THÍCH NỮ HUỆ HẠNH
Đức Phật
có lòng thương tưởng chúng sinh bị chìm đắm trong biển sinh tử khổ đau nên nói
rõ “thân người khó được” nhằm nhắc nhỡ mọi người chúng ta phải biết quý trọng
thân mạng của mình và phải biết vận dụng sự kiện may mắn được làm thân người ấy
để làm thăng hoa cuộc sống của chính mình, và góp phần làm lợi ích cho cuộc đời.
Lời Phật là chân thực, xuất phát từ trí tuệ giác ngộ và tâm từ bi của bậc đại
giác mong muốn cho hết thảy chúng sinh đều được an vui hạnh phúc, rời xa khổ
đau, nên bất cứ người nào chịu khó lắng nghe và nỗ lực sống theo lời khuyên của
Ngài thì đều nhận được lợi ích an lạc lâu dài.
Trong thế
giới sinh tử luân hồi của muôn loài chúng sinh, con người là sinh vật biết phân
biệt về thiện, ác. Đây là đặc điểm to lớn và may mắn nhất của thế giới loài
người, một đặc điểm khiến con người được biết như một sinh vật cao cấp, và hoàn
toàn khác với các loài sinh vật khác trong vấn đề mưu cầu hạnh phúc, diệt
trừ khổ đau. Hết thảy loài hữu tình, hết thảy mọi sinh vật đều có tâm lý mong
sống, sợ chết, muốn an lạc, ghét khổ đau.
Nhưng không phải sinh linh nào cũng
nhận thức được ý nghĩa và cách thức để thỏa mãn mong ước chính đáng của mình.
Chỉ có con người hay loài người mới có đủ phúc duyên và điều kiện để thực hiện
ước mơ và hoài bão tốt đẹp ấy. Nói rõ hơn, chỉ có con người mới có đủ phúc
duyên và điều kiện để thực hiện ước mơ vì hoài bão tốt đẹp ấy. Nói rõ hơn, chỉ
có con người mới có khả năng (trí tuệ) và điều kiện (môi trường thuận lợi) để
chuyển đổi vận mệnh của mình từ khổ đau sang hạnh phúc, từ ngục tù đến tự do.
Phần lớn những sinh vật khác chỉ thuần sống theo bản năng hay bị trói chặt
trong vòng sinh tử bất tận bởi nghiệp lực nặng nề, rất hiếm có cơ may để chuyển
hóa số phận khổ đau. Đó là lý do vì sao Đức Phật dạy “khó thay được làm
người”.
Được
làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi
người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập,
làm thăng tiến bản thân, đừng để đời mình (duyên may ấy)trôi đi một cách uổng
phí. Nghĩa là phải biết vận động vận may làm người để thực hiện ước mơ hạnh
phúc, mà nói theo ngôn ngữ Phật thì phải sống thế nào để các “bất thiện pháp
ngày càng giảm thiểu, các thiện pháp ngày càng tăng trưởng” khiến cho “các pháp
bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý (nghĩa là phiền não khổ đau) bị tiêu diệt;
các pháp khả ái, khả lạc, khả ý (tức hạnh phúc, an lạc) được tăng trưởng”.
Nói
cách khác, Phật khuyến dạy mọi người cần phải sống từ bỏ điều ác, làm các hạnh
lành để giàm trừ khổ đau và tăng trưởng hạnh phúc cho tự thân và làm lợi
lạc cho cuộc đời, vì chỉ có con người mới có khả năng và điều kiện thuận lợi để
làm điều đó. Được làm thân người mà không biết làm điều lành điều thiện thì
thật là uổng phí, càng uổng phí và tệ hại hơn là rơi vào đường ác. Vì vậy, Phật
lưu ý mọi người về lợi thế của sự kiện được làm thân người và khuyên nhắc như
vầy:
“Như từ
một đống hoa
Nhiều
tràng hoa được làm
Cũng vậy
thân sanh tử
Làm được nhiều
thiện sự”
Lời Phật
nhẹ nhàng mà thiết thực sâu lắng làm sao! Phật cho rằng được làm thân người là
một lợi thế lớn vì con người có khả năng làm nhiều về việc tốt, việc thiện để
tự mình sống an lạc và mang an lạc đến cho cuộc đời. Thân mạng con người là
sinh diệt vô thường, nhưng nếu biết vận dụng cho đúng thì cái thân sanh tử ô
thường ấy cũng làm được nhiều việc hữu ích. Tựa như loài hoa sớm nở tối
tàn, nhưng nếu người ta khéo vận dụng thì có thể kết thành những tràng
hoa đẹp dâng hiến cho đời. Rõ là một gợi ý khuyên nhắc hết sức ý nhị cho
cuộc hiện hữu mong manh nhưng đáng quý của mỗi người chúng ta trong thế giới
loài người.
Ở đây lắng nghe lời Phật dạy cũng chính là lắng nghe lòng mình.
Trong sâu thẳm của tâm hồn, ai cũng biết rõ ràng đời mình rồi phải có lúc kết
thúc và sự chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mặc khác, ai cũng đồng ý rằng giá
trị đời người không phải là sự hiện hữu dài hay ngắn mà nằm ở chỗ con người có
làm được điều gì tốt cho bản thân và cho cuộc đời. Đời người mong manh nhưng
cũng là cơ hội đáng quý như vậy thì sao ta không dốc tâm làm ngay điều gì đó
tốt đẹp hơn, dù nhỏ nhiệm? Phật thấy rõ giá trị hiện hữu hết sức mong manh của
kiếp người nên khuyên nhắc chúng ta cần phải gấp rút làm nhiều việc tốt việc
thiện để hướng thiện cho bản thân và làm cho sự sống tăng thêm giá trị an lạc.
Ngài khuyên nhắc chúng ta phải biết trân trọng và tích lũy điều lành điều
thiện, không nên xem nhẹ mà bỏ qua việc thiện dù nhỏ nhiệm, vì theo tuệ giác
của Ngài thì sở dĩ người hiền trí sống an lạc và có khả năng giúp cho mọi
người khác được an lạc chính là do người ấy biết trân trọng và tích lũy dần các
điều lành điều thiện cho đến lúc tràn đầy:
Như nước
nhỏ từng giọt,
rồi bình
cũng đầy tràn
người trí
chứa đầy thiện
do chất
chứa dần dần”
Tích lũy
điều lành điều thiện là điều mà mỗi người có thể làm thông qua lối sống và sinh
hoạt hàng ngày của mình. Trong đời sống thường nhật, mỗi người chúng ta
đều có khả năng làm điều tốt điều thiện đúng như lời Phật khuyên dạy.Chẳng hạn,
chọn một suất ăn chay thay vì ăn mặn tức là chúng ta đang tích lũy một việc
thiện, vì điều đó giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm từ bi và góp phần hạn chế việc
sát hại sinh linh. Cư xử đúng đắn có từ tâm đối với mọi người cũng là một việc
thiện, vì điều đó là biểu lộ thiện tâm, góp phần làm cho đời sống con người và
xã hội trở nên hiền hòa tốt đẹp.
Mỗi ngày dành 15 phút để tụng kinh hay ngồi
thiền thay vì xem ca nhạc hay ngồi tán gẫu với bạn bè tức là chúng ta
đang tập cho mình một lối sống lành mạnh sáng suốt, vừa có lợi cho sức
khỏe cơ thể vừa thư thái cho đầu óc tinh tấn. Cứ thử làm mỗi ít
công việc đơn giản như thế thì chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa và giá trị của sự
sống nằm ngay trong mỗi việc làm là hiền thiện giản dị mà chúng ta thực hiện
mỗi ngày. Điều đó cũng nói lên rằng lời Phật dạy là hết sức thiết thực giản dị
nhưng tuyệt đối lợi lạc bổ ích cho cuộc sống hàng ngày chúng ta, nếu chúng ta
biết lắng nghe và sống theo lời khuyên của Ngài.
Hạnh phúc
không phải là tất cả mọi thứ
Ý niệm về hạnh phúc là một loại vô minh. Nếu bạn có
sự hiểu biết lành mạnh, thì bạn sẽ không quá chú trọng đến hạnh phúc; Chúng ta
sỡ dĩ chú trọng quá nhiều đến hạnh phúc là do bởi vô minh. Hạnh phúc không phải
là một quan niệm, ý định hay mục tiêu của cuộc sống; mà hạnh phúc là một kết
quả, thành quả.
Hạnh phúc là đối tượng của các giác quan; được cảm
nhận bằng các giác quan, đó là một ý niệm của các giác quan; là kiến văn có
được từ các giác quan. Phạm vi của các giác quan có giới hạn và hoàn toàn không
biết được tính quan trọng của cuộc sống. Cho nên, nếu bạn vì hạnh phúc mà suy
nghĩ hay vì hạnh phúc mà làm việc, thì chỉ là đang theo đuổi các giác quan của
bạn mà thôi, và bạn đang say đắm chúng. Như thế, bạn đúng là đang sống với các
giác quan của bạn.
Hiểu được ý đồ của các giác quan, và rời bỏ chúng.
Lúc ấy, mới chợt nhận ra rằng một mảng đời, hay một phần trong cuộc sống đều có
thể cho chúng ta một điều gì đó vĩnh hằng, hay tri thức lỗi lạc và sự tỉnh giác
cao nhất trong cuộc sống.
Không một ai hoàn toàn trong sạch khi bước vào
đường đời, vì vậy dù cho bạn không hiểu biết (vô minh) hay không có hoài bão,
thì dù thế nào chăng nữa bạn vẫn có sự liên thông. Ví dụ, bạn có một sự am hiểu
nào đó về cuộc sống và những thứ mà bạn muốn. Trên cơ sở những gì bạn đã biết,
mục đích cao nhất của bạn là kiếm tìm hạnh phúc. Khi bạn có nhiều trãi nghiệm
trong tiến trình sống, sự hiểu biết của bạn càng trở nên uyên bác và sâu sắc
hơn.
Khi sự nhận thức của bạn được mở rộng bạn bắt đầu hiểu rõ rằng hạnh phúc
không phải là tất cả mọi thứ, rằng có một cái gì đó vượt ngoài giới hạn, rằng
hạnh phúc có đó rồi lại không. Bạn bắt đầu nghĩ rằng có lẽ trạng thái mãn
nguyện, bằng lòng là quan trọng hơn cả, bất chấp bạn đang đứng trước hoàn cảnh
nào. Bạn có thể hài lòng nếu bạn muốn như vậy.
Trình độ hiểu biết của bạn trước đây đã thúc giục
bạn nói: “Làm sao tôi có thể bằng lòng khi tôi không có cái này, hoặc không có
cái kia?” Bây giờ trình độ hiểu biết của bạn đã đổi khác, và với trí tuệ đó bạn
không để mất bất cứ cái gì, bạn hoàn toàn hài lòng. Như vậy đúng là theo mức độ
hiểu biết của chúng ta mà điều gì đó sẽ xảy đến. Nếu trí tuệ cao bạn sẽ không
chú trọng quá nhiều đến hạnh phúc hay khổ đau. Khi bạn khao khát một cái gì đó
cao hơn bạn sẽ chú trọng nhiều đến sự tỉnh giác và trí tuệ sâu rộng của bạn,
bạn sẽ sống vì điều đó; bạn sẽ không chú trọng đến việc liệu con đường dài hay
ngắn, bạn không có một chút nào chú trọng đến nó, mà bạn chú trọng nhiều đến
mục tiêu, mục tiêu và hoài bão đối với bạn là cao hơn cả.
Khi bạn leo núi với mục đích là lên được đỉnh núi
bạn có sự sáng suốt. Bạn biết rằng bạn phải vươn tới đỉnh núi. Sự sáng suốt đó
giúp bạn. Con đường sẽ rất gian nan, và dọc đường có thể bạn sẽ không an lạc,
nhưng khi bạn lên đến được đỉnh núi rồi, điều đó sẽ làm cho bạn nhiều hạnh phúc
hơn, bạn cảm thấy mãn nguyện. Nếu chúng ta chỉ kiếm tìm hạnh phúc thì chúng ta
sẽ không bao giờ có thể leo cao, hay mong mỏi cái gì cao hơn, khao khát bất cứ
điều gì đó có thể giúp bạn tiến triển xa hơn.
Những gì chúng ta hiểu qua hạnh phúc chỉ là ngoài
mặt. Nhưng khi bạn sống ở một mức độ sâu hơn, bạn sẽ chú trọng đến tính trong
sáng của tâm thức cái mà cho bạn những kiến văn về mục đích tồn tại của bạn,
cho bạn tính quả quyết. Một khi điều này được rõ ràng, mọi thứ sẽ đến với bạn
bao gồm cả sự mãn nguyện và trạng thái quân bình, ổn định.
Tịnh Như dịch theo “The Times of Inida”
Trở
về cát bụi
Ta Cứ Tưởng Trần Gian Là Cõi Thật
Thế Cho Nên Tất Bật Ðến Bây Giờ!
Ta Cứ Ngỡ Xuống Trần Chơi Một Chốc
Nào Ngờ Ðâu Ở Mãi Ðến Hôm Nay!
Bạn
thân ơi, có bao giờ bạn nghĩ,
Cuộc ðời này chỉ tạm bợ mà thôi?
Anh và tôi giàu sang hay nghèo khổ,
Khi trở về cát bụi cũng trắng tay!
Cuộc ðời ta phù du như cát bụi,
Sống hôm nay và ðâu biết ngày mai.
Dù đời ta có dài hay ngắn ngủi,
Rồi cũng về với cát bụi mà thôi!
Thì người ơi! Xin ðừng ganh ðừng ghét,
Ðừng hận thù tranh chấp với một ai.
Hãy vui sống với tháng ngày ta có,
Giữ cho nhau những giây phút tươi vui.
Khi ra đi cũng không còn nuối tiếc,
Vì ðời ta ðã sống trọn kiếp người,
Với tất cả tấm lòng thành thương mến,
Ðến mọi người xa lạ cũng như quen.
Ta là cát, ta sẽ về với bụi,
Trả trần gian những cay ðắng muộn phiền,
Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy,
Không còn buồn lo lắng chốn trần ai!
Cuộc ðời này chỉ tạm bợ mà thôi?
Anh và tôi giàu sang hay nghèo khổ,
Khi trở về cát bụi cũng trắng tay!
Cuộc ðời ta phù du như cát bụi,
Sống hôm nay và ðâu biết ngày mai.
Dù đời ta có dài hay ngắn ngủi,
Rồi cũng về với cát bụi mà thôi!
Thì người ơi! Xin ðừng ganh ðừng ghét,
Ðừng hận thù tranh chấp với một ai.
Hãy vui sống với tháng ngày ta có,
Giữ cho nhau những giây phút tươi vui.
Khi ra đi cũng không còn nuối tiếc,
Vì ðời ta ðã sống trọn kiếp người,
Với tất cả tấm lòng thành thương mến,
Ðến mọi người xa lạ cũng như quen.
Ta là cát, ta sẽ về với bụi,
Trả trần gian những cay ðắng muộn phiền,
Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy,
Không còn buồn lo lắng chốn trần ai!
TẬP-SAN PHTQ. SỐ 24 (TỪ BI &TRÍ TUỆ)
XUÂN
GIÁP NGỌ
BAN
BIÊN-TẬP
Tập-San
PHẬT-HỌC
TỊNH-QUANG
Chân-Thành Tri-Ân
Chư
Tôn-Đức Trưởng-Lão,
Chư Hòa-Thượng,
Chư
Thượng-Tọa,
Chư Đại-Đức Tăng Ni
Chư
Phật-gia Cư-sĩ
Thích Thanh Từ, Thích Thanh
Tâm, Thích Nhựt Minh, Thích Nhựt Hành, Thích Minh Tâm, Thích Minh Trí, Thích
Thiện Huê, Thích Thiện Tâm, Thích Thắng Trí, Thích Thông Trí, Thích Tâm
Trí, Thích Tâm Quang, Thích Nữ Chân Liễu, Thích Nữ Hạnh Chiếu, Thích Nữ Hương
Trí, Thích Nữ Như Tâm, Cư sĩ Chính Trực, Dr. Đặng Bạch Tuyết, Giác Chánh,
Giác Minh, Giác Tâm, Giác Thắng, Giác Thiện, Giác Tịnh, Minh Tân, Nguyên
Chánh, Thanh Minh, Tuệ Tâm, Tuệ Thành, Tuệ Thông, Tuệ Trí, Từ Giao, Viên Phụng.
[]
DUY TUỆ THỊ NGHIỆP
HOẰNG PHÁP ĐỘ SANH
VP.PHTQ.CANADA đang chuẩn bị nội dung Tập san PHTQ.24 (Tết Nguyên Đán
Giáp Ngọ 2014)
Văn-Phòng
Phật-Học Tịnh-Quang Canada
ấn tống và phát hành miễn phí Tập san Từ Bi & Trí Tuệ,
3 số mỗi năm, vào các dịp sau:
ấn tống và phát hành miễn phí Tập san Từ Bi & Trí Tuệ,
3 số mỗi năm, vào các dịp sau:
Tết Nguyên Đán,
Đại Lễ Phật Đản,
Đại Lễ Vu Lan.
Tập san được phát
hành hoàn toàn miễn phí (FREE) tại Toronto, Montréal, Hamilton, Brampton,
Misissauga, Vancouver, Vaughan (Canada) và New York, Sterling, Houston,
Anaheim, Seattle, Tucson, Katy, Garland, Stafford, Annandale, Lawrenceville,
Arlington, San Jose, Evansville, Grand Junction, Lake Wood, Wichita,
Wilmington, Watauga (USA) Adelaide, Brisbane, Canberra, Darwin, Perth,
Melbourne, Sydney (Australia) Paris (France) Augsburg, Lunen (Germany) Georges
Henri (Bruxelles).
Quí vị thiện hữu,
phát tâm góp bài, đóng góp ý kiến, khởi tâm bảo trợ, hùn phước ấn tống, cúng
dường tịnh tài, tùy duyên thỉnh sách, qua thư
bưu điện, xin gửi cước phí $20/quyển, hoan
hỷ liên lạc:
Tỳ-Khưu
Thích-Chân-Tuệ,
108
- 123 Railroad St., Brampton, ON, L6X-1G9. Canada.
Tel: 647-828-1016.
Email:
cutranlacdao@yahoo.com
Trân trọng thông
báo,
Ban Biên-Tập
PHẬT-HỌC
TỊNH-QUANG CANADA
PHẬT HÓA HỮU DUYÊN NHƠN
PHÓNG SINH CHIM TỘI HAY PHƯỚC
GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT
CÂU CHUYỆN VỀ BUÔNG XẢ
PHÁ RỪNG TRE GAI
TRÍ TUỆ VÀ PHƯỚC ĐỨC THEO LỜI PHẬT DẠY