TKN Thích Nữ Chân Liễu
Lò lửa sen hồng mấy kẻ hay
Mây che nguyệt rạng chẳng phô bày
Ngọc lành ẩn đá không phai sắc
Bể thánh nguồn chơn mặc tỉnh say.
Mây che nguyệt rạng chẳng phô bày
Ngọc lành ẩn đá không phai sắc
Bể thánh nguồn chơn mặc tỉnh say.
Bốn câu thơ trên là của Ni trưởng Như Thanh, một bậc tài năng xuất chúng, được sự ngưỡng mộ và khâm phục trong ni giới Phật giáo Việt Nam. Như ngọn đuốc sáng bừng trong đêm tối, Ni trưởng là một bậc chân tu vì đạo quên mình, sanh năm Tân Hợi 1911, tại huyện Thủ đức, Gia định.
Thiện duyên đưa đến, Ni trưởng xuất gia năm 22 tuổi, đệ tử của Tổ Pháp Ấn, chùa Phước Tường, Thủ đức.
Với trí thông minh và lòng hiếu học, cộng thêm nhẫn lực vô biên, Ni trưởng đã đạt được nhiều thành quả trên đường tham học Phật pháp từ Nam ra đến Huế và Hà nội.
Năm 1972, Ni trưởng được Giáo hội giao trọng trách Vụ trưởng Ni bộ Bắc tông, và giữ vai trò Cố vấn tối cao trong các nhiệm kỳ kế tiếp. Ni trưởng viên tịch năm 1999, để lại bao thương tiếc cho hàng đệ tử xuất gia và tại gia.
Vài trang giấy không đủ nói lên hết được đạo hạnh và gương sáng của người, nhưng để chia sẻ với những người đang học Phật và tu Phật, những lời dạy quí báu của người ghi lại trong quyển sách “Cuộc đời và sự nghiệp của Sư trưởng Như Thanh”, xem như một nhân duyên thiện lành đặc biệt.
Thành kính đảnh lễ giác linh Ni trưởng với tấm lòng tri ân và niềm cảm phục của hàng hậu học.
Nếu như xưa kia, khi đồng ý cho bà di mẫu Maha baxà bađề (Kiều Đàm) cùng 500 người nữ xuất gia trong giáo pháp, đức Thế tôn tuyên báo rằng chánh pháp vì vậy sẽ diệt vong sớm 500 năm. Không ai có thể đoán rằng chánh pháp tồn tại bao lâu để làm bài toán trừ 500 năm đó.
Khi đề cập đến quá trình lịch sử đức Phật không cho phép người nữ xuất gia một cách dễ dàng, Ni trưởng đã có một cái nhìn tuệ giác như sau:
“Vì trách nhiệm của người xuất gia rất nặng nề, khó nhọc, mà phạm hạnh cũng khó thực hành, bởi thế đức Phật không hứa cho người nữ xuất gia một cách dễ dàng.
Đây là bổn ý của đức Phật muốn mở rộng con đường hóa đạo cho tất cả người nữ sau này.
Bởi sự giáo dục của người nữ thời ấy chưa được phát triển, nên họ ở trong thế gian bị nhiều sự chướng ngại buộc ràng, làm cho tâm tính không được sáng tỏ, ý chí không được sâu rộng.
Đức Phật vì muốn cho hàng Tỳ kheo ni chứng đến các pháp thiệt tánh mà Ngài đem tâm bình đẳng phương tiện dẫn dắt, khiến cho mọi người đều được tăng trưởng thiện báo, tiêu trừ ác nghiệp, sửa đổi phong hóa ở thế gian trở nên tốt đẹp.
Hàng Tỳ kheo ni ở trong chánh pháp của đức Phật gặp được cơ hội mở mang, truyền bá, làm cho ánh sáng Phật pháp được chói rạng, tạo công đức vô lượng”.
Đạo Phật đã đi sâu vào cuộc đời. Đạo Phật không phải là lý thuyết suông để bàn luận. Đạo là sống và hành. Đạo là sự chân thật, sáng suốt, đậm đà và thanh thoát.
Để dẫn dắt người nữ tu vượt qua được bản tánh nhi nữ thường tình, nhờ khép mình trong giới pháp, vượt qua mọi trở ngại thuận nghịch bằng khả năng tu chứng, thì người nữ tu vẫn có thể phụng sự và xiển dương Chánh pháp. Ni trưởng chủ trương một căn bản đào tạo ni tài, lập nguyện kiên cường cho ni chúng, trao truyền tam học Giới, Định, Tuệ. Ni trưởng dạy rằng:
1) Giới học là giềng mối của người tu Phật.
2) Định học là phép tắc điều phục tâm trí.
3) Tuệ học là năng lực bạt trừ nghiệp chướng si ái.
Ni trưởng Như Thanh đã trải thân phục vụ đạo pháp, khiến cho pháp âm truyền bá khắp nơi. Người là một bậc Ni trưởng đạo cao, đức trọng, làu thông kinh luật, trước tác, dịch thuật nhiều tác phẩm có giá trị.
Ni trưởng đã dẫn dắt hàng ni chúng hậu học thoát khỏi những mặc cảm tự ti, sợ hãi, nhút nhát và khai sáng trí tuệ cho hàng đệ tử. Công đức của người thực vô lượng, vô biên.
Ni trưởng luôn luôn quan niệm, để chia sẻ gánh nặng hoằng pháp, người xuất gia, không phân biệt tăng hay ni, đều có trách nhiệm góp phần công đức để đền đáp công ơn sâu dầy của đức Thế tôn. Khi nói lên phạm hạnh cao quí của hàng xuất gia, trong tác phẩm “Giới đức khiêm ưu”, Ni trưởng đã viết như sau:
“Phẩm hạnh cao quí của tăng già là do công phu tu dưỡng gồm đủ sự lý, đối với tất cả chúng sanh, tìm đủ các chước phương tiện làm lợi ích cho mọi người, như khát thì cho uống, đói cho cơm ăn, bịnh cho thuốc uống, lạnh cho áo ấm, gặp sợ sệt giúp đỡ an ủi hết sợ sệt, thiếu trí tuệ giúp đỡ mong cho tâm trí trở nên sáng suốt, cho đến bỏ mình cho cọp đói ăn cũng gọi là đức hỷ xả bố thí.
Trong hoàn cảnh nhịn khổ chịu nhọc, trăm phen bẻ gảy mà lòng vẫn dai bền, việc khó nhọc là cố gắng học tập, việc khó làm cố gắng siêng làm. Dẫu có người khuấy rối, dằn ép cũng chẳng căm tức, giận hờn, hình dung vẫn tự nhiên, chẳng tác sắc nóng nảy bứt rứt”.
Với khả năng, đức độ, tâm từ bi của người đã tạo cho hàng ni chúng xuất gia tiến trên con đường giác ngộ và giải thoát. Sự tương kính nhau như tỷ muội, dùng tâm niệm bình đẳng đối xử, phẩm hạnh của người tu trong chúng nên tự xét lại mình để chừa bỏ lỗi lầm, thay vì phóng tâm nghĩ đến hơn thua, phải quấy, đúng sai, được mất, biểu lộ đức tính hiền từ, lễ độ, khiêm cung, khoan dung, hòa lạc, khiến người xung quanh sanh lòng quí mến như hoa sen nở hương thơm ngát.
Huynh đệ cùng nhau gắng học hành
Lời qua tiếng lại nhớ đừng tranh
Quyết lòng sửa tánh cho thanh tịnh
Xuân đến đời ta đặng tiếng thanh.
(Hoa Đạo)
Lời qua tiếng lại nhớ đừng tranh
Quyết lòng sửa tánh cho thanh tịnh
Xuân đến đời ta đặng tiếng thanh.
(Hoa Đạo)
Trải qua trong cõi phù sinh
Học rành chữ nhẫn hữu hình ngại chi
Nhẫn là phước quả từ bi
Giúp ta thâm ngộ vô vi đạo mầu.
(Hoa Đạo)
Học rành chữ nhẫn hữu hình ngại chi
Nhẫn là phước quả từ bi
Giúp ta thâm ngộ vô vi đạo mầu.
(Hoa Đạo)
Lời thơ của người là khuôn vàng thước ngọc. Thơ văn của một bậc chân tu đầy đạo tình đạo vị, người đọc cần lắng lòng tỉnh ngộ. Ni trưởng còn khuyên nhắc về trách nhiệm của Tỳ kheo ni về sự nghiệp hoằng pháp như sau:
1) Xuất gia vì mục tiêu giải thoát tự thân và tha nhân.
2) Thiết tha cầu học chánh pháp giữa biển sống vô thường.
3) Thể hiện nghiêm túc nếp sống phạm hạnh Giới-Định-Tuệ,
4) Phát triển văn huệ, tư huệ và tu huệ.
5) Tích cực tiếp dẫn hàng hậu học.
6) Thao thức vì sự nghiệp độ sanh, hưng khởi chánh pháp.
Ni trưởng là một vị Bồ tát dấn thân từ ni giới, mang tâm niệm cứu khổ chúng sanh, thức tỉnh mọi người quay về với tình thương vô hạn trong giới pháp của đức Thích ca mâu ni.
Dòng pháp nhũ của Ni trưởng Như Thanh là dòng nước cam lộ của đức Quán thế âm, làm dịu mát những nhiệt não của thế gian, khơi dậy ngọn đèn trí tuệ, không bị tham sân si trói buộc, sai khiến, hành xử lợi mình lợi người, sống với tâm Phật không còn bị vô minh che lấp.
Trong tác phẩm “Hành Bồ Tát Đạo”, Ni trưởng đã đem tâm huyết của mình để truyền trao lại cho người xuất gia cũng như tại gia. Ni trưởng viết:
“Nếu trong một lúc nào đó, chúng ta lắng yên được tâm thức, để cho nó vắng lặng rỗng rang, chẳng khởi lên một niệm suy tính so lường, thì tất nhiên trong sát na ấy, chúng ta nhìn rõ được bản lai diện mục của mình, thấy rõ chân tâm thể tánh của mình vốn bất sanh bất diệt, nó xóa bỏ mọi ranh giới ngã và nhơn, thiện và ác.
Trong giây phút linh diệu ấy, tâm thức chúng ta bổng nhẹ nhàng, cõi lòng mở rộng với muôn ngàn thương yêu, tình cảm trong sáng dịu dàng, nó chẳng phải là thứ tình cảm hạn hẹp, phát sinh từ lòng ái dục, mà phát xuất từ tâm bi, nên nó bao la, tươi nhuần và bình đẳng, vô phân biệt.
Bấy giờ cái nhìn của chúng ta đối với vạn vật cũng trong suốt và bình đẳng như thế.
Đây là giây phút mà tâm ta vô trụ, không vướng mắc, hoàn toàn tự do.
Nếu sống mãi với tâm vô trụ như thế, chúng ta đã được giải thoát, được an nhiên tự tại”.
Chư Phật không có tâm phân biệt đây là tăng, đây là ni, đây là tướng nam, đây là tướng nữ, tướng đẹp tướng xấu, tướng giàu tướng nghèo. Chư Phật bình đẳng tuyệt đối trong phong cách hóa độ chúng sanh. Bổn phận người tu phải nhận ra con đường chư Phật đã đi và đã đến.
Đức Phật đã dạy chúng ta hãy mồi ngọn đuốc chánh pháp của Ngài để tự thắp sáng trí tuệ, thấy đường mà tu, thấy đạo mà hành. Các đấng Tôn sư đã tha thiết giảng dạy, khuyến tu, chớ nên đợi khi vô thường đến, không phân biệt già trẻ, sang hèn, tuổi đời càng chồng chất, đau yếu bệnh tật sanh ra, làm cho con đường đi đến giác ngộ ngày càng thêm khó khăn, trắc trở. Bao nhiêu đời kiếp đã qua, con người mãi trôi lăn trong sanh tử luân hồi, không biết đến kiếp nào mới vượt thoát được.
Tóm lại, Ni trưởng Như Thanh như một đóa sen hồng vượt ra khỏi mặt nước với vẻ đẹp cao quí của một bậc giác ngộ. Tư tưởng nhập thế cứu khổ của người đã để lại cho đời một tấm gương sáng. Ni trưởng đã vân du khắp mọi miền đất nước, để thuyết giảng không hề mệt mỏi.
Cho đến ngày thanh thản ra đi, để lại cho đời và cho đạo nhiều tác phẩm có giá trị tu học, Ni trưởng vẫn còn mong các đệ tử Phật gia phải giống như hoa sen rạng ngời ánh sáng trí tuệ, đem ngọn đuốc chánh pháp soi rọi khắp thế gian u tối, giúp mọi người thoát khỏi bùn nhơ khổ đau phiền não, vượt lên trên mặt nước như những đóa sen hồng tỏa hương thơm tinh khiết của sự giác ngộ và giải thoát.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
TKN THÍCH NỮ CHÂN LIỄU
VAN LẠY VÀ CẦU XIN
Đức Phật không phải là
thần linh. Ngài không ban phước giáng họa cho ai cả. Ngài là bậc Đạo Sư tìm
thấy và chỉ dạy chúng sanh con đường tu giải thoát khỏi cảnh khổ của lục đạo
luân hồi. Các vị Tăng Ni tu đang theo Phật cũng không phải là thần, hay thánh.
Các vị Tăng Ni không có năng lực nào để cầu xin cho người chết vãng sanh cực
lạc theo kiểu cách lễ trai đàn bạt mạng giải oan của các tà sư trong
chùa. Tại sao? Bởi vì các tà sư còn
chưa chắc được vãng sanh kia mà. Chúng ta là người tu
theo Phật phải có nhận thức sáng suốt biết rõ con đường đúng sai, chứ không
phải ai nói gì cũng nghe, ai bày vẽ gì cũng nhắm mắt tin theo!!!
Trước Tam bảo, người ta lạy lục cầu xin: xin tai qua nạn khỏi, xin giàu sang phú quý, xin tiền tài, xin địa vị. Họ mang theo rất nhiều lễ vật, xì xụp khấn vái, cầu xin. Họ đem tiền thật mua tiền giả (vàng mã) dâng cúng thánh thần, họ cầu xin thật nhiều tiền thật trở lại. Họ đem dâng cúng một vài trái cây, cầu xin sống thọ. Khắp nơi trong khuôn viên chùa chỗ nào cũng thấy cắm nhang đèn, tiền lẻ rải khắp nơi; lò hóa vàng giả rừng rực cháy mang theo muôn vàn lãng phí. Cảnh chen chúc, giẫm đạp nhau ở cửa thiền để được làm lễ cầu an, cầu siêu, cúng sao giải hạn trong dịp đầu năm không thể chấp nhận được. Tại sao? Cầu an chưa thấy được bình an, đã phải nhập viện vì thương tích do chen lấn, tranh giành giẫm đạp nhau.
Trước Tam bảo, người ta lạy lục cầu xin: xin tai qua nạn khỏi, xin giàu sang phú quý, xin tiền tài, xin địa vị. Họ mang theo rất nhiều lễ vật, xì xụp khấn vái, cầu xin. Họ đem tiền thật mua tiền giả (vàng mã) dâng cúng thánh thần, họ cầu xin thật nhiều tiền thật trở lại. Họ đem dâng cúng một vài trái cây, cầu xin sống thọ. Khắp nơi trong khuôn viên chùa chỗ nào cũng thấy cắm nhang đèn, tiền lẻ rải khắp nơi; lò hóa vàng giả rừng rực cháy mang theo muôn vàn lãng phí. Cảnh chen chúc, giẫm đạp nhau ở cửa thiền để được làm lễ cầu an, cầu siêu, cúng sao giải hạn trong dịp đầu năm không thể chấp nhận được. Tại sao? Cầu an chưa thấy được bình an, đã phải nhập viện vì thương tích do chen lấn, tranh giành giẫm đạp nhau.
Trong tình hình đó,
đáng lẽ hàng ngũ Tăng Ni ở các ngôi chùa cần phải hướng dẫn, chấn chỉnh
lại nhận thức sai lệch của người dân, của Phật tử. Tuy nhiên, với lý luận phục
vụ nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng mà nhiều ngôi chùa, nhiều nhà sư lại dễ
dãi chấp nhận việc người dân, người Phật tử đến chùa chỉ để cầu khẩn van xin
phi chánh pháp. Hình ảnh một số nhà sư cúng sao giải hạn, gieo quẻ âm dương,
chọn ngày lành tháng tốt, đã và đang dẫn dắt một số khá đông Phật tử dần dần
mang đậm màu sắc mê tín, tà pháp, lạc vào tà đạo, nhưng cứ ngỡ rằng mình đi
chùa như thế là tốt, được tiếng khen thuần thành, tu giỏi.
Để trả lại sự trang
nghiêm thanh tịnh cho chùa chiền, giúp chúng sinh nhận thức rõ về giáo lý và lời dạy của Đức
Phật, chùa chiền nên truyền bá phương pháp tu tâm thanh tịnh và tìm được an lạc
ngay trong cuộc sống hiện tại.
Các bậc chân tu nhận sự cúng dường của bá tánh không phải để tranh danh đoạt lợi, mà dành nhiều thời gian nghiên cứu kinh điển, hiểu rõ lời kinh, tâm từ bi thương xót, giảng dạy Phật tử có căn bản về nhận thức đạo Phật là đạo trí tuệ, đi đúng chánh đạo.
Tu theo Phật là tự lực, nổ lực, cố gắng để đạt được sự sáng suốt, giác ngộ giải thoát, từ bi trí tuệ.
Trước hết là chuyển đổi nhận thức đầy mê tín đến cuồng tín do tham sân si của phần đông Phật tử không có giáo lý căn bản, cần nhất là hàng ngũ Tăng Ni tại các chùa chiền hay tự viện.
Xã hội trong và ngoài nước nhận biết đạo Phật thông qua các hoạt động của hàng ngũ Tăng Ni, Phật tử, sự hiểu sai lầm về đạo Phật đầy mê tín thần quyền trong xã hội văn minh hiện đại ngày nay thật vô cùng tai hại. Cuộc sống thường ngày của Tăng Ni và Phật tử là tấm gương phản chiếu tư tưởng Phật giáo trực tiếp đến cộng đồng và xã hội ngày nay trong và ngoài nước.
Nếu chúng ta tự nhận là người đang tu theo Phật, đều phải đau lòng và có trách nhiệm đánh lên tiếng chuông thức tỉnh những người đang ngụp lặn trôi theo dòng sông mê!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Các bậc chân tu nhận sự cúng dường của bá tánh không phải để tranh danh đoạt lợi, mà dành nhiều thời gian nghiên cứu kinh điển, hiểu rõ lời kinh, tâm từ bi thương xót, giảng dạy Phật tử có căn bản về nhận thức đạo Phật là đạo trí tuệ, đi đúng chánh đạo.
Tu theo Phật là tự lực, nổ lực, cố gắng để đạt được sự sáng suốt, giác ngộ giải thoát, từ bi trí tuệ.
Trước hết là chuyển đổi nhận thức đầy mê tín đến cuồng tín do tham sân si của phần đông Phật tử không có giáo lý căn bản, cần nhất là hàng ngũ Tăng Ni tại các chùa chiền hay tự viện.
Xã hội trong và ngoài nước nhận biết đạo Phật thông qua các hoạt động của hàng ngũ Tăng Ni, Phật tử, sự hiểu sai lầm về đạo Phật đầy mê tín thần quyền trong xã hội văn minh hiện đại ngày nay thật vô cùng tai hại. Cuộc sống thường ngày của Tăng Ni và Phật tử là tấm gương phản chiếu tư tưởng Phật giáo trực tiếp đến cộng đồng và xã hội ngày nay trong và ngoài nước.
Nếu chúng ta tự nhận là người đang tu theo Phật, đều phải đau lòng và có trách nhiệm đánh lên tiếng chuông thức tỉnh những người đang ngụp lặn trôi theo dòng sông mê!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Ban Biên-Tập Phật-Học
Tịnh-Quang Canada
CHUYỆN TU HÀNH
PHẬT HỌC TỊNH QUANG SỐ 16
- Thưa Thầy, tôi có nghe câu nói: Thứ nhứt thì tu tại gia. Thứ
nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Vô chùa tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, thọ bát, bái sám, thì
đúng là tu rồi, dễ hiểu quá. Còn tu tại gia, tu tại chợ là làm sao, thế nào,
kính xin Thầy từ bi chỉ dạy cho. Cám ơn Thầy trước.
- Thông thường, ai cũng nghĩ vô chùa mới gọi là tu thì quả thật
không sai. Nhưng chưa hẳn hoàn toàn đúng.
Người thường đi chùa, hoặc cạo tóc ở luôn trong chùa, nếu không
tu sửa tâm tánh, vẫn tham lam, vẫn sân hận, vẫn si mê, có khi còn làm phách, dè
bĩu, hay khinh khi người khác không biết tu như mình, rủa xả, mắng nhiếc người
khác đọa địa ngục, phê phán không căn cứ, phỉ báng không tiếc lời, thích ăn
trên ngồi trước, giành miếng ngon, lựa chỗ tốt, thì không gọi là tu được. Có
chăng đó chỉ là hình tướng người tu, dù tại gia hay xuất gia, gọi là tu tướng
mà thôi.
Còn tu tại gia, tu tại chợ thì rộng rãi hơn, chiếm toàn bộ thời
gian trong một ngày, dù là người tại gia hay xuất gia. Lúc nào cũng tự xem xét,
hôm nay mình có làm tổn thương ai qua hành động, lời nói và trong
tư tưởng. Chẳng hạn như tại chợ, mình có để xe nghinh ngang giữa đường,
bất kể người khác có đi qua được hay không. Chẳng hạn như tại gia, mình có ngồi
coi TV chờ ông chồng (hay bà vợ) mời ăn cơm, ăn xong coi TV tiếp, không phụ
giúp làm cơm, không phụ giúp dọn bàn, dọn dẹp, rửa chén bát, có khi lại ỷ mình
là người làm ra tiền, nuôi cả nhà!
Tóm lại, tu tâm dưỡng tánh, hôm nay mình tốt hơn chính mình hôm
qua, đó mới chính thực là tu.[]
PHẬT VÀ TÂM
Cái tâm muôn
pháp là tâm Phật
Tâm là Phật, Phật
tâm là một
Lẽ ấy như
nhiên khắp cổ kim
Xuân đến tự
nhiên hoa xuân nở
Cũng không tội,
cũng không có phước
Cũng không được,
cũng không gì mất
Phàm thánh trời
người như điện chớp
Tâm thể không
thị cũng không phi
Đi cũng thiền,
ngồi cũng là thiền
Trong lò lửa
rực, một hoa sen
Bọt trong bể
cả, nổi khi chìm
Cái hạnh vô
thường tất cả không
Tỉnh thức tỉnh
thức, chớ ngủ mê
Phật thánh
nơi tâm thường hiển hiện.
Thiện ác vẫn còn trong lục đạo
Tự giác mới mong thoát luân hồi
Lương tâm và Phật tâm
TK THÍCH CHÂN TUỆ
Trên
thế gian này, từ cổ chí kim, có nhiều tôn giáo, xuất hiện tồn tại, cho đến ngày
nay. Có nhiều tôn giáo, giáo phái tín ngưỡng, thành lập sinh hoạt, chỉ một thời
gian, rồi tự biến mất. Theo luật đào thải, cái gì xấu dở, không được tiện dụng,
không lợi ích gì, không ai chịu dùng, không ai nghe theo, sẽ không tồn tại. Nhờ
trí sáng suốt, chúng ta có thể, phân biệt rõ ràng, tà giáo chánh giáo.
Tà
giáo là những, giáo phái tín ngưỡng, không đem lợi ích, đến cho con người,
không đem bình yên, ở trong tâm trí, chỉ đem lợi lộc, cho một thiểu số, giai
cấp lãnh đạo. Tà giáo chủ trương, không cần trí tuệ, chỉ cần đức tin, làm cho
con người, ngày càng u mê, ngu ngơ tăm tối, nhắm mắt tin càng, bất cứ những gì,
vị giáo chủ nói, bất cứ những gì, giáo hội phán ra, không được suy nghĩ, phân
biệt đúng sai, thường được gọi là: những người cuồng tín. Tà giáo thường hay,
xúi giục tín đồ, hy sinh tài sản, của cải vật chất, kể cả sanh mạng, bất cứ giá
nào, để được phong thánh, được lên thiên đàng. Tà giáo có mặt, ở các xứ nghèo,
lạc hậu chậm tiến, dân trí thấp kém, và còn xuất hiện, ở xứ văn minh, vật chất
cực thịnh, chẳng hạn như là: xứ Canada, Hoa Kỳ Anh Pháp, Ðức Ý Nhật Bản. Tà
giáo phát triển, phạm vi giới hạn, không gian thời gian, không thể phát triển,
trên khắp toàn cầu, nếu không xử dụng, chiến tranh xâm lược, thủ đoạn tinh
thần, mê hoặc nhân tâm, linh thiêng huyền bí, cưỡng ép hôn nhân, chính trị kinh
tế. Khoa học nhân loại, ngày càng phát triển, tà giáo lu mờ, niềm tin lung lay,
tín đồ giảm sút, giáo chủ lo âu.
Chánh
giáo là những, tôn giáo chân chánh, chỉ dạy pháp môn, phương pháp dẹp trừ,
phiền não khổ đau, đem lại bình yên, trong tâm con người, đem lại an lạc, hạnh
phúc hiện đời, giúp đỡ con người, giác ngộ giải thoát, khỏi vòng sanh tử, luân
hồi nghiệp báo. Chánh giáo chủ trương, bất tùy phân biệt, không hề kỳ thị, phát
triển đến đâu, hòa nhập đến đó, trong sự hòa bình, hòa hợp bình an, không gây
chiến tranh, không gây mâu thuẫn, không chống trái nhau, như nước pha sữa, tuy
hai mà một. Chánh giáo chủ trương, tự do tín ngưỡng, phát triển tâm linh, tự
nguyện tự tín. Chánh giáo luôn luôn, đem lại cho người, những niềm an ủi, ngay
trong đời sống, những niềm vui tươi, cho những tâm hồn, đang bị nhiệt não, vì
các hệ lụy, của thế gian này. Khoa học nhân loại, ngày càng phát triển, chánh
giáo sáng tỏ, chứng minh rõ ràng, niềm tin vững chắc, nhờ các phát minh, khoa
học kỹ thuật. Dĩ nhiên tín đồ, ngày càng nhiều hơn, niềm tin vững hơn, có nhiều
lợi ích, thực tế rõ ràng, ngay trong cuộc sống.
Người
ta cho rằng: tất cả tôn giáo, đại cương giáo lý, thảy đều giống nhau, chẳng hạn
như là: khuyên răn dạy dỗ, làm lành lánh dữ, cải ác tùng thiện, nhằm đạt mục
tiêu, kiến tạo xã hội, an ninh trật tự, bình yên hạnh phúc. Nói chung, để đạt
cứu cánh, hầu hết tôn giáo, đều dạy con người, sống với "Lương Tâm".
Thế giới luôn luôn, đề cao phát triển, lương tâm con người, lương tâm nhân
loại. Chúng ta hãy thử, tìm hiểu thử xem: Lương Tâm là gì? Người có lương tâm,
khác với người đời, như thế nào? Còn trong giáo lý đạo Phật, từ ngữ "Phật
Tâm" có ý nghĩa gì, có sự khác biệt nào không?
*
* *
Trong
phạm vi bài này, chúng ta tìm hiểu: "Lương tâm và Phật Tâm", theo
quan điểm của đạo Phật mà thôi. Người trên thế gian tin Phật, thờ Phật, cúng
Phật, lạy Phật, chưa hẳn là Phật Tử chân chánh, dù tại gia hay xuất gia.
Trong
Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy: "Tin tưởng Như Lai mà không hiểu Như Lai, tức
là phỉ báng Như Lai".
Tại
sao vậy? Bởi vì, những người chỉ biết, tin tưởng Như Lai, tức là tin Phật, như
là tin tưởng, một vị thần linh, hay là thượng đế, quyền năng tối thượng, ban
phước những ai, cầu nguyện phụng thờ, lễ lạy tin theo, sẵn sàng giáng họa,
những ai không tin, không chịu thờ lạy, những người như vậy, chỉ là những
người, phỉ báng đạo Phật. Những người như vậy, chẳng hiểu biết gì, Chánh Pháp
đạo Phật, dù họ ở chùa, hay ở tại gia, dù họ mang bất cứ hình tướng nào chăng
nữa.
Chúng
ta nên biết một cách rõ ràng, một cách tường tận và chắc chắn rằng: Ðức Phật
không phải là thần linh, không bao giờ ban phước hay giáng họa cho bất cứ ai.
Ðức Phật là con người đã giác ngộ và giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Ðức Phật
chỉ dạy rành rẽ con đường tu tập, giảng giải đầy đủ các pháp môn hành trì, tùy
theo căn cơ trình độ, hoàn cảnh và sở nguyện của mỗi người, dành cho bất cứ ai
muốn đi đến chỗ giác ngộ và giải thoát, không phân biệt là Phật Tử hay không là
Phật Tử, không phân biệt tại gia hay xuất gia. Nhưng muốn được giác ngộ và giải
thoát, hay ít ra, muốn được an lạc và hạnh phúc hiện đời, con người phải làm
sao, phải làm gì?
Trong
Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
"Hãy
tự thắp đuốc lên mà đi.
Thắp lên với Chánh Pháp".
Thắp lên với Chánh Pháp".
Phật
độ hữu duyên nhơn. Ðức Phật chỉ có thể cứu độ những người hữu duyên, tức là
những người chịu thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của mình, bằng cách mồi với ngọn
đuốc Chánh Pháp, nhờ đó mới có thể phá tan màn vô minh, thấu rõ chân lý, biết
pháp môn thực hành. Nói một cách khác, nếu những người nào, phát tâm bồ đề, cầu
học Chánh Pháp, thực hành giáo lý, vào trong đời sống, hằng ngày hiện đời, mới
có thể nếm, pháp vị vi diệu, cao siêu mầu nhiệm, mới có thể sống, an lạc hạnh
phúc, mới có thể đạt, cứu kính đạo Phật, đó là: "giác ngộ và giải
thoát". Cũng ví dụ như, một vị bác sĩ, chỉ có thể cứu, những người có
bệnh, nhưng chịu chữa trị, chịu nghe lời khuyên, và chịu uống thuốc, mà thôi.
Toàn
bộ giáo lý nhà Phật được ghi chép trong tam tạng kinh điển, gồm có: Tạng Kinh,
Tạng Luật và Tạng Luận. Ngày xưa, có một vị quan Tể Tướng đến tham vấn đạo,
muốn được biết cốt tủy của đạo Phật, làm sao có thể tóm gọn được tam tạng giáo
kinh điển nhà Phật. Một vị Thiền Sư bèn chỉ dạy bài kệ, trong Kinh Ðại Bát Niết
Bàn, như sau:
Chư
ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
Nghĩa
là:
Việc
ác không làm
Làm các việc thiện
Giữ tâm thanh tịnh
Ðúng lời Phật dạy.
Làm các việc thiện
Giữ tâm thanh tịnh
Ðúng lời Phật dạy.
Vị
quan đó nói: Như vậy dễ quá, con nít lên tám, cũng có thể biết. Thiền sư từ
tốn: Con nít lên tám, có thể biết được, ông già tám mươi, suốt đời thực hành,
cũng vẫn chưa xong! Thực vậy, biết suông nói suông, việc gì cũng dễ, nhưng thực
hành được, một cách chu toàn, mới thực là khó.
*
Hơn nữa, chúng ta nên biết rằng: Người nào thực hành được hai câu đầu của bài
kệ, đó chính là người có lương tâm ở trên thế gian này. Còn người nào thực hành
được đến câu thứ ba của bài kệ, đó chính là người sống được với Phật Tâm, còn
được gọi là bản tâm thanh tịnh của con người. Ðó mới chính thực là cứu kính của
đạo Phật.
Nói
một cách đơn giản, lương tâm là tâm lương thiện, hiền lương, thiện lành. Theo
sách vở thế gian, lương tâm có nghĩa là: nhận thức nội tâm theo lẽ phải, nhận
thức đúng sai, phải trái, khả năng tự đánh giá hành vi của mình về phương diện
lẽ sống và đạo đức. Lương tâm có nghĩa là tâm công minh, chính trực, sách vở
gọi là: Công Tâm hay Trực Tâm. Người có lương tâm luôn luôn chỉ làm các việc
thiện lành, lương thiện, ích lợi cho mình và cho người, với tất cả tấm lòng
chân thật, hiền lương, không làm các việc xấu ác, lợi mình hại người, không gây
phiền não khổ đau cho người khác. Người có lương tâm luôn luôn đem lại sự bình
yên hạnh phúc cho mọi người, an ninh trật tự cho xã hội, là mẫu người lý tưởng,
đáng tôn trọng kính mến, nhưng rất khó thực hiện. Tại sao vậy? Bởi vì: Sống
trên thế gian này,
-
"việc ác không làm" không phải là điều dễ dàng.
-
"làm các việc thiện" không phải là điều dễ dàng.
-
"giữ tâm thanh tịnh" là điều khó khăn nhứt.
*
* *
ĐI CHÙA ĐÚNG CHÁNH PHÁP
PHẬT GIÁO CÓ MÊ TÍN KHÔNG?
DÂNG SỚ CẦU AN CÚNG SAO GIẢI HẠN
LÀM SAO TU THEO ĐỨC PHẬT?
TÁM ĐIỀU NGƯỜI TRÍ CẦN BIẾT RÕ.(PHTQ 16)
HẠNH BỐ THÍ (CTLĐ 1)