|
||
Trịnh
Công Sơn có viết: "Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết
học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có
thể hiểu được".
Nghe nhạc Trịnh Công Sơn đối với nhiều người Việt cũng gần giống như
nghe một câu kinh...
Các bạn có thể xem bản dịch của Vy Huyền : "Cái chết, Phật giáo
và chủ nghĩa hiện sinh trong nhạc Trịnh Công Sơn" ở Talawas, hoặc nguyên
bản tiếng Anh trên tại đây.
Đạo Phật với Trịnh Công Sơn là hơi thở là triết học làm cho con người
yêu đời hơn chứ không phải là lãng quên sự sống.
Đạo Phật đến với Ông qua nếp sống gia đình, và rồi đi vào âm nhạc của ông
ngày càng sâu sắc hơn qua sự trải nghiệm thăng trầm giữa cuộc đời này.
Trịnh Công Sơn có viết: "Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi
muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà
ai ai cũng có thể hiểu được".
Trong Tứ Diệu Đế của đạo Phật, chân lý đầu tiên là khổ đế. Khổ đế là
một đề tài rất phổ thông trong nhạc Trịnh Công Sơn: Tin buồn từ ngày mẹ cho
mang nặng kiếp người, ông đã hát trong Gọi tên bốn mùa. Cuộc đời đầy khổ và
buồn vì không có gì trường cửu cả. Theo Kinh Kim Cương, Tất cả các pháp hữu
vi là “như sương mai, như ánh chớp”. Đây là một ý niệm mà Trịnh Công Sơn đã
nhắc đi, nhắc lại trong nhiều lời ca của mình. Giống như con chim ở đậu cành
tre và một con cá . . . trong khe nước nguồn, không ai trong chúng ta là
những người định cư vĩnh viễn, tất cả đều là những người ở trọ trần gian này.
Trong khi tạm cư ở chốn trần gian này chúng ta tìm chỗ ẩn náu trong tình yêu,
nhưng rồi tình yêu cũng mất đi.
Tình yêu như tất cả mọi sự khác đều vô thường như Trịnh Công Sơn đã
viết trong bài Đóa hoa vô thường và nhiều bài ca khác. Các bài tình khúc của
Trịnh Công Sơn là những lời tuyên bố siêu hình rằng những đổ vỡ tình yêu
không phải là những chông gai nho nhỏ trên con đường đời đẹp đẽ vô song. Các
bài tình khúc của Trịnh Công Sơn, như Hoàng Phủ Ngọc Tường nói, là những “bài
kinh cầu bên vực thẳm”. Các bài ca này là những lời nhắc nhở cho chúng ta về
lẽ vô thường.
Một đề tài Phật giáo khác trong nhạc Trịnh Công Sơn là thuyết luân
hồi. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi / Để một mai tôi về làm cát bụi, ông hát
trong Cát bụi. Hay Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô, trong
Rừng xưa đã khép. Trong các ca khúc của mình Trịnh Công Sơn có vẻ đồng ý với
đạo Phật rằng “Hiện tại là hình bóng của quá khứ và tương lai là hình bóng
của hiện tại”.
Trịnh Công Sơn cũng tỏ ra chấp nhận thuyết luân hồi của nhà Phật trong
những câu mà Trịnh Công Sơn đã làm nhòa nhạt biên giới giữa đi và về, như
trong bài Phôi pha: Có những ai xa đời quay về lại / Về lại nơi cuối trời.
Nếu chết là để đi đến tái sinh thì khi ta ra đi nghĩa là ta trở lại. Nhìn
sống và chết cũng như nhìn nước chảy trên sông và tự hỏi nước đang ra đi hay
nước đang trở về. Đó là ý của Trịnh Công Sơn trong Gần như niềm tuyệt vọng:
Những ngàn xưa trôi đến bây giờ / Sông ra đi hay mới bước về.
Theo đạo Phật không có cái ta trường cửu nhưng mà có một chút gì trong
cái ta đã mất được tiếp nối trong cái ta tái sinh. Quá trình này thường được
so sánh như khi ta thắp một cây nến từ một cây nến khác, có cái ra đi và cũng
có cái trở lại, một cõi đi về như Trịnh Công Sơn đã viết trong bài ca cùng
nhan đề.
Một ảnh hưởng khác của Phật giáo trong ca khúc của Trịnh Công Sơn là
sự mập mờ và siêu lý luận của các câu văn. Nhạc, lẽ dĩ nhiên là tiếng nói của
con tim không phải là của lý trí nhưng sự xác định này cũng chưa đủ dể giải
thích tại sao Trịnh Công Sơn có vẻ như không muốn làm cho lời ca rõ ràng. Tôi
nghĩ rằng đây là ảnh hưởng của Phật giáo, rằng người ta không thể chỉ ngồi mà
lý luận để đi đến một sự bình an cho tâm hồn, rằng ý niệm giác ngộ vượt qua
biên giới của ngôn ngữ và lý luận.
Cái mập mờ danh tiếng của Trịnh Công Sơn là do sự phá bỏ biên giới
giữa các điều mà chúng ta thường xem là khác biệt, một phương pháp mà Cao Huy
Thuần gọi là “đối hợp”. Trịnh Công Sơn hay dùng lối văn đối nghịch, một nghệ
thuật ngôn ngữ hay dùng để nhấn mạnh sự khác nhau của hai điều, nhưng ngược
lại, Trịnh Công Sơn hay đem đối nghịch làm trùng hợp như trong các câu này:
Tình không xa nhưng không thật gần; Không xa đời và cũng không xa một người;
Một phố hồng một phố hư không.
Trịnh Công Sơn giống như một nhà thiền sư phủ nhận rằng tuyết thì
trắng, quạ thì đen, với mục đích nói lên rằng muốn giác ngộ thì phải tránh xa
cái đối lập giữa “có” và “không” để thành một tổng thể hài hòa. Lời ca của
Trịnh Công Sơn giống như các công án trong Phật giáo, chẳng hạn như công án
nổi tiếng nói về lắng nghe tiếng vỗ của một bàn tay, và cũng giống như công
án, bài hát của Trịnh Công Sơn không thể giải thích được bằng đầu óc.
Khi nói về triết lý trong nhạc Trịnh Công Sơn chúng ta cũng cần nói
tới ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh nữa. Các bạn thân của Trịnh Công Sơn xác
nhận rằng, ông cũng như một số đông các nhà trí thức miền Nam vào cuối thập
niên năm mươi và đầu thập niên sáu mươi, rất bị lôi cuốn bởi chủ nghĩa hiện
sinh.
Các bạn của Trịnh Công Sơn bảo rằng ông rất ham đọc sách của Camus về
huyền thoại Sisyphus. Các bạn này cũng bảo Trịnh Công Sơn rất thích các phim
trong đó có tài tử James Dean đóng vai của một người lưu lạc cô đơn. Chúng ta
thấy hình ảnh chàng cô đơn này trong nhiều bài của Trịnh Công Sơn trong đó có
bài Dã tràng ca. Trong bài này Trịnh Công Sơn muốn so sánh mình với Sisyphus,
qua một hình ảnh đã được Việt Nam hóa là con dã tràng suốt ngày “xe cát biển
đông” trong Nghe thân lưu đày.
Trong cuốn Huyền thoại Sisyphus, Camus nói: trong cái thế giới phi lý
này, chúng ta thường hay bị quyến rũ bởi hai cách trốn thoát: một là tự vấn
thân xác, hai là tự vẩn triết lý, tức là nuôi dưỡng niềm hy vọng rằng mình
sau này khi chết đi sẽ được lên chốn thiên đàng vĩnh cửu. Theo Camus, chúng
ta phải từ chối hai con đường giải thoát này và phải chọn một con đường khác:
con đường chống đối thế giới phi lý này giống như nhân vật Sisyphus trong
huyền thoại vậy.
Ông Nguyễn Văn Trung đã giải thích thuyết của Camus theo một cách
khác. Ông viết về tự vẫn triết học như thế này: “Hy vọng một đời khác, hoài
niệm một quê nhà sau tù đầy là một cách phủ nhận tình trạng phi lý khác, mà
không chấm dứt được phi lý. Camus gọi những giải pháp thoát ly đó là một tự
vẫn triết lý (Suicide philosophique)”. Nguyễn Văn Trung cho rằng, theo Camus,
chúng ta phải chấp nhận rằng “Tù đày chính là quê nhà”.
Rất có thể Trịnh Công Sơn đã bị ảnh hưởng của Camus qua cách giải
thích của Nguyễn Văn Trung. Giáo sư Trung đã Việt Nam hóa lý thuyết về lưu
đày và thiên đàng vĩnh cửu của Camus. Lời giải thích của Nguyễn Văn Trung đã
làm lẫn lộn hoài vọng về một cõi thiên đàng trong kiếp sau với hoài vọng về
quê nhà.
Trịnh Công Sơn quả thật đã bị lôi kéo từ hai dòng lực tù đày và quê
nhà. Nhiều đêm muốn đi về con phố xa / Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới
mái nhà, ông đã hát trong Lời thiên thu gọi. Nhưng vì đã được uốn nắn trong
một nền văn hóa mà trong đó tình yêu quê nhà đóng một vai trò rất mạnh, Trịnh
Công Sơn đã không do dự chọn quê nhà. Ông đã hát Chân đi xa trái tim bên nhà,
trong Có nghe đời nghiêng và Tìm thấy nỗi nhớ từ mỗi chiếc lá / Góc phố nào
cũng thấy quê nhà trong Tình yêu tìm thấy.
Do đó ta thấy Trịnh Công Sơn không chấp nhận sự nổi loạn chống lại thế
giới phi lý như Camus đã cổ võ. Trịnh Công Sơn không thể nào chọn lưu đày làm
nơi quê nhà. Tù đày theo Trịnh Công Sơn không phải là sự nổi loạn hiện sinh
mà là sự nhìn nhận của một người con Phật trước nỗi khổ và tính cách tạm bợ
của cuộc đời: Còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây Trịnh Công Sơn hỏi
trong Phúc âm buồn. Còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này.
Hiện sinh khuyến khích cá nhân đứng lên một mình để chống lại xã hội
và văn hóa. Phật giáo, ngược lại, dạy thuyết vô ngã, dạy rằng không có gì
khác biệt giữa ta và tha nhân, rằng mọi sự mọi việc trên đời đều hỗ tương ảnh
hưởng vào nhau. Tôi tin rằng Trịnh Công Sơn có ý nói đến thuyết vô ngã trong
các bài ca của ông. Ông có nói đến “phụ người” như trong bài Ru em nhưng cái
buồn của ông thật ra cũng là cái buồn của nhân thế. Yêu em yêu thêm tình phụ
/ Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ (Ru em). “Từ bi” có nghĩa là tâm từ (maitri)
và tâm bi (karuna), hai đức hạnh mà theo Phật giáo mình nên tu dưỡng.
Lúc mới bắt đầu sự nghiệp, Trịnh Công Sơn cũng như nhiều thanh niên
trí thức khác tại miền Nam, thích bàn luận về thuyết hiện sinh. Triết lý nói
chung và thuyết hiện sinh nói riêng hồi đó là một đề tài rất phổ thông trong
giới trẻ. Các bài hát đầu của Trịnh Công Sơn đã đáp ứng được nguyên vọng này
của giới trí thức miền Nam. Phật giáo và hiện sinh quả thật có gần nhau ở một
vài điểm. Cả hai đều tin rằng con người phải đối diện với cái chết và với ý
niệm hư vô trước khi có thể thực sự sống một đời sống đích thực.
Trịnh Công Sơn lúc mới vào nghề nổi tiếng vì đã “chịu chơi” với thuyết
hiện sinh nhưng theo tôi Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhạc của mình dựa trên
các đề tài của Phật giáo. Nếu hồi đó ít ai để ý tới cái tính cách Phật giáo trong
các bài của ông, có thể là vì Phật giáo và hiện sinh gặp nhau ở một vài điểm
và người ta chỉ để ý đến khía cạnh hiện sinh mà thôi. Tuy nhiên lý do chính
vì sao Trịnh Công Sơn vẫn tiếp tục thành công trong một thời rất dài là vì
những ưu tư có tính cách rất Phật Trịnh Công Sơn đã gởi gắm trong lời ca của
mình.
Nghe nhạc Trịnh Công Sơn đối với nhiều người Việt cũng gần giống như
nghe một câu kinh. Nhạc Trịnh Công Sơn khó hiểu nhưng lời ca của ông có khả
năng xoa dịu những tâm hồn bị dao động.
theo Kênh 14
|
HOA HỒNG
Có gì đâu chuyện sắc không
Hãy nghe tâm sự bông hồng bạn tôi
Sáng nay hồng kể chuyện đời
Mình sinh ra đúng lúc trời bình minh
Hoa hồng tên đặt cho mình
Nở khoe thắm sắc diễm tình thơm hương
Đầy vui sướng, ngát yêu đương
Ướp trong tia sáng vừng dương huy hoàng
Đêm về khép cánh mơ màng
Để rồi thức dậy bẽ bàng già đi
Mình từng đẹp nhất ai bì
Trong khu vườn bạn hoa chi sánh cùng
On est bien peu de chose
Et mon amie la rose
Me l’a dit ce matin
Vois le dieu qui m’a faite
Me fait courber la tête
Et je sens que je tombe
Et je sens que je tombe
Mon cœurest presque nu
J’ai le pied dans la tombe
Déjà je ne suis plus
Tu m’admirais hier
Et je serai poussière
Pour toujours demain
Chuyện đời cũng chẳng lạ lùng
Hãy nghe tâm sự bông hồng bạn tôi
Sáng nay hồng kể chuyện đời
Hãy xem Trời chuyển hóa nơi hồng này
Khiến mình rũ ngọn xuống ngay
Và mình cảm thấy thân gày nhẹ rơi
Tâm hồn trống rỗng đơn côi
Chân trong phần mộ cuộc đời trôi nhanh
Còn đâu nhan sắc nguyên trinh
Bạn từng chiêm ngưỡng dáng mình hôm qua
Mình cùng cát bụi tan ra
Ngày mai mình mãi lìa xa cõi trần
On est bien peu de chose
Et mon amie la rose
Est morte ce matin
La lune cette nuit
A veillé mon amie
Moi en rêve j’ai vu
Éblouissante et nue
Son âme qui dansait
Bien au-delà des nues
Et qui me souriait
Crois celui qui peut croire
Moi, j’ai besoin d’espoir
Sinon je ne suis rien
Ou bien si peu de chose
C'est mon amie la rose
Qui l'a dit hier matin
C'est mon amie la rose
Qui l'a dit hier matin
Chuyện đời đơn giản vô ngần
Bạn tôi hôm trước muôn phần đẹp tươi
Cánh hồng phô sắc tuyệt vời
Sáng nay lả ngọn, lìa đời buồn thay
Vầng trăng sáng toả đêm nay
Chăm lo đón bạn hồng đầy thân thương.
Riêng tôi trong giấc mộng thường
Thấy hồng rực rỡ nõn nường sắc phô
Hồn theo vũ điệu thiên thu
Tầng cao lơ lửng điểm tô mây trời
Trao cho tôi một nụ cười
Lòng tin ai có xin người vững tin
Tôi cần hy vọng triền miên
Nếu không tôi chẳng đáng nên tự hào
Chuyện đời có đáng chi nào
Bạn tôi hồng đẹp uá màu nát tan
Sáng qua tâm sự khẽ than
Vô thường sớm nở tối tàn đời hoa.
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
chuyển ngữ
(Thơ: Cécile Caulier & Jacques
Lacombe)
TU TÂM SỬA TÁNH
VÌ NGƯỜI HAY VÌ MÌNH?
-
Ngoại à! Ngoại mua mấy cái bánh cam nầy hôi
hết rồi làm sao mà ăn đây, lần sau Ngoại đừng có mua nữa!.
-
Cháu à! Con thấy ăn được thì ăn, không thì
bỏ đi. Vì Ngoại thấy đứa nhỏ bằng tuổi đi học giống như cháu, mà không được đi
học phải bưng rỗ bánh cam đi bán, áo quần cũng không lành lặn. Nghĩ vậy thay gì
Ngoại cho nó tiền, Ngoại mua hết rỗ bánh cam còn lại đó thôi, cháu hiểu thì đừng
cằn nhằn Ngoại nữa được không?.
-
Cám ơn Ngoại, đã dạy cho con biết suy nghĩ
vì người không vì mình quá nhiều!!!
CHẤP HAY KHÔNG CHẤP?
-
Má à! anh rể và chị Hai mê tín chấp rằng
trong nhà mình đang có tang Ba xui lắm, không muốn Má đi dự đám cưới cháu ngoại,
thôi thì Má cũng đừng thèm đi nha!
-
Hồi sáng nầy, anh rể và chị Hai của con có
đến xin lỗi và xin Má tha thứ những lời nói vô tình xúc phạm đến Má. Năn nỉ Má
thương con cháu đừng chấp. Má quyết định rồi, Má sẽ đi đưa cháu ngoại về nhà chồng.
Nếu Má không đi, thì người chấp, người mê tín là Má đó.
PHƯỚC Ở ĐÂU?
- Anh làm người tốt có ích gì, phải nghĩ cho
bản thân, cho vợ con gia đình anh sung sướng, đầy đủ giàu có trước, khi nào có
dư giả rồi hãy nghĩ đến làm tốt giúp người khác có được không?
- Được chứ! Như vậy anh sẽ hưởng hết phước rồi,
còn đâu dành cho em và con nữa!! khi muốn em thỏa mãn sung sướng và giàu có thì
anh phải tạo nghiệp bất thiện, vì gia đình hại người, cuối cùng thì phước hay họa
tới đây?!!..Anh làm chuyện tốt giúp người là đang tạo phước an lành, hạnh phúc
cho các con và em đó.
CÓ NÊN MUA HAY KHÔNG MUA?
-
Thưa Ba, có một số người đến nhà con bán
nhang đèn, có khi mặc y phục tu sĩ. Con lưỡng lự, không biết có nên mua không,
họ là người tu thật hay giả?
Con
có cần dùng nhang đèn hay không? Đó mới là điều cần thiết phải suy nghĩ mua hay
không mua. Họ là người bán con là người mua, có sự trao đổi, việc gì không thiệt
thòi mình cũng không hại người thì con làm đúng
NGUỒN
GỐC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
GIẢI
THOÁT TRONG PHẬT GIÁO
CHUYỆN
BÀ LÃO CÚNG ĐÈN THỜI ĐỨC PHẬT
ĐỨC
PHẬT LÀ VÔ THƯỢNG Y VƯƠNG
LÒNG
BIẾT ƠN MANG LẠI HẠNH PHÚC
VỢ
TỶ PHÚ SỐNG THẾ NÀO?
ĐỊA
TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT