Thursday, April 14, 2011

*** BỘ SÁCH "CƯ TRẦN LẠC ĐẠO"

BỘ SÁCH CƯ TRẦN LẠC ĐẠO
TỲ KHƯU THÍCH CHÂN TUỆ

TÁI BẢN

(Trọn Bộ 3 Tập)
cần thiết cho quí Phật Tử
để tìm hiểu chánh pháp và cách ứng dụng
trong đời sống thực tế hàng ngày
gồm các bài giảng sau đây:


Ni Dung Tp 1:

1) An Lạc và Hạnh Phúc 
2) Bát Chánh Đạo  
3) Bát Phong   
4) Bất Tùy Phân Biệt
5) Chánh Kiến và Chánh Tín 
6) Công Đức và Phước Đức 
7) Hạnh Bố Thí
8) Mười Điều Tâm Niệm   
9) Nguồn Gốc của Khổ Đau 
10) Phước Báu
11) Thập Đại Nguyện  
12) Xuân Di Lặc.

Ni Dung Tp 2:

1) Ăn Mặn Ăn Chay  
2) Ân Oán Cõi Đời 
3) Bát Nhã Tâm Kinh
4) Cầu Trời có được gì không? 
5) Chánh Ngữ 
6) Dọn Kho Ăn Tết
7) Giác Ngộ và Giải Thoát 
8) Làm Sao Gặp Phật 
9) Lương Tâm và Phật Tâm
10) Pháp Môn Chăn Trâu 
11) Thập Mục Ngưu Đồ  
12) Qua Cơn Mê.

Ni Dung Tp 3:

1) Ái Ngữ 
2) Ăn Chay Hay Ăn Mặn 
3) Biết Mình Có Phước
4) Chữ Tâm Trong Đạo Phật  
5) Dâng Sớ Cầu An Cúng Sao Giải Hạn
6) Đầu Năm Đi Chùa  
7) Gia Đình Hòa Thuận  
8) Giá Trị Của Con Người
9) Không Có Có Không  
10) Luật Nhân Quả 
11) Năm Người Mù Rờ Voi
12) Nhân Nào Quả Nấy 
13) Phúc Tuệ Song Tu 
14) Tâm Thư
15) Thủ Ấn Của Phật Thích Ca  
16) Tội Nghiệp 
17) Tu Tâm Dưỡng Tánh
18) Tứ Nhiếp Pháp 
19) Y Nghĩa Bất Y Ngữ 
20) Ý Nghĩa Của Cuộc Sống.

Quí vị phát tâm thỉnh sách, ấn tống, bảo trợ
xin hoan hỷ liên lạc: 
TỲ KHƯU THÍCH CHÂN TUỆ
PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
108 - 123 RAILROAD ST.,
BRAMPTON, ON, L6X-1G9
CANADA
*


Email: cutranlacdao@yahoo.com

Kính mời viếng thăm:

http://phtq-canada.blogspot.com/



*


Cốt tủy của đạo Phật

Không hạnh phúc nào hơn an tịnh tâm
Mục đích cứu kính của đạo Phật là giúp đỡ con người giải thoát khỏi phiền não và khổ đau, xây dựng cuộc sống an lạc và hạnh phúc ngay hiện đời.  Muốn đạt được điều đó, chúng ta phải hàng phục tâm của mình và an trụ tâm của mình, phải nương nhờ chánh pháp, học hiểu giáo lý và đem thực hành, áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày.
Chư Phật và chư Tổ giảng giải tam tạng kinh điển cũng nhằm mục đích này mà thôi.  Chánh pháp được ví như chiếc thuyền, thường gọi là thuyền bát nhã, chở chúng ta từ bến mê, đầy dẫy những chuyện bất trắc, bất như ý, phiền não và khổ đau, qua đến bờ bên kia, được gọi là bờ giác ngộ và giải thoát.
 
Con người đạt được giác ngộ, giải thoát mọi khổ đau, trói buộc, dính mắc của chuyện thế gian, hàng phục được vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm, tâm liền được an trụ.  Từ đó, tuy vẫn sống tại thế gian, nhưng tâm an nhiên tự tại, bình tĩnh thản nhiên trước mọi sóng gió của cuộc đời.  Ngay đó, cảnh giới niết bàn hiện tiền. 
Không hạnh phúc nào hơn an tịnh tâm. 
 
Nếu như các cơ sở Phật giáo như chùa chiền, niệm Phật đường, thiền viện, trung tâm văn hóa Phật giáo, ngoài việc chăm lo phát triển tầm mức hoạt động, phát triển qui mô của cơ sở, ngoài các hình thức nghi lễ cần thiết của một tôn giáo, ngoài các phương tiện thiện xảo dĩ huyễn độ chơn giúp người sơ cơ, với tâm đại từ đại bi, tận tâm tận tình, tận sức tận lực, truyền bá chánh pháp, giảng dạy giáo lý, giúp đỡ mọi người sáng tỏ chân lý, thấu hiểu mục đích cứu kính của đạo Phật, cốt tủy của đạo Phật, thì thực là phước báu lắm thay, hạnh phúc lắm thay! 
 
Người Phật Tử chân chính đến các chùa chiền, hay các cơ sở Phật giáo, chỉ nên cầu học Chánh Pháp, để tự mình cứu độ chính mình, theo lời dạy của chư Phật, chuyển hóa phiền não thành bồ đề, loạn tâm thành an tâm, tâm phan duyên thành tâm thanh tịnh, không cầu bất cứ điều gì khác, nhứt là những điều chư Phật khuyên dạy nên bỏ, chẳng hạn như: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ, và các sự hưởng thụ sung sướng, cùng những điều mê tín dị đoan: dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, xin xăm bói quẻ, coi ngày tốt xấu.  _