NHƯ PHAN
Ðề cập
đến tôn giáo, con người thường nghĩ đến vấn đề tín ngưỡng, hai thuật ngữ này
thường đi đôi với nhau. Tuy nhiên không phải Tôn giáo nào cũng có những quan
niệm tín ngưỡng như nhau.
Với Ðạo
Phật, tín ngưỡng bao hàm ý nghĩa đức tin, và đức tin ở đây không phải là giáo
điều, mang tính áp đặt trong quá trình học và hành đạo. "Ðức Tin" ở
đạo Phật bao hàm ý nghĩa trí tuệ và phải được chứng thực qua quá trình kinh
nghiệm. Danh từ Phật Pháp như chúng ta đã biết, đó là cách thức, phương pháp,
con đường để đạt đến "Phật", một thuật ngữ chỉ có thể ra đời khi Ðạo
sư Gotama đã chứng ngộ trên đường hành đạo. Vì vậy, Phật pháp không phải là một
học thuyết mang tính lý luận, mà là tất cả những gì thực tiễn con người có thể
vận dụng một cách linh hoạt trong đời sống hàng ngày. Ðiều này thể hiện rõ qua
hình ảnh "bánh xe pháp luân". Ðây chính là biểu tượng của tiến trình
hành động để khẳng định, chứng thực những điều Phật dạy qua nhân cách sống, và
hệ thống kinh điển Ngài để lại sau ngày nhập diệt.
Nghiên
cứu giáo lý đạo Phật người ta thường cho rằng giáo lý Phật giáo mang tính khế
cơ. Ðiều này không phải ngẫu nhiên hoặc không có cơ sở. Nền tảng vững chãi cho
nhận định trên là tính thực tiễn và ứng dụng của tiến bộ tâm thức và hành động
hướng nội mà mọi người có thể tự thực hành.
Thật vậy,
toàn bộ giáo lý Phật giáo là khối lượng lớn những phương pháp linh hoạt, thích
hợp với nhiều mặt, nhiều lúc, nhiều nơi, và nhất là những căn tánh khác nhau
của con người có thể đi từ tự giác, giác tha và cuối cùng đạt đến giác hạnh
viên mãn. Qua giáo lý mang tính khế cơ của đạo Phật, chúng ta thấy không có lời
dạy nào của Ngài mà không bao hàm hai điểm lớn: "Xây dựng trên căn bản của
con người" và " Dẫn đến giác ngộ tối thượng cho mỗi nguời".
1- Duyên
Khởi
2- Tứ thánh đế
3- Bát chánh đạo.
2- Tứ thánh đế
3- Bát chánh đạo.
l. Duyên
Khởi :
Giáo lý
căn bản hàng đầu của Phật giáo, thể hiện vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh
quan. Duyên khởi là sự nương tựa vào nhau mà hình thành, phát triển, tồn tại
lẫn hủy diệt. Quá trình ấy, duyên là tiền đề, là điều kiện tiên quyết. Bất cứ
hiện tượng nào trong vũ trụ, vật chất hay tinh thần đều do tập hợp các nhân
duyên mà thành, nương tựa vào nhau để tồn tại, không có sự vật nào tự mình sinh
ra, độc lập tồn tại. Giáo lý duyên khởi được triển khai thành bốn loại duyên căn
bản :
- Nhân
Duyên: Duyên gần gũi nhất, điều kiện gần gũi nhất, làm cơ sở, cái này là
tiền đề để sinh ra cái khác. Chẳng hạn nguyên liệu và sản phẩm, hạt lúa và cây
lúa, tấm ván và cái bàn,....
- Tăng
Thượng Duyên: Cái trợ lực cho nhân duyên như nước, phân bón cho cây lúa,
người thợ và dụng cụ để tạo từ nguyên liệu tấm ván thành cái bàn.
- Sở
Duyên Duyên: Những điều kiện làm đối tượng cho quá trình nhận thức, tức là
cái có, cái hiện hữu: Cái bàn, Cây lúa.
- Vô
Gián Duyên: Sự không gián đoạn cần thiết cho mọi phát triển, trưởng thành
và tồn tại của vật chất, vũ trụ, nhân sinh.
Kinh A
Hàm, Phật dạy: "Vì cái này có nên cái kia có, vì cái này không nên cái kia
không, vì cái này sinh nên cái kia sinh, vì cái này diệt nên cái kia
diệt". Luật Nhân quả trong quan niệm đạo Phật cũng được quan sát theo góc
độ nguyên tắc duyên sinh vừa nêu trên.
2. Tứ
Thánh Ðế:
Là giáo
lý căn bản thứ hai của đạo Phật, đề cập trong nhiều kinh điển, nhất là trong
kinh Chuyển Pháp Luân. Giáo lý này được xác lập trên cơ sở nhân quả với hình
thức song đối trong quá trình biện chứng tác thành của nó. Tìm hiểu Tứ Diệu Ðế
chúng ta thấy nổi bật hai phương diện lớn:
- Sự hiện
diện khổ đau và nguyên nhân tạo thành đau khổ.
- Niềm an lạc khi khổ đau đã diệt và con đường dẫn đến an lạc.
- Niềm an lạc khi khổ đau đã diệt và con đường dẫn đến an lạc.
Theo luật
nhân quả cuả đạo Phật, 4 chân lý: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo không phải lả giáo điều
siêu hình, mà là một nguyên lý có thể kiểm nghiệm trong bất cứ trường hợp nào -
hoặc cảnh ngộ riêng tư xảy ra trong thực tế đời thường của cuộc sống. Chẳng hạn
đói nghèo và nguyên nhân của đói nghèo, niềm vui khi cuộc sống hạnh phúc, đủ
đầy và con đường đạt đến niềm vui ấy.
Trong lần thuyết giảng đầu tiên tại vườn
Lộc Uyển nhằm độ 5 vị Tỳ Kheo, Phật dạy: "Ðây là Khổ cần phải biết. Ðây là
Tập cần phải đoạn. Ðây là Diệt cần phải chứng. Ðây là Ðạo cần phải tu".
Lời dạy trên tất yếu phải được triển khai chi tiết, cụ thể , và điểm xuất phát
của nó cũng được xây dựng trên cơ sở Bát Chánh Ðạo, mà chánh tri kiến là 1
trong 8 nguyên tắc của hành động chân chính. Thâm hiểu Tứ Ðế bằng tri thức, con
người sẽ xác định cho mình một quan điểm sống. Về mặt này con người không nên
tự cho phép tâm mình dẫn dắt hành động trong mơ hồ của thế giới lý luận suông,
mà phải đặt tâm đối diện với sự thực để đoạn trừ cái nguyên nhân khổ đau bằng
con đường tu tập (đạo), nhằm đạt đến mục đích tối hậu - Giải thoát.
3. Bát
Chánh Ðạo:
Giáo lý
căn bản thứ ba của Phật giáo. Ðó là con đường của 8 nguyên tắc hành động chân
chính, 8 nguyên tắc nầy tồn tại trong mối quan hệ nhân quả và gắn bó mật thiết
với đời sống tu tập hàng ngày :
1. Thấy
đúng.
2. Nghĩ đúng.
3. Nói đúng.
4. Hành động đúng.
5. Sống nghề nghiệp chân chính.
6. Cần mẫn và nỗ lực chân chính.
7. Khởi niệm chân chính.
8. Thiền định chân chính.
2. Nghĩ đúng.
3. Nói đúng.
4. Hành động đúng.
5. Sống nghề nghiệp chân chính.
6. Cần mẫn và nỗ lực chân chính.
7. Khởi niệm chân chính.
8. Thiền định chân chính.
Nếu đem 8
nguyên tắc hành động chân chính trên vận dụng vào đời sống hàng ngày, chúng ta
thấy chúng được xác lập trên cơ sở luật nhân quả, hỗ tương; nguyên tắc nầy vừa
là kết quả, đồng thời là nguyên nhân tạo nên nguyên tắc khác. Ðiều quan trọng
nhất khi tìm hiểu giáo lý này, là làm thế nào để thông hiểu nó - tức là nhận
biết được cái "đúng", cái "chân chính" của mỗi một nguyên
tắc. Theo lời Phật dạy: Tất cả không phải chỉ có thể đạt được trên mặt lý
thuyết, sách vở, hay phương pháp suy luận bằng tri thức vốn có, mà cần phải
thực hành trong quá trình sống vẹn toàn của chữ tâm. Ba đạo lý căn bản của đạo
Phật được tỉnh lược nêu trên, chính là nền tảng cho tất cả tông phái Phật giáo
Nguyên thủy cũng như Ðại thừa ở Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới.
Có
thể xem đó là cỗ xe lớn dẫn đường cho quá trình hành động và cứu độ bản thân và
kẻ khác. Xây dựng bản thân tư giác ngộ chân lý, đem chân lý ấy giác ngộ cho kẻ
khác, và cuối cùng đạt đến sự nghiệp giác ngộ tràn đầy. Việc làm ấy phù hơp với
tinh thần đạo Phật - lấy con người làm gốc, mọi nỗ lực phấn đấu đều nhằm đạt
tới mục đích cuối cùng phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Ðọc những mẩu chuyện tiền thân của Ðức Phật, chúng ta tìm về con người trần thế
của Ngài, và sẽ hiểu hơn về nguồn cội.
Sinh thời ngài không bao giờ tự cho mình
là đấng thần minh, hay một vị cứu tinh siêu phàm nào, mà chỉ là người trần thế
đơn thuần đã giác ngộ. Chính nhân cách sống trong cuộc đời trần thế của Ngài
dạy trong kinh điển. Ðạo Phật chủ trương: Con người hoàn toàn chịu trách nhiệm
về bản thân và xã hội mình đang sống, và có thể thay đổi về bản thân và hoàn
cảnh sống theo ý muốn. Ðức Phật dạy: "Con người phải tự cứu lấy mình"
và con đường tự cứu là "Tự mình thắp đuốc lên mà đi."
Thực hành
đạo Phật là thực hành về nhân cách sống và thâm hiểu kinh điển, giáo lý, nhằm
đạt đến nhận thức đầy đủ những điều trong đời sống thực tại, xây dựng cho mình
một lối sống tốt đẹp lấy tình thương làm nguyên tắc cao nhất của đaọ làm người,
và cuối cùng rèn luyện ý chí để thành tựu đại nguyện giúp đời, xây dựng đất
nước.
TRĂM NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
TKN Thích Nữ Chân
Liễu
Tồn tại trên 2500 năm lịch
sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của
đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt, xuyên
qua kinh nghiệm bản thân chứng đắc giác ngộ của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
và chư lịch đại Tổ Sư đắc đạo.
Đức hạnh từ bi hỷ xả cao
cả, cung cách thuyết giảng và hành xử của Đức Phật vượt ra ngoài mọi đối đãi
nhị biên, phá bỏ mọi chấp thủ, giải tỏa mọi phiền não, chế ngự được tâm lý sôi
nổi và kích động đầy sai lầm của con người.
Lời giáo huấn của Đức Phật từ bi lắng dịu, tinh khiết, trong sạch, không có
tham ái ô nhiễm, dễ điều phục và luôn tỉnh giác. Vì vậy đạo Phật sẽ mãi mãi
thăng hoa, tồn tại và tiếp tục được sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại cho
nhiều thế hệ sau nữa.
Đức Phật đản sanh tại vườn
Lâm Tỳ Ni nước Ấn Độ. Phật tử Việt Nam ở xa xôi ngàn dặm mà lại có duyên hạnh
ngộ với Phật Pháp, còn một số rất nhiều con người sanh sống ngay tại Ấn Độ,
nhưng hoàn toàn không biết gì về Phật và cũng không nghe được lời giáo huấn của
Ngài.
Hoàng đế Võ Tắc Thiên là
vị nữ hoàng Trung Hoa đã phải thốt lên rằng: “Bá Thiên Vạn Kiếp Nan Tao Ngộ”,
trăm ngàn muôn kiếp không dễ gì mà gặp được. Một sự kiện chân thật, vô cùng
hiếm hoi quí giá đến bực nào để có thể giác ngộ và hiểu được lời Đức Phật dạy.
ĐẠO
PHẬT BÌNH ĐẲNG VÀ TỰ DO
Đạo Phật bình đẳng và tự
do chọn lựa các pháp môn tu, miễn sao hợp với căn cơ, hoàn cảnh và khả năng
hiểu biết của từng người. Không có sự cưỡng ép hay áp đặt hù dọa, hoặc phân
biệt giai cấp chủng tộc trong Phật giáo chân chánh. Trong đạo Phật có nhiều
pháp môn tu, ba pháp môn tu điển hình và thực hành nhiều nhất có thể kể là: Tu
thiền, niệm Phật và trì chú. Tất cả các pháp môn đi từ nhiều con đường, nhưng
đều nhắm mục đích cứu cánh Đức Phật dạy là: Giác Ngộ và Giải Thoát. Giác Ngộ Chân Lý và Giải Thoát Sanh Tử.
1.-
Tu thiền: Hành giả tu thiền thực tập chánh niệm, oai nghi trong sự đi, đứng,
nằm, ngồi, chung qui là trụ tâm nơi hiện tại, loại bỏ vọng tâm, thanh tịnh thân khẩu ý, phương tiện của giới
định tuệ. Điều phục tâm bình khí hòa, bình thường tâm là đạo.
2.-
Niệm Phật: Hành giả tu hướng tâm theo Phật, niệm Phật
cầu vãng sanh, đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật, niệm thiện giới, loại bỏ niệm
bất thiện, niệm ma, an tịnh thân khẩu ý, phương tiện của giới định tuệ. Chánh
tâm biệt niệm, tịnh tâm thì có tịnh độ.
3.-
Trì chú: Hành giả trì chú, đi đứng nằm ngồi đều trì chú, trụ tâm nơi thần
chú, loại bỏ tâm lăn xăn vọng động, tập trung vào sự tỉnh thức không bị mê
loạn, không cần phải đếm mới là trì, phương tiện của giới định tuệ. Thanh tịnh
thân, tâm sáng trí thông.
Người thấm nhuần chánh
pháp
Thanh lọc thân và tâm
Sống trong niềm hạnh phúc
Thiền định thật an lạc
Như kẻ tìm kho báu
Được lợi lớn cho mình
Hiền trí điều phục tâm
Tham ái chẳng mong cầu
Như tảng đá kiên cố
Bão tố không lay động.
ĐẠO
PHẬT THỰC TẾ VÀ CHÂN THẬT
Một Phật tử giác ngộ Phật
tâm Phật tánh chân thật sáng suốt, nhận biết giữa đúng sai, thiện ác và không
bị mê lầm điên đảo chấp chặt thành kiến, nhận sự ảo mộng là thật.
Đạo Phật làm biến đổi sự
suy nghĩ vô minh của người kiêu mạn, nóng nảy, cố chấp. Giáo lý đạo Phật giúp thấy
rõ bản chất thực tế của luật vô thường và luật nhân quả chi phối con người
trong nhiều đời kiếp sanh lão bịnh tử.
Lời dạy của Đức Phật thực
tế vô cùng, thích hợp mọi hoàn cảnh mọi trình độ và căn cơ của chúng sinh. Thân
tâm bớt loạn động, bớt phiền não, dứt nghiệp chướng, thì điều phục được tâm
tham, tâm sân, tâm si, chủ động được “thân khẩu ý”.
Giới-Định-Tuệ. Giữ gìn
tịnh giới, tập tu thiền định, phát sanh trí tuệ. Những việc khó có như rùa mù
nổi lên mặt nước gặp bọng cây, nhưng được thân người lại có nhiều phước duyên
nghe được giáo huấn Phật dạy qua kinh
điển, cố gắng hành trì thì cũng sẽ thắp sáng được ngọn đuốc trí tuệ.
1. Hiểu được kinh Phật là khó.
2. Bần cùng bố thí là khó.
3. Bỏ danh sắc rất là khó.
4. Nhục không sân là khó.
5. Quyền thế không khinh
người là khó.
6. Tâm hành bình đẳng là
khó.
7. Không dính cảnh thị phi
là khó.
8. Gặp thiện tri thức là
khó.
9. Chánh tín học đạo là
khó.
10. Bỏ thân hành đạo là khó.
Hằng ngày trong cuộc sống,
nơi công sở nếu mọi người biết áp dụng Phật pháp với lòng bao dung, tâm hỷ xả,
không ngã mạn cố chấp, bình tỉnh, cư xử tốt với đồng nghiệp, bớt ganh tị đố kỵ,
bớt hơn thua, thì bớt phiền não và sẽ cải thiện được môi trường sống, xung
quanh trở nên thân thiện tốt đẹp hơn
Trong mọi tình cảnh khó
khăn nào, nếu thực hiện sự chánh niệm tỉnh thức, tâm được an thì sự thông minh
sáng suốt, năng lực về tinh thần tăng gấp bội, công nhân viên chức sẽ cống hiến
được nhiều sáng kiến tiến bộ, việc làm bền vững hoàn hảo, đem lợi ích nhiều cho
bản thân, gia đình và cho xã hội.
Tóm
lại, Phật giáo không hứa hẹn là có thể thỏa mãn khát vọng hạnh phúc
vĩnh cửu phàm tục chứa đầy nghiệp báo cho riêng bất cứ ai. Nhưng kết quả từ
giáo lý thực tế và chân thật của đạo Phật luôn luôn đem lại hòa bình hạnh phúc
và an lạc cho mọi người. Sự bình an hạnh phúc bền vững chỉ tìm thấy ở tâm thiền
định, thanh tịnh và trí tuệ sáng suốt của người đã đạt được giác ngộ.
Nếu như xã hội có nhiều
người tu theo lời Phật dạy, phát tâm thiện lành, lòng tràn đầy nhân ái của bậc
thánh nhân và bồ tát, cõi thiên đàng cực lạc tại thế gian, ngày an lành đêm an
lành, giấc ngủ được bình yên, thánh thiện.
Qua nhiều niên kỷ và thời đại con người đã có dịp kiểm nghiệm vai
trò tôn giáo của đạo Phật qua thực tế áp dụng trong đời sống hằng ngày. Những
vị đắc quả A La Hán sinh ra đời thời Đức Phật, bản thân cũng tự giác ngộ được
những tri kiến như Phật, để lại tam tạng kinh điển dạy người đời sau đường lối
tu chứng.
Khi liễu ngộ được sự nhiệm mầu vi diệu của Phật Pháp, con người dĩ
nhiên đã không ngớt lời tán thán Đức Thế Tôn là bậc Thầy chỉ đường cho người chưa
có phương hướng trong cuộc sống, đem đèn sáng vào trong bóng tối. Nói một cách
khác, Đức Phật là một lương y đại tài, chữa được hằng vạn tâm bịnh khác nhau
của chúng sinh.
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thiệt nghĩa.
***
Pháp Phật vi diệu lại cao sâu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe thấy, chuyên tu học
Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Thích Nữ
Chân liễu.
Một Việc Nhỏ Thôi
Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con
nhỏ. Dịp hè họ cùng đi nghỉ mát ở một bải biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và
xây dựng những tòa lâu đài trên cát. Bố mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống
nước trên bờ, dõi nhìn các con chơi đùa không quá xa ngoài kia phía trước mặt.
Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn
ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc
trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm
khó coi. Bà cụ đang lẩm bẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại
cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bải biển, bỏ vào cái túi.
Hai vợ chồng không hẹn mà vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta nên đi chổ khác kiếm ăn. Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cụ cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhin mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bờ biển.
Hai vợ chồng không hẹn mà vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta nên đi chổ khác kiếm ăn. Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cụ cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhin mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bờ biển.
Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn
ăn cùng những khách hàng trong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ
khả nghi kia là ai và họ sững sờ. Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa
cháu ngoại vì bán hàng rong trên bải biển, vô tình đạp phải một mãnh chai rồi
bị nhiễm trùng, sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không
lâu vì bệnh uốn ván.Từ dạo ấy, thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc
bãi biển, tìm nhặt những mãnh chai, mãnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắt. Mọi người
hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhòe: ồ tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy
mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết
như đứa cháu đáng thương của tôi.
Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy
ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân
thành, nhưng bà cụ đã đi rất xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi
biển vắng người khi chiều đang xuống.
Đừng tưởng cứ nghèo là hèn
Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong
Đời người lúc thịnh, lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng
Bên nhau chua ngọt đã từng Gừng cay, muối mặn,
xin đừng quên nhau Ở đời nhân nghĩa làm đầu. Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa
bền. Đừng tưởng cứ đợi, là chờ. Cứ âm, là nhạc, cứ thơ, là vần. Khi vui đừng tưởng chỉ cười. Lúc buồn đừng tưởng chỉ ngồi khóc than
AI ƠI NHỚ LẤY ĐỪNG QUÊN ( NGỌC BÍCH sưu tầm )
ĐỊA
TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
http://lotus-lantern-canada.blogspot.ca/2014/09/ia-tang-vuong-bo-tat.html SỰ TĨNH LẶNG TRONG MÂU THẪN CUỘC ĐỜI
THẬN TÁNH KHỞI TU
TÂM CÓ AN THÂN MỚI KHỎE
SỰ GIÁC NGỘ KHÔNG PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH
TINH THẦN TỰ DO TRONG ĐẠO PHẬT
CHÁNH TÍN TRONG ĐẠO PHẬT
NGƯỜI BIẾT TU PHẬT THÌ NHẸ NHÀNG