Thế nào
là Phật Pháp
HT.Thích Thanh Từ
HT.Thích Thanh Từ
Phật pháp
là những điều đức Phật chứng kiến được sau khi giác ngộ, đem chỗ chứng kiến ấy
nói lại để cho mọi người hiểu biết để dứt sạch mê lầm và giác ngộ như Ngài.
Chính từ chỗ chứng kiến của Ngài nói ra, không phải do suy tư phỏng đoán như
nhiều triết thuyết khác. Vì thế, Phật pháp là những chơn lý, tùy trình độ của
người, Phật nói có sai biệt: Chơn lý phổ biến, Chơn lý tương đối, Chơn lý tuyệt
đối.
Chơn lý
phổ biến là những sự thật hiện hữu tràn đầy trên vạn vật. Những sự thật ấy đức
Phật chỉ ra, chúng ta chịu khó khảo sát một cách tinh tế sẽ thấy hiển nhiên
không sai lệch. Trước hết nhìn theo dòng thời gian, Phật nói :
I. NHƠN QUẢ
Tất cả sự
vật có hình tướng, có tác động đều hình thành bằng nhơn quả. Nhơn quả trùm khắp
cả mọi sự vật, không một sự vật nào có thể thoát ngoài nhơn quả được. Song
trong nhơn đến quả có chánh nhơn, trợ nhơn, thuận nhơn, nghịch nhơn nên trở
thành vấn đề phức tạp. Lại có những trường hợp vì nhơn quá nhỏ nhiệm, nhơn xa
xôi khiến người ta không thể thấy, không thể nhớ mà biến thành khó hiểu. Chúng
ta thử nhìn từ lãnh vực thực vật, động vật… để minh chứng lý nhơn quả.
1. Về
Thực Vật. Không một thứ cây loại cỏ nào mà chẳng từ nhơn thành quả. Hoặc có thứ
nhơn của nó là hạt, có thứ nhơn nó là lá, có thứ nhơn nó là ngọn, có thứ nhơn
nó là rễ, là thân. Từ cái nhơn ấy nẩy mầm sanh trưởng thành cây, đơm hoa, kết
quả. Không có loài thực vật nào ngẫu nhiên không nhơn thành quả. Ví dụ, hạt cam
là nhơn, lên thành cây cam có trái cam là quả. Hạt ớt là nhơn, lên thành cây ớt
có trái ớt là quả… Có nhơn ắt phải có quả. Song trong ấy còn tùy thuộc thuận
nhơn hay nghịch nhơn, mà thành quả hay bất thành quả. Như có hạt cam là chánh
nhơn, có phân, đất, nước, ánh nắng… là trợ nhơn, được săn sóc vun quén là thuận
nhơn, hạt cam ấy sẽ nẩy mầm sanh trưởng thành cây cam và có trái cam không sai.
Ngược lại, có hạt cam mà thiếu phân đất nước ánh nắng… thì không thể nẩy mầm
sanh cây cam, huống là có trái cam. Hoặc có hạt cam, có phân đất nước ánh nắng…
mà thiếu người săn sóc vun quén thì có thể có cây cam mà khó mong có quả cam.
Hoặc có hạt cam, có phân đất nước ánh nắng…, có người vun quén, song bị sâu trùng ăn gốc, đục trong thân cây – nghịch nhơn – thì cây cam ấy sẽ bị hoại. Hoặc có trường hợp dường như không nhơn mà thành quả. Như chúng ta dọn sạch một thửa đất để trồng trọt.
Hoặc có hạt cam, có phân đất nước ánh nắng…, có người vun quén, song bị sâu trùng ăn gốc, đục trong thân cây – nghịch nhơn – thì cây cam ấy sẽ bị hoại. Hoặc có trường hợp dường như không nhơn mà thành quả. Như chúng ta dọn sạch một thửa đất để trồng trọt.
Thửa đất
ấy, chúng ta cuốc không còn một gốc cỏ, lượm sạch không sót một cọng cỏ, ta tự
cho là đất thật sạch. Thế mà, qua một vài trận mưa, chúng ta thấy từ lòng đất
cỏ vọt lên lấm tấm đều hết. Cỏ này từ đâu đến ? Phải chăng đất sanh cỏ ? Thật
không phải thế, bởi những hạt cỏ li ti đã nằm sẵn trong lòng đất mà mắt chúng
ta không thể thấy. Gặp mưa, chúng nẩy mầm lên cây là lý đương nhiên.
Đây là vì nhơn nhỏ nhiệm chúng ta không thấy, nên có những nhận xét sai lầm. Lại có trường hợp khác, một hôm tăng chúng trong chùa chúng tôi ra thăm vườn, bẻ được hai trái mãng cầu xiêm, từ hai cây mãng cầu cách nhau độ 4 thước tây. Khi xẻ ra ăn, cả chúng đều ngạc nhiên, trố mắt nhìn nhau, đặt câu hỏi : Tại sao cùng một loại, chung một thửa đất, mà trái này ngọt, trái kia chua ? Mỗi người đều có giả thuyết khác nhau, riêng tôi chỉ cười thôi. Cuối cùng, tôi giải thích cho họ nghe : Sở dĩ hai cây cùng một loại, chung một thửa đất mà mùi vị khác nhau, do trước kia tôi lấy hạt của hai trái mãng cầu chua và ngọt ương trồng, nên kết quả như thế. Đó là vì nhơn xa xôi khiến người ta không thể biết, nên sanh nghi ngờ. Bởi những lý do trên, nhơn quả trở thành tế nhị phức tạp, nếu người nhận xét nông nổi đơn thuần thì khó thấu triệt được.
Đây là vì nhơn nhỏ nhiệm chúng ta không thấy, nên có những nhận xét sai lầm. Lại có trường hợp khác, một hôm tăng chúng trong chùa chúng tôi ra thăm vườn, bẻ được hai trái mãng cầu xiêm, từ hai cây mãng cầu cách nhau độ 4 thước tây. Khi xẻ ra ăn, cả chúng đều ngạc nhiên, trố mắt nhìn nhau, đặt câu hỏi : Tại sao cùng một loại, chung một thửa đất, mà trái này ngọt, trái kia chua ? Mỗi người đều có giả thuyết khác nhau, riêng tôi chỉ cười thôi. Cuối cùng, tôi giải thích cho họ nghe : Sở dĩ hai cây cùng một loại, chung một thửa đất mà mùi vị khác nhau, do trước kia tôi lấy hạt của hai trái mãng cầu chua và ngọt ương trồng, nên kết quả như thế. Đó là vì nhơn xa xôi khiến người ta không thể biết, nên sanh nghi ngờ. Bởi những lý do trên, nhơn quả trở thành tế nhị phức tạp, nếu người nhận xét nông nổi đơn thuần thì khó thấu triệt được.
2. Về Động Vật.Tất cả loài động vật hình thành cũng từ nhơn đến quả. Có loài động vật nhơn là trứng, có loài động vật nhơn từ bào thai, có loài động vật nhơn từ loài khác hóa ra. Không có loài động vật nào tự nhiên mà có, song có cũng tùy thuộc chánh nhơn, trợ nhơn, thuận nhơn, nghịch nhơn, sự sanh trưởng của nó được hoàn hảo hay suy kém, hoặc hoại diệt chẳng hạn. Đây là nói nhơn quả trên vạn vật có hình tướng. Chúng ta có thể khẳng định rằng “tất cả loài sinh vật trên quả địa cầu và cả quả địa cầu này đều nằm gọn trong lòng nhơn quá”.
3. Về tác động. Chẳng những nhơn quả trùm khắp mọi loài mọi vật có hình tướng, mà nhơn quả cũng bao gồm mọi tạo tác mọi hành động của mọi loài, ở đây chúng ta chú mục vào loài người để thấy rõ nhơn quả. Những tác động về thân miệng của chúng ta có tánh cách lợi người, đem lại nguồn an vui cho người, là tác động lành. Nó sẽ mang lại cho ta sự an vui ngay hiện tại, hoặc sau này, gọi là quả lành. Những tác động có tánh cách thương tổn khiến người đau khổ, gọi là nhơn dữ. Nó sẽ chuốc lấy sự đau khổ trở về ta ngay hiện tại, hoặc mai kia, gọi là quả dữ. Ví dụ, chúng ta ra tay cứu giúp người hoạn nạn nguy khốn, qua cơn hoạn nạn họ vui vẻ cám ơn ta. Chính khi thấy họ an ổn, lòng chúng ta cũng vui lâng lâng. Mặc dù chúng ta không mong gì hơn nữa, song người thọ ơn bao giờ cũng nghĩ đến đền đáp, nếu gặp cơ hội tốt, họ sẽ đền ơn ta.
Ngược lại, chúng ta làm thương tổn khiến người đau khổ, họ sẽ bực tức oán hờn phản kháng ta. Chính khi ấy lòng chúng ta cũng bị bất an. Nếu mai kia họ gặp dịp thuận tiện sẽ trả thù, khiến chúng ta bị khổ đau hơn, họ mới vừa lòng. Đó là nhơn lành gặt quả lành, nhơn dữ chịu quả dữ. Nhưng cũng có những trường hợp dường như ngoại lệ, mà thực không phải. Như chúng ta đã gieo nhơn lành hoặc dữ, mà suốt đời không gặt được kết quả; vì nhơn chưa chín mùi mà báo thân chúng ta đã hoại, nhơn ấy sẽ còn tiếp tục theo thời gian chớ không mất. Hoặc có khi chúng ta không gây nhơn lại chịu quả. Vì nhơn xa xôi còn lưu lại, chúng ta không nhớ.
Tác động
của ý còn thầm lặng bên trong chưa phát lộ ra, song nó rất nguy hiểm. Vì thân
miệng đều do nó chủ động sai khiến. Nó dấy nhơn lành thì thân miệng theo đó tạo
nhơn lành, nó dấy nhơn dữ thì thân miệng theo đó tạo nhơn dữ. Cho nên, người
hiểu lẽ nhơn quả đối với tác động của ý, phải dè dặt tối đa. Tác động của ý có
nhơn quả cũng y hệt thân miệng. Tuy nhiên, nhơn quả, không phải đơn giản như
nhiều người đã hiểu “gây nhơn lành được quả lành, tạo nhơn dữ bị quả dữ.” vẫn
có những trường hợp dường như trái lại. Bởi vì nhơn quả là một dòng biến động
theo thời gian.
Thời gian
có quá khứ, hiện tại, vị lai thì nhơn quả không thể chặn một quãng mà đoán định
được. Chúng ta muốn hiểu thấu đáo nhơn quả phải căn cứ vào ba thời mà khảo sát.
Nắm chắc lý nhơn quả, chúng ta sẽ có sức tự tín mãnh liệt, vì không còn lệ
thuộc vào sức thiêng liêng bên ngoài. Chúng ta tự nhận là chủ nhơn ông toàn cả
cuộc đời của mình. Nhơn quả là dòng biến động sinh diệt tiếp nối, nên nó là
hiện thân của Vô thường. Vì vô thường nên mãi lăn lộn trong vòng sanh diệt,
cũng là thành quả của luân hồi. Chủ thuyết nhơn quả không phải cố định cứng
khằn, mà linh động thăng giáng, tùy theo sự đủ thiếu các nhơn của nó. Người học
Phật nhận chắc lý nhơn quả, là đã có căn bản vững vàng trên đưòng tiến tu. Đồng
thời cũng gạt phắt những thuyết mê tín vu vơ như : đồng bóng, bói xâm, tướng số,
may rủi… Vì biết rõ mọi tác động đẹp xấu của chúng ta, sẽ cải tạo xây dựng một
cuộc đời vui khổ trong hiện tại và vị lai. Còn băn khoăn trông đợi, thắc mắc
điều gì mà phải đi coi bói tướng số ?. Thế là, chúng ta can đảm nhận chịu mọi
trách nhiệm hay dở do mình gây nên, không còn oán hờn kêu than chi cả. Cũng phá
tan những bệnh chấp : định mạng, nhất nhơn, vô nhơn. Vì biết rõ vạn vật trên
thế gian không có cái gì cố định, duy nhất, ngẫu nhiên, mà đều do nhơn quả hình
thành.
II. DUYÊN SANH:
Nhìn về
mặt không gian, vạn vật đều do các duyên chung hợp thành hình. Cho nên nói “Các
pháp từ duyên sanh”. Duyên là chỉ cho nhiều phần tử tổ hợp thành một vật thể.
Vật thể không tự có, phải do nhiều nguyên tố hay nhiều phần tử chung hợp. Nói
tới duyên sanh là không chấp nhận sự đơn thuần, mà khẳng định là hợp thể. Vạn
vật có hình tướng trên quả địa cầu và kể luôn quả địa cầu đều do các duyên
chung hợp thành hình. Cho đến những thứ không có hình tướng, chỉ có tác động,
cũng thuộc duyên sanh. Trước khảo sát những vật có hình tướng gần chúng ta
nhất. Như cái bàn viết hiện đây của ta, trước nó không tự có, phải có gỗ, có
đinh, có bào, có đục, có cưa… và có ông thợ mộc, do sự cưa xẻ bào đục kết ráp
của ông, sau mới thành cái bàn.
Những nguyên liệu dụng cụ và ông thợ mộc, đều là
duyên chung hợp thành cái bàn. Nếu có người hỏi : cái bàn này do vật gì làm ra
?. Chúng ta đáp : do ông thợ mộc, hoặc do gỗ… Đó là lối đáp đơn thuần, không
đúng toàn thể của cái bàn. Nếu chấp nhận lối đáp ấy đúng, thì mắc phải bệnh
thiên kiến. Đến như cái nhà chúng ta hiện ở hoặc nhà lá hay nhà gạch, trước nó
cũng không tự có. Nếu là nhà lá, phải có cột kèo đòn tay cây lá rồi, sau chúng
ta mới ráp lại thành cái nhà. Nếu là nhà gạch, phải có gạch xi măng cát vôi
ngói gỗ và thợ hồ, mới xây thành cái nhà. Khi thành hình cái nhà, gọi là duyên
hợp; khi cái nhà hư hoại đi, gọi là duyên tan. Chỉ do duyên hợp duyên tan, thật
thể cái nhà vốn không thật có.
Khảo sát
như thế qua mọi sự vật, chúng ta không thấy có một sự vật nào không phải duyên
hợp mà thành. Dù vật nhỏ bé như cây kim ngọn cỏ, vật to lớn như núi biển quả
địa cầu, đều nằm chung trong một thông lệ ấy. Cho đến những thứ không có hình
tướng, chỉ thấy tác động, cũng do duyên hợp mà có. Như điện, gió, chúng ta
không thấy hình tướng nó, chỉ biết khi tác động dấy khởi. Về điện thì có điện
âm điện dương phối hợp mới phát khởi hiện tượng. Về gió phải có khí nặng khí
nhẹ… mới có hoạt động.
Nơi con người, tư tưởng dấy khởi cũng phải có sáu cơ
quan làm chỗ tựa và đối diện với trần cảnh bên ngoài. Nếu ba phần – tư tưởng,
cơ quan, trần cảnh mà thiếu một thì, không sao dấy khởi được. Thế nên mọi tác
động có ra, đều do duyên hợp mà có. Nói duyên sanh là nhằm vào hợp thể, choán
một khoảng không gian. Đã là hợp thể thì không có tự thể và thật thể. Tự thể đã
không thì, tên đặt cho sự vật cũng rỗng. Ví như tên “cái nhà”, chúng ta phân
tích từng viên gạch, từng miếng ngói v.v…. ra, tìm xem cái gì là “cái nhà” ?
Chỉ khi hợp thể thành hình, tạm đặt cho nó một cái tên. Cái tên ấy chỉ có giá
trị tạm thời từ khi hợp thể thành hình, bởi trước và sau nó vốn không có. Chính
ngay khi thành hình, chúng ta phân tích từng đơn vị một, tìm tự thể cái tên
chung ấy, vẫn không có. Nên nói : “các pháp duyên sanh tự thể là không”. Trước
không, sau không, giữa cũng chẳng thật, nên sự có mặt của các hợp thể là hư giả
huyễn hóa. Do đó, nói đến lý duyên sanh thì, xem vạn vật đều như huyễn như hóa.
Thông
suốt lý duyên sanh, chúng ta thoát khỏi hai chứng bệnh: thiên kiến và mê lầm.
Nhất là bệnh mê lầm, quả là bệnh trầm kha khó chữa trị. Vạn vật do hợp thể mà
có, hư giả không thật, lại mê lầm chấp là thật. Vì chấp thật nên theo đó có yêu
ghét và sanh tham sân. Đó là nguyên nhơn mãi lăn trong vòng luân hồi sanh diệt.
Biết rõ duyên sanh hợp thể hư giả là, dứt mê lầm chuyển thành trí tuệ. Đây là
cửa ngõ của lầu đài giác ngộ. Trong phần “Chơn lý phổ biến”, lý nhơn quả và
duyên sanh là hai sự thật, tràn đầy trên vạn vật và mọi tác động của chúng
sanh. Sự thật ấy, quá khứ hiện tại vị lai đều không thay đổi. Song nó tinh vi
khó hiểu, người chịu khó nghiền ngẫm phân tích kỹ càng mới nhận ra được. Hai sự
thật này nhằm vào hai chiều của vũ trụ, nhơn quả chạy suốt chiều dọc thời gian,
nhơn duyên xuyên tột chiều ngang không gian. Do đó, gọi là “Chơn lý phổ biến”.
CHƠN LÝ TƯƠNG ĐỐI
Chơn lý
tương đối là những sự thật còn nằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi
ấy là : Sáng đối tối, lạnh đối nóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui,
động đối tịnh, sanh diệt đối vô sanh… Còn sinh hoạt trong tương đối thì, có xấu
phải có tốt, có thiện phải có ác, có khổ phải có vui…, chúng ta không thể chối
cãi sự thật ấy được. Chỗ khôn ngoan của chúng ta là, khéo lợi dụng cái này đối
trị cái khác, để tiến lên đúng nguyện vọng của mình. Như lương y biết bệnh biết
thuốc, khéo dùng thuốc trị lành bệnh cho người. Phật pháp là những phương thuốc
tự lành bệnh cho chúng sanh, nên gọi Phật là Ông vua thầy thuốc (Vô thượng y
vương), ở đây, chúng ta chỉ đơn cử vài lối đối trị đế làm sáng tỏ lẽ này. Sáng
đối tối.
Chúng ta biết tối không phải tự nó tối, mà do nhơn duyên thiếu ánh
sáng. Nếu ta khéo tạo điều kiện – đèn dầu, đuốc, đèn điện… – cho nó ánh sáng
thì bóng tối tự mất. Ngược lại, muốn có bóng tối cũng như thế. Đây là cái tối,
sáng của hiện tượng bên ngoài. Đến cái tối, sáng tinh thần bên trong của chúng
ta cũng có nhơn duyên. Nhơn thiếu học, thiếu đọc sách khiến ta tối dốt. Dùng
ánh sáng học tập đọc sách… thì cái tối dốt dần dần tiêu diệt. Nóng đối lạnh.
Chúng ta nhơn chạm khí lạnh, gió lạnh, nước lạnh… nên phát lạnh run. Biết thế,
chúng ta phải tạo điều kiện cho có hơi nóng để đối trị, như đốt lửa hơ, lò sưởi
ấm, mền bông trùm… Ngược lại, gặp khí nóng chúng ta phải dùng các thứ lạnh trị,
như nước, gió, máy điều hòa… Nếu lạnh trong thân thì dùng thuốc nóng trị. Khổ
đối vui. Khổ có nhiều lọại : khổ do đói rét, khổ do bệnh tật, khổ do vô minh
phiền não… Nếu khổ do đói rét, chúng ta phải nỗ lực tạo điều kiện cho có ăn có
mặc, tức là lây cái vui no ấm trị cái khổ đói rét. Nếu khổ vì bệnh tật, chúng
ta phải dùng thuốc thang điều trị, lấy cái vui khỏe mạnh trị cái khổ bệnh tật.
Nếu khổ do vô minh phiền não, chúng ta phải lấy chánh pháp của Phật trị nó. Vô
minh phiền não tức là si tham sân. Si mê là vô minh, tham sân là phiền não.
Bệnh si
mê, chúng ta dùng trí tuệ điều trị. Tức là dùng pháp “quán giới phân biệt” hay
“quán nhơn duyên”. Bởi chúng ta lười biếng không chịu phân tích quán sát nên
tâm trí mờ tối. Phân tích nội tâm tự thân và ngoại cảnh có chia từng phần từng
giới hạn, gọi là quán giới phân biệt. Chính sự chia chẻ quán sát ấy, khiến
chúng ta thấy rõ thân tâm này không thật, trí tuệ do đó dần dần phát sanh. Hoặc
dùng quán nhơn duyên, khéo khảo sát như phần “duyên sanh” trong mục Chơn lý phổ
biến ở trước. Bệnh tham lam, cần phải tra xét coi tham thuộc loại nào trong năm
thứ tham : tham tiền của, tham sắc đẹp, tham danh vọng, tham ăn uống, tham ngủ
nghỉ. Tham tiền của thì dùng bố thí trị. Bởi vì tham thì muốn gom góp gìn giữ,
mà bố thí thì ban cho, cứu giúp chia sớt. Chính của mình còn mang ra cứu giúp
chia sớt kẻ khác, huống là của họ mà mình muốn gom góp về, thật vô lý. Do thật
tâm bố thí thì bệnh tham tiền của từ từ lành hẳn.
Tham sắc đẹp và ăn uống phải dùng pháp “quán bất tịnh” điều trị. Bất tịnh là bẩn thỉu nhơ nhớp. Xét nơi thân mình từ trong đến ngoài toàn trữ những đồ nhơ nhớp, như cái bô đậy kín, nếu nó hở rỉ ở đâu sẽ nghe mùi hôi thối tràn ra đấy. Những thứ nước hoa, mùi son phấn, đều là loại sơn vẽ khéo của cái bô. Nếu thật con người là sạch sẽ, cần gì phải tô điểm. Các loại tô điểm ấy chẳng qua là, lối đánh lừa mắt mũi kẻ khác mà thôi. Những thức ăn uống lúc còn bên ngoài dường như thơm ngon, song khi qua khỏi cổ, sẽ biến thành những đồ bất tịnh. Thường dùng lối quán sát thân nhơ nhớp như thế, sẽ trị lành bệnh tham sắc đẹp và ăn uống.
Tham danh
vọng và ngủ nghỉ, nên dùng pháp “quán vô thuờng” điều trị. Vô thường là chỉ cho
sự đời chợt còn chợt mất không bền bỉ lâu dài. Danh vọng được đó rồi mất đó,
như sương đầu ngọn cỏ, như lằn điện chớp. Thường nghĩ xét như thế thì còn lòng
nào đeo đuổi danh vọng. Đời người mỏng manh sớm còn tối mất, lúc còn khỏe mạnh
còn hoạt động, chúng ta phải quý tiếc thời gian, nỗ lực làm lợi ích cho mình
cho người, đừng để một đời trôi qua vô ích. Thấy rõ như vậy thì, đâu cam giết
chết thì giờ trong cái ngủ nghỉ.
Sân hận
dùng pháp “quán từ bi” hạnh “nhẫn nhục” và “hỷ xả”, trị nó. Sân là nóng giận,
hận là hờn phiền. Nóng giận muốn la rầy đánh đập cho đã cơn giận, khiến người
phải đau khổ. Bởi vì khi giận thì không thương, lúc thương thì không giận. Từ
bi là hằng đem lòng thương chan rải khắp mọi người, xem sự vui khổ của người
như sự vui khổ của chính bản thân mình. Thương người như mình, còn lòng nào hại
người đau khổ. Tay trái lỡ đập tay phải đau điếng, tay phải cam nhịn chịu không
đập lại, vì biết cùng một thân mình.
Lòng thương xem người như mình, dù bị
người làm đau khổ mấy cũng nhịn chịu, không nóng giận hại lại. Nhẫn nhục là
nhịn chịu. Khi cơn nóng nổi lên cố gắng dằn ép xuống, để giữ bình tĩnh và nhịn
chịu cho qua. Bởi đè ép nên chỉ là phương tiện tạm thời không thể hết gốc nóng
giận. Chỉ có quán từ bi thành công thì gốc nóng giận mới tiêu. Hờn phiền là lòng
còn ôm ấp những mối bất bình. Hỷ xả là vui vẻ buông bỏ hết, khiến lòng nhẹ
nhàng thơi thới.
Xin đừng hiểu
sai về Đức Phật
Chánh
Pháp Thịnh
Phật là tiếng xưng hô đơn giản nhưng lại bao hàm ý nghĩa về nhân cách.
Đức Phật vốn tên là Tất-đạt-đa, họ là Gô-ta-ma, sau khi xuất gia tu hành được
mọi người gọi là Thích-ca-mâu-ni, nghĩa là Thích ca tộc ẩn. Sau khi giác ngộ,
mọi người gọi là Phật-đà gọi tắt là Phật có nghĩa là người giác ngộ chân lý.
Như vậy, Phật chỉ là tên gọi chung những người đã giác ngộ.
Người người đều có thể thành Phật, ở đâu cũng có Phật, không phải chỉ
thế giới này mới có Phật mà vô số các tinh cầu trong vũ trụ đều có thể có Phật
(đương nhiên có cả chúng sinh)
Phật và chúng sinh đều là những người bình thường. Phật có thể tu hành ngộ đạo thì ngàn vạn chúng sinh cũng có thể tu hành ngộ đạo (tức là ngộ ra đại đạo nhân sinh trong vũ trụ)
Lục tổ Huệ Năng giải thích Phật qua câu trả lời : “Vô Phật, vô tổ, Đạt-ma là miếng thịt thối, Thích ca Mâu-ni, một nắm phân khô, Văn Thù, Phổ Hiền là kẻ gánh phân”
Mới nghe câu trả lời, ai cũng nghĩ Huệ Năng chẳng biết trời cao đất dày là gi, dám phủ định Phật. Nhưng chính câu trả lời phản ánh một người thấu triệt, lĩnh hội cái huyền cơ của Phật tính (bản tâm là Phật, bản tính cũng là Phật), mục đích là để ai nấy hiểu rằng mình có thể thành PHẬT.
Đức Phật: người thầy, còn thầy thế nào là nhờ bạn đánh giá dùm.
Đây chỉ là một người thầy dạy cách diệt trừ lậu hoặc cho loài người. Kinh thứ 12, Lohicca, thuộc Trường Bộ kinh, cho biết có 3 hạng đạo sư đáng bị khiển trách là:
- Đạo sư không thực chứng một quả vị tu hành nào, lại còn để cho học trò không chú tâm học hỏi, sống phóng dật.
- Đạo sư không thực chứng một quả vị tu hành nào, học trò có chú tâm học hỏi nhưng lại sống trái ngược với giáo pháp giảng dạy.
- Đạo sư không thực chứng một quả vị tu hành nào, học trò chú tâm học hỏi nhưng lại không sống theo những điều đã nghe thuyết giảng.
Đức Phật tự nhận mình là một đạo sư không đáng bị chỉ trích hay bị khiển trách vì đã thành tựu quả vị A-la-hán, các đệ tử của Ngài đều chú tâm học hỏi và thực hành giới định tuệ hướng đến kết quả thù thắng của hạnh sa môn.
Kinh thứ 12, Đại sư tử hống, thuộc Trung Bộ kinh viết về các năng lực và trí tuệ siêu phàm của đức Phật như sau:
- Sa môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy có khả năng hướng thượng, dẫn người thực hành diệt tận khổ đau.
- Ngài có đầy đủ khả năng siêu việt như lục thông, tam minh. Ngài có đầy đủ 10 như lai lực là:
1. Biết rõ xứ và phi xứ
2. Biết rõ quả báo tuỳ thuộc nhân duyên các nghiệp quá khứ, hiện tại và vị lai.
3. Biết rõ con đường đưa đến các cảnh giới.
4. Biết rõ thế giới với nhiều cảnh giới, nhiều chủng loại, nhiều căn tánh khác nhau.
5. Biết rõ chí hướng sai biệt của các chúng sanh.
6. Biết rõ căn tánh cao thấp của con người và các loài hữu tình.
7. Biết rõ sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh và sự xuất ly về thiền, giải thoát và định.
8. Thành tựu túc mạng minh nhớ đến nhiều kiếp quá khứ.
9. Thành tựu thiên nhãn minh thấy rõ quả báo tái sanh khác nhau của các loài chúng sinh tuỳ thuộc nghiệp lực.
10. Thành tựu lậu tận minh thấy rõ bốn thánh đế và các lậu hoăc, hướng đến giải thoát và giải thoát tri kiến.
Đức Phật là người bằng xương bằng thịt duy nhất trên thế gian này biết cách khám phá thế giới bên trong. Trong hơn 45 năm thuyết giảng độ chúng sinh, Ngài đã dạy cho hàng vạn người tự mình giải thoát mình ra khỏi phiền não, khổ đau và sợ hải để lại cho đời những pháp môn chuyển hoá một con người bình thường trở thành người siêu phàm với các lục thông, tam minh khiến nhiều người coi là thần thánh. Chính đức Phật cũng bị coi là thần thánh, điều mà lúc sinh thời, Ngài triệt để bác bỏ.
Kinh Giáo huấn vắn tắc của Phật lúc sắp nhập diệt do Hoà thượng Trí Quang dịch là một phần trong bộ Kinh Nguyên thuỷ đã viết:
“Trong rừng sala, giữa cây song thọ, đức Phật sắp nhập diệt, Ngài đã vì đệ tử mà nói tóm tắt những điều cốt yếu của chánh pháp: “Này các tỳ kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải tôn kính tịnh giới như mù tối mà được sáng mắt…Ai giữ tịnh giới thì người đó có thiện pháp. Đã ở trong tịnh giới thì phải chế ngự 5 thứ giác quan, không cho phóng túng vào 5 thứ dục lạc. Giới thì chính thuận với căn bản của sự giải thoát nên Như Lai mệnh danh là Ba-la-đề-mộc-xoa. Nhờ giới mà phát sinh thiền định và nhờ giới mà trí tuệ có năng lực huỷ diệt thống khổ. Thế nên, các thầy tỳ kheo hãy giữ tịnh giới đừng cho vi phạm thiếu sót…
Năm thứ giác quan do tâm chủ động vì vậy mà các thầy phải thận trọng chế ngự tâm mình…hãy nỗ lực tinh tiến mà chiết phục tâm mình”.
Các thầy tỳ kheo thọ dụng đồ ăn thức uống hãy coi như việc uống thuốc, ngon không ham, dở không bỏ, vừa đủ duy trì cho khỏi đói khát…Ban ngày thì nỗ lực thực tập thiện pháp, không để thì giờ lướt mất, nữa đêm lại phải tụng niệm để tiêu trừ điều ác, sinh trưởng điều thiện. Đừng vì lý do ngủ nghỉ mà để đời mình trôi đi, không được một chút ích lợi”.
Này các thầy tỳ kheo, nếu ai cắt xả thân thể các thầy ra từng đốt, các thầy cũng phải tự kềm chế tâm mình đừng cho giận dữ. Lại phải giữ lấy miệng lưỡi, đừng để phát ra lời tiếng không tốt. Tâm giận dử nổi lên là tự hại đạo nghiệp, hư mất công đức. Thực hành đức nhẫn mới được mệnh danh là bậc thượng nhân có sức mạnh…
Phật và chúng sinh đều là những người bình thường. Phật có thể tu hành ngộ đạo thì ngàn vạn chúng sinh cũng có thể tu hành ngộ đạo (tức là ngộ ra đại đạo nhân sinh trong vũ trụ)
Lục tổ Huệ Năng giải thích Phật qua câu trả lời : “Vô Phật, vô tổ, Đạt-ma là miếng thịt thối, Thích ca Mâu-ni, một nắm phân khô, Văn Thù, Phổ Hiền là kẻ gánh phân”
Mới nghe câu trả lời, ai cũng nghĩ Huệ Năng chẳng biết trời cao đất dày là gi, dám phủ định Phật. Nhưng chính câu trả lời phản ánh một người thấu triệt, lĩnh hội cái huyền cơ của Phật tính (bản tâm là Phật, bản tính cũng là Phật), mục đích là để ai nấy hiểu rằng mình có thể thành PHẬT.
Đức Phật: người thầy, còn thầy thế nào là nhờ bạn đánh giá dùm.
Đây chỉ là một người thầy dạy cách diệt trừ lậu hoặc cho loài người. Kinh thứ 12, Lohicca, thuộc Trường Bộ kinh, cho biết có 3 hạng đạo sư đáng bị khiển trách là:
- Đạo sư không thực chứng một quả vị tu hành nào, lại còn để cho học trò không chú tâm học hỏi, sống phóng dật.
- Đạo sư không thực chứng một quả vị tu hành nào, học trò có chú tâm học hỏi nhưng lại sống trái ngược với giáo pháp giảng dạy.
- Đạo sư không thực chứng một quả vị tu hành nào, học trò chú tâm học hỏi nhưng lại không sống theo những điều đã nghe thuyết giảng.
Đức Phật tự nhận mình là một đạo sư không đáng bị chỉ trích hay bị khiển trách vì đã thành tựu quả vị A-la-hán, các đệ tử của Ngài đều chú tâm học hỏi và thực hành giới định tuệ hướng đến kết quả thù thắng của hạnh sa môn.
Kinh thứ 12, Đại sư tử hống, thuộc Trung Bộ kinh viết về các năng lực và trí tuệ siêu phàm của đức Phật như sau:
- Sa môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy có khả năng hướng thượng, dẫn người thực hành diệt tận khổ đau.
- Ngài có đầy đủ khả năng siêu việt như lục thông, tam minh. Ngài có đầy đủ 10 như lai lực là:
1. Biết rõ xứ và phi xứ
2. Biết rõ quả báo tuỳ thuộc nhân duyên các nghiệp quá khứ, hiện tại và vị lai.
3. Biết rõ con đường đưa đến các cảnh giới.
4. Biết rõ thế giới với nhiều cảnh giới, nhiều chủng loại, nhiều căn tánh khác nhau.
5. Biết rõ chí hướng sai biệt của các chúng sanh.
6. Biết rõ căn tánh cao thấp của con người và các loài hữu tình.
7. Biết rõ sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh và sự xuất ly về thiền, giải thoát và định.
8. Thành tựu túc mạng minh nhớ đến nhiều kiếp quá khứ.
9. Thành tựu thiên nhãn minh thấy rõ quả báo tái sanh khác nhau của các loài chúng sinh tuỳ thuộc nghiệp lực.
10. Thành tựu lậu tận minh thấy rõ bốn thánh đế và các lậu hoăc, hướng đến giải thoát và giải thoát tri kiến.
Đức Phật là người bằng xương bằng thịt duy nhất trên thế gian này biết cách khám phá thế giới bên trong. Trong hơn 45 năm thuyết giảng độ chúng sinh, Ngài đã dạy cho hàng vạn người tự mình giải thoát mình ra khỏi phiền não, khổ đau và sợ hải để lại cho đời những pháp môn chuyển hoá một con người bình thường trở thành người siêu phàm với các lục thông, tam minh khiến nhiều người coi là thần thánh. Chính đức Phật cũng bị coi là thần thánh, điều mà lúc sinh thời, Ngài triệt để bác bỏ.
Kinh Giáo huấn vắn tắc của Phật lúc sắp nhập diệt do Hoà thượng Trí Quang dịch là một phần trong bộ Kinh Nguyên thuỷ đã viết:
“Trong rừng sala, giữa cây song thọ, đức Phật sắp nhập diệt, Ngài đã vì đệ tử mà nói tóm tắt những điều cốt yếu của chánh pháp: “Này các tỳ kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải tôn kính tịnh giới như mù tối mà được sáng mắt…Ai giữ tịnh giới thì người đó có thiện pháp. Đã ở trong tịnh giới thì phải chế ngự 5 thứ giác quan, không cho phóng túng vào 5 thứ dục lạc. Giới thì chính thuận với căn bản của sự giải thoát nên Như Lai mệnh danh là Ba-la-đề-mộc-xoa. Nhờ giới mà phát sinh thiền định và nhờ giới mà trí tuệ có năng lực huỷ diệt thống khổ. Thế nên, các thầy tỳ kheo hãy giữ tịnh giới đừng cho vi phạm thiếu sót…
Năm thứ giác quan do tâm chủ động vì vậy mà các thầy phải thận trọng chế ngự tâm mình…hãy nỗ lực tinh tiến mà chiết phục tâm mình”.
Các thầy tỳ kheo thọ dụng đồ ăn thức uống hãy coi như việc uống thuốc, ngon không ham, dở không bỏ, vừa đủ duy trì cho khỏi đói khát…Ban ngày thì nỗ lực thực tập thiện pháp, không để thì giờ lướt mất, nữa đêm lại phải tụng niệm để tiêu trừ điều ác, sinh trưởng điều thiện. Đừng vì lý do ngủ nghỉ mà để đời mình trôi đi, không được một chút ích lợi”.
Này các thầy tỳ kheo, nếu ai cắt xả thân thể các thầy ra từng đốt, các thầy cũng phải tự kềm chế tâm mình đừng cho giận dữ. Lại phải giữ lấy miệng lưỡi, đừng để phát ra lời tiếng không tốt. Tâm giận dử nổi lên là tự hại đạo nghiệp, hư mất công đức. Thực hành đức nhẫn mới được mệnh danh là bậc thượng nhân có sức mạnh…
Các thầy tỳ kheo, phải biết kẻ ham muốn nhiều thì nhiều sự cầu lợi nên khổ não cũng nhiều…Thực hành đức tính ít ham muốn thì lòng bình thãn, không lo sợ thiếu thốn.
Muốn giải thoát khổ não thì các thầy phải biết vừa đủ. Không biết vừa đủ
thì bị 5 thứ dục lạc lôi kéo.
Muốn cầu yên tỉnh vô vi và an lạc, các thầy hãy ở đơn độc và ở một cách
thư thái và thanh vắng.
Này các thầy tỳ kheo, tập trung tâm lại thì tâm sẽ ở trong thiền định. Tâm ở trong thiền định thì có thể thấu triệt trạng thái chuyển biến của vũ trụ. Vì thế mà các thầy phải luôn luôn tinh tiến nỗ lực thực tập thiền định. Thiền định được thì tâm hết tán loạn. Tiếc nước thì hãy đắp đê sửa bờ cho khéo, hãy vì nước trí tuệ mà thực tập thiền định để giữ cho nó khỏi chảy mất. Đó là hạnh thiền định.
Này các thầy tỳ kheo, có trí tụê thì hết đam mê, luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát. Trí tuệ chân thật là chiếc thuyền vững chắc nhất vượt biển sinh lão bệnh tử, là ngọn đèn sáng nhất đối với hắc ám vô minh, là thần dược cho mọi kẻ bệnh tật, là búa sắc chặc cây phiền não…
Như Lai như vị lương y, biết bệnh mà chỉ thuốc, còn uống hay không, không phải lỗi của lương y, lại như người dẫn đường rất tốt, chỉ dẫn đường lối cho người, nhưng thấy rồi mà không đi thì không phải lỗi của người chỉ đường.
Này các thầy tỳ kheo, tập trung tâm lại thì tâm sẽ ở trong thiền định. Tâm ở trong thiền định thì có thể thấu triệt trạng thái chuyển biến của vũ trụ. Vì thế mà các thầy phải luôn luôn tinh tiến nỗ lực thực tập thiền định. Thiền định được thì tâm hết tán loạn. Tiếc nước thì hãy đắp đê sửa bờ cho khéo, hãy vì nước trí tuệ mà thực tập thiền định để giữ cho nó khỏi chảy mất. Đó là hạnh thiền định.
Này các thầy tỳ kheo, có trí tụê thì hết đam mê, luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát. Trí tuệ chân thật là chiếc thuyền vững chắc nhất vượt biển sinh lão bệnh tử, là ngọn đèn sáng nhất đối với hắc ám vô minh, là thần dược cho mọi kẻ bệnh tật, là búa sắc chặc cây phiền não…
Như Lai như vị lương y, biết bệnh mà chỉ thuốc, còn uống hay không, không phải lỗi của lương y, lại như người dẫn đường rất tốt, chỉ dẫn đường lối cho người, nhưng thấy rồi mà không đi thì không phải lỗi của người chỉ đường.
Này các thầy tỳ kheo, đối với bốn chân lý, các thầy còn hoài nghi chỗ nào
thì có thể chất vấn tức khắc, không được giữ sự hoài nghi mà không cần giải
đáp. Thế Tôn nói lên 3 lần như vậy nhưng không ai chất vấn vì lẽ chư tăng không
có ai hoài nghi nữa.
Này các thầy tỳ kheo, chánh pháp tự lợi lợi tha đã có đầy đủ, Như Lai sống cho lâu cũng không còn ích lợi gì nữa. Từ nay về sau, đệ tử của Như Lai hãy triển chuyển thực hành. Như thế là pháp thân của Như Lai thường trụ bất diệt. Thế nên, các Thầy tỳ kheo phải ý thức toàn bộ cuộc đời là chuyển biến vô thường, có kết hợp thì có tan rã, đừng lo buồn gì cả.
Này các thầy tỳ kheo, chánh pháp tự lợi lợi tha đã có đầy đủ, Như Lai sống cho lâu cũng không còn ích lợi gì nữa. Từ nay về sau, đệ tử của Như Lai hãy triển chuyển thực hành. Như thế là pháp thân của Như Lai thường trụ bất diệt. Thế nên, các Thầy tỳ kheo phải ý thức toàn bộ cuộc đời là chuyển biến vô thường, có kết hợp thì có tan rã, đừng lo buồn gì cả.
Cuộc đời như thế thì các thầy phải nỗ lực tinh tiến để đem ánh sáng trí
tuệ diệt trừ hắc ám vô minh. Vũ trụ quả thật mong manh, không một thứ chi bền
bỉ. Như Lai diệt độ thì cũng như trừ được vật tội ác và đáng bỏ, giả
hiệu, như thế người có trí tuệ ai lại không hoan hỷ khi trừ bỏ được thân này.
Thôi các thầy hãy yên lặng, không nên nói nữa, thì giờ sắp hết. Như Lai muốn
diệt độ.”
Lời trăn trối sau cùng nào cũng là lời di huấn đầy lòng nhân ái huống chi người đó lại là đức Phật. Bạn hãy đọc lại một lần nữa đi: chánh pháp tự lợi, lợi tha đã có đầy đủ, coi chừng lấy tà pháp làm chánh pháp.
Bốn chân lý hay “tứ diệu đế” hay “tứ thánh đế” được nói đến sau cùng và được nhắc đến 3 lần cho thấy tầm quan trọng của giáo pháp này trong việc tu tập. Đây là chìa khoá mở cánh cữa đi vào thế giới bên trong mà bát chánh đạo thuộc chân lý thứ tư <đạo đế> là kim chỉ nam giúp mỗi người tự mình làm ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa nơi mình, không nương tựa vào bất cứ gì để tự giải thoát lậu hoặc. Phải hiểu rõ từng câu, từng chữ ý nghỉa của bốn chân lý thì mới tu tập có được tự lợi, lợi tha.
QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬTThế giới ngày nay thường xuyên sống trong lo sợ do hận thù giữa các quan điểm (ý thức hệ) tôn giáo và chính trị mà không hoá giải được. Vũ khí sản xuất ra đủ để gây ra sự huỷ diệt cả nhân loại.
Phật nói: “Hận thù vĩnh viễn không hoá giải được hận thù, chỉ có nhân ái mới có thể hoá giải hận thù”. Phật lại nói: “Nên lấy từ bi ân huệ để chiến thắng ghen ghét tức giận, lấy thiện thắng ác, lấy bố thí thắng tư lợi, lấy chân thực thắng giả dối. Kẻ chiến thắng nuôi dưỡng hận thù, kẻ chiến bại sụp đổ trong đau khổ. Cả thắng, bại đều biến mất thì con người mới được hạnh phúc”.
Về lợi ích kinh tế xã hội của Phật tử, Phật giáo không lấy đời sống khá giả làm mục đích của nhân sinh mà chỉ là phương tiện làm cho nhân loại được hạnh phúc. Muốn tu tập thành công thì vẫn cần thiết phải có một hoàn cảnh vật chất tối thiểu.
Kinh Pháp cú có ghi chép những ý kiến của đức Phật về đạo đức của người cai trị đất nước rất có ích lợi cho hạnh phúc nhân dân. Một bô máy hành chính thối nát bất công thì cả quốc gia từ quan đến dân cũng theo đó mà thối nát truỵ lạc, mất đi niềm hạnh phúc.
Khi trình bày bất kỳ một quan điểm nào, bạn luôn bị rơi vào ý thức hệ bởi vì bạn còn bản ngã. Chỉ khi diệt được ngã, vô ngã, bạn không còn vướng bận bất cứ gì, lúc đó mọi lời nói việc làm, suy nghĩ của bạn không dẫn con người đi ra thế giới bên ngoài, bạn mới không rơi vào ý thức hệ. Đó là quan điểm của đức Phật, vượt lên trên ý thức hệ. Các tôn giáo đều hữu thần, chỉ riêng đạo Phật là đạo vô thần hay nói đúng nghỉa thì đạo phật không phải là một tôn giáo vì không có ý thức hệ.
Quan điểm của đức Phật là:*Tự nhận mình đơn thuần là một con người, không tự nhận mình là thần linh hay hoá thân của thần linh. Mặc dù đức Phật có được lục thông, tam minh, 10 như lai lực nhưng rất ít khi phô diễn.
Kinh thứ 24, kinh Ba-lê thuộc Trường Bộ kinh viết: “sự thành tựu thần thông hay hiểu biết về khởi nguyên thế giới không phải là mục tiêu của việc tu hành, không đưa đến an tịnh, không giải thoát lậu hoặc”
Hầu hết các giáo chủ của các tôn giáo thần học đều thích phô trương những năng lực hơn người tương tợ như những nhà ảo thuật, như những nhà tiên tri tiên đoán nhiều chuyện kinh thiên động địa, tạo dựng vũ trụ và thế gian, rồi bị khoa học, bị thời gian minh chứng chỉ là trò bịp bợm của thần thánh giả hiệu.
Lời trăn trối sau cùng nào cũng là lời di huấn đầy lòng nhân ái huống chi người đó lại là đức Phật. Bạn hãy đọc lại một lần nữa đi: chánh pháp tự lợi, lợi tha đã có đầy đủ, coi chừng lấy tà pháp làm chánh pháp.
Bốn chân lý hay “tứ diệu đế” hay “tứ thánh đế” được nói đến sau cùng và được nhắc đến 3 lần cho thấy tầm quan trọng của giáo pháp này trong việc tu tập. Đây là chìa khoá mở cánh cữa đi vào thế giới bên trong mà bát chánh đạo thuộc chân lý thứ tư <đạo đế> là kim chỉ nam giúp mỗi người tự mình làm ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa nơi mình, không nương tựa vào bất cứ gì để tự giải thoát lậu hoặc. Phải hiểu rõ từng câu, từng chữ ý nghỉa của bốn chân lý thì mới tu tập có được tự lợi, lợi tha.
QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬTThế giới ngày nay thường xuyên sống trong lo sợ do hận thù giữa các quan điểm (ý thức hệ) tôn giáo và chính trị mà không hoá giải được. Vũ khí sản xuất ra đủ để gây ra sự huỷ diệt cả nhân loại.
Phật nói: “Hận thù vĩnh viễn không hoá giải được hận thù, chỉ có nhân ái mới có thể hoá giải hận thù”. Phật lại nói: “Nên lấy từ bi ân huệ để chiến thắng ghen ghét tức giận, lấy thiện thắng ác, lấy bố thí thắng tư lợi, lấy chân thực thắng giả dối. Kẻ chiến thắng nuôi dưỡng hận thù, kẻ chiến bại sụp đổ trong đau khổ. Cả thắng, bại đều biến mất thì con người mới được hạnh phúc”.
Về lợi ích kinh tế xã hội của Phật tử, Phật giáo không lấy đời sống khá giả làm mục đích của nhân sinh mà chỉ là phương tiện làm cho nhân loại được hạnh phúc. Muốn tu tập thành công thì vẫn cần thiết phải có một hoàn cảnh vật chất tối thiểu.
Kinh Pháp cú có ghi chép những ý kiến của đức Phật về đạo đức của người cai trị đất nước rất có ích lợi cho hạnh phúc nhân dân. Một bô máy hành chính thối nát bất công thì cả quốc gia từ quan đến dân cũng theo đó mà thối nát truỵ lạc, mất đi niềm hạnh phúc.
Khi trình bày bất kỳ một quan điểm nào, bạn luôn bị rơi vào ý thức hệ bởi vì bạn còn bản ngã. Chỉ khi diệt được ngã, vô ngã, bạn không còn vướng bận bất cứ gì, lúc đó mọi lời nói việc làm, suy nghĩ của bạn không dẫn con người đi ra thế giới bên ngoài, bạn mới không rơi vào ý thức hệ. Đó là quan điểm của đức Phật, vượt lên trên ý thức hệ. Các tôn giáo đều hữu thần, chỉ riêng đạo Phật là đạo vô thần hay nói đúng nghỉa thì đạo phật không phải là một tôn giáo vì không có ý thức hệ.
Quan điểm của đức Phật là:*Tự nhận mình đơn thuần là một con người, không tự nhận mình là thần linh hay hoá thân của thần linh. Mặc dù đức Phật có được lục thông, tam minh, 10 như lai lực nhưng rất ít khi phô diễn.
Kinh thứ 24, kinh Ba-lê thuộc Trường Bộ kinh viết: “sự thành tựu thần thông hay hiểu biết về khởi nguyên thế giới không phải là mục tiêu của việc tu hành, không đưa đến an tịnh, không giải thoát lậu hoặc”
Hầu hết các giáo chủ của các tôn giáo thần học đều thích phô trương những năng lực hơn người tương tợ như những nhà ảo thuật, như những nhà tiên tri tiên đoán nhiều chuyện kinh thiên động địa, tạo dựng vũ trụ và thế gian, rồi bị khoa học, bị thời gian minh chứng chỉ là trò bịp bợm của thần thánh giả hiệu.
*Coi sự giác ngộ thành tựu và sự nghiệp của mình hoàn toàn do công cố
gắng và tài trí của con người. Chỉ cần quyết tâm, mỗi con người đều
có thể trở thành Phật. Kinh thứ 25, Ưu-đàm-bà-la Sư tử hống, thuộc Trường bộ
kinh viết: “người có trí hãy đến đây, trung thực không lừa đão, ta sẽ huấn dạy,
ta sẽ thuyết pháp. Nếu vị ấy thực hành đúng như điều đã dạy, vị ấy sẽ tự biết
mình và chứng ngộ ngay trong đời sống hiện tiền”.
*Con người là chủ thể của chính mình, không có một sức mạnh nào cao cấp hơn có thể quyết định số phận của con người. Bạn sắp chết, sắp thở hơi thở cuối cùng thế mà các triết gia, tư tưởng gia đòi bạn trả lời câu hỏi của chúng. Nạn nhân hấp hối của một tai nạn, một tử tù tới giờ hành quyết, vậy mà cũng hỏi: “Con có tin vào đức Chúa cha, đức Chúa con và đức Chúa thánh thần hay không?” hoặc là: “hãy niệm Phật A-di-đà để được về cỏi Tây phương cực lạc”. Đặt ra những vấn đề không thể giải quyết chỉ làm mất thời giờ và sức lực một cách vô bỗ, ngu ngốc.
Các triết gia đặt ra rồi tự trả lời những vấn đề vô bổ như thế! Bạn có nghe hay không là tuỳ bạn. Điều đáng làm của bạn là cố gắng hiểu biết chính con người bạn, gọi là “khoa học về chủ thể”.
Kinh thứ 16, Đại bát niết bàn viết: “Này A-nan, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa.”
*Với nguyên tắc tự mình chịu trách nhiệm với mình, đức Phật cho phép các đệ tử của Ngài được tự do tư tưởng, đó là điều chưa từng thấy trong lịch sử các tôn giáo. Sự tự do đó hoàn toàn rất cần thiết vì sự giải thoát hoàn toàn trông cậy vào sự giác ngộ chân lý của mỗi người chứ không phải nhờ vào sự giúp đở nào của thần linh.
*Trong Phật giáo không có sự tin tưởng mù quáng. Đức Phật nhiều lần nói với các tỳ kheo rằng: “Các đệ tử hãy suy xét cho kỹ bản thân Như Lai. Có như thế, đệ tử mới thật sự tin tưởng giá trị chân chính của người thầy mà các người đi theo”
*Trong Phật giáo không có quan niệm là tội như trong các tôn giáo khác. Hết thảy mọi ác pháp đều do vô minh hay tà kiến gây nên. Tu hành chỉ là “minh sanh, vô minh diệt” là để biết rõ phải trái, thiện ác rồi thực hành ly dục, ly ác pháp, sinh thiện, tăng trưởng thiện tức là học và làm theo bát chánh đạo. Vì không có quan niệm tội nên địa ngục trong đạo Phật không phải là nhà tù với những hình phạt khủng khiếp như theo ý nghĩ của một số người.
*Cần phải có sự hiểu biết chính xác rõ ràng để tuyệt đối không còn nghi ngờ. Chỉ mấy phút trước khi nhập diệt, Ngài vẫn yêu cầu các đệ tử nếu có điều gì còn nghi ngờ thì cứ nêu lên để hỏi chớ để về sau phải hối tiếc là Ngài chưa làm sáng tỏ vấn đề.
*Tấm lòng độ lượng rộng lớn của Ngài đặc biệt khiến cho những người nghiên cứu lịch sử Phật giáo phải kinh ngạc. Có một lần Upali là đệ tử kiệt xuất của giáo chủ Ma-ha-tì-la, được đề cữ yết kiến đức Phật để tranh luận về nghiệp báo với quyết tâm muốn đánh bại Phật. Nhưng thật bất ngờ, kết quả của cuộc tranh luận, Upali tin tưởng rằng quan điểm của Phật là đúng, còn cách nhìn của Thầy mình là sai. Vì thế Upali xin Phật thu nhận cho ông ta được làm đệ tử nhưng Phật bảo Upali không nên quyết định vội vàng mà nên suy nghĩ thận trọng. Đến khi Upali khẩn khoản bày tỏ nguyện vọng của mình thì Phật yêu cầu ông ta hãy tiếp tục cung kính các Thầy tôn giáo cũ của ông ta như trước. Nếu ngày nay đức Phật còn sống chắc Ngài cũng đối xử với tín đồ đạo Chúa, đạo Hồi như đã đối với Upali, không níu kéo các tín đồ của các tôn giáo đó vào đạo Phật.
Truyền thống tôn trọng các tôn giáo khác đã được các đệ tử của Ngài truyền bá cho mọi người thực hành, khác với các tôn giáo thần học hiện nay.
Khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, vua Asoka (A-dục) tuy theo đạo Phật nhưng vẫn cho khắc trên vách đá một bản “bố cáo” mà nguyên văn đến nay vẫn còn trong đó có đoạn: “Không được chỉ coi trọng tôn giáo của mình mà chê bai khinh rẽ tôn giáo khác.Cần phải theo đạo lý mà tôn trọng các tôn giáo khác. Làm như thế không những có thể giúp tôn giáo mình được lớn mạnh, đồng thời cũng làm tròn nghĩa vụ đối với các tôn giáo khác. Mọi người hãy lắng nghe và vui lòng lắng nghe giáo nghĩa của các tôn giáo khác”
Tinh thần khoan dung hiểu biết đó là một trong những lý tưởng được trân trọng trong nền văn hoá văn minh Phật giáo.
Vì vậy trong suốt thời gian hơn 2500 năm của lịch sử Phật giáo, không ở đâu tìm ra một dẫn chứng về việc đạo Phật bức hại các tôn giáo khác. Tất cả mọi hình thức bạo lực bất kể nấp dưới chiêu bài gì đều tuyệt đối trái ngược với những lời khuyên dạy của đức Phật
*Con người là chủ thể của chính mình, không có một sức mạnh nào cao cấp hơn có thể quyết định số phận của con người. Bạn sắp chết, sắp thở hơi thở cuối cùng thế mà các triết gia, tư tưởng gia đòi bạn trả lời câu hỏi của chúng. Nạn nhân hấp hối của một tai nạn, một tử tù tới giờ hành quyết, vậy mà cũng hỏi: “Con có tin vào đức Chúa cha, đức Chúa con và đức Chúa thánh thần hay không?” hoặc là: “hãy niệm Phật A-di-đà để được về cỏi Tây phương cực lạc”. Đặt ra những vấn đề không thể giải quyết chỉ làm mất thời giờ và sức lực một cách vô bỗ, ngu ngốc.
Các triết gia đặt ra rồi tự trả lời những vấn đề vô bổ như thế! Bạn có nghe hay không là tuỳ bạn. Điều đáng làm của bạn là cố gắng hiểu biết chính con người bạn, gọi là “khoa học về chủ thể”.
Kinh thứ 16, Đại bát niết bàn viết: “Này A-nan, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa.”
*Với nguyên tắc tự mình chịu trách nhiệm với mình, đức Phật cho phép các đệ tử của Ngài được tự do tư tưởng, đó là điều chưa từng thấy trong lịch sử các tôn giáo. Sự tự do đó hoàn toàn rất cần thiết vì sự giải thoát hoàn toàn trông cậy vào sự giác ngộ chân lý của mỗi người chứ không phải nhờ vào sự giúp đở nào của thần linh.
*Trong Phật giáo không có sự tin tưởng mù quáng. Đức Phật nhiều lần nói với các tỳ kheo rằng: “Các đệ tử hãy suy xét cho kỹ bản thân Như Lai. Có như thế, đệ tử mới thật sự tin tưởng giá trị chân chính của người thầy mà các người đi theo”
*Trong Phật giáo không có quan niệm là tội như trong các tôn giáo khác. Hết thảy mọi ác pháp đều do vô minh hay tà kiến gây nên. Tu hành chỉ là “minh sanh, vô minh diệt” là để biết rõ phải trái, thiện ác rồi thực hành ly dục, ly ác pháp, sinh thiện, tăng trưởng thiện tức là học và làm theo bát chánh đạo. Vì không có quan niệm tội nên địa ngục trong đạo Phật không phải là nhà tù với những hình phạt khủng khiếp như theo ý nghĩ của một số người.
*Cần phải có sự hiểu biết chính xác rõ ràng để tuyệt đối không còn nghi ngờ. Chỉ mấy phút trước khi nhập diệt, Ngài vẫn yêu cầu các đệ tử nếu có điều gì còn nghi ngờ thì cứ nêu lên để hỏi chớ để về sau phải hối tiếc là Ngài chưa làm sáng tỏ vấn đề.
*Tấm lòng độ lượng rộng lớn của Ngài đặc biệt khiến cho những người nghiên cứu lịch sử Phật giáo phải kinh ngạc. Có một lần Upali là đệ tử kiệt xuất của giáo chủ Ma-ha-tì-la, được đề cữ yết kiến đức Phật để tranh luận về nghiệp báo với quyết tâm muốn đánh bại Phật. Nhưng thật bất ngờ, kết quả của cuộc tranh luận, Upali tin tưởng rằng quan điểm của Phật là đúng, còn cách nhìn của Thầy mình là sai. Vì thế Upali xin Phật thu nhận cho ông ta được làm đệ tử nhưng Phật bảo Upali không nên quyết định vội vàng mà nên suy nghĩ thận trọng. Đến khi Upali khẩn khoản bày tỏ nguyện vọng của mình thì Phật yêu cầu ông ta hãy tiếp tục cung kính các Thầy tôn giáo cũ của ông ta như trước. Nếu ngày nay đức Phật còn sống chắc Ngài cũng đối xử với tín đồ đạo Chúa, đạo Hồi như đã đối với Upali, không níu kéo các tín đồ của các tôn giáo đó vào đạo Phật.
Truyền thống tôn trọng các tôn giáo khác đã được các đệ tử của Ngài truyền bá cho mọi người thực hành, khác với các tôn giáo thần học hiện nay.
Khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, vua Asoka (A-dục) tuy theo đạo Phật nhưng vẫn cho khắc trên vách đá một bản “bố cáo” mà nguyên văn đến nay vẫn còn trong đó có đoạn: “Không được chỉ coi trọng tôn giáo của mình mà chê bai khinh rẽ tôn giáo khác.Cần phải theo đạo lý mà tôn trọng các tôn giáo khác. Làm như thế không những có thể giúp tôn giáo mình được lớn mạnh, đồng thời cũng làm tròn nghĩa vụ đối với các tôn giáo khác. Mọi người hãy lắng nghe và vui lòng lắng nghe giáo nghĩa của các tôn giáo khác”
Tinh thần khoan dung hiểu biết đó là một trong những lý tưởng được trân trọng trong nền văn hoá văn minh Phật giáo.
Vì vậy trong suốt thời gian hơn 2500 năm của lịch sử Phật giáo, không ở đâu tìm ra một dẫn chứng về việc đạo Phật bức hại các tôn giáo khác. Tất cả mọi hình thức bạo lực bất kể nấp dưới chiêu bài gì đều tuyệt đối trái ngược với những lời khuyên dạy của đức Phật
*Người Phật giáo là những con người đi tìm chân lý nên không cần biết
giáo nghĩa ấy do Phật nói ra hay do người nào đó nói ra miển là lời nói ấy là
chân lý. Một hôm Phật nghĩ đêm trong cái láng lò gốm gặp một người xuất gia trẻ
tuổi, Ngài lên tiếng hỏi:
-Này vị thầy tỳ kheo, thầy xuất gia dưới danh nghĩa của giáo chủ nào? Chẳng hay đạo sư của thầy là ai?
-Thưa bậc đồng tu, tỳ kheo trẻ tuổi đáp, có một vị hậu duệ của dòng họ Thích đã rời bỏ gia tộc để làm người xuất gia, nghe nói người đã tu hành đắc quả, đó là một bậc tôn giả giác hạnh tròn đầy, tôi xuất gia dưới tên của bậc Thế Tôn đó. Vị ấy chính là sư phụ tôi.
-Vị Thế Tôn giác hạnh tròn đầy ấy hiện giờ ở đâu? Phật hỏi tiếp
-Thưa bậc đồng tu, tỳ kheo trẻ đáp, ở quốc độ phía bắc có một đô thành tên là Xá vệ,
Vị Thế Tôn đang trụ túc tại đó.
-Tỳ kheo đã gặp vị Thế Tôn ấy chưa? Nếu thấy Ngài, tỳ kheo có nhận ra không?
-Tôi chưa hề được gặp vị Thế Tôn đó. Giả sử nếu có thấy Ngài tôi cũng không thể nhận ra.
Phật biết người trẻ tuổi này xuất gia tu hành theo danh nghĩa của mình, nhưng Phật không để lộ tung tích. Ngài nói:
-Này tỳ kheo, ta sẽ đem Giáo pháp truyền thụ cho ngươi. Ngươi có chịu lắng nghe không?
-Tốt lắm, thưa bậc đồng tu, tỳ kheo trẻ đáp.
Thế là Phật giảng cho người trẻ tuổi ấy nghe Kinh phân biệt lục giới. Sau khi nghe giảng xong trọn vẹn bộ kinh này, người trẻ tuổi tên là Phất-gia-xá mới rạng rở tỉnh ngộ, hiểu ra rằng người đang thuyết giảng cho mình chính là đức Phật, liền đứng dậy chạy đến sụp lạy dưới chân đức Phật tạ lổi vì mình đã gọi đức Thế Tôn là bạn đồng tu. Câu chuyện này nói lên rõ ràng rằng Phất-gia-xá chỉ cần được nghe giáo pháp còn người thuyết pháp là ai không quan trọng. Chỉ cần thuốc tốt chữa khỏi bệnh, còn người bốc thuốc là ai và từ đâu đến biết hay không biết là điều không quan trọng.
*Đức tin trong đạo Phật phải gắn liền với “tri kiến”. Nếu tôi nói với bạn trong lòng bàn tay tôi có một viên đá quý thì bạn nãy sinh vấn đề tin hay không tin lời nói đó của tôi, là bởi vì bạn chỉ nghe mà chưa thấy nhưng đến khi tôi xoè bàn tay để cho bạn thấy viên đá quý ấy thì vấn đề nghi ngờ không tồn tại nữa. Lòng tin ở Phật giáo không thể mơ hồ. Phật giáo luôn luôn quan niệm rằng do trí tuệ mà đạt được chánh kiến chớ không phải do niềm tin mù quáng mà sinh ra tín ngưỡng.
*Các pháp của đức Phật đều thiết thực nhằm mục đích tháo gở những chướng ngại, vướng mắc trong cuộc sống, ví như chiếc bè gổ chở người ta qua sông. Ngài nói: Này các tỳ kheo, có một người lữ hành trên đường đi có một con sông lớn chắn ngang. Nếu ở lại bờ bên này thì sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm, còn ở bờ bên kia thì rất an toàn. Người ấy nghĩ: muốn qua sông mà không có thuyền cũng chẳng có cầu, ta đành phải đi nhặt cành cây, rơm cỏ kết lại thành chiếc bè, phải mau chân, mau tay gắng sức làm mới được. Có được chiếc bè, anh ta chỉ trông cậy vào sức lực tay chân của mình là có thể an toàn qua được bờ bên kia. Anh ta lại nghĩ: cái bè này giúp ích rất lớn cho ta, ta phải đội nó lên đầu hay vác trên vai mà đưa nó đi theo cùng ta”.
Theo ý các ngươi, người lữ hành nghĩ như thế có thích đáng không?
-Thưa Thế Tôn, xử trí như thế là không thích đáng ạ!
-Vậy phải xử trí như thế nào mới thích đáng? Nếu người ấy suy nghĩ thế này: “cái bè này đã giúp ta qua được con sông, ta hãy kéo nó lên bờ hoặc cứ để mặc nó nổi trên mặt sông, còn ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình”. Này các tỳ kheo, các Pháp ta dạy cho các ông cũng như chiếc bè ấy vậy.
Có một lần, đức Phật nhặt mấy chiếc lá để trong lòng bàn tay rồi nói các đệ tử rằng: Các pháp sở tri mà ta đem giảng cho các ông cũng chỉ rất ít ỏi như số lá trong tay ta. Những pháp sở tri khác ta chưa nói thì còn rất nhiều như số lá cây trong rừng. Nhưng tại sao ta không nói hết các pháp ấy cho các ngươi nghe? Đó là vì những pháp ấy không cần dùng đến, không có khả năng dẫn dắt người ta đến Niết bàn. Đó là nguyên nhân khiến ta không giảng hết những pháp ấy cho các ngươi nghe.
*Đức Phật hoàn toàn không bàn tới vấn đề siêu hình.Đặc biệt kinh luận phát triển do nhu cầu được giải đáp những thắc mắc siêu hình mà sinh thời, dù đầy đủ tam minh, đức Phật bỏ qua không nói đến. Đến khi viết Kinh, các nhà ghi chép tự tiện thêm vào những truyền thuyết huyễn hoặc, những chuyện siêu hình, những tranh luận thô thiễn gọi là hý luận hay lý giải những bí ẫn thâm sâu về sự sống, cái chết:
Tôi từ đâu đến nào ai biết?
Tôi đến nơi nào ai có hay?
(Quỳnh Dao)
Một đệ tử Phật có tên gọi là Mạn-đồng-tử đến chỗ Phật ở thưa rằng:
-Bạch Thế Tôn con có một số vấn đề xin được Thế Tôn giải thích. Đó là: vũ trụ vỉnh hằng hay không vĩnh hằng, là hữu hạn hay vô hạn? Thân và tâm ta cùng là một vật hay thân là một vật còn tâm là một vật khác? Như Lai sau khi chết vẫn tồn tại hay không tồn tại…Nếu Thế Tôn giải thích cho con nghe thì con xin tiếp tục tu tập phạm hạnh dưới pháp toạ của người. Nếu Thế Tôn không giải thích cho con nghe thì con xin rời khỏi tăng đoàn đi nơi khác. Nếu Thế Tôn không biết thì xin cứ nói thẳng ra là “ta không biết”.
Câu trả lời của Phật đối với câu hỏi của Mạn-đồng-tử có ích rất lớn cho những ai đem thời gian quý báu của đời người lãng phí vào những vấn đề siêu hình hoàn toàn không cần thiết, chỉ để tự mình làm nhiểu loạn tâm mình. Lúc bấy giờ, đức Phật hỏi lại Mạn-đồng-tử:
-Từ trước tới nay ta đã bao giờ bảo với ngươi hãy đến đây, ngồi dưới pháp toạ của ta, ta sẽ giải đáp những câu hỏi kia hay không?
-Thưa Thế Tôn chưa bao giờ Người nói câu ấy.
-Này Mạn-đồng-tử, nếu như có một người bị mủi tên độc bắn bị thương được đem đến thầy thuốc. Giả sử lúc ấy anh ta nói: “tôi chưa muốn nhổ mủi tên độc này trừ phi thầy thuốc nói cho tôi biết ai là kẽ đã bắn tôi, hắn thuộc đẳng cấp Sát-đế-lỵ hay Bà-la-môn, họ tên bộ tộc hắn là gì…Anh chàng kia chắc chắn sẽ phải chết mà không nhận được câu trả lời của thầy thuốc.
Nếu như có người nói: “tôi không ngồi dưới pháp toạ của Thế Tôn để tu tập phạm hạnh nữa, trừ phi Thế Tôn giải thích những vấn đề như vũ trụ vĩnh hằng cho tôi nghe”. Ngưới ấy cũng phải chết trước khi nghe được lời giải đáp của Như Lai.
Tiếp đó đức Phật giảng cho Mạn-đồng-tử hiểu rõ phạm hạnh chẳng liên quan gì đến những loại kiến giải siêu hình. Vấn đề ở thế gian này là phiền não, khổ đau và sợ hãi, những lời giáo huấn của Ta có khả năng trừ diệt nó. Chính vì thế, ngươi phải ghi nhớ rằng những gì cần giải thích thì đã giải thích rồi. Những gì chưa giải thích tức là không bao giờ giải thích. Ta còn chưa giải thích những gì? Đó là những câu hỏi như vũ trụ vĩnh hằng hay không vỉnh hằng…Đó là 10 câu hỏi thuộc vào loại ta không giải đáp.
-Này vị thầy tỳ kheo, thầy xuất gia dưới danh nghĩa của giáo chủ nào? Chẳng hay đạo sư của thầy là ai?
-Thưa bậc đồng tu, tỳ kheo trẻ tuổi đáp, có một vị hậu duệ của dòng họ Thích đã rời bỏ gia tộc để làm người xuất gia, nghe nói người đã tu hành đắc quả, đó là một bậc tôn giả giác hạnh tròn đầy, tôi xuất gia dưới tên của bậc Thế Tôn đó. Vị ấy chính là sư phụ tôi.
-Vị Thế Tôn giác hạnh tròn đầy ấy hiện giờ ở đâu? Phật hỏi tiếp
-Thưa bậc đồng tu, tỳ kheo trẻ đáp, ở quốc độ phía bắc có một đô thành tên là Xá vệ,
Vị Thế Tôn đang trụ túc tại đó.
-Tỳ kheo đã gặp vị Thế Tôn ấy chưa? Nếu thấy Ngài, tỳ kheo có nhận ra không?
-Tôi chưa hề được gặp vị Thế Tôn đó. Giả sử nếu có thấy Ngài tôi cũng không thể nhận ra.
Phật biết người trẻ tuổi này xuất gia tu hành theo danh nghĩa của mình, nhưng Phật không để lộ tung tích. Ngài nói:
-Này tỳ kheo, ta sẽ đem Giáo pháp truyền thụ cho ngươi. Ngươi có chịu lắng nghe không?
-Tốt lắm, thưa bậc đồng tu, tỳ kheo trẻ đáp.
Thế là Phật giảng cho người trẻ tuổi ấy nghe Kinh phân biệt lục giới. Sau khi nghe giảng xong trọn vẹn bộ kinh này, người trẻ tuổi tên là Phất-gia-xá mới rạng rở tỉnh ngộ, hiểu ra rằng người đang thuyết giảng cho mình chính là đức Phật, liền đứng dậy chạy đến sụp lạy dưới chân đức Phật tạ lổi vì mình đã gọi đức Thế Tôn là bạn đồng tu. Câu chuyện này nói lên rõ ràng rằng Phất-gia-xá chỉ cần được nghe giáo pháp còn người thuyết pháp là ai không quan trọng. Chỉ cần thuốc tốt chữa khỏi bệnh, còn người bốc thuốc là ai và từ đâu đến biết hay không biết là điều không quan trọng.
*Đức tin trong đạo Phật phải gắn liền với “tri kiến”. Nếu tôi nói với bạn trong lòng bàn tay tôi có một viên đá quý thì bạn nãy sinh vấn đề tin hay không tin lời nói đó của tôi, là bởi vì bạn chỉ nghe mà chưa thấy nhưng đến khi tôi xoè bàn tay để cho bạn thấy viên đá quý ấy thì vấn đề nghi ngờ không tồn tại nữa. Lòng tin ở Phật giáo không thể mơ hồ. Phật giáo luôn luôn quan niệm rằng do trí tuệ mà đạt được chánh kiến chớ không phải do niềm tin mù quáng mà sinh ra tín ngưỡng.
*Các pháp của đức Phật đều thiết thực nhằm mục đích tháo gở những chướng ngại, vướng mắc trong cuộc sống, ví như chiếc bè gổ chở người ta qua sông. Ngài nói: Này các tỳ kheo, có một người lữ hành trên đường đi có một con sông lớn chắn ngang. Nếu ở lại bờ bên này thì sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm, còn ở bờ bên kia thì rất an toàn. Người ấy nghĩ: muốn qua sông mà không có thuyền cũng chẳng có cầu, ta đành phải đi nhặt cành cây, rơm cỏ kết lại thành chiếc bè, phải mau chân, mau tay gắng sức làm mới được. Có được chiếc bè, anh ta chỉ trông cậy vào sức lực tay chân của mình là có thể an toàn qua được bờ bên kia. Anh ta lại nghĩ: cái bè này giúp ích rất lớn cho ta, ta phải đội nó lên đầu hay vác trên vai mà đưa nó đi theo cùng ta”.
Theo ý các ngươi, người lữ hành nghĩ như thế có thích đáng không?
-Thưa Thế Tôn, xử trí như thế là không thích đáng ạ!
-Vậy phải xử trí như thế nào mới thích đáng? Nếu người ấy suy nghĩ thế này: “cái bè này đã giúp ta qua được con sông, ta hãy kéo nó lên bờ hoặc cứ để mặc nó nổi trên mặt sông, còn ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình”. Này các tỳ kheo, các Pháp ta dạy cho các ông cũng như chiếc bè ấy vậy.
Có một lần, đức Phật nhặt mấy chiếc lá để trong lòng bàn tay rồi nói các đệ tử rằng: Các pháp sở tri mà ta đem giảng cho các ông cũng chỉ rất ít ỏi như số lá trong tay ta. Những pháp sở tri khác ta chưa nói thì còn rất nhiều như số lá cây trong rừng. Nhưng tại sao ta không nói hết các pháp ấy cho các ngươi nghe? Đó là vì những pháp ấy không cần dùng đến, không có khả năng dẫn dắt người ta đến Niết bàn. Đó là nguyên nhân khiến ta không giảng hết những pháp ấy cho các ngươi nghe.
*Đức Phật hoàn toàn không bàn tới vấn đề siêu hình.Đặc biệt kinh luận phát triển do nhu cầu được giải đáp những thắc mắc siêu hình mà sinh thời, dù đầy đủ tam minh, đức Phật bỏ qua không nói đến. Đến khi viết Kinh, các nhà ghi chép tự tiện thêm vào những truyền thuyết huyễn hoặc, những chuyện siêu hình, những tranh luận thô thiễn gọi là hý luận hay lý giải những bí ẫn thâm sâu về sự sống, cái chết:
Tôi từ đâu đến nào ai biết?
Tôi đến nơi nào ai có hay?
(Quỳnh Dao)
Một đệ tử Phật có tên gọi là Mạn-đồng-tử đến chỗ Phật ở thưa rằng:
-Bạch Thế Tôn con có một số vấn đề xin được Thế Tôn giải thích. Đó là: vũ trụ vỉnh hằng hay không vĩnh hằng, là hữu hạn hay vô hạn? Thân và tâm ta cùng là một vật hay thân là một vật còn tâm là một vật khác? Như Lai sau khi chết vẫn tồn tại hay không tồn tại…Nếu Thế Tôn giải thích cho con nghe thì con xin tiếp tục tu tập phạm hạnh dưới pháp toạ của người. Nếu Thế Tôn không giải thích cho con nghe thì con xin rời khỏi tăng đoàn đi nơi khác. Nếu Thế Tôn không biết thì xin cứ nói thẳng ra là “ta không biết”.
Câu trả lời của Phật đối với câu hỏi của Mạn-đồng-tử có ích rất lớn cho những ai đem thời gian quý báu của đời người lãng phí vào những vấn đề siêu hình hoàn toàn không cần thiết, chỉ để tự mình làm nhiểu loạn tâm mình. Lúc bấy giờ, đức Phật hỏi lại Mạn-đồng-tử:
-Từ trước tới nay ta đã bao giờ bảo với ngươi hãy đến đây, ngồi dưới pháp toạ của ta, ta sẽ giải đáp những câu hỏi kia hay không?
-Thưa Thế Tôn chưa bao giờ Người nói câu ấy.
-Này Mạn-đồng-tử, nếu như có một người bị mủi tên độc bắn bị thương được đem đến thầy thuốc. Giả sử lúc ấy anh ta nói: “tôi chưa muốn nhổ mủi tên độc này trừ phi thầy thuốc nói cho tôi biết ai là kẽ đã bắn tôi, hắn thuộc đẳng cấp Sát-đế-lỵ hay Bà-la-môn, họ tên bộ tộc hắn là gì…Anh chàng kia chắc chắn sẽ phải chết mà không nhận được câu trả lời của thầy thuốc.
Nếu như có người nói: “tôi không ngồi dưới pháp toạ của Thế Tôn để tu tập phạm hạnh nữa, trừ phi Thế Tôn giải thích những vấn đề như vũ trụ vĩnh hằng cho tôi nghe”. Ngưới ấy cũng phải chết trước khi nghe được lời giải đáp của Như Lai.
Tiếp đó đức Phật giảng cho Mạn-đồng-tử hiểu rõ phạm hạnh chẳng liên quan gì đến những loại kiến giải siêu hình. Vấn đề ở thế gian này là phiền não, khổ đau và sợ hãi, những lời giáo huấn của Ta có khả năng trừ diệt nó. Chính vì thế, ngươi phải ghi nhớ rằng những gì cần giải thích thì đã giải thích rồi. Những gì chưa giải thích tức là không bao giờ giải thích. Ta còn chưa giải thích những gì? Đó là những câu hỏi như vũ trụ vĩnh hằng hay không vỉnh hằng…Đó là 10 câu hỏi thuộc vào loại ta không giải đáp.
Mạn-đồng-tử, tại sao ta không giải đáp những câu hỏi đó? Bởi vì những
câu hỏi nêu ra đó chẳng có ích lợi gì. Nó chẳng có mối quan hệ cơ bản nào với
phạm hạnh tu luyện thân tâm. Nó không làm cho người ta đoạn trừ được lậu
hoặc.
Ý
NGHIÃ LỄ CẦU NGUYỆN
BIỂU
TƯỢNG ĐÈN HOA SEN
BÁT
CHÁNH ĐẠO
CÀNH
HOA SEN MÀU XANH
NIỀM
TIN CHÁNH TÍN CỦA NGƯỜI CON PHẬT