TÁM ĐIỀU PHẬT TỬ CẦN BIẾT
TỲ KHƯU THÍCH CHÂN
TUỆ
1. Điều thứ nhất: Người trí biết rõ cuộc đời là vô thường, quốc độ vốn không lâu bền, bốn đại vốn
không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt đổi thay, hư giả không có chủ tể. Tâm là mầm
sinh các điều ác. Thân thể là nơi tích tụ tội lỗi. Quán chiếu như vậy, dần dần
thoát ly sanh tử.
2. Điều thứ hai: Người trí biết rõ ham muốn nhiều là khổ, sống
chết khổ nhọc, ham muốn bắt đầu từ lòng tham, ít ham muốn sống không tạo
nghiệp, thân tâm được tự tại.
3. Điều thứ ba: Người trí biết rõ tâm không hề thấy đủ, chỉ
biết cầu mong có được càng nhiều, cho nên tăng thêm tội ác. Bồ-tát không như
vậy, thường nhớ biết đủ, sống đời thanh đạm để tu tập đạo hạnh, lấy trí tuệ làm
sự nghiệp.
4. Điều thứ tư: Người trí biết rõ biếng nhác là đọa lạc, nên
thường tinh tấn, dẹp bỏ những phiền não xấu ác, hàng phục bốn ma, vượt ra ngoài
sự trói buộc của thân tâm.
5. Điều thứ Năm: Người trí biết rõ ngu si là gốc của sanh tử.
Bồ tát thường nhớ kỹ điều đó, nên cố gắng học rộng hiểu sâu, để mở mang, tăng
trưởng trí tuệ, thành tựu được pháp biện tài, giáo hóa hết thảy đều đạt niềm
vui lớn.
6. Điều thứ sáu: Người trí biết rõ nghèo khổ thường có nhiều
oán than, dễ tạo thêm nhiều duyên xấu. Bồ-tát thường làm việc bố thí, tâm luôn
bình đẳng, không phân biệt thân hay thù, không nhớ thù xưa, không ghét kẻ xấu.
7. Điều thứ bảy: Người trí biết rõ năm thứ dục lạc (tiền tài,
sắc tướng, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ) là năm món tội và năm mối họa. Cho nên,
tuy là người thế tục, nhưng người trí sống không nhiễm những lạc thú của thế
gian, thường nhớ nghĩ và nương tựa ba điều cao quí (Phật là tâm sáng
suốt, Pháp là tâm chân chánh, Tăng là tâm thanh tịnh). Người trí có chí nguyện
xuất gia, giữ đạo trong sạch, phạm hạnh cao xa, từ bi với mọi loài.
8. Điều thứ tám: Người trí biết rõ sống chết như ngọn lữa bừng
cháy, khổ não vô cùng; cho nên phát tâm rộng lớn, cứu độ hết mọi loài. Nguyện
thay cho chúng sanh, nhận chịu vô lượng khổ, khiến cho chúng sanh rốt ráo an
vui.
(Bát Đại Nhân Giác
Kinh)
Con đường tu hành chân
chính theo đạo Phật là phải xả bỏ những tâm niệm đầy tham lam, sân hận, si mê,
trong kinh sách gọi là tà niệm, tạp niệm hay vọng niệm. Dù tại gia hay
xuất gia, người tu phải tự lực rèn luyện tu tập, luôn giữ gìn chánh niệm, luôn
trau giồi thúc liễm thân tâm, cố sức tránh xa các ác pháp lợi mình hại người.
Con người phải đầy đủ
nghị lực, phải gan dạ, kiên trì, chịu đựng và kham nhẫn, để mạnh dạn dứt bỏ
những thói hư, tật xấu, chứ không phải chỉ biết thường vào nơi điện Phật chỉ để
cúng kiến, lễ bái, cầu khấn, van xin, nương nhờ tha lực chư Phật, chư Bồ Tát
gia hộ, tiếp độ, trợ lực, cứu khổ cứu nạn, giải thoát khổ đau, tai ương, bệnh
tật, hay phóng hào quang tiếp độ những vong hồn người chết về cõi Tây Phương
Cực Lạc.
Con người phải phát
tâm tự lực học hiểu chánh pháp, suy tư nghiền ngẫm những lời dạy quí báu trong
kinh sách, để biết cách áp dụng, thực hành trong đời sống thực tế hàng ngày.
Chứ không phải tu hành suông bằng cách chỉ biết tụng kinh, niệm Phật, trì chú,
ngồi thiền, hay chuyên luyện bùa, luyện phép để có thần thông, hay huyễn thuật,
hoặc để khẩn cầu được sinh về Cực Lạc, Niết Bàn bằng những oai thần, tha lực
của chư Phật, chư Bồ Tát, ngoài ra không còn gì hết, không biết gì hết !
[]
Ðôi khi, có người chỉ biết đặt niềm tin nơi
đấng thiêng liêng nào đó, để cầu nguyện, van xin, khấn vái cho được tai qua nạn
khỏi, cho được bình an, mà không chịu tìm hiểu hư thực, không chịu tìm hiểu
Chân Lý, không chịu học hỏi Chánh Pháp, cho nên những người biết lợi dụng lòng
mê tín dị đoan dễ gạt gẫm, dễ lợi dụng, dễ sai khiến, hậu quả khó mà lường
trước được.
Trên thế gian này, chúng ta từng chứng kiến các
cảnh phiền não khổ đau, nhiều hơn là bình yên vui sướng. Ngay trong cuộc đời
của chúng ta, những sự bất trắc, bất như ý, bất toại nguyện, cũng nhiều hơn
những việc vui vẻ, vừa ý, toại nguyện.
Cho nên, nhận định cuộc đời "khổ nhiều vui
ít", đó là sự thực rõ ràng, nhưng trong chúng ta ít người dám mạnh dạn
nhìn nhận. Con người vì mải mê đấu tranh, vật lộn với cuộc sống hằng
ngày, nên không có thời giờ để suy tư, tìm hiểu. Có người không muốn nhìn
nhận sự thực đó, tự kỷ ám thị, tự lừa dối mình, cho rằng cuộc đời là vui đẹp,
là đáng hưởng thụ, với mục đích tạm quên đi những đau khổ, bất hạnh trong cuộc
sống, không biết ngày mai mình sẽ ra sao, không biết làm sao cho đời bớt khổ,
cho đời hết khổ.
Khi gặp hoàn cảnh khổ đau, khi có điều bất trắc,
bất như ý, bất toại nguyện, con người chỉ biết than trời trách đất, hoặc trách
cứ tổ tiên, trách cứ ông bà cha mẹ, ăn ở bất nhơn thất đức, cho nên cháu con
mới ra nông nổi này!
VP. PHAT-HOC
TINH-QUANG CANADA
2017.2.25
Kính thưa quí vị,
VP. PHTQ.CANADA trân
trọng đa tạ quí vị tiếp sức phổ biến chánh pháp,
chỉ rõ đâu là tà pháp
xen lẫn trong sinh hoạt chùa chiền khắp nơi
để bá tánh hiểu rõ đâu
là chánh pháp vi diệu.
Chánh pháp áp dụng
trong đời sống hàng ngày sẽ giúp đem lại
an lạc và hạnh phúc
giác ngộ và giải thoát
cho bất cứ ai - không
phân biệt tại gia hay xuất gia.
Tuy nhiên, có vài điều
cần hiểu thấu đáo:
1. Cần phân biệt trí thức thế gian và trí tuệ bát nhã.
Người có học thức,
kiến thức thế gian sẽ giúp đời giúp người về phương diện
đời sống thế
gian.
Những vị này, dù ở các
quốc gia văn minh, khoa học tiên tiến, vẫn u mê về
phương diện tâm linh
với đức tin mù quáng.
Người có trí tuệ bát
nhã hiểu rằng thế gian vô thường,
nhân sinh vô ngã,
các pháp do nhân duyên
sinh và do nhân duyên diệt,
phân biệt rõ ràng
chánh pháp và tà pháp.
2. Trên thế gian có
rất nhiều tín ngưỡng khác nhau tùy theo dân tộc,
địa phương, xuất xứ,
giai cấp, học thức.
Những tín ngưỡng thế
gian nếu xâm nhập vào sinh hoạt chùa chiền
- trái với chánh pháp
-
thì đúng là tà pháp,
ma pháp cần tránh xa,
dù các chuyện người ta
tin rằng
đã xen lẫn trong chùa
chiền vài trăm năm hay ngàn năm.
Ngay thời Đức Phật tại
thế,
cũng đã có biết bao
nhiêu tín ngưỡng theo tà đạo.
3. Con người ai ai
cũng có tâm ma và tâm phật,
tâm ma hành theo tà
pháp - tâm phật hành theo chánh pháp.
Tâm ma và tâm phật chỉ
cách nhau sợi tơ.
Tu sĩ hành ma pháp gọi
là ma tăng.
Tu sĩ hành chánh pháp
là các vị chân tu thực học.
4. Thầy tu chân chánh phải hành chánh pháp, theo chánh đạo
- dù tại gia hay xuất
gia.
Thầy tụng
(gọi đúng là thầy tụng
đám ma hay đám cúng)
chính là
những người thế gian -
giả dạng tu sĩ - bày đủ trò
cúng kiến, lễ bái,
nghi thức
càng rườm rà phức tạp,
vẽ bùa lăng quăng, càng tăng vẻ linh thiêng huyền bí,
càng dễ gạt gẫm người
đời (kể cả người có kiến thức rất cao, bằng cấp)
BỒ TÁT THƯỜNG BẤT KHINH
Đọc và
tụng phẩm Bồ Tát Thường Bất Khinh ở trong kinh Pháp Hoa, ta có thể học tập ở
Ngài với bốn chất liệu: Đức Tin - Lòng Chân Thật - Sự Nhẫn Nhục và Hạnh Bất
Khinh. Chính bốn chất liệu này, Ngài đã làm cho Pháp Hoa sáng chói ở nơi chính
đời sống của Ngài và Ngài đã chuyển vận ánh sáng ấy xuyên suốt vào mọi thời đại
mà Ngài hiện hữu.
Với
đức tin, Bồ Tát Thường Bất Khinh tin tưởng tuyệt đối vào khả năng thành Phật ở
nơi chính mình và mọi người. Ngài tin như thế, nên Ngài sống như thế, Ngài nói
như thế và Ngài làm như thế, chứ không thể nào sống khác, nói khác và làm khác.
Với
tấm lòng chân thực, Bồ Tát Thường Bất Khinh đã thiết lập tấm lòng này trên căn
bản của đức tin Phật thừa. Do tin như vậy, nên Ngài sống như vậy và trải tấm
lòng như vậy, với mọi người bất cứ lúc nào, và bất cứ ở đâu.
Với sự
kiên trì nhẫn nhục, Bồ Tát Thường Bất Khinh cũng đã thiết lập chất liệu này
trên nền tảng của đức tin Phật thừa, với sự soi rọi của tuệ giác và từ bi. Nên,
sự kiên trì, nhẫn nhục của Ngài không phải là một kẻ bất lực, hèn yếu và thua
cuộc. Trái lại, sự kiên trì, nhẫn nhục ấy là sức mạnh của tuệ giác và năng
lượng của từ bi.
Nhẫn
nhục mà có nội dung của sự chịu đựng khổ đau, sự nhẫn nhục ấy không phải là sự
nhẫn nhục của Bồ Tát Thường Bất Khinh. Vì sao? Vì sự nhẫn nhục như vậy, chứng
tỏ rằng, những khổ đau của mình đang bị đàn áp. Hễ có đàn áp tức là có phản
ứng. Như vậy, mình đang chiến tranh với chính mình dưới một tác dụng khác âm ỉ
và sẽ khốc liệt hơn khi có cơ hội.
Trái
lại, nhẫn nhục mà có nội dung của tuệ giác và tình thương, thì sự nhẫn nhục ấy
sẽ tạo nên chất liệu an lạc và hạnh phúc, tạo nên chất liệu vững chãi và hùng
tráng.
Thực
hiện hạnh nhẫn nhục tức là phải biết mở to đôi mắt ra để nhìn sâu rộng vào mọi vấn
đề, chứ không phải nhẫn nhục là co lại không dám nhìn bất cứ một cái gì.
Sự
hiểu biết sâu và rộng, thì không còn có bất cứ một sự đối kháng nào về mặt kiến
thức, tri thức và tranh luận.
Ví
như, sự sâu rộng của biển là làm chỗ cho mọi con sông đổ về, dù bao nhiêu con
sông có đổ về, thì biển cũng dung chứa mà không hề phản ứng, giận dữ hay tranh
cãi gì với chúng.
Nên,
thực hành hạnh nhẫn nhục là mở to đôi mắt để nhìn sâu và rộng vào mọi vấn đề,
để mỗi khi mọi vấn đề khúc mắc của bản thân và xã hội đi vào trong đời sống của
ta, thì chúng đều bị sự hiểu biết sâu rộng ở trong ta chuyển hóa.
Và
thực hành hạnh nhẫn nhục, không nên hiểu là sự chịu đựng, khi bị con dao đâm
vào trái tim, theo ngôn ngữ biểu tượng của Hán, mà thực hành hạnh nhẫn nhục là
phải mở tung trái tim ra, mở tung cõi lòng ra. Cõi lòng càng khép lại, khi gặp
sự đối kháng, thì tiếng nổ và tiếng vang dội càng lớn. Bởi
vậy, người càng ích kỷ bao nhiêu, thì sự sân si và giận dữ của họ, lại càng bén
nhạy bấy nhiêu và họ là đối tượng cho mọi con dao thế gian đâm vào.
Thực
hành hạnh nhẫn nhục là sống với đôi bàn tay và tấm lòng chân thực mở rộng. Nên,
nhẫn nhục là hạnh khó làm bậc nhất.
Hạnh
ấy là một trong những hạnh căn bản của sự thực tập, để thành tựu tuệ giác vô
thượng và làm lợi ích cho đời. Hạnh ấy là phép lạ của mọi sự thành công. Nhưng,
nhẫn nhục thành công là nhờ luôn luôn có mặt của hạnh Bất Khinh, nên với hạnh
Bất Khinh, Bồ Tát Thường Bất Khinh đã biểu lộ sự cẩn trọng tuyệt đối của mình,
ngay trong từng giây phút của sự sống, nghĩa là Bồ Tát không khinh suất, bất cứ
ai, dù người đó đã từng hủy báng mình, đã từng ném đá vào mình. Và quan trọng
hơn hết là Bồ Tát không khinh suất bất cứ một động tác nào của mình, nên bất cứ
động tác nào của Bồ Tát cũng là động tác của sự cẩn trọng. Đi, đứng, nằm, ngồi,
nói năng hành xử, kính lễ đều an trú một trăm phần trăm trong sự cẩn trọng. Do
thực hành hạnh bất khinh hay hạnh cẩn trọng, mà Bồ Tát đã thành tựu về các mặt
Tín, Tấn, Niệm, Định và Tuệ, và cũng do thực hành hạnh bất khinh và cẩn trọng,
mà Bồ Tát đã không làm cho ai bị khổ đau bởi một cử chỉ nhỏ nhặt của Ngài.
Nên,
Bồ Tát xuất hiện giữa cuộc đời để giúp đời bằng chất liệu bất khinh và sự cẩn
trọng của chính mình. Bất khinh là bố thí cho đời bằng sự cẩn trọng và sự khiêm
tốn, nên bất khinh là thực hành Bố thí độ; bất khinh thì không có điều ác nào
là không nhiếp phục, không có điều thiện nào là không khởi sinh, nên bất khinh
là thực hành Trì giới độ; bất khinh thì không có gì để sơ suất giận dữ, để oán
ghét và chịu đựng, nên bất khinh là thực hành Nhẫn nhục độ; bất khinh thì chỉ
có đi tới, không còn có sự thối lui, nên bất khinh là thực hành Tinh tấn độ;
bất khinh thì không mất chánh niệm, không mất định tĩnh khi tiếp xúc với mọi
đối tượng thuận nghịch, nên bất khinh là thực hành Thiền định độ và bất khinh
thì không còn ngộ nhận, không còn thiếu sót, không còn sân hận, không còn sai
lầm, nên bất khinh là thực hành Trí tuệ độ.
Bất
khinh thì không còn kiêu mạn. Kiêu mạn không còn là ngã chấp đã đoạn. Bất khinh
thì sự phân biệt kỳ thị không còn. Sự phân biệt và kỳ thị không còn là pháp
chấp đã đoạn.
Chấp
ngã và chấp pháp không còn, là ta đã thể nhập vào thực tại vô biên của sự sống,
đó là đời sống hay thọ mạng của Như Lai.
Nên,
bất khinh là khởi đầu cho hạnh thực tập và thường bất khinh là kết quả viên mãn
của sự thực tập. Thường bất khinh là Phật tính, thực tập hạnh bất khinh là đi
về và sống với Phật tính.
Nói rõ
hơn, thực tập hạnh bất khinh là thực tập hạnh Pháp Hoa và Thường Bất Khinh
chính là đời sống của Pháp Hoa vậy.
Hạnh
ấy là phép lạ của mọi sự hoàn thiện, và đời sống ấy là đời sống diệu thường
giữa những sinh hoạt bình thường của thế gian và của con người.
Bồ Tát
Thường Bất Khinh đã có đức tin tuyệt đối vào khả năng thành Phật của chính mình
và khả năng thành Phật của mọi người, nên đem hết tấm lòng chân thật mà kính
lễ, ca ngợi đức tính ấy của mọi người và dập tắt lòng kiêu mạn ở nơi chính mình
bằng hạnh bất khinh.
BỐ THÍ KHÔNG ĐƯỢC PHƯỚC
Quảng Tánh
Bố thí là một trong những pháp hành phổ biến của người đệ tử Phật. Hãy cho đi một phần những gì mình có để tạo phước cho hiện tại và mai sau. Dĩ nhiên, người con Phật bố thí luôn hướng đến mục tiêu lợi mình, lợi người, lợi cả hai. Cho đi để mình và người đều lợi ích, an lạc mới được gọi là bố thí đúng nghĩa.
Thực tế ở đời có nhiều sự cho đi nhưng không phải
trường hợp nào cũng được ngợi khen và có phước đức. Như cho người phương
tiện làm ác, cho người sự chết chóc, cho người sự bất an, cho người sự say đắm
sắc dục, cho người sự mê tín và lệ thuộc thần linh thì chẳng những không được
phước mà còn mang tội. Hãy nghe lời Phật dạy về những điều nên và không nên
trong hạnh thí xả hàng ngày.
“Một thời Phật
ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế
Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có năm sự bố
thí không được phước. Thế nào là năm? Lấy dao thí cho người, lấy độc thí cho
người, lấy bò hoang thí cho người, lấy dâm nữ thí cho người, tạo các miễu thần.
Đó là, này
Tỳ-kheo! Có năm việc bố thí không được phước. Tỳ-kheo nên biết, lại có năm việc
bố thí khiến được phước lớn. Thế nào là năm? Tạo vườn cảnh, tạo rừng cây, tạo
cầu đò, tạo thuyền lớn, tạo phòng xá trụ xứ cho người qua lại.
Đó là,
Tỳ-kheo! Có năm việc này khiến được phước.
Thế Tôn liền nói kệ:
Thế Tôn liền nói kệ:
Vườn cảnh thí
mát mẻ/ Và tạo cầu đò tốt/ Bến sông đưa mọi người/ Và làm phòng nhà tốt/ Người
đó trong ngày đêm/ Hằng sẽ nhận được phước/ Giới định đã thành tựu/ Người này
ắt sanh thiên.Thế nên, các
Tỳ-kheo, hãy nhớ tu hành năm đức thí này. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều
này. Bấy giờ các
Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tà tư, VNCPHVN
ấn hành, 1998, tr.360)
Thật rõ ràng, đem hung khí hay vũ khí nói chung cho
người thì không được phước. Đối với người hung hăng, thiếu kiềm chế hay chưa đủ
chín chắn mà có được hung khí thì nguy to. Nhà nước kiểm soát vũ khí và các
hung khí sát thương rất chặt chẽ cũng không ngoài lý do này.
Đem chất độc cho người, dù gián tiếp hay trực tiếp
cũng tạo ra sự tổn hại. Chỉ riêng việc vì lợi nhuận mà cố tình gây ô nhiễm thực
phẩm ngày nay cũng đã gây tổn hại nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội. Ngoài các
chất độc đúng như nghĩa đen của nó, còn có những độc tố về tinh thần, về quan
niệm sống, về cách ứng xử đã và đang đầu độc con em chúng ta khiến đời sống đạo
đức càng thêm xuống cấp.
Bò hoang trong văn hóa Ấn Độ là sinh vật linh
thiêng, được tôn thờ như vị thần, là biểu tượng bất khả xâm phạm. Ai đụng đến
bò hoang là xúc phạm thánh thần, cận kề với tai họa. Thế nên, “thí bò hoang cho
người” cũng chẳng khác nào đem lửa bỏ vào tay họ, khó tránh khỏi thảm họa cháy
tay.
Đem mỹ nữ cho người sẽ khiến cho tham ái và phóng
dật tăng thêm. Người say đắm sắc dục quá độ khí huyết sẽ suy hao, sức khỏe và
trí lực sa sút, bị sắc đẹp mê hoặc nên dễ làm điều phi pháp.
Đáng suy ngẫm nhất là tạo dựng các am miễu thờ cúng
quỷ thần, việc làm này không có phước. Vì sao? Việc thờ phụng này sẽ khiến cho
người ta có khuynh hướng ỷ lại, cầu cạnh quỷ thần ban phúc giáng họa, sa đà vào
mê tín dị đoan mà không lo chuyển hóa nghiệp lực của chính mình.
Thế Tôn khẳng định, năm sự bố thí kể trên vốn không
được phước. Ngược lại, Ngài khuyến khích mọi người hướng tâm vào những việc
phúc lợi cho cộng đồng như “Tạo vườn cảnh, tạo rừng cây, tạo cầu đò, tạo thuyền
lớn, tạo phòng xá trụ xứ cho người qua lại” để được phước báo lớn.
BỐN HẠNG NGƯỜI ĐÁNG KÍNH
Quảng Tánh
Sự tu tập
trong Phật giáo, cốt tủy vẫn là “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Nghĩa là tự
lực và tha lực luôn tương tác, hỗ trợ nhau trong tu tập nhưng tự lực vẫn là
chính, trọng tâm của việc thực hành giáo pháp.
Người tu
muốn thành công phải theo thứ lớp, tuần tự từ thấp lên cao. Trước phải có lòng
tin, không rời kinh điển rồi sau mới tự mình thân chứng và đến nơi các Thánh
quả.
Người đệ tử Phật cất bước vào bốn lãnh vực này, Thế Tôn gọi là “người đáng kính, đáng quý, là phước điền của đời”.
Người đệ tử Phật cất bước vào bốn lãnh vực này, Thế Tôn gọi là “người đáng kính, đáng quý, là phước điền của đời”.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nay có bốn loại người đáng kính, đáng quý, là phước điền của đời. Thế
nào là bốn? Nghĩa là gìn giữ lòng tin, vâng theo giáo pháp, tự thân chứng và
thấy được đến nơi.
Thế nào gọi là người gìn giữ lòng tin? Hoặc có một người chịu người dạy
dỗ, dốc một lòng tin, ý không nghi nan. Có lòng tin đối với Như Lai Chí Chân
Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo
Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Họ cũng tin lời Như Lai, cũng tin lời
Phạm chí; hằng tin lời những vị ấy, không chấp giữ trí mình. Đó gọi là người
giữ gìn lòng tin.
Thế nào gọi là người tự vâng theo giáo pháp? Ở đây có người phân biệt
pháp, không tin người khác, quán sát pháp là có hay không, là thực hay hư.
Người ấy liền nghĩ: ‘Đây là lời Như Lai. Đây là lời Phạm chí’. Vì biết đây là
pháp ngữ của Như Lai, người ấy liền phụng trì, còn các lời ngoại đạo thì xa
lìa. Đó gọi là người vâng theo giáo pháp.
Thế nào gọi là người thân chứng? Ở đây, có người thân tự tác chứng, họ
cũng chẳng tin người khác, cũng chẳng tin lời Như Lai. Họ cũng chẳng tin các
ngôn giáo của các bậc tôn túc nói, chỉ theo tánh mình mà đi. Đó gọi là người
thân chứng.
Thế nào gọi là người thấy đến nơi? Ở đây, có người đoạn ba kiết sử,
thành tựu pháp Tu-đà-hoàn, chẳng thối chuyển. Người ấy có được cái thấy rằng có
bố thí, có người nhận, có quả báo thiện ác, có đời này, đời sau, có cha, có mẹ,
có A-la-hán... Người ấy thọ giáo, thân tín, tác chứng mà tự du hóa. Đó gọi là
người thấy đến nơi.
Đó là, này Tỳ-kheo! Có bốn người này. Hãy nhớ trừ bỏ ba người trên. Nhớ
tu pháp thân chứng. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này. Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II,
phẩm Tứ đế,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.29)
Hạng
người đáng kính quý trước tiên là có lòng tin. Chánh tín là niềm tin bất
động vào Tam bảo. Như Lai và các bậc Thánh phạm hạnh là những bậc giác ngộ,
giới đức; là những ngọn đuốc sáng soi đường; là ruộng phước tối thắng. Niềm tin
vào Tam bảo càng kiên cố thì sự nỗ lực hướng thiện cùng với công đức, phước báo
của tự thân càng tăng thêm.
Không chỉ
tin Phật mà còn vâng theo giáo pháp của Ngài. Nhất là khi Thế Tôn đã
nhập Niết-bàn từ rất lâu xa thì sự vâng theo giáo pháp chính là được gặp Phật,
được nghe Ngài thuyết pháp. Chính nhờ sự y theo giáo pháp nên hiểu và thực hành
đúng Chánh pháp, không bị lạc vào các tà thuyết ngoại đạo. Đây chính là hạng
người đáng kính thứ hai.
Quan
trọng là, khi đã tin và hiểu Chánh pháp rồi thì tự mình phải tu tập để
chứng nghiệm lấy. Vì sao đến đoạn kinh này Thế Tôn lại nói “chẳng tin lời Như
Lai, chẳng tin các ngôn giáo của các bậc tôn túc” mà “chỉ theo tánh mình mà
đi”? Bởi ăn bánh vẽ thì không thể no, đếm tiền giúp người thì không thể là
giàu. Giác ngộ và giải thoát mà các Ngài nói ra là của các Ngài chứ không phải
của mình. Hiểu và nhớ thật nhiều những điều các Ngài chứng ngộ không có nghĩa
là mình chứng ngộ. Nên học Phật đến một chừng mực nào đó thì phải buông để tự
thân chứng, tâm tức Phật, theo tánh mình mà đi. Đây chính là hạng người đáng
kính thứ ba.
Cuối cùng
là hạng người đạt đến Thánh quả đầu tiên, Sơ quả Tu-đà-hoàn. Chỉ cần đặt
bước chân vào dòng Thánh thôi đã xem như đạt bất thối chuyển. Từ Sơ quả, bậc
Thánh giả tuần tự thăng tiến các Thánh vị và đạt đến giải thoát tối hậu.
Thế Tôn nói về bốn hạng người đáng kính quý này
đồng thời cũng là bốn chặng đường người tu phải trải qua để thành tựu giải
thoát.
Sống đời vui đạo
(Sống trong tương đối - Vui với tuyệt đối)
(Sống trong tương đối - Vui với tuyệt đối)
Thương ghét, phải quấy, đẹp
xấu, đúng sai, hơn thua, chính là vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm.
Ðó chính thực là con trâu, mà người tu theo Phật phải chăn phải dắt, phải kềm
phải chế, phải điều phải khiển, phải thuần phải phục, thúc liễm luôn luôn. Chăn
trâu thành công thì Tánh Giác hiển lộ. Ðiều quan trọng là: "Con người hãy
chăn dắt con trâu, chớ để con trâu dẫn dắt con người! Nếu để con trâu dẫn dắt,
không biết con người sẽ đi về đâu?". Cho nên mới có pháp tu gọi là
"Pháp Môn Chăn Trâu", chính là nghĩa đó vậy.
Chăn trâu nghĩa là: áp dụng
Chánh Pháp, vào trong cuộc sống, của mình hằng ngày, dẹp trừ vọng tâm, vọng
tưởng vọng thức, vọng niệm liên miên, chuyển hóa ba nghiệp, thân khẩu ý mình,
bất lương bất thiện, thành ra ba nghiệp, hoàn toàn thanh tịnh. Chăn trâu nghĩa
là: không theo sức mạnh, sức kéo sức lôi, của tâm tham lam, sân hận si mê.
Ðây mới chính là ý nghĩa
thiết yếu của việc tu tâm dưỡng tánh theo đạo Phật: Trong tâm khởi niệm, nếu
giác kịp thời, liền biết không theo, đó là Chơn Tâm. Trong tâm khởi niệm, nếu
còn mê muội, không giác kịp thời, liền theo niệm đó, trở thành vọng tâm. Cũng
ví như là: Khi có gió thổi, mặt biển nổi sóng, gọi là biển động. Mặc dù có gió
thổi, mặt biển vẫn bình yên, đó là biển thái bình, ví như bản tâm thanh tịnh.
Tu theo đạo Phật, không phải chỉ có: cúng kiến lễ lạy, van xin cầu nguyện,
không còn gì khác!
Nếu con người biết sẵn sàng
tha thứ cho người khác, cũng như đã từng nhiều lần trong đời, tha thứ cho chính
bản thân mình, thì cảnh giới thiên đàng niết bàn cực lạc chính là đây, ngay
trên thế gian này!
Sinh sự thì sự sinh. Nhân
nào thì quả nấy. Gieo gió thì gặt bão. Có lửa thì có khói. Cầu nguyện khấn vái
chỉ đem lại sự bình an tâm hồn tạm thời mà thôi. Bình an thực sự chỉ có cho
người thiện tâm. Thiên đàng hay địa ngục, tuy là hai tâm trạng khác nhau, nhưng
tất cả thực sự chỉ là các trạng thái ở trong thâm tâm của tất cả chúng ta. Cũng
ví như biển động hay biển lặng, tuy khác nhau, nhưng đều là hai trạng thái của
biển mà thôi vậy.
Cảnh giới tịch diệt an lạc
đó không dành riêng cho bất cứ ai, không thuộc bất cứ tôn giáo nào, không thuộc
bất cứ sắc dân nào, không thuộc bất cứ thời đại nào. Bất cứ ai dẹp được một
phần các tâm niệm sanh diệt, thì người đó sống được một phần trong cảnh giới an
lạc tịch diệt.
Cư-sĩ Chính-Trực
TU
TÂM SỬA TÁNH
VÌ
NGƯỜI HAY VÌ MÌNH?
-
Ngoại à! Ngoại mua mấy cái bánh cam nầy hôi hết
rồi làm sao mà ăn đây, lần sau Ngoại đừng có mua nữa!.
-
Cháu à! Con thấy ăn được thì ăn, không thì bỏ
đi. Vì Ngoại thấy đứa nhỏ bằng tuổi đi học giống như cháu, mà không được đi học
phải bưng rỗ bánh cam đi bán, áo quần cũng không lành lặn. Nghĩ vậy thay gì Ngoại
cho nó tiền, Ngoại mua hết rỗ bánh cam còn lại đó thôi, cháu hiểu thì đừng cằn
nhằn Ngoại nữa được không?.
-
Cám ơn Ngoại, đã dạy cho con biết suy nghĩ vì
người không vì mình quá nhiều!!!
CHẤP
HAY KHÔNG CHẤP?
-
Má à! anh rể và chị Hai mê tín chấp rằng
trong nhà mình đang có tang Ba xui lắm, không muốn Má đi dự đám cưới cháu ngoại,
thôi thì Má cũng đừng thèm đi nha!
-
Hồi sáng nầy, anh rể và chị Hai của con có đến
xin lỗi và xin Má tha thứ những lời nói vô tình xúc phạm đến Má. Năn nỉ Má
thương con cháu đừng chấp. Má quyết định rồi, Má sẽ đi đưa cháu ngoại về nhà chồng.
Nếu Má không đi, thì người chấp, người mê tín là Má đó.
PHƯỚC
Ở ĐÂU?
-
Anh làm người tốt có ích gì, phải nghĩ cho bản
thân, cho vợ con gia đình anh sung sướng, đầy đủ giàu có trước, khi nào có dư
giả rồi hãy nghĩ đến làm tốt giúp người khác có được không?
-
Được chứ! Như vậy anh sẽ hưởng hết phước rồi,
còn đâu dành cho em và con nữa!! khi muốn em thỏa mãn sung sướng và giàu có thì
anh phải tạo nghiệp bất thiện, vì gia đình hại người, cuối cùng thì phước hay họa
tới đây?!!..Anh làm chuyện tốt giúp người là đang tạo phước an lành, hạnh phúc
cho các con và em đó.
CÓ
NÊN MUA HAY KHÔNG MUA?
-
Thưa Ba, có một số người đến nhà con bán
nhang đèn, có khi mặc y phục tu sĩ. Con lưỡng lự, không biết có nên mua không,
họ là người tu thật hay giả?
-
Con có cần dùng nhang đèn hay không? Đó mới
là điều cần thiết phải suy nghĩ mua hay không mua. Họ là người bán con là người
mua, có sự trao đổi, việc gì không thiệt thòi mình cũng không hại người thì con
làm đúng là vậy đó.
TRĂM
NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
Ý
NGHIÃ LỄ CẦU NGUYỆN
BIỂU
TƯỢNG ĐÈN HOA SEN
BÁT
CHÁNH ĐẠO
CÀNH
HOA SEN MÀU XANH
NIỀM
TIN CHÁNH TÍN CỦA NGƯỜI CON PHẬT