TÁC GIẢ: NI SƯ NHƯ ĐỨC
Chúng ta phải chuẩn bị những tâm tư, tình cảm, trí tuệ như thế nào để chúng ta có thể tọa thiền? Trong cương vị người cư sỹ tại gia bận rộn với công việc trần thế mà mình vẫn có thời giờ tìm phương cách để thể hội sự tu tập làm Phật – Là gia tài của Phật. Việc thành Phật – trong thâm tâm mỗi người có cái khó riêng, hoàn cảnh riêng, vô số vấn đề trói buộc xoay vần quý vị.Vậy làm thế nào tọa thiền cho được yên?
Tất cả công phu của chúng ta đều nằm ở trong đó. Chậm rãi mà tu…Khi tọa thiền xem tất cả những vọng tưởng của mình như những thước phim lướt qua,lướt qua. Và nhớ đó chỉ là phim, đừng để nó làm chủ mình, đó là bí quyết. Vì chúng ta huân tập nhứng thứ thế gian nhiều quá nên chúng ta cần được nhắc nhở thường xuyên về sự tu tập.
Chúng ta sẽ tận dụng thời giờ, tận dụng những gì chúng ta biết về Phật pháp để ứng dụng tu tập, đó là quyết tâm thứ nhất. Quý vị nên nuôi dưỡng điều này cho nó sống mãi. Mặc dù mỗi ngày quí vị chỉ nuôi 30 phút hoặc một tiếng đồng hồ nhưng dành cho nó trọn vẹn. Thời gian đó là thời gian thực tập tọa thiền – nuôi ước vọng làm Phật của mình. Chúng ta đừng vì lý do gì mà sao lãng việc tọa thiền. Chúng ta cần phải nghiêm túc, giờ giấc đều đặn, không được bỏ qua, phải tạo cho mình một thói quen giờ khắc.
Chuyện tu, chuyện ngồi thiền là chuyện không bắt buộc được. Cơ thể luôn dụ chúng ta về khuynh hướng lười nhác và rất hợp lý, song chúng ta phải kịp thời nhận diện nó. Nếu biết mặt nó thì vấn đề sẽ dễ dàng ra. Thí dụ như đang ngồi yên quan sát tư tưởng lên xuống của mình, chợt một ý niệm khởi lên, rồi một ý niệm khác khởi lên, những ý niệm này thường là những gương mặt không mấy tốt.Nhưng chúng ta biết nhạy bén thì tất cả đều qua.
Tu tập tọa thiền là những chiến sỹ chiến đấu từng phút một, nhưng ngồi đã lâu uể ải tâm muỗn xả nó lầm nhầm:”Đức Phật nói ngồi thiền mà thoải mái thì nên ngồi chứ ngồi mà ngồi rang thì ngồi làm chi. Vả lại gần hết giờ rồi”. Chúng ta chỉ nên mỉm cười, chiến đấu qua hết những tư tưởng vọng động của mình như xem nhân vật thứ 2 xuất hiện và xúi giục chúng ta. Nhưng nó với mình là một, lăng xăng như vậy làm giảm sức tu của mình. Đôi khi chúng ta tự nhủ lòng:
Chúng ta sẽ tận dụng thời giờ, tận dụng những gì chúng ta biết về Phật pháp để ứng dụng tu tập, đó là quyết tâm thứ nhất. Quý vị nên nuôi dưỡng điều này cho nó sống mãi. Mặc dù mỗi ngày quí vị chỉ nuôi 30 phút hoặc một tiếng đồng hồ nhưng dành cho nó trọn vẹn. Thời gian đó là thời gian thực tập tọa thiền – nuôi ước vọng làm Phật của mình. Chúng ta đừng vì lý do gì mà sao lãng việc tọa thiền. Chúng ta cần phải nghiêm túc, giờ giấc đều đặn, không được bỏ qua, phải tạo cho mình một thói quen giờ khắc.
Chuyện tu, chuyện ngồi thiền là chuyện không bắt buộc được. Cơ thể luôn dụ chúng ta về khuynh hướng lười nhác và rất hợp lý, song chúng ta phải kịp thời nhận diện nó. Nếu biết mặt nó thì vấn đề sẽ dễ dàng ra. Thí dụ như đang ngồi yên quan sát tư tưởng lên xuống của mình, chợt một ý niệm khởi lên, rồi một ý niệm khác khởi lên, những ý niệm này thường là những gương mặt không mấy tốt.Nhưng chúng ta biết nhạy bén thì tất cả đều qua.
Tu tập tọa thiền là những chiến sỹ chiến đấu từng phút một, nhưng ngồi đã lâu uể ải tâm muỗn xả nó lầm nhầm:”Đức Phật nói ngồi thiền mà thoải mái thì nên ngồi chứ ngồi mà ngồi rang thì ngồi làm chi. Vả lại gần hết giờ rồi”. Chúng ta chỉ nên mỉm cười, chiến đấu qua hết những tư tưởng vọng động của mình như xem nhân vật thứ 2 xuất hiện và xúi giục chúng ta. Nhưng nó với mình là một, lăng xăng như vậy làm giảm sức tu của mình. Đôi khi chúng ta tự nhủ lòng:
***Mình đã huân tập sanh tử vô lượng kiếp. Sống với vô lượng những vọng tưởng lăng xăng như thế này rồi. Hôm nay biết nó là vọng, không thật, phải nhìn nó, phải quán sát nó. Được vậy nó mới không làm chủ chúng ta, như thế thì mọi thứ sẽ êm xuôi, sẽ đi qua. Tâm mình rất là vi diệu, biến thiên muôn hình vạn trạng nhưng quan trọng là mình biết nó đang xúi…nó sẽ đi qua hết. Đó là bí quyết để chúng ta ngồi thiền chiến đấu lao đao khổ sở với những vọng động trong tâm.
Trải qua kinh nghiệm trong tâm, tôi thấy chúng ta ưa đổi chác, buôn bán, hay khởi niệm hơn thua, ưa được khen tặng… Và rồi chúng ta lựa chọn, chọn tiếng khen, chọn được lời…Nhưng chúng ta nên xem những thứ này như một đám mây, không có gì quan trọng, không chi phối chúng ta. Người tu thiền tu tiến hay không tiến được đánh giá qua mức độ an lạc bình tĩnh của tâm mình.
Trải qua kinh nghiệm trong tâm, tôi thấy chúng ta ưa đổi chác, buôn bán, hay khởi niệm hơn thua, ưa được khen tặng… Và rồi chúng ta lựa chọn, chọn tiếng khen, chọn được lời…Nhưng chúng ta nên xem những thứ này như một đám mây, không có gì quan trọng, không chi phối chúng ta. Người tu thiền tu tiến hay không tiến được đánh giá qua mức độ an lạc bình tĩnh của tâm mình.
Kinh Kim Cang nói rằng: ”Người tu phải dung trí tuệ để nhìn rõ sự vật là duyên hợp như huyễn-Quan trọng của người tu là trí tuệ mà thôi, không phải thần thông, những công dụng bên ngoài. Phật tử dễ bị lầm, thấy cái gì có tính chất hiển linh thì thích theo. Các con khi ra giảng dậy phải nhắc nhở điều này”.
Trong thời đại khoa học tiến bộ như bây giờ thì những phép lạ, biến hóa thần thông họ đều làm được hết. Phương pháp tu về thần thông là ngoài khả năng, ngoài sức sắp đặt của mình đều là những thứ bên ngoài, đều là hư giả. Sở dĩ chúng ta mượn những phép lạ là do lười biếng, muốn tu có hiệu quả tức thời, song chỉ có trí tuệ mới nhận xét được tư tưởng của mình, nhận ra nó, mình nhanh chân hơn nó một bước.
Như thế quý vị an tâm ngồi thiền trong thời gian quy định. Khi tập trung tư thế đã ổn định, biết được tư tưởng lên xuống của mình, đừng sợ vọng tưởng. Hãy nhìn nó như một người bạn quen thuộc. Chúng ta có thể mỉm cười…Không có vấn đề gì xảy ra.
Như thế quý vị an tâm ngồi thiền trong thời gian quy định. Khi tập trung tư thế đã ổn định, biết được tư tưởng lên xuống của mình, đừng sợ vọng tưởng. Hãy nhìn nó như một người bạn quen thuộc. Chúng ta có thể mỉm cười…Không có vấn đề gì xảy ra.