HT THÍCH THANH TỪ
ĐỨC HỶ XẢ
Sống trên đấu trường nhân loại, trong
cõi đời trần tục nhiễm ô, nếu ai cố ôm chặt lòng thù hận chấp nê thì không sao
tránh khỏi cảnh lầm than đau khổ. Muốn thoát khổ được vui, con người phải gỡ bỏ
những mối dây oán hận, tẩy sạch những vết nhơ ô nhiễm trong cõi lòng mình cho
được nhẹ nhàng trong sạch. Phương pháp gỡ bỏ và tẩy trừ ấy là đức hỉ xả.
Hỉ xả là vui vẻ tha thứ những lỗi lầm mà người đã phạm đến ta, cũng như
vui vẻ bỏ tất cả danh vọng, tài sắc cho đến thân mạng của ta, nếu thấy cần và
lợi ích cho chúng sanh. Có tha thứ, lòng ta mới thênh thang, tim ta mới hòa
nhịp cùng tim của mọi người, có xả bỏ, tâm ta mới thanh thoát và an tịnh.
Cuộc đời đen tối và sầu khổ nhất là cuộc đời của kẻ hay cau có, oán thù.
Vì kẻ hay cau có thì trên gương mặt luôn luôn hiện đầy những nét nhăn gay gắt,
đôi mi chau lại lộ vẻ khó khăn. Kẻ còn ôm nặng khối hận thù thì lửa hận thù
thiêu đốt cả tim gan và buồng phổi của họ. Còn gì khổ đau hơn khi tim gan bị
thiêu đốt. Còn gì xấu xí bằng khi gương mặt nhăn nhó, héo sầu. Sống trên đời
này, nếu ta gặp điều trái ý liền mang lòng thù hận, thì chắc đời ta sẽ thấy
toàn thù hận và oán hờn.
Như Tý dùng lời thô bỉ mắng Thân, Thân cố trả thù phải
dùng lời bỉ ổi hơn, ban đầu còn trả thù nhau bằng miệng, kế trả thù bằng tay
chân và sau cùng phải trả thù nhau bằng dao, búa. Khi sơ khởi chỉ là mối thù
riêng của cá nhân, rồi lan dần đến mối thù chung của gia đình, của thân tộc. Cứ
thế, oán thù chập chùng thêm mãi biết bao giờ dứt.
Đức Phật dạy: “Lấy oán trả
oán, oán mãi chất chồng; lấy ân trả oán, oán liền tiêu diệt.” Người trong lòng
mãi ôm ấp hận thù thì lúc nào cũng tưởng chừng chung quanh đều là kẻ thù muốn
hại mình, vì vậy họ sống những ngày đầy lo sợ. Chỉ có ai biết lấy ân trả oán
mới mong dứt sạch được hận thù. Như người Đình Trưởng nước Lương trả thù người
cào dưa mình bằng cách ra công tưới dưa cho người, nhờ đó mà hận thù dứt sạch.
Còn gì vui sướng hơn, kẻ có tâm lượng bao dung sẵn sàng tha thứ mọi lỗi
lầm cho người. Khi nào trong lòng ta không còn một mảy may thắc mắc, không còn
một chút bợn hận thù, đó là lúc ta hoàn toàn an lạc. Người mà lòng được thanh
thoát nhẹ nhàng thì gương mặt vui tươi, lời nói thanh nhã, cử chỉ thư thái,
toàn thân hiện ra một phong độ khả ái khả kính. Con người ấy có mấy khi phải
buồn khổ, vì thế nên họ trẻ mãi, sống dai. Sách có câu:
“Thù ghét là sâu mọt
đục khoét người ta, làm cho người ta chóng xấu, chóng già, chóng chết; yêu
thương và tha thứ là suối nước cam lồ tưới vào lòng người, làm cho người tươi
đẹp, trẻ dai và sống mãi.”
Danh vọng, tài sắc... ở đời là những cạm bẫy chực hại người, nhưng vì nó
có công năng hấp dẫn quyến rũ khiến người phải mê mẩn say sưa để rồi chịu khổ,
cũng như miếng mồi vì có mùi thơm hấp dẫn, con lươn phải lao đầu vào hom trúm.
Phần đông người đời ngỡ rằng đuổi bắt tài sắc, danh vọng... là hạnh phúc, chớ
đâu ngờ càng đuổi bắt nó càng chuốc khổ về mình. Đây, một chàng thanh niên ủ
dột ngồi dưới lùm cổ thọ, phải chăng chàng đã trật chân trên nấc thang danh
vọng? Kia, một thiếu nữ sầu bi đứng dựa mé sông sâu, phải chăng vì tình duyên
ngang trái?
Tóm lại, bởi đắm nhiễm sắc, tài, danh vọng... người đời phải luống
chịu đau khổ.
Dứt bỏ những tham nhiễm là điều không phải dễ, mà dứt bỏ một cách vui vẻ lại càng khó hơn. Nếu ai mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng hay... mà lòng không ái nhiễm, ấy là bậc siêu nhân. Ngài Phù Dung thiền sư nói: “... ngộ thanh ngộ sắc như thạch thượng tài hoa, kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết...” nghĩa là: “... nghe tiếng hay, nhìn sắc đẹp như hoa trồng trên đá, thấy tài lợi danh vọng như bụi rơi vào mắt...” Con người được như vậy mới hẳn là tự tại an vui.
Chúng ta nhìn qua tượng đức Di-lặc sẽ thấy năm đứa nhỏ móc tai, chọc mắt... Ngài, mà trên gương mặt Ngài vẫn nở một nụ cười tự tại. Hình dáng ấy để tượng trưng cho người đã hỉ xả ngũ trần toàn vẹn. Đức Di-lặc không cười sao đặng, vì ngoại cảnh còn gì quyến rũ được Ngài, tâm Ngài lúc nào cũng an nhiên thì quyết định trên gương mặt hẳn luôn luôn hoan hỉ.
Tài, sắc, danh vọng... là vật bên ngoài, xả bỏ không lấy gì làm khó, đến
như thân mạng là cái mà người phàm phu tuyệt đối mến yêu, muốn xả bỏ nó thì sự
khó khăn lại gấp bội phần. Người đời vì trìu mến thân nên đã gây biết bao tội
lỗi, ngược lại:
Bồ-tát vì chúng sanh bỏ thân mạng dễ dàng hơn người tham lẫn bỏ một vắt
cơm.
(Luận Đại Trượng Phu)
Người đã quên mình vì chúng sanh thì đối với sự khổ vui còn mất của thân
mình không đáng kể, như thế là họ đã vượt khỏi cái khổ vì thân. Lão Tử nói:
“Ngô hữu đại hoạn vị ngô hữu thân, ngô nhược vô thân hà hoạn chi hữu.” Thật
vậy, nếu không còn thấy có riêng mình thì còn hoạn gì làm cho mình khổ. Vui
lòng bỏ thân mạng để cứu độ chúng sanh, đó là đức hỉ xả cứu kính.
Tóm lại, hỉ xả những oán thù cho lòng được nhẹ lòng thanh thoát, đó là
cái vui của phàm nhân. Hỉ xả những tài, sắc, danh vọng... cho tâm được tự tại,
đó là cái vui của bậc giải thoát. Hỉ xả thân mạng để cứu độ chúng sanh, làm cho
tất cả chúng sanh được an lạc, đó là cái vui của bậc Bồ-tát. Người Phật tử
quyết tâm dứt khổ tìm vui, phải tu đức hỉ xả theo thứ tự của nó, hỉ xả một phần
là chúng ta được vui một bậc. Đến khi nào hỉ xả toàn vẹn rồi là ta được cái vui
cứu kính. Như vậy, vui và khổ không phải do ai đem đến hay ban cho, mà chính ta
tự tạo lấy.
HT. Thích
Thanh Từ (Theo
Thư Viện Hoa Sen)
- " Con thấy cuộc đi chơi ra sao?"
- " Cuộc đi thích thú lắm" người con trả lời.
- " Con có thấy cuộc sống của người dân quê không?"
- " Dạ, có"
- " Con nhận thấy gì trong cuộc sống của họ?"
* Bát chánh đạo gồm có:
- Chánh kiến là kiến thức thấy biết đúng, hiểu rõ vô thường, nhân quả.
- Chánh tư duy là sự suy nghĩ chân chánh, không trái với chân lý và lẽ phải.
- Chánh ngữ là lời nói chân chánh, không nói những lời thô ác, dối gạt.
- Chánh nghiệp là hành vi chân thật, không làm những việc ác nghiệp.
- Chánh mạng là nếp sống chân chánh, không làm những nghề bất thiện.
- Chánh tinh tấn là tâm chuyên cần trì giới, tu hành, không lười mỏi.
- Chánh niệm là tâm hiểu rõ việc đang nghĩ, đang nói và đang làm.
- Chánh định là tâm bình tĩnh thản nhiên, không còn si mê loạn động.
* Lục độ ba la mật gồm có:
- Bố thí: dùng vật chất, chánh pháp giúp đỡ và an ủi người.
- Trì giới: giữ giới thanh tịnh trong mọi ý nghĩ, lời nói và hành động .
- Nhẫn nhục: kham nhẫn và cam chịu dù bị khinh khi hay gặp khó khăn.
- Tinh tấn: cố gắng vượt mọi thử thách, mạnh mẽ giữ tâm chí vững bền.
- Thiền định: là tâm an nhiên tự tại, không não loạn trong mọi hoàn cảnh.
- Trí tuệ: là nhận thức sáng suốt đưa đến giác ngộ, không còn si mê.
LỜI DẠY ĐỨC PHẬT VỀ KHỔ ĐAU VÀ HẠNH PHÚC
Hình ảnh cuộc đời
Ngày kia, nhà tỷ phú nọ
mang cậu con trai duy nhất về nơi thôn dã với ý định để cho con tìm hiểu và so
sánh với cuộc sống nghèo nàn của người dân quê. Hai cha con sống hai ngày tại
một làng xóm xa xôi nơi mà người ta cho là có đời sống khó khăn. Sau khi trở về
nhà, người cha hỏi người con:
- " Con thấy cuộc đi chơi ra sao?"
- " Cuộc đi thích thú lắm" người con trả lời.
- " Con có thấy cuộc sống của người dân quê không?"
- " Dạ, có"
- " Con nhận thấy gì trong cuộc sống của họ?"
- " Con nhận thấy
chúng ta chỉ có mỗi một con chó, mà họ thì có tới bốn con. Chúng ta chỉ có một
hồ bơi nhỏ ở giữa vườn, còn họ thì có cả một nhánh sông chảy mút mùa. Chúng ta
phải nhập cảng những chiếc đèn để treo trong vườn mà họ thì không cần đến vì họ
có đầy sao chiếu sáng lúc ban đêm. Tại chỗ ngồi chơi trước nhà, chúng ta chỉ có
thể nhìn tới bức tường ở cổng trước mà thôi, còn họ có thể ngồi nhìn xuốt tới
tận chân trời.
Chúng ta chỉ có một khoảng đất để sống quanh quẩn ở đó, còn họ có cả một khoảng đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Chúng ta phải có người ở để giúp việc chúng ta, còn họ thì không cần, họ tự lo lẫn cho nhau. Chúng ta phải bỏ tiền đi mua đồ ăn, còn họ trồng lấy và tự túc về thực phẩm. Nhà chúng ta phải có tường bao quanh để bảo vệ chúng ta, còn họ thì không cần vì họ có những bạn tốt để đùm bọc lẫn nhau."
Chúng ta chỉ có một khoảng đất để sống quanh quẩn ở đó, còn họ có cả một khoảng đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Chúng ta phải có người ở để giúp việc chúng ta, còn họ thì không cần, họ tự lo lẫn cho nhau. Chúng ta phải bỏ tiền đi mua đồ ăn, còn họ trồng lấy và tự túc về thực phẩm. Nhà chúng ta phải có tường bao quanh để bảo vệ chúng ta, còn họ thì không cần vì họ có những bạn tốt để đùm bọc lẫn nhau."
Trước những lý luận của
người con trai, người cha đã không nói nên lời.
Người con nói tiếp : "
Con cám ơn cha đã mang con đi du hành để tỏ bầy cho con thấy chúng ta đang có
một cuộc nghèo nàn như thế nào!"
* * *
Ở đời, chúng ta thường quên
đi những gì chúng ta đã có và đang có, mà chỉ nghĩ tới những gì chúng ta không
có và chưa có.
Những vật không đáng giá
của người này chính là những vật mong uớc của người kia. Đời là như vậy!
Hạnh phúc sẽ đến, nếu chúng
ta biết ghi nhận những an lạc tràn trề chúng ta đang có, thay vì chỉ nghĩ đến
mộng uớc muốn có thêm.
Hãy tận hưởng những gì
chúng ta đang có, nhất là những đồng bào, bạn bè, thân quyến đang có chung
quanh ta.
Bát Chánh Đạo - Lục Độ Ba La Mật
* Bát chánh đạo gồm có:
- Chánh kiến là kiến thức thấy biết đúng, hiểu rõ vô thường, nhân quả.
- Chánh tư duy là sự suy nghĩ chân chánh, không trái với chân lý và lẽ phải.
- Chánh ngữ là lời nói chân chánh, không nói những lời thô ác, dối gạt.
- Chánh nghiệp là hành vi chân thật, không làm những việc ác nghiệp.
- Chánh mạng là nếp sống chân chánh, không làm những nghề bất thiện.
- Chánh tinh tấn là tâm chuyên cần trì giới, tu hành, không lười mỏi.
- Chánh niệm là tâm hiểu rõ việc đang nghĩ, đang nói và đang làm.
- Chánh định là tâm bình tĩnh thản nhiên, không còn si mê loạn động.
* Lục độ ba la mật gồm có:
- Bố thí: dùng vật chất, chánh pháp giúp đỡ và an ủi người.
- Trì giới: giữ giới thanh tịnh trong mọi ý nghĩ, lời nói và hành động .
- Nhẫn nhục: kham nhẫn và cam chịu dù bị khinh khi hay gặp khó khăn.
- Tinh tấn: cố gắng vượt mọi thử thách, mạnh mẽ giữ tâm chí vững bền.
- Thiền định: là tâm an nhiên tự tại, không não loạn trong mọi hoàn cảnh.
- Trí tuệ: là nhận thức sáng suốt đưa đến giác ngộ, không còn si mê.
(Trích Chuỗi Ngọc Trân Bão Pháp Thí)
Vượt Thoát Sợ Hãi
Ở đây,
chúng ta thấy được rằng, có bốn sự sợ hãi mà chúng ta phải luôn đối diện trong
đời sống này. Để hiểu rỏ hơn từng chi phần trên, chúng ta cùng nhau bàn luận
nội dung của kinh văn.
Có bao
giờ chúng ta tự hỏi rằng, tại sao chúng ta có cảm giác bất an? Tại sao chúng ta
không sống được tự tại thong dong giữa cuộc đời này? Vì sao chúng ta không làm
chủ được đời sống của chính mình? Làm thế nào để vượt thoát khổ đau, trên con
đường tìm về hạnh phúc? Lời giảng dạy của Bậc Giác Ngộ cách đây hơn 2600 năm, là
câu giải đáp chân thật nhất mà con người cần thấu hiểu.
Từ suối
nguồn uyên nguyên của Diệu Pháp, kinh “ Tăng Nhất A Hàm” [i] đã ghi lại sự
giảng dạy của Bậc Thầy giác ngộ với các vị đệ tử dễ thương của mình như sau:
“ Này các
Thầy tỳ kheo, có bốn sự sợ hãi này, thế nào là bốn? sợ hãi tự trách mình, sợ
hãi người khác trách, sợ hãi hình phạt, sợ hãi ác thú”
Ở đây,
chúng ta thấy được rằng, có bốn sự sợ hãi mà chúng ta phải luôn đối diện trong
đời sống này. Để hiểu rỏ hơn từng chi phần trên, chúng ta cùng nhau bàn luận
nội dung của kinh văn.
Thứ nhất,
sợ hãi tự trách mình
Này các
Tỷ-kheo, có hạng người suy xét : "Nếu thân ta làm ác, lời nói ta ác, ý
nghĩa ta ác, thời tự ngã có thể trách ta về phương diện giới : "Sao lại
làm nghiệp ấy ?". Người ấy do sợ hãi tự trách, đoạn tận thân làm ác, tu
tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành, đoạn tận ý nghĩ
ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch.
Thứ hai,
sợ hãi người khác trách
Này các
Tỷ-kheo, có hạng người suy xét : "Nếu thân ta làm ác, lời nói ta ác, ý
nghĩ ta ác, thời người khác có thể trách ta về phương diện giới : "Sao lại
làm nghiệp ấy ?". Người ấy do sợ hãi người khác trách, đoạn tận thân làm
ác, tu tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành, đoạn tận ý
nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch.
Thứ ba,
sợ hãi hình phạt
Này các
Tỷ-kheo, có người thấy vua chúa khi bắt được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường,
liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ
đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt
mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt xẻo đỉnh đầu thành hình con
sò, họ dùng hình phạt lấy xương và thịt cho rộng ra, rồi đổ dầu sôi vào miệng,
lấy lửa đốt thành vòng hoa, đốt tay, lấy rơm bện lại rồi siết chặt, lấy vỏ cây
làm áo, hình phạt con dê núi, lấy câu móc vào thịt, quẳng sắt chảy trên thân
đầy vết thương rồi chà mạnh, bắt nằm dưới đất, đâm một gậy sắt qua hai lỗ tai
rồi xoay tròn, lột da phần trên, lấy chày giã cho nát thân. Họ tưới bằng dầu
sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gương chặt đầu.
Người
ấy suy nghĩ như sau : "Do nhân làm các nghiệp ác như vậy, các vua chúa khi
bắt được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác
… họ lấy gươm chặt đầu". Người ấy vì sợ hãi sự sợ hãi hình phạt, không có
đi ăn trộm, cướp tài sản người khác.
Thứ tư,
sợ hãi ác thú
Này các
Tỷ-kheo, có hạng người suy nghĩ như sau : Với ai thân làm ác, có ác dị thục
trong tương lai, với ai lời nói ác … với ai ý nghĩ ác, có ác dị thục trong
tương lai. Làm thế nào cho ta sau khi thân hoại mạng chung, không có sanh tại
cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục ?. Người ấy vì sợ hãi ác thú, đoạn tận thân
làm ác, tu tập thân làm lành; đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành; đoạn
tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống với tự ngã trong sạch.
Từ giải
thích của kinh văn, chúng ta không khó để nhận ra rằng, Sở dĩ, con người luôn
sống trong sợ hãi từ hiện tại cho đến vị lai, là do chính mình gây tạo nên bằng
những hành động, lời nói và ý nghĩ bất thiện, những bất thiện pháp này là cửa
ngõ dẫn chúng ta đi vào thế giới bất an, là căn nguyên sâu xa khiến cho tâm
chúng ta luôn sống trong lo lắng và sợ hãi.
Cũng từ
lời dạy của Đức Phật, chúng ta phải luôn suy tư chiêm nghiệm rằng, đời sống
hạnh phúc hay không hạnh phúc, sống an lành hay bất ổn đều chính mình gây nên,
mình là chủ nhân ông cho chính mình.
Chính vì thế, chúng ta phải luôn hướng về
đời sống thánh thiện bằng chất liệu của giới, bởi giới chính là giềng mối hướng
dẫn chúng ta đi về con đường thánh đạo. Phải luôn thai ngắn và nuôi lớn thiện
nghiệp, tu tập đoạn trừ ác nghiệp, thì hoa trái của hạnh phúc sẽ luôn được đơm
hoa kết trái và luôn đồng hành trong cuộc đời này .
LỜI DẠY ĐỨC PHẬT VỀ KHỔ ĐAU VÀ HẠNH PHÚC
CUỘC
ĐỜI VÔ GIA CƯ
LỜI DẠY ĐỨC PHẬT
NHẪN (CAO HUY THUẦN)
HOA SEN TRONG BÙN (HT Thanh Từ)
BIẾT VỌNG KHÔNG THEO
ÂN
OÁN CÕI ĐỜI (CTLĐ TẬP 2)
CHỮ
TÂM TRONG ĐẠO PHẬT