XUÂN BÌNH YÊN
TKN THÍCH NỮ CHÂN LIỄU
Trong
thời tiết của năm mới, trên mảnh đất an bình hiền hòa Gia Nã Đại, khi nhắc đến
Tết Việt nơi xứ người thì không khí lạnh cũng trở thành niềm vui và ấm áp. Hạnh
phúc đến với những điều mới mẻ, cuộc sống tiến bộ lạc quan, tâm hồn người con
Phật thì luôn cầu mong thế giới thanh bình thịnh vượng.
Một ngày đi qua, một
tháng cũ hết, một năm lặng lẽ trôi, một đời người, một con đường, một chân lý
sống, suy tư cho cùng tận sự vô thường biến đổi ngay trước mắt. Đời người không
là mãi mãi sống trăm năm, không một ai thoát khỏi luật vô thường. Cần thấy rõ
được niềm hạnh phúc những vinh quang hiện tại; hoặc thăng trầm, vinh nhục ở
trong quá khứ; hay sự bất hạnh thất bại bất như ý sẽ xảy ra ở tương lai. Tất cả
đều là vô thường. Chỉ có
giác ngộ tìm cho được sự thường không
bao giờ thay đổi, khi đó con người không còn sợ bị vô thường chi phối nữa.
Phật pháp
không là của riêng ai, những điều chân chánh đã có sẵn trong chốn dân gian.
Nhân quả và vô thường là sự thật trong vũ trụ. Khi con người còn tham lam danh
vọng, sân hận chất chứa, si mê điều lợi, bất chấp thủ đoạn, hại người lợi mình,
thì không có trí tuệ. Khi không hiểu được giá trị của Phật Pháp, không áp dụng
nhân cách đáng trân trọng và tâm từ bi trong cuộc sống, thì chiến tranh xảy ra,
hơn thua tranh danh đoạt lợi, đau khổ ly tán. Sự vô cảm và tàn bạo khiến con
người càng lúc càng xa rời đạo đức.
Nhân quả
và vô thường làm cho chúng sanh rơi vào vòng xoáy của luân hồi sanh tử, nhiều
kiếp chịu đau khổ trong lục đạo: thiên, nhơn, atula, địa ngục, ngạ quỉ và súc
sanh. Phật là bậc Thầy khai ngộ và chỉ dạy cho chúng sanh thức tỉnh, dùng trí
tuệ để nhận biết rõ ràng ai ai cũng có Phật tánh bình đẳng và sáng suốt. Ai
cũng có thể qui y Phật để trở về con đường chân chánh và thanh tịnh.
Trong Kinh
Nhật Tụng Chư Tổ dạy rằng:
Phật
chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm
thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế
châu ví đạo tràng
Mười
phương Phật bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo
tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu
xin thệ nguyện qui y
Phật
chúng sanh tánh thường rỗng lặng. Bản tánh rỗng lặng như nhau có
nguồn gốc từ quá khứ sâu xa, là chốn an bình tịch lạc, không có tranh chấp,
không có đau khổ. Phật là từ chúng sanh giác ngộ mà chứng quả. Phật cũng từ
phiền não mà chứng bồ đề.
Đạo cảm
thông không thể nghĩ bàn. Sự suy tư của tâm thanh tịnh không thể nghĩ bàn.
Đạo là con đường mà hành giả chân chánh không bị danh lợi cám dỗ, trạng thái
tâm lặng lẽ không dính mắc, không chống trái với nhau. Nhân cách của các vị
thiện hữu tri thức cảm thông nhau, cho dù thuận hạnh nghịch hạnh vẫn có thể
hoằng pháp ở mọi hoàn cảnh, mà không đánh mất giá trị của đạo hạnh. Đây là việc
bất khả tư nghì của những bậc bồ tát có đủ từ bi và trí tuệ.
Lưới đế
châu ví đạo tràng. Ngài Thần Tú ví tâm như gương lấm bụi phải lau chùi hằng ngày, Ngài Huệ
Năng ví tâm xưa nay không phải là một vật, nên chẳng có gì phải lau chùi. Trong
đời sống tùy quan niệm và hoàn cảnh, người tu đừng chấp, đừng phân biệt giai
cấp, hay đòi hỏi nhiều, thì ở đâu cũng là đạo tràng. Lời dạy của chư Phật chư
tổ cũng là phương tiện để tu học, pháp môn nào cũng là kiến thức từ bên ngoài
cần cho việc tu học mà thôi, đừng rơi vào sự sai lầm của bản ngã, gây chướng
ngại cho con đường giải thoát. Quan trọng nhất là chánh kiến và chánh tín,
tránh khỏi mê lầm, tìm được chân lý thật sự đưa con người đến hạnh phúc, đó mới
là cứu cánh và vô cùng trân quí hơn cả trân châu bảo ngọc.
Mười
phương chư Phật hào quang sáng ngời. Phước đức giúp người tu dễ vượt
qua khó khăn của ma chướng, như người khách bộ hành phải đi qua những đoạn
đường gian nan đầy vực sâu và thử thách. Khi có được những gì mong cầu, người
tu đi đến đâu làm việc gì cũng chỉ nghĩ lợi ích chúng sanh. Tánh giác có sẳn
nhưng vì nghiệp thiện ác ở sáu cõi làm cho chúng ta quên đường về. Từ vô thủy
chúng sanh đã là Phật, tự tánh vốn thanh tịnh luôn luôn hiện hữu. Khi ánh sáng
trí tuệ như ngọn đèn được thắp sáng, bóng tối vô minh từ bao đời kiếp tự tan
biến mất. Hiểu được và hành được Phật Pháp bằng thân giáo và khẩu giáo là công
đức phước đức, lợi lạc cho mình và cho những người hữu duyên, thì hào quang
cũng không khác gì chư Phật mười phương.
Trước bảo
tọa thân con ảnh hiện. Công phu “phản quan tự kỷ” chánh niệm tỉnh giác, chiếu kiến từng hành
động thuộc về thân khẩu ý. Đức Phật ví tâm con người như mặt biển và ngọn sóng,
khi sóng yên biển lặng thì thấy được sóng và nước là một. Sóng lặng là định, là
tuệ, là an bình. Sóng dậy là loạn, là mê, là phiền não. Mặt biển lúc nổi sóng
và mặt biển lúc thanh bình, tuy trạng thái hoàn toàn khác nhau, nhưng không
phải là hai biển. Cũng vậy, tâm con người lúc bình tĩnh thản nhiên và lúc
nổi cơn tức giận, không hai, nhưng cũng không phải một. Tuy hai mà một,
tuy một mà hai, chính là nghĩa đó vậy. Trước tình thương bao la bình đẳng
của Phật tâm, con người rồi sẽ nhận ra thật tướng của cái ta, tốt xấu như thế
nào. Chư Tổ các ngài giúp môn đệ nắm vững đường lối tu hành và định hướng cho
biết Phật tại tâm, tâm là Phật. Phật và chúng sanh chỉ là ngôn từ để xử dụng,
chứng đắc, hay ngộ nghĩa lý là do ở nơi mỗi người.
Cuối đầu
xin thệ nguyện qui y. Khi người tu đạt được trạng thái vắng lặng thấy được lẽ thật, bừng tỉnh,
giác ngộ sinh tử, mong muốn quay về với chốn an bình tịnh lạc đó mới thật sự là
“qui y”. Nhưng đâu là ranh giới
của đau khổ và hạnh phúc, si mê và giác ngộ. Tu nghĩa là “dừng”, không mang mặc cảm phước mỏng
nghiệp dày, không tự mãn với những gì có được, mới thấy đời tu có ý nghĩa và an
lạc. Khi liễu ngộ là đã nhận biết được đường hướng và mục đích cuối cùng một
cách rõ ràng, hãy vững niềm tin mà tiến bước bằng nghị lực và ý chí không thối
chuyển.
Các Thiền
sư có câu: “Thủy lưu qui đại hải. Nguyệt lạc bất ly thiên”. Nước dù chảy đi
đâu, cuối cùng cũng về biển cả. Trăng lặn ở đâu, cũng không ra khỏi bầu trời. Xuân
đi xuân đến, mãi mãi vẫn là xuân. Mùa xuân bình yên với người tu đạt từ bi và
trí tuệ. []
Nam Mô
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
XUÂN TRONG NÉT ĐẸP NGƯỜI TU (Giọng đọc SƯƠNG ANH)
ĐẠO PHẬT
LÀ
ĐẠO GIÁC NGỘ
Đạo
Phật là đạo của con người. Đức Phật ra đời vì muôn loài, trong đó chủ yếu là
loài người. Cho nên mọi hành động của Ngài đều nhắm đến con người. Đạo Phật dạy chúng ta phải
thấy được Chân Lý, đạt
được lẽ thực, nên
nói tới đạo Phật là nói tới Đạo Giác
Ngộ.
Đạo Phật là Đạo Giác Ngộ chớ không
phải đạo của Lòng Tin. Lâu nay chúng ta nhìn đạo Phật có vẻ huyền bí
nhiều quá, mà đã huyền bí thì tăng trưởng lòng tin chớ không tăng trưởng trí tuệ. Chúng ta theo đạo
Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái
nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
Phật tử khi bước chân
vào đạo Phật, quý vị thấy Phật có dạy chúng ta điều gì huyền bí mầu nhiệm
không? Phật dạy chúng ta toàn những sự thật. Ví dụ Phật tử tại gia, Phật dạy
phải giữ năm giới, rõ ràng có gì cao siêu huyền bí đâu, chỉ là những lẽ thực. Nếu chúng ta sống giữ được như
thế thì mình là một con người tốt, hiện tại gây ảnh hưởng tốt với gia đình xã
hội, mai kia cũng được sanh nơi tốt.
Đó
là lẽ thực chớ không có gì huyền bí cả. Bởi vì Đức Phật là một con người thực,
chứng nghiệm lẽ thực, cho nên những gì Ngài nói cũng là lẽ thực. []
Nghiệp báo cũng do, chính mình tạo ra, chứ không phải do, thượng đế thần linh, hay bất cứ ai, xúi bảo mình làm.
Nghiệp báo cũng do, chính mình tạo ra, chứ không phải do, thượng đế thần linh, hay bất cứ ai, xúi bảo mình làm.
Chính do tâm tham,
xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu xin tiền tài, giàu sang sung
sướng, một chút phẩm vật, nhỏ nhoi chút xíu, dâng cúng cho chùa, nhà thờ
đền miếu, cầu xin bạc triệu, liệu còn chưa đủ, ngủ nghỉ ăn uống, muốn
danh muốn lợi, tài sắc phù du, muốn tu nên bỏ. Chính do tâm sân,
xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu xin thắng kiện, tàn hại kẻ thù,
triệt hạ đối thủ, người họ không ưa, vui mừng khi thấy, kẻ thù thê thảm,
sống trong khổ nhục, chết cũng không xong, họ mới hài lòng.
Chính do tâm si, xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu nguyện vãng sanh, tây phương cực lạc, mà không cần tu, không gìn giữ giới, ngay trong hiện đời, đợi lúc hấp hối, nói với người nhà, rước nhiều ông bà, đến nhà hộ niệm, chỉ niệm mười tiếng, liền khiến được lên, cảnh giới Di Đà: thiệt là vô minh!
Chính do tâm si, xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu nguyện vãng sanh, tây phương cực lạc, mà không cần tu, không gìn giữ giới, ngay trong hiện đời, đợi lúc hấp hối, nói với người nhà, rước nhiều ông bà, đến nhà hộ niệm, chỉ niệm mười tiếng, liền khiến được lên, cảnh giới Di Đà: thiệt là vô minh!
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy, thí
dụ như sau: Nếu một người nào, phải bị trừng phạt, nuốt một nắm muối,
thì sẽ đau khổ, biết là dường nào. Nếu bỏ nắm muối, vào một tô nước, rồi
mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, hơn một chút xíu. Nếu bỏ nắm muối, vào
một lu nước, rồi mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, nhiều hơn chút nữa. Nếu
bỏ nắm muối, vào một hồ nước, rồi mới uống vào, thì dễ như không, không
còn lớn chuyện.
Nắm
muối tượng trưng, cho các nghiệp nhân, bất thiện chẳng lành, con người
đã tạo, từ trước đến nay, bây giờ phải lãnh, nghiệp quả nghiệp báo, nói
chung đó là: quả báo khổ đau, không sao tránh khỏi. Chỉ có phước báo, ít
hay là nhiều, tượng trưng tô nước, lu nước hồ nước, mới có thể giúp,
con người vượt qua, sóng gió ba đào, nạn tai đau khổ, như vậy mà thôi.
Đó mới thực là: chí công vô tư. Mình làm mình hưởng. Mình làm mình chịu.
Con người nên lo, dừng nghiệp chuyển nghiệp, tự mình suy xét, chính bản
thân mình, đừng nhìn người khác, tu sửa ba nghiệp: thân khẩu và ý, đừng
làm bậy bạ, đừng nói tốt xấu, đừng nghĩ vẫn vơ, ngay từ bây giờ, đừng
đợi đến khi, nghiệp báo xảy ra, dù có rên la, không còn kịp nữa, nghiệp báo vay trả, chẳng ai thoát cả,
van xin cầu khẩn, thì cũng muộn màng! Cầu nguyện van xin, dù tin hay
không, thực sự chẳng giúp, chẳng ích gì đâu. Hãy thử suy nghĩ: Tại sao
như vậy?
BBT PHẬT HỌC TỊNH QUANG
PHTQ SỐ 27 XUÂN ẤT MÙI
http://phtq-canada.blogspot.ca/2014/12/phat-hoc-tinh-quang-so-27-xuan-at-mui.html
ĐÓN XUÂN
Nhớ độ Xuân về trên xứ tôi
Hồng đào he hé nụ hoa đầu
Mai vàng mim mỉm cười trong gió
Nêu dựng chòi cao nếp thành xôi
Nhẩm đọc mấy hàng câu đối đỏ
Đồ ông gác cọ vuốt hàm râu
Cành mềm buông tỏa bên lều nhỏ
Nườm nượp người ta nhóm chợ xuân
Xác pháo giao thừa reo dưới nắng
Áo màu dù lọng rộn mây giăng
Trẻ già nô nức mừng năm mới
Chúc tụng cho nhau phước thọ tăng
Xuân này lưu lạc cõi trời xa
Chạnh lòng thương tưởng đến quê
nhà
Ngoài kia cơn lạnh còn ray rứt
Viễn xứ nghe hồn xuân tái tê!
TU TÂM SỬA TÁNH
VÌ NGƯỜI HAY VÌ MÌNH?
-
Ngoại à! Ngoại mua mấy cái bánh cam nầy hôi
hết rồi làm sao mà ăn đây, lần sau Ngoại đừng có mua nữa!.
-
Cháu à! Con thấy ăn được thì ăn, không thì
bỏ đi. Vì Ngoại thấy đứa nhỏ bằng tuổi đi học giống như cháu, mà không được đi
học phải bưng rỗ bánh cam đi bán, áo quần cũng không lành lặn. Nghĩ vậy thay gì
Ngoại cho nó tiền, Ngoại mua hết rỗ bánh cam còn lại đó thôi, cháu hiểu thì đừng
cằn nhằn Ngoại nữa được không?.
-
Cám ơn Ngoại, đã dạy cho con biết suy nghĩ
vì người không vì mình quá nhiều!!!
CHẤP HAY KHÔNG CHẤP?
-
Má à! anh rể và chị Hai mê tín chấp rằng
trong nhà mình đang có tang Ba xui lắm, không muốn Má đi dự đám cưới cháu ngoại,
thôi thì Má cũng đừng thèm đi nha!
-
Hồi sáng nầy, anh rể và chị Hai của con có
đến xin lỗi và xin Má tha thứ những lời nói vô tình xúc phạm đến Má. Năn nỉ Má
thương con cháu đừng chấp. Má quyết định rồi, Má sẽ đi đưa cháu ngoại về nhà chồng.
Nếu Má không đi, thì người chấp, người mê tín là Má đó.
CÓ NÊN MUA HAY KHÔNG MUA?
-
Thưa Ba, có một số người đến nhà con bán
nhang đèn, có khi mặc y phục tu sĩ. Con lưỡng lự, không biết có nên mua không,
họ là người tu thật hay giả?
-
Con có cần dùng nhang đèn hay không? Đó mới
là điều cần thiết phải suy nghĩ mua hay không mua. Họ là người bán con là người
mua, có sự trao đổi, việc gì không thiệt thòi mình cũng không hại người thì con
làm đúng là vậy đó.
PHƯỚC Ở ĐÂU?
-
Anh làm người tốt có ích gì, phải nghĩ cho
bản thân, cho vợ con gia đình anh sung sướng, đầy đủ giàu có trước, khi nào có
dư giả rồi hãy nghĩ đến làm tốt giúp người khác có được không?
-
Được chứ! Như vậy anh sẽ hưởng hết phước rồi,
còn đâu dành cho em và con nữa!! khi muốn em thỏa mãn sung sướng và giàu có thì
anh phải tạo nghiệp bất thiện, vì gia đình hại người, cuối cùng thì phước hay họa
tới đây?!!..Anh làm chuyện tốt giúp người là đang tạo phước an lành, hạnh phúc
cho các con và em đó.
Mỉm cười để đón nhận tất cả
Khi tất cả mọi chuyện đau buồn đổ lên đầu bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, vì chỉ có như thế, bạn mới có thêm dũng khí để bước tiếp con đường đời mà mình đã chọn… Khi có một chuyện thật vui đến với bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, để niềm vui, niềm hạnh phúc được nhân đôi, để mọi người có thể vui cùng niềm vui của bạn…
Khi có một ai đó rời xa cuộc đời của bạn, hãy mỉm cười để chia tay họ, vì dù cho đó là một cái kết thúc vui hay buồn, thì nó cũng là một cái kết thúc, và ngay sau nó là một khởi đầu mới cho cả hai người, mỉm cười để chúc cho cái khởi đầu ấy sẽ thật tươi sáng và vui vẻ…
DIỆU ĐẠO NAN CẦU
TKN Thích Nữ Chân Liễu
Ngài Viễn Công nói:
“Trong trời đất thực có những vật dễ sinh. Nhưng, một ngày ấm mà mười ngày lạnh, thì cũng chưa thấy vật nào có thể sinh được. Diệu đạo vô thượng rõ ràng ở nơi tâm, và ngay trước mắt mình, nên cũng dễ thấy được. Song cốt yếu là chí phải bền, làm phải tận lực thì ngay nơi mình, đứng, ngồi cũng có thể mong đợi mà đạt tới được. Nếu một ngày tin, mười ngày ngờ, sớm siêng tối nản, thì không những ngay trước mắt khó mà thấy được, tôi sợ rằng suốt đời cũng vẫn cách xa diệu đạo vậy”. (Thiền Lâm Bảo Huấn - Phẩm Tự Cường).
“Thiền Lâm Bảo Huấn” là cơ duyên may mắn cho tứ chúng đồng tu, cảm nhận hỷ lạc trong mưa pháp, kiếp sống con người vén được màn vô minh, khổ đau phiền não do sự chiêu cảm từ nhiều đời kiếp luân hồi như được giải tỏa. Trên đời không có cuộc vui nào vui hơn sống trong biển giáo pháp.
Nhân thân nan đắc
Diệu đạo nan cầu.
Diệu đạo nan cầu.
(Thân người khó được
Diệu đạo khó cầu).
Diệu đạo khó cầu).
Từ khi được cha mẹ sanh ra, có được thân người đầy đủ trang nghiêm, đó
là phước báo thiện lành. Hãy thường tư duy rằng trải qua nhiều đời nhiều kiếp
ta mới được nhàn cảnh thân người như vậy. Nhưng đã sanh ra đời thì có khổ, nhờ
đau khổ mà ta phát sinh tâm chán lìa sinh tử, kiêu căng tan biến, phát tâm
thương xót những chúng sanh trong cõi luân hồi, tự hổ thẹn về việc ác và hoan
hỷ làm điều lành.
Tuổi đời càng thêm lớn, chướng duyên, thuận duyên đưa đến càng nhiều, thân tâm có lúc an vui, có lúc phiền não, buồn giận, thương ghét, tự ti, tự tôn, tâm sanh diệt luôn luôn hiện hữu chi phối làm cho con người đôi khi quên mất mình và quên luôn thời gian đang lướt qua trước mắt, khi giật mình thì tóc đã đổi màu, vô thường kề ở bên mình. Tạo thiện nghiệp hay ác nghiệp đều theo luật nhân quả mà thọ sanh. Đường sinh tử luân hồi sáu nẽo không biết về đâu?!
Tuổi đời càng thêm lớn, chướng duyên, thuận duyên đưa đến càng nhiều, thân tâm có lúc an vui, có lúc phiền não, buồn giận, thương ghét, tự ti, tự tôn, tâm sanh diệt luôn luôn hiện hữu chi phối làm cho con người đôi khi quên mất mình và quên luôn thời gian đang lướt qua trước mắt, khi giật mình thì tóc đã đổi màu, vô thường kề ở bên mình. Tạo thiện nghiệp hay ác nghiệp đều theo luật nhân quả mà thọ sanh. Đường sinh tử luân hồi sáu nẽo không biết về đâu?!
Tâm đại từ đại bi của Đức Phật vì thương xót sự vô minh của chúng sinh mà thị hiện ra đời, để chỉ diệu đạo - con đường vi diệu - ngay trước mắt. Diệu đạo là những gì Đức Phật đã chứng nghiệm và đã trải qua bằng trí tuệ giác ngộ cao thượng của bậc chánh đẳng chánh giác. Diệu đạo không do mong cầu mà có được, cũng không do lễ bái khấn nguyện mà thấy được.
Trong Tăng chi bộ kinh, Đức Phật dạy:
“Ta
không dạy ai đến để tin, nhưng đến để thấy và thực hành. Trong cuộc sống ta có
thể tự giải thoát cho chính mình. Giải thoát không tự nhiên mà có, cũng không
do cầu xin mà được, mà chỉ cần phát triển nổ lực vào trí tuệ. Ta không nên tin
một cách mù quáng bất cứ việc gì mà chưa thông qua trí tuệ, phải sáng suốt nhận
định một cách rõ ràng đứng đắn rồi mới hành trì. Nếu thấy bình an và hạnh phúc
là giải thoát. Nếu thấy trói buộc và phiền não là sai đường”.
Tu theo Phật nghĩa là phải chuyên tâm giữ chánh niệm, không theo tạp
niệm, như kẻ đội bát dầu trên đầu, bị người đưa gươm kề cổ dọa sẽ giết chết nếu
đổ đi một giọt.
Bản chất thực sự của đời sống, là nguyên nhân sanh đau khổ và nguyên nhân sanh hạnh phúc, người tu thấy rõ bằng mắt rất chân và rất thật, thì khi ấy mới quyết tâm chuyển đổi trở nên con người đạo đức nhằm đưa đến giải thoát cùng tột, đồng thời đem về trạng thái quân bình cho cuộc sống.
Giây phút hiện tại, chúng ta có thể nhận thức được thực tế cuộc đời không mơ hồ, không mộng tưởng điên đảo, thì sẽ cảm nhận và thấu hiểu được sự chân thật của diệu pháp không còn xa cách nữa, mà ở trong từng hơi thở, trong từng tâm thức vắng lặng vô trụ và vô niệm.
Trong kinh thường nói, chỉ có trí tuệ mới đem đến cho người tu một sự kiên nhẩn bền chí để đi đến giác ngộ và giải thoát mà thôi. Nhu cầu cuộc sống nếu biết đủ, sống thanh đạm, không đòi hỏi nhiều, không tranh chấp hơn thua được mất, thì người tu có rất nhiều thì giờ để tận dụng khả năng nghiên cứu, suy tư học đạo, giữ tâm ý trong sạch. Phụng trì giới luật, trang nghiêm thân tướng, ngày đêm suy nghĩ, sớm hôm thực hành thì không lo gì không thấy được diệu đạo vậy.
Theo như Ngài Viễn Công dạy, nếu như có ngày tu học tinh tấn, có ngày buông xuôi trì trệ, bản tánh dễ duôi, khiến con người rơi vào tình trạng giãi đãi, mất hết năng lực tự tin về mình, hiện tượng vọng tâm vọng niệm xấu ác, ganh tị đố kỵ sẽ xâm nhập và quấy nhiễu chế ngự người tu một cách dễ dàng. Diệu đạo suốt đời khó gặp, thật uổng phí một đời tu!
Khi bước trên đường đạo, chúng ta mang nhiều nghiệp bất tịnh của luân hồi cho nên hành động từ thân, khẩu, ý tha hồ tạo tác. Do đó khi chuyển thân trên bước đường tu hành thường rơi vào trạng thái mê và tỉnh, thiện và ác lẫn lộn.
Cho nên không phải xấu tốt ở bên ngoài không thôi, mà xấu tốt thiện ác nằm thật sự ở ngay trong tâm, biết xấu hổ, sợ quả báo, tâm an tịnh, siêng năng đem an vui cho mình và cho người, nhận thức sớm được chừng nào thì “diệu đạo” ngay trước mắt.
Để giúp hành giả tiến đến đời sống thánh thiện và trọn lành vi diệu trên đường tu, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ban truyền các giới luật cao thượng. Giới luật mới nghe qua chừng như một sự răn cấm khắt khe, đầy những điều kiện khó khăn, nhưng khi thấu hiểu và cố gắng sống với thân tâm một cách chân thành và thực sự, thì giới luật giúp ích cho người tu rất nhiều.
Khi ấy, giới là người bạn đạo chân thật, là phương pháp thực tập chánh niệm hữu hiệu nhất, là sự bảo vệ an lành nhẹ nhàng trong sáng của thế giới tuyệt đẹp, mà người tu theo Phật được thừa hưởng, như một chuỗi ngọc vô giá sáng ngời trí tuệ của Bồ tát Quán Tự Tại cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm trong phẩm “Phổ Môn” vậy.
Tóm lại, an lạc thay khi sống trong pháp vị, thật sự buông bỏ những lo âu phiền muộn, mưa pháp cam lồ liên tục đã nuôi dưỡng pháp thân huệ mạng. Phước báo thay tứ chúng đồng tu, đều hoan hỷ vì thấm nhuần được sự lợi ích khi đem vào cuộc sống tỉnh tu hằng ngày ở nơi trụ xứ. Mưa pháp làm hạt giống Phật tánh ở nơi mỗi người từ lâu bị chôn vùi khô cạn, nay như được nẩy mầm, đâm chồi kết lộc.
“Qua lẽ tuần hoàn của vũ trụ, sự vật có trải qua sự nghiêm khắc của mùa
đông, khi sức sống trỗi dậy, trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi, mới thấy ánh
xuân đầm ấm là quí. Tất cả hiện tượng tốt xấu của xã hội đều do tâm chúng ta
sáng tạo. Chúng ta phải có tinh thần tự chủ. Tự thân chúng ta, luôn luôn phải
thúc liễm, phải tỉnh thức, phải trong sạch hóa tâm hồn, hành động, nói năng,
suy nghĩ, mới có thể đem lại lợi ích cho tha nhân, cho quốc gia, cho cộng đồng
và cho nhân loại”.
Đối trước mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, con xin chắp tay đảnh lễ, chí thành cầu khẩn các Ngài trụ thế lâu dài và hãy vì chúng sanh đau khổ mê mờ mà đốt lên ngọn đuốc chánh pháp. []
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
TKN Thích Nữ Chân Liễu
CHUỖI NGỌC TRÂN BẢO PHÁP THÍ
ĐI CHÙA ĐÚNG CHÁNH PHÁP
SUỐI NGUỒN BÌNH ĐẲNG TÁNH
ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ
CHUYỂN HÓA KHỔ ĐAU THÀNH HẠNH PHÚC
TRĂM NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
NHƯ
GIỌT NƯỚC LÁ SEN
XUÂN
TRONG NÉT ĐẸP NGƯỜI TU