÂM CÓ AN, THÂN MỚI KHỎE


Theo nghiên cứu ca nhng tổ chức uy tín về sức khoẻ, 75 – 95% bệnh tt có ngun gc từ tâm chuyển qua thân (psychosonmayic). Vì sao càng ngày tâm con người càng không mãn nguyn, hnh phúc? Vì có quá nhiu ham mun, bun ru, ghen tỵ, sợ hãi, mất mát…
Những cảm giác tiêu cực ấy không chỉ gây căng thẳng, mà còn sinh ra những hoá chất độc hại làm tăng đường huyết, tăng dịch dạ dày, tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra bệnh tật.

Thế giới bên ngoài đang áp đảo nội tâm
Những căn bệnh thời đại như ung thư, gút, stress, trầm cảm, lo âu, sợ hãi... hay các bệnh nhiễm trùng đều xảy ra khi trạng thái đề kháng của cơ thể xuống thấp, vi trùng có sẵn trong cơ thể dễ dàng lấn lướt. Khi con người lo âu, sợ hãi, rất dễ bùng phát bạo lực. Trạng thái tinh thần không mạnh khoẻ là nguyên nhân dẫn đến những đổ vỡ đạo đức xã hội. Ở Anh, GDP tăng 30%, nhưng nạn nghiện ngập, tội phạm trong thanh thiếu niên tăng 200% trong 50 năm liên tiếp. Ở Mỹ, từ 1985 – 2005, tội phạm tăng bảy lần, chi phí cho tội phạm chiếm thứ nhì, sau sức khoẻ. Khi con người bị stress, niềm vui giảm, hạnh phúc giảm. GDP tăng nhưng con người lại thấy bất hạnh hơn. Chỉ số GDP dường như không thể hiện được thế giới bên ngoài và thế giới bên trong của con người.

Thế giới bên ngoài đang áp đảo thế giới bên trong. Người ta đánh giá sự thành đạt của mình qua việc “Tôi kiếm được bao nhiêu tiền, tôi ăn mặc thế nào, tôi đi xe gì”. Con người đang để cho những thứ bên ngoài làm chủ nội tâm, kiểm soát thế giới bên trong. Thế giới bên trong đang trở thành nô lệ cho thước đo bên ngoài, khiến ta lúc nào cũng cảm thấy thấp kém, không có giá trị, tâm trạng ngày càng tệ hại.

Phương pháp giải độc tâm hồn
Do đó, cần có các biện pháp làm giảm đi những phiền muộn, giúp bạn sống tốt hơn. Để có tư duy tích cực, bạn hãy trải nghiệm, suy nghĩ về một thời kỳ đáng sống của mình, tìm hiểu xem từ đó mình bộc lộ những phẩm chất gì, để có những suy nghĩ tốt đẹp về bản thân. Hãy lặng yên, tập trung suy nghĩ về khoảnh khắc ấy, bạn sẽ thấy mình bộc lộ rất nhiều phẩm chất cao quý bên trong: lòng bao dung, sự độ lượng, tình yêu thương, sự cao quý... Khi bên trong của mình trở nên mạnh mẽ, tất cả mọi thứ bên ngoài sẽ thành nhỏ bé. Đừng đi quá xa vào thế giới bên ngoài, bạn sẽ trở thành yếu đuối, lệ thuộc, mất quyền làm chủ. Hành trình ngược lại giống như một quá trình học hỏi, để nhận biết màu sắc, hương thơm của cuộc sống đích thực, những giá trị nội tại, vẻ đẹp thực, các sức mạnh thực... chứ không phải những giá trị ảo.
Những giá trị của mình ở bên trong vẫn luôn có đó chờ mình khám phá và đem ra sử dụng một cách có ý thức. Sức mạnh tinh thần luôn luôn có đó, không ai có thể lấy được của mình, nhưng nếu không luyện tập, không sử dụng, sẽ ngày một teo đi, như cơ bắp lâu ngày không tập luyện. Lòng tự trọng là điều ai cũng có, nhưng nếu không luyện tập, không hiểu biết, bạn sẽ trở thành cúi đầu, nô lệ trước người khác, trước các thần tượng. Khi quá ngưỡng mộ ai đó, bạn sẽ thành nhỏ bé, hèn kém. Làm sao để bạn có thể kiên nhẫn ư? Hãy cứ tập kiên nhẫn đi, từ từ, từng chút một, lòng kiên nhẫn sẽ tăng lên. Một người tử tế sẽ luôn bộc lộ sự tử tế mà không lệ thuộc vào người khác trong mọi tình huống, dù người khác cư xử với mình tệ hại như thế nào đi nữa. Nhìn vào bên trong, cũng là để nhận ra những cái “gai” của mình, những thứ làm mình đau khổ. Đó là nhưng “tên trộm” có thể lấy đi của mình sự cân bằng, thanh thản, giấc ngủ, tình bạn, người thân... Bạn không cần nhớ đến nó thường xuyên, vì như thế sẽ làm mình căng thẳng, nhưng phải nhận biết ngay khi nó xuất hiện. Đi vào bên trong, khám phá chính mình cũng là cách để mang lại lợi ích cho môi trường thiên nhiên. Bạn không thể chỉ tử tế với chính mình mà không tử tế với môi trường thiên nhiên, với mọi người xung quanh.

Nhiều người không hiểu quy luật của thời gian, sinh ra hoảng loạn, sợ hãi. Cuộc sống cũng như bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông, sau đêm sẽ là bình minh, sau mùa đông sẽ là mùa xuân... hiểu như thế để không sợ hãi, biết tập trung năng lực của mình vào đâu để đem lại hiệu quả tốt nhất. Giáo sư Nhật Bản Masaru Emoto đã nghiên cứu tác động tinh thần của con người lên nước, những thông điệp từ nước sẽ nói bạn là ai. Ông chứng minh rằng nếu trao tình yêu thương, lòng trân trọng, những tinh thể nước sẽ hiện lên một hình ảnh như châu báu, thiên thần. Ngược lại, nếu trao thù hận, hình ảnh hiện lên rất dễ sợ, như ác quỷ.

Ai cũng có vấn đề với cái bên trong mình. Đi vào tầng sâu nhất của bản thể, bạn sẽ tìm thấy những gì quý nhất, đó là sự bình an nội tâm. Khi bình an, nhìn tất cả, bạn mới biết mình phải làm gì, thực sự muốn gì...

(Theo SGTT)



SÁU PHÉP LỤC HÒA
Thích Nguyên An

Nhớ xưa Đức Phật Thích Ca
Ngài còn tại thế chế ra lục hòa
Một là thân ở chung nhà
Hai là miệng nói nhu hòa dễ thương
Ba là ý phải cùng nương
Bốn là giới luật chính phương tu hành
Năm là thấy hướng pháp lành
Sáu là lợi dưỡng cùng dành cho nhau
Mấy ngàn năm đã trôi mau
Sáu phép hòa kính một màu như xưa
Thiền môn thanh tịnh sớm trưa
Củng nhờ sáu phép từ xưa ấy mà
Thiện nam tín nữ một nhà
Nương vào sáu phép để mà tu thân
Tu cho dứt hết nghiệp trần
Bước lên bờ giác thoát vòng trầm luân.

Cảm tác nhân mùa an cư kiết hạ 2012

 
CON CHIM TRONG BÀN TAY

Người Ba Tư có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:

Ngày xưa, tại quảng trường của một thành phố nọ, có một nhà hiền triết xuất hiện
và tuyên bố giải đáp được tất cả mọi thắc mắc của bất cứ ai đến vấn kế.

Một hôm, giữa đám người đang say mê lắng nghe nhà hiền triết, có một mục tử
từ trên núi cao đến. Nghe tiếng đồn về sự thông thái và khôn ngoan của nhà hiền triết, anh muốn chứng kiến tận mắt, nghe tận tai và nhất là để hạ nhục nhà hiền triết giữa đám đông. 

Anh tiến đến gần nhà hiền triết, trong tay bóp chặt một con chim nhỏ. Anh đặt câu hỏi như sau: "Thưa ngài, trong tay tôi có cầm một con chim. Ngài là bậc thông thái biết được mọi sự. Xin ngài nói cho tôi biết con chim tôi đang cầm trong tay sống hay chết?".

Nhà hiền triết biết đây là một cái bẫy mà người mục tử tinh ranh đang giăng ra.
Nếu ông bảo rằng con chim đang còn sống, thì tức khắc người mục tử sẽ bóp cho nó chết trước khi mở bàn tay ra. Còn nếu ông bảo rằng con chim đã chết thì lập tức con người khôn manh ấy sẽ mở bàn tay ra và con chim sẽ bay đi.

Sau một hồi thinh lặng, trước sự chờ đợi hồi hộp của đám đông, nhà hiền triết mới trả lời như sau: "Con chim mà ngươi đang cầm trong tay ấy sống hay chết là tùy ở ngươi. Nếu ngươi muốn cho nó sống thì nó sống, nếu ngươi muốn cho nó chết thì nó chết".

Suy Ngẫm

Trên đời này, chuyện gì cũng có hai mặt. Bàn tay cũng có hai mặt. Đồng tiền, tờ giấy cũng có hai mặt. Tâm con người cũng có hai mặt: chân tâm và vọng tâm. Hành động lời nói ý nghĩ của con người cũng có hai mặt: thiện và bất thiện (ác). Cuộc đời cũng có hai mặt: hạnh phúc và khổ đau.

Ai trong chúng ta cũng khao khát hạnh phúc. Ai trong chúng ta cũng mong ước được cuộc sống an bình, vui tươi. Nhưng lắm khi chúng ta chạy theo chiếc bóng mờ ảo của hạnh phúc hơn là hưởng nếm hương vị chính hạnh phúc đang trong tầm tay của chúng ta. 

Hạnh phúc ấy còn hay mất tùy ở mỗi người chúng ta, tùy sự hiểu biết và cách cư xử trong cuộc sống hàng ngày với tất cả mọi người chung quanh.
Chúng ta được hạnh phúc, chúng ta được an bình hay không là do chính chúng ta quyết định, không do bất cứ ai, bất cứ thánh thần thiên địa nào ban cho.

- Tại sao vậy?
- Bởi vì, nếu thực có đấng nào đó có quyền năng ban phước cho - tại sao không ban cho ai khác, lại ban cho mình. Mình có xứng đáng được hưởng hơn người khác chăng? Suy nghĩ ban phước cho chính mình như vậy, chỉ vì cái bản ngã, ích kỷ, không vị tha, làm sao có được hạnh phúc?

Hạnh phúc đích thực của chúng ta, niềm vui đích thực của chúng ta chính là chúng ta quên mình vì người, cứu đời giúp người, dù cho hoàn cảnh thế nào vẫn cảm thấy an bình, hạnh phúc.

Ý thức được sự xả kỷ vị tha, quên mình vì người trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ có được niềm vui hạnh phúc đích thực do chính mình quyết định, chính mình làm chủ, không làm nô lệ.

BBT.PHTQ.CANADA

 
AN CƯ KHO BÁO NIỀM TIN VÀ TRÍ TUỆ
TRĂM NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
SUỐI NGUỒN BÌNH ĐẲNG TÁNH
LÀM SAO TU THEO ĐỨC PHẬT?
TÁM ĐIỀU NGƯỜI TRÍ CẦN BIẾT RÕ.(PHTQ 16)
HẠNH BỐ THÍ (CTLĐ 1)
QUA CƠN MÊ (CTLĐ 2)
Ý NGHĨA CÔNG ĐỨC VÀ PHƯỚC ĐỨC