Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ
Chánh Pháp gồm 37 phẩm
này giúp chúng ta đạt được "đạo" bằng trí tuệ, bằng sự quán chiếu, nhận thức
được chân lý chứ không phải chỉ bằng niềm tin đơn giản mà thôi
Toàn bộ giáo pháp của đạo Phật, chia ra 37 phẩm, gồm có:
Tứ niệm xứ (4)
Tứ như ý
túc, (4)
Tứ chính
cần, (4)
Ngũ
căn,
(5)
Ngũ
lực,
(5)
Thất bồ đề
phần (7)
và Bát chánh
đạo. (8)
* "Tứ
Niệm Xứ"
Là bốn chỗ cần quán
niệm luôn luôn.
Quán thân bất tịnh, nghĩa là luôn luôn
nhớ rằng thân xác tứ đại này chứa toàn những thứ nhơ nhớp, những thứ bất tịnh
bên trong.
Quán thọ thị khổ, nghĩa là luôn luôn
nhớ rằng thọ nhận nhiều cảm giác, nhiều tự ái, ai nói gì cũng chấp chặt, thì
tức nhiên là khổ.
Quán tâm vô thường, nghĩa là luôn luôn
nhớ rằng tâm ý con người đổi thay vô chừng, không cố định, nay vầy mai khác,
chớ có chấp chặt làm chi cho khổ!
Quán pháp vô ngã, nghĩa là luôn luôn
nhớ rằng mọi sự mọi việc trên thế gian đều không nhứt định, không cố định. Thí
dụ những quan niệm chồng chúa vợ tôi, trọng nam khinh nữ, chỉ đúng ở thời đại
nào đó mà thôi, không có thực thể cố định, không đúng với mọi thời gian, không
đúng với mọi không gian.
*
"Tứ chính cần"
Là bốn việc luôn luôn chuyên cần, chăm chỉ thực hành một
cách chân chính. Đối với việc bất thiện đã sinh, phải trừ dứt hẳn, đối với việc
bất thiện chưa sinh, đừng cho sinh ra, đối với việc thiện chưa sinh, làm cho
sinh ra, đối với việc thiện đã sinh, làm cho tăng trưởng.
*
"Tứ như ý túc"
Là bốn pháp thiền định, hay là bốn phương tiện
đưa chúng ta đến chỗ như ý muốn, thành tựu viên mãn. Đó là: dục, cần, tâm, quán. Nghĩa là: chúng
ta phải có lòng thiết tha mong muốn, tìm cầu sự giải thoát, chúng ta phải
chuyên cần, tinh tấn học hiểu giáo lý, chúng ta phải khắc chế tâm niệm đến chỗ
bất loạn, chúng ta phải biết cách quán chiếu để giác ngộ chân lý, thấu hiểu lẽ
thực.
*
"Ngũ căn"
Là năm pháp căn bản
sinh ra các việc thiện. Đó là: tín, tấn, niệm, định, tuệ. Nghĩa là: chúng ta
phải có niềm tin sâu xa, vững chắc nơi Chánh
Pháp vô thượng, tinh tấn tu tâm dưỡng tánh không hề biết mệt mỏi, luôn
luôn có tâm niệm hiền thiện, từ bi hỷ xả, luôn luôn giữ sự bình thản, tỉnh
thức, thiền định, bất loạn và luôn luôn dùng trí tuệ để suy xét mọi sự mọi
việc, không tin tưởng bừa bãi, không mê tín dị đoan.
* "Ngũ lực"
Là năm sức mạnh do năm
pháp căn bản nói trên thành tựu được. Nghĩa là do tín lực chúng ta có niềm tin kiên cố, mạnh mẽ nơi Chánh Pháp, do
tấn lực chúng ta có sức mạnh tinh thần bất thối chuyển, san bằng những trở ngại
trên đường tu tập, do niệm lực chúng ta luôn luôn ghi nhớ những thiện pháp, do
định lực chúng ta có được sự tập trung tư tưởng, và do tuệ lực chúng ta giác
ngộ được con đường giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
* "Thất bồ đề phần"
Còn gọi là "thất giác chi", là bảy
phần hiểu biết, bảy điều dẫn đến chỗ giác ngộ.
Đó là: trạch pháp,
tinh tấn, hoan hỷ, khinh an, niệm, định, xã.
*Trạch pháp là dùng trí tuệ chọn lựa sự thực hư, chơn giả
của tất cả các pháp.
Tinh tấn là tâm mạnh mẽ dứt
trừ tất cả các nghiệp bất thiện, thực hành tất cả các nghiệp thiện.
*Hoan hỷ là tâm luôn luôn vui vẻ với mọi người, với mọi
việc trên thế gian, không phân biệt gì cả, để tất cả chúng sanh đều hỷ kiến.
*Khinh an là tâm nhẹ nhàng, an lạc khi dứt trừ các phiền
não, các cố chấp nặng nề, thoát ra ngoài vòng tục lụy của thế gian.
*Niệm là tâm luôn luôn nhớ nghĩ đến chư Phật, đến
tất cả chúng sanh, vì tâm từ bi hỷ xả mà hành trì giới luật, làm các việc phước
thiện.
*Định là tâm luôn luôn bình thản, không tán loạn,
an nhiên, tự tại.
*Xã là tâm buông bỏ tất cả những hệ lụy của cuộc
đời, tất cả những thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác
kiến, thường kiến, đoạn kiến, không chấp chặt những tư tưởng chật hẹp, ích kỷ.
*
"Bát chánh đạo"
Là con đường gồm tám
điều chân chánh, dẫn đến mục đích cứu kính của đạo Phật: giác ngộ và giải
thoát. Đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng,
chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
1) Chánh kiến
Là sự hiểu biết chân
chánh, chẳng hạn như hiểu biết về lý nhân quả, lý nhân duyên, lý duyên khởi,
trùng trùng duyên khởi. Sự hiểu biết này không bị chi phối bởi thành kiến, định
kiến, tà kiến, ác kiến, thiên kiến, biên kiến, đoạn kiến, thường kiến. Người có
chánh kiến là người thấy mọi sự mọi việc "đúng như thực".
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
"Hãy đến với đạo
Phật để thấy đúng như thực,
chứ không phải chỉ đến
để mà tin!"
Thấy "đúng như thực" nghĩa là
sao?
Nghĩa là: * Mọi sự việc
đều có nguyên nhân.
Thí dụ khi thấy một
cái cây mọc lên, chúng ta biết ngay là do hạt nhân nẩy mầm, không phải tự nhiên
mà có. Khi được bình an, sung sướng, chúng ta hiểu là đang hưởng phước. Khi gặp
tai nạn, trắc trở, chúng ta hiểu là đang đền trả quả báo. Tất cả việc phước hay
họa là quả của nhân, do chúng ta gieo trước đây, đời trước hay đời này, chứ
không do ông trời nào ban phước giáng họa bừa bải cả. Đó là lý nhân quả.
* Mọi sự việc do nhân duyên sinh và cũng do nhân duyên diệt. Một cuốn sách do các nhân duyên có người viết, có giấy mực, có thợ in ấn, có thợ đóng bìa mà hình thành. Đến khi do các nhân duyên bị mối mọt ăn, bị lửa đốt, bị thấm nước, cuốn sách đó sẽ bị hủy hoại. Cuốn sách không phải tự nhiên mà có, không phải tự nhiên mà mất! Đó là lý nhân duyên.
* Mọi sự mọi việc không phải tự nhiên mà phát khởi. Có người hỏi thì mới có người đáp. Có người ăn quà mới có người bán quà. Có người bán quà mới có người ăn quà. Có chửi mắng người mới bị ăn bạt tai. Có chơi xấu người mới bị người chơi xấu. Có gió mới có sóng. Có sinh sự thì sự mới sinh. Có chuyện này xảy ra, mới có chuyện kia xảy ra, rồi có chuyện nọ xảy ra tiếp theo, cứ như thế liên tục không bao giờ dứt.
Đó là lý duyên khởi, trùng trùng duyên khởi.
2) Chánh tư duy
Là sự suy nghĩ chân
chánh, theo đúng lẽ thực, không lợi mình hại người. Sự suy nghĩ này không bị
chi phối bởi thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến,
đoạn kiến, thường kiến.
Trong Kinh A Hàm, Đức
Phật có dạy:
-- "Không nên tin
ngay tất cả những gì người xưa nói, tất cả những gì người có thế lực đạo cũng
như đời nói, tất cả những gì người bề trên nói, tất cả những gì có nhiều người
tin theo, có ghi trong sách vở.
-- Chỉ nên tin những
gì có thể kiểm nghiệm được, đúng với chân lý, đúng với lẽ thực, thông qua trí
tuệ sáng suốt, thấy có ích lợi cho bản thân và cho mọi người".
Bởi vậy, Đức Phật dạy
ba môn học phát sinh trí tuệ, đó là: "Văn-Tư-Tu". Nghĩa là chúng ta
hãy nghe giảng, hãy đọc sách, hãy nghiên tầm, hãy học hỏi, rồi suy nghĩ, tư
duy, quán chiếu cho chính chắn, thấu đáo, trước khi thực hành, tu tập theo.
3) Chánh ngữ
Là lời nói chân chánh,
không lợi mình hại người, không thêu dệt, gây hiềm khích giữa các cá nhân hay
tập thể, không xu nịnh, không trái lẽ thực, không thiên vị. Lời nói này dễ
nghe, đem lại niềm vui cho kẻ khác, không bị chi phối bởi ác kiến, thành kiến,
biên kiến, đoạn kiến, thường kiến. Người có chánh ngữ là người không nói những
lời khiến kẻ khác đau khổ, phải xức dầu cù là, phải uống thuốc nhức đầu, dù cho
họ là người thân hay kẻ thù hoặc bất cứ ai chăng nữa! Người có chánh ngữ là
người biết giữ chữ tín, được lòng tin yêu của mọi người. Khi cần nói, chỉ nói
pháp vô sanh, không nói pháp sanh diệt, thị phi.
4) Chánh nghiệp
Là hành động tạo
nghiệp chân chánh, không mưu cầu lợi mình hại người. Dù cho người có hành động
không tốt đối với mình, chúng ta cũng không có hành động trả đủa, vì làm như
vậy chúng ta đâu có khác gì hơn người. Người ta viết báo chửi bới, vu cáo, bôi
lọ, nhục mạ, phỉ báng. Chúng ta biết đó là hành động không chân chánh, thì
chúng ta đừng làm y như vậy đối với người.
Trong Kinh A Hàm, Đức
Phật có dạy:
"Tam
nghiệp hằng thanh tịnh.
Đồng
Phật vãng tây phương".
Nghĩa là giữ gìn ba
nghiệp thân khẩu ý chân chánh, thanh tịnh, thì chúng ta theo chư Phật về cảnh
giới tây phương cực lạc mà an hưởng.
5) Chánh mạng
Là mạng sống, cuộc
sống chân chánh. Nghĩa là chúng ta chỉ làm những nghề chân chánh, không xâm
phạm mạng người, tổn hại mạng vật để sinh sống. Người có chánh mạng là người
sống cuộc đời có ý nghĩa, lợi mình lợi người, không lường gạt ai, không ăn
không ngồi rồi, không sống bám vào kẻ khác, không sống bám vào xã hội, luôn
luôn có tâm niệm phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật.
6) Chánh tinh tấn
Là sự siêng năng,
chuyên cần, chăm chỉ chân chánh, tức là làm tất cả những việc thiện và tránh
tất cả việc bất thiện, luôn luôn tu tâm dưỡng tánh, không lúc nào ngơi nghỉ,
mệt mõi, buông lung hay thối tâm.
Trong Kinh Đại Bát
Niết Bàn, Đức Phật có dạy:
"Chư
ác mạc tác.
Chúng
thiện phụng hành.
Tự
tịnh kỳ ý.
Thị
chư Phật giáo".
Trong kinh sách, tượng
trưng cho sự siêng năng, tinh tấn một cách dũng mãnh, vượt ngoài ý chí tầm
thường của thế gian, đó là Bồ Tát Đại Thế Chí.
7) Chánh niệm
Là luôn luôn khắc chế
tâm niệm bên trong, bên ngoài luôn luôn tránh sự đấu tranh, cãi vã. Chư Tổ có dạy:
"Nội
cần khắc niệm chi công.
Ngoại
hoằng bất tranh chi đức".
Nghĩa là con người có
công phu tu tập, cố gắng dẹp bỏ tạp niệm trong tâm, con người có đức độ bên
ngoài luôn luôn từ tốn, lễ độ, nhã nhặn, hiền hòa. Người có chánh niệm là người
luôn luôn biết rõ ràng mình đang làm gì, đang nói gì, đang nghĩ gì, luôn luôn
sống trong tỉnh thức, nhận biết ngay mỗi khi vọng niệm dấy khởi và không theo,
luôn luôn nhớ và sống theo lời Phật dạy, luôn luôn sống với Chân Tâm Phật Tánh,
tức là với Bản Tâm Thanh Tịnh.
8) Chánh định
Là sự bình tỉnh sáng
suốt, do tam nghiệp thanh tịnh, do quán tâm từ bi để dẹp trừ lòng sân hận, mở
rộng tình thương, do quán thân bất tịnh để dẹp trừ lòng tham ái, do quán lý
nhân duyên để dẹp trừ lòng si mê, ngã chấp và pháp chấp, do quán giới phân biệt
để khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, không khởi sáu thức, không sanh vọng niệm
và do quán sổ tức, đếm hơi thở ra thở vào, để dẹp trừ tâm loạn động, tâm lăng
xăng lộn xộn.
Người có chánh định do
giữ gìn giới luật, sẽ phát sanh trí tuệ bát nhã, đưa đến giác ngộ và giải
thoát. Đó là tam vô lậu học
"Giới-Định-Tuệ". Ngoài ra, chúng ta
cũng đã biết dù khởi niệm thiện hay bất thiện cũng đều dẫn đến khổ đau, bởi vì
vẫn còn kẹt hai bên, tức là nhị biên, người đời gọi là hai thái cực.
Cho nên, Đức Phật dạy "Pháp Môn Bất Nhị", giúp chúng ta lặng hết những tâm niệm dù
thiện hay bất thiện, để không còn phiền não và khổ đau, để được an lạc và hạnh
phúc, để được về cõi tây phương cực lạc, để được giác ngộ và giải thoát.
*
* *
Tóm
lại, chúng ta biết những
điều Đức Phật chứng ngộ và giảng dạy, được gọi là Chánh Pháp ghi trong các kinh
điển, ví như các bản đồ giúp nhân loại biết phương pháp tu tập, để được giác
ngộ và giải thoát, để được cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời. Chánh Pháp
không dành riêng cho bất cứ ai, dù là Phật Tử hay không, dù là tu sĩ xuất gia
hay cư sĩ tại gia. Mặc dù có người thờ phượng Đức Phật, tin tưởng Đức Phật mà
không học hiểu Chánh Pháp, không áp dụng Chánh Pháp, thì cũng không ích lợi gì
hiện đời cả.
Chư Tổ có dạy: "Tu mà không học là tu mù.
Học mà không tu là đãy sách".
Nghĩa là muốn hưởng an
lạc và hạnh phúc, muốn được giác ngộ và giải thoát, chúng ta phải tu tập. Nhưng
tu tập mà không chịu học hiểu Chánh Pháp cũng ví như người mù lại không có bản
đồ, không người hướng dẫn, thì làm sao đi đến nơi đến chốn một cách an lành
được. Bản thân đã tu mù, không nghiên tầm giáo lý, kinh điển đại thừa, mà còn
dẫn dắt người khác tu tập, thì quả là đại họa, là phỉ báng đạo Phật, là sư tử
trùng thực sư tử nhục.
Trái lại, Chánh Pháp để áp dụng, thực hành chứ không phải để nói suông, để thảo luận, để tranh cãi. Người chỉ lo học hiểu để thỏa mãn kiến thức, mà không lo tu tập, không áp dụng vào đời sống hằng ngày, thì cũng chỉ có thể hiểu biết đến mức độ nào đó mà thôi, cũng ví như cái đãy, cái túi đựng sách có giới hạn vậy thôi. Những người đó cũng như những người đếm tiền trong ngân hàng, những người đếm bò cho chủ, trọn không có tiền và cũng không có bò.
Có câu chuyện giáo lý tối thượng thừa như sau:
Có một anh mù, đến
thăm người bạn, đến lúc trời tối mới ra về. Người bạn đưa cho cây đèn. Anh mù
bèn nói không cần, bởi vì đối với anh, trời sáng cũng như tối, ban ngày cũng
như ban đêm, không có gì khác, không phân biệt được gì cả. Người bạn khuyên hãy
cầm cây đèn, để người khác thấy mà tránh. Anh mù nghe có lý bèn nhận cây đèn và
ra về. Trên đường về, có người đi đụng phải anh. Anh mù bèn la lên: bộ không
thấy cây đèn tôi đang cầm đây hay sao? Người kia đáp: Cây đèn của anh đã tắt từ
lâu rồi!
Thế mới biết chúng ta
cần cây đèn của chính chúng ta, để giúp chúng ta tai qua nạn khỏi, để giúp
chúng ta giác ngộ và giải thoát khỏi vòng trầm luân, sanh tử luân hồi. Cây đèn
do người khác trao cho, có khi không được hữu dụng. Cây đèn luôn luôn hữu dụng
đó phải là cây đèn của chính chúng ta.
Cây
đèn đó chính là trí tuệ bát nhã của tất cả mọi người chúng ta vậy. [ ]
SỰ VÔ MINH TRONG ĐẠO PHẬT
TK THÍCH CHÂN TUỆ
Trên cuộc đời này, dù giàu sang hay nghèo khó, dù trí thức hay bình
dân, dù nam phụ lão ấu, dù da trắng da đen hay da màu, dù vua chúa hay
dân chúng, nói chung, bất cứ người nào cũng có hai thứ bệnh: thân bệnh
và tâm bệnh. Ðối với thân bệnh, chẳng hạn như đau răng, nhức đầu, sổ
mũi, cảm cúm, ho hen, trặc xương, hoặc đau tim gan tì phế thận, chúng ta
cần tới tài năng, khả năng trị bệnh của các vị thầy thuốc, dù đông y
hay tây y.Ðể phòng ngừa thân bệnh, có những phương pháp tập thể dục, những cách dưỡng sinh khoa học, những chế độ ăn uống thích ứng với từng lứa tuổi, và tình trạng sức khỏe cá nhân. Những người nghĩ rằng: nhờ tu theo môn phái này, tu theo pháp môn kia, hành theo giáo chủ nọ, sẽ khỏe mạnh sống lâu, sẽ bách niên giai lão, sẽ vô bệnh vô tật, chẳng hạn như người ta tuyên truyền tu thiền trị dứt bệnh ung thư, đó chỉ là những người đang sống trong cơn mê. Ðạo Phật gọi đó là vô minh. Tại sao vậy? Bởi vì ngay đến Ðức Phật, là bậc toàn giác, vẫn "Có" thân bệnh, nhưng "Không" phiền não và khổ đau, tâm trí của Ngài vẫn an nhiên tự tại, trong mọi hoàn cảnh. Nói một cách khác, Ngài không có tâm bệnh. Bất cứ ai sống trên đời này, còn mang thân xác con người, là còn khổ vì thân bệnh, nếu không giác ngộ được chân lý vi diệu nhiệm mầu. Các vị giáo chủ của tất cả các tôn giáo cũng có thân bệnh và rồi cũng chết như mọi người mà thôi. Trong thời buổi khoa học tiến bộ ngày nay, ngay tại những quốc gia văn minh tiến bộ tây phương, vẫn còn một số người, khi có thân bệnh, lại đi tìm uống, nước suối nước sông, cầu mong phép lạ, với cả niềm tin, thượng đế gia trì, hay ban phép lành, hoặc được ân điển, từ đấng bề trên, nào đó chẳng biết, trị dứt bá bệnh, cả bệnh nan y, thậm chí cứu được, người chết sống lại! Chúng ta thử suy nghĩ xem: những vị tự xưng là thượng đế, là thánh thần, là thiên địa, là tu hành chứng đắc gì đó, cứu người chết được sống lại, để làm gì, để được người đời tôn thờ nể sợ chăng? Tại sao chỉ cứu người này, không cứu những người khác? Dù có cứu được bao nhiêu người, để rồi sau đó, những người này cũng lại chết một lần nữa, lần này chết thiệt đó, như bất cứ mọi người nào khác, trên thế gian này. Nhứt là những vị tự xưng là thượng đế, là thánh thần thiên địa kia, rồi cũng chết như ai, và lại còn chết thảm, không chỗ chôn thây, nữa là khác! Nếu như các phép lạ, các điều linh thiêng huyền bí đó có thực, các bệnh viện, các cơ quan y tế nên đóng cửa, các bác sĩ, dược sĩ, y tá, điều dưỡng viên, chuyên viên y tế, nên giải nghệ, và chức sắc các tôn giáo đó không cần có y sĩ riêng, không cần nằm điều trị ở bệnh viện.
Ðạo Phật là đạo cứu khổ nhân loại, cho nên đạo Phật mạnh mẽ nhận định: Cuộc đời là bể khổ. Chúng ta ai ai cũng đồng ý với nhau rằng: Cuộc đời khổ nhiều hơn vui. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta bi quan, yếm thế, chán đời, thụ động, chấp nhận định mệnh sẵn có, chấp nhận số phận đã an bài, chấp nhận những cảnh khổ đau của cuộc đời. Ðạo Phật không dừng lại ở nhận định như vậy. Ðạo Phật dạy chúng ta nhiều phương pháp: "Làm sao cho đời bớt khổ. Làm sao cho đời hết khổ". Trong tất cả các kinh điển của đạo Phật, ghi lại lời chỉ dạy của Ðức Phật, đều nêu rõ các pháp môn tu tập, nhằm mục đích giúp đỡ chúng sinh, giải thoát khỏi phiền não và khổ đau, một cách tích cực, một cách hiệu quả. Thực ra, đó mới chính là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy. Tuy nhiên, Ðức Phật chỉ là một bậc đạo sư giác ngộ, đem chân lý giác ngộ chúng sinh, chứ không phải là thần linh, hay thượng đế, chuyên ban phước giáng họa, cho nên không có thể cứu giúp con người thoát khổ, qua các lời khẩn cầu van xin, cầu nguyện khấn vái, mỗi khi con người gặp phiền não và khổ đau. Trong kinh sách, có câu: "Chúng con khổ nguyện xin tự độ". Con người phải tự độ mình, tức là tự cứu chính mình, nhưng bằng cách nào?
Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Thắp lên với Chánh Pháp". Nghĩa là: Con người muốn tự cứu chính mình, thoát ly mọi khổ ách, cần phải thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, phải sáng suốt học hiểu và nương theo Chánh Pháp, tức là các pháp môn tu tập, Ðức Phật dạy trong các kinh điển, chẳng hạn như "Bát Nhã Tâm Kinh", và luôn luôn thực hành trong cuộc sống hằng ngày, chứ không phải chỉ cầu nguyện suông."Bát Nhã Tâm Kinh" là bài kinh chỉ dạy phương pháp tu tâm dưỡng tánh, dẹp trừ tâm loạn động bất an, uế trược cấu nhiễm, phát hiện chân tâm, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, để giúp cho chúng sanh sống được an lạc hạnh phúc, không còn phiền não khổ đau, giác ngộ được con người chân thật, để giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Chân tâm đó mới thực là mình, còn cái xác thân và cái tâm bất an loạn động không phải là mình, sẽ bị bỏ lại thế gian, khi chúng ta ra đi sang kiếp khác. Như vậy, chúng ta học "Bát Nhã Tâm Kinh" là để nhận được bản tâm bản tánh thực sự của mình. Khi học xong kinh này, nếu chúng ta trực nhận được bản tâm thanh tịnh hay chơn tâm, tức là trí tuệ bát nhã bừng sáng, con đường vào đạo đã khai mở. Ðó chính là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy. Người Phật Tử sinh hoạt trong chùa, hay đi chùa lễ Phật tụng kinh, thường thuộc lòng "Bát Nhã Tâm Kinh". Bởi vì "Bát Nhã Tâm Kinh" rất quan trọng trong Phật giáo, là cứu kính tối thượng của đạo Phật, cho nên bất cứ khóa tụng kinh nào, bất cứ khóa hành thiền nào, bất cứ khóa tu học nào, thuộc bất cứ tông phái nào của Phật giáo, cũng đều có "Bát Nhã Tâm Kinh", dù bằng tiếng Việt, tiếng Hán Việt, hay tiếng Pali. Thêm một bước nữa, nếu như chúng ta cùng nhau tìm hiểu những điều Ðức Phật dạy trong "Bát Nhã Tâm Kinh", rồi đem áp dụng vào đời sống hằng ngày, thì ích lợi vô lượng vô biên, công đức và phước đức viên mãn, không thể nghĩ bàn.
HỎI ĐÁP PHẬT PHÁP
2013/3/10 Phuoc Nguyen Khac ;nguyenkhacphuoc@gmail.com Kính bạch thầy,
Vừa rồi bà vợ con định nuôi một con chim cho cháu nội chơi, con can
ngăn vì mình là phật tử, đáng ra phải mua chim để phóng sinh chớ ai lại
mua chim về nuôi. Bà vợ con không chịu và lấy cớ một ngôi chùa lớn trong
thành phố cũng có nuôi chim. Con đến thăm chùa và kiểm tra hư thực thì
đúng là chùa đang nuôi khoảng 10 con chim, đa số là chớp mào. Như vậy
con không biết mình đúng hay sai. Xin thầy chỉ dạy. Nam mô A Di Đà Phật.
Nay kính thư, Tâm Tu Nguyễn Khắc Phước Việt Nam Chuyện 1:
- Tại sao bà vô tiệm ăn cắp đồ? Bà có biết như vậy là xấu, là tội phạm
không? - Tôi thấy cái bà kia ăn mặc sang trọng cũng lượm đồ bỏ túi, có
sao đâu? Chuyện 2: - Đường này là đường 1 chiều đó, bà không nên chạy ngược, nguy hiểm lắm, cảnh sát bắt phạt đó. - Nè ông xem kìa, bao nhiêu người chạy ngược chiều, có ai chết đâu, có ai bị bắt phạt đâu? Chuyện 3: - Chỗ này núi cao, té xuống vực thẳm, chết là cái chắc. - Ông chỉ giỏi hù dọa thôi. Để tôi nhảy xuống dưới đó cho ông xem chơi nhá. Có thấy ai chết đâu nè? Ông có nhảy xuống chưa mà biết hử? Khi nào ông đã thử qua rồi hãy nói nhá.
Chuyện 4: - Hôm nay là bài học cuối cùng: ôm bom tự sát - Sau khi đại ca trình bày xong, chúng em có thể đặt câu hỏi hay không ạ? - Các anh muốn hỏi gì thì hỏi ngay đi. Tôi rút chốt, bom nổ xong, thì các anh khỏi hỏi nữa!
Chuyện 5: - Tại sao bà cúng kiến theo cái kiểu cách này? - Ông không thấy cụ hòa thượng tổ đình cúng kiến như thế sao? Là Tổ đình đấy nhá! Là Cụ hòa thượng 100 tuổi đấy nhá! - Bà phải tìm hiểu chánh pháp, xem cúng kiến thế nào là đúng chánh pháp. Đâu phải các cụ làm sao mình cứ nhắm mắt làm theo y chang rập khuôn theo lão làng? Đâu phải sư thầy càng ở lâu trong chùa, lên lão làng, làm việc chi cũng đúng cả đâu? - Á à, cái nhà ông này ngã mạn, kiêu căng quá nhỉ? Sư cụ 100 tuổi mà ông không tin, không theo? Chả nhẽ ông lại tin các sư thầy 20, 30 hay 40, 50 tuổi, còn chưa đáng là đệ tử của sư cụ đấy phỏng? - Bà ơi! Bà nên nhớ: ngày xưa, sa môn Cồ Đàm chỉ có 35 tuổi tu hành đắc thành chánh quả, thành Phật Thích Ca đấy, bà có biết không? Thuở đấy, biết bao nhiêu vị tu sĩ già nua, tu cả đời họ cũng chẳng thấy đạo, cũng chắc đắc đạo, do bệnh cố chấp. Cuối cùng họ cũng bỏ xác trong khổ hạnh lâm đấy. - Tôi chẳng thèm nghe ông nói, chẳng cần nghe ông nói, chẳng muốn nghe ông nói. Ông chỉ nói phét là hay thôi. Chả nên tích sự gì cả! Tôi thì cứ tin sư cụ của tôi thôi! Sư cụ của tôi là Phật sống đấy. Bao nhiêu người ngưỡng mộ, quì lạy sư cụ. Bao nhiêu chức to chức bé sư cụ từng nắm qua. Bao nhiêu xứ sư cụ từng đi qua. Ai hơn lão sư cụ được chứ? Ông nói lôi thôi như thế, tội chết nhá, đọa xuống địa ngục vô gián 18 tầng và muôn kiếp nhá. Có lên cũng làm súc sanh thôi nhá! Chả được làm người đâu nhá! Khôn hồn thì im đi, câm cái mồm của ông nhá! - Chào thua! Cái bệnh tôn sùng sư cụ, thần thánh một nhà sư của bà thực hết thuốc chữa! Mê tín và cuồng tín, ngu ngơ và hung tợn chỉ cách một sợi tơ! Bà chẳng biết thế nào là: Y PHÁP BẤT Y NHÂN!
Chuyện 6: - Gạt gẫm người đời, truyền bá mê tín là chuyện không nên làm. Chẳng hạn như nói: tượng Phật này linh thiêng, chùa kia linh thiêng, cầu gì được nấy, chai nước này có trì chú dược sư 108 biến, thỉnh về trị bệnh, ngay cả ung thư cũng khỏi, đâu cần khám bác sĩ, đâu cần đi bệnh viện. Chẳng hạn như nói: đi chùa dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn đầu năm, thì cả năm bình an. Bà có biết rằng: dâng sớ cầu an - tiền mất tật mang & cúng sao giải hạn - tai nạn vẫn tới, hay không hả? - Tại ông không biết đó thôi, rất nhiều mấy ông sư thầy chùa, mấy bà sư thầy bói, trong nước lẫn ngoài nước, đều nói như vậy, số đông nói như vậy, không lẽ cả đám đông đó ngu hết sao? Tôi theo số đông cho chắc ăn. - Bà có biết là ở dưới địa ngục, bọn trọc đầu đông hơn bọn có tóc, hay không? Tại sao vậy? - Tôi có xuống địa ngục đâu mà biết, cái nhà ông này vớ va vớ vẫn. - Chào thua!
Niết bàn thanh tịnh không ai đến. Địa ngục vô minh lắm kẻ vào. Chánh pháp rõ ràng không ai thấy. Tà pháp mơ hồ lắm kẻ tin.BAN BIÊN-TẬP PHTQ.CANADA
SINH SỰ SỰ SINH CHI CHO KHỔ TỪ BI HỶ XẢ THẾ MÀ VUI CHẤT CHỨA TRONG LÒNG CHI CHO KHỔ THONG DONG TỰ TẠI THẾ MÀ VUI"Phật Giáo xuất phát từ nhân sinh, hướng về nhân sinh và nhằm phục vụ nhân sinh". Ðức Phật không đặt nền tảng giáo lý trên sự sợ sệt một oai lực siêu thế huyền bí nào, cũng không dạy hàng tín đồ phải mong nhờ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài, hay trông đợi một sự cứu rỗi từ trên ban xuống. Tự Lực Mới Thực Là Tu.
Ðức Phật dạy chẳng nên vội vã tin chắc một điều gì mà phải luôn luôn dùng lý trí quan sát, xét đoán tỉ mỉ, tận tường, phân biệt đâu là lẽ phải rồi mới quyết định tin hay không.
SỐNG CHẾT KHÔNG SẦU KHÔNG KHỔ
Này ông, tâm không khổ Với người không kỳ vọng Mọi sợ hãi không còn Với
người kiết sử đoạn Nhờ đoạn nhân sinh hữu Pháp được thấy như thật Ðối
chết, không sợ hãi Nhờ gánh nặng đặt xuống Ðạo Phật ta khéo hành Con
đường khéo tu tập Ta không có sợ chết Khi gốc lão, bệnh diệt Bờ kia đến,
không thủ Việc làm xong, sạch trong Bằng lòng, thọ mạng diệt Như thoát
lò sát sinh Pháp tính đạt, tối thượng Ở đời, không sở hữu Như thoát ngôi
nhà cháy Sống chết không sầu muộn Quá khứ, ta không có Tương lai hiện
tại, không Các hành không thực hữu Ở đây, than khóc gì? Thanh tịnh pháp
sinh khởi Thanh tịnh hành tương tục Bậc thấy được như thật Không sợ hãi,
thưa ngài.
(Trưởng lão Adhimutta)
CHẤP NGÃ VÀ CHẤP PHÁP
TK Thích Chân Tuệ
Chấp ngã:
Hầu như mọi người trên thế gian này đều cho rằng: thân xác này là thực,
tâm hồn này là thực. Nhưng thực ra, thân xác tứ đại này do đất, nước, gió, lửa, tạo thành,
không có gì gọi là thực. Tại sao vậy? Bởi vì nếu ngày nào chúng ta không bồi dưỡng cho tấm
thân, những chất từ đất sinh ra như cơm gạo, những chất như nước sữa, những
chất như không khí, những chất tạo hơi ấm, thì ô hô tử vong. Ðến cuối cuộc đời,
thân xác này cũng phải để lại và tan rã, cát bụi trở về với cát bụi. Có gì là
thực đâu? Còn tâm hồn của chúng ta thay đổi liên miên, từ bé đến lớn, từ hôm
qua đến hôm nay, từ giây phút trước đến giây phút hiện tại. Tâm hồn của chúng
ta, trong kinh sách gọi là "tâm thức", không có gì gọi là
thực, đó chỉ là một dòng chuyển biến, trong từng sát na, trong từng giây phút,
không bao giờ ngừng nghỉ, khi con người chưa ngộ đạo.
Trong đạo Phật, chấp thân tứ đại là mình, chấp tâm vô thường là mình,
gọi là "chấp ngã". Vì vậy bản ngã mà người đời coi như
là một "linh hồn vĩnh cữu", đó chỉ là "ảo tưởng" mà
thôi. Chính cái ảo tưởng này là nguyên nhân của phiền não và khổ đau trong cuộc
đời.
Chấp pháp:
Con người thường cho rằng mọi việc trên đời đều tồn tại vĩnh viễn. Chúc
tụng nhau hạnh phúc trăm năm. Tình bạn muôn năm, tình yêu bất diệt. Cầu xin mãi
mãi bình yên, không gặp nạn tai, không chuyện phiền toái. Tất cả chỉ là niềm
mơ ước, mong muốn mà thôi, không phải là sự thực. Con người khi đạt
được một địa vị nào đó trong xã hội, có được một sự nghiệp nào đó trên đời,
thường nghĩ rằng, mong rằng, những thứ đó là miên viễn, là thường còn. Con
người vĩnh viễn giữ được những điều mình đang có. Bởi vậy cho nên mới có Hoàng
Thượng vạn tuế, Tổng Thống muôn năm, Chủ Tịch muôn đời, Hội Trưởng vạn niên!
**1) Sự thực, muôn pháp trên thế gian, muôn việc trên cõi đời, từ vật chất
cho đến tinh thần đều biến chuyển đổi thay, không bao giờ ngưng. Nhứt là những
thứ có hình thức, tướng mạo, lớn như quả địa cầu, dãy núi, nhỏ như trái cam,
hạt cải, đều trải qua bốn giai đoạn:"sinh, trụ, dị, diệt". Nghĩa là mọi vật
được sinh ra bằng cách nào đó, trụ thế được một thời gian nào đó, rồi cũng đến
lúc biến dị và cuối cùng là hoại diệt. Trong đạo Phật gọi đó là "vô
thường". Ở thế gian người ta gọi đó là "sự tàn nhẫn vô tình của thời
gian". Mọi pháp thế gian đều không tồn tại qua thời gian. Một tòa nhà cao
chọc trời kiên cố, một hệ thống xa lộ vĩ đại, tất cả chỉ còn là đống gạch vụn
sắt vụn sau một cơn động đất. Một thị trấn sầm uất đông dân, nhà cửa đông đúc,
tất cả chỉ còn là một khoảnh đất điêu tàn hổn độn, sau khi một cơn bão tố khủng
khiếp đi ngang qua. Con người thấy đó rồi mất đó. Trên đời không có gì đáng để
cho "con người tỉnh thức" phải hơn thua tranh chấp cả!
Còn theo đuổi việc hơn thua tranh chấp, con người vẫn còn si mê, chưa
thức tỉnh, cho nên không thể có cuộc sống ý nghĩa được.
Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy: "Phàm sở hữu tướng giai thị
hư vọng".
Nghĩa là phàm ở trên đời những gì có hình thức, tướng mạo, có thể nhìn
thấy bằng cặp mắt thường, đều là hư vọng, là giả tạm, không tồn tại vĩnh viễn,
kể cả cái thân xác của chúng ta hiện có.
Các câu tục ngữ như: "Bèo hợp rồi tan, trăng tròn rồi khuyết", "Thương
hải biến vi tang điền", hay "Bức tranh vân cẩu, kiếp người tang
thương", chính là nghĩa đó vậy.
**2) Cái tâm nghĩ suy, tính toán hơn thua, lăng xăng lộn xộn, suốt ngày suốt
đêm, có phải thực là: chúng ta hay chăng? Sách có câu: "Người vui cảnh đẹp
bao lâu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Nghĩa là cùng một cảnh, nếu
chúng ta có tâm sự buồn phiền áo não, không thấy cảnh vui chút nào. Còn nếu
chúng ta có tâm trạng hân hoan vui vẻ, dù cây khô trụi lá, cảnh vẫn đẹp vui như
thường. Cái tâm hân hoan vui vẻ là của chúng ta, hay cái tâm buồn thảm lê thê
là của chúng ta?
Sách cũng có câu:"Tâm buồn cảnh được vui sao. Tâm an thì cảnh
ngộ nào cũng an". Cùng một câu nói, nếu tâm an ổn, vui
vẻ mát mẻ, chúng ta cho là: nói-đúng-nói-phải, nói-sao-cũng-được,
nói-ngược-cũng-xong. Trái lại, tâm đang bực bội, ai nói câu nào, chúng ta cho
là: nói-sai-nói-bậy, nói-xiên-nói-xỏ, nói-bóng-nói-gió, nói-hành-nói-tỏi,
nói-quấy-nói-quá. Ðối với người thân, thương yêu trìu mến, tâm chúng ta tốt,
mặc dù chưa chắc, lúc nào cũng tốt, được y như vậy. Còn như đối với, kẻ thù người
oán, tâm mình không tốt, sẵn sàng gây nên, phiền não khổ đau, cho cả nhà họ. Họ
càng khổ đau, nhiều đến chừng nào, mình khoái chừng đó!
Vậy, thực sự nghĩ xem, chúng ta là người, có tâm thực tốt, hay tâm không
tốt? Chẳng hạn như nếu, chúng ta đang cần, giúp đỡ khẩn cấp, khi gặp tai
biến, thì viên cảnh sát, chính là ân nhân. Còn nếu chúng ta, vi phạm luật pháp,
làm chuyện mờ ám, làm ăn phi pháp, bóng dáng cảnh sát, thực chẳng đáng ưa, chút
xíu nào cả. Cùng một câu chuyện, chúng ta ưa thích, thì cho là đúng, ngược lại
không ưa, mình cho là sai. Cái tâm thay đổi, bất thường như vậy, "thực" là chúng ta, như
vậy hay sao? Bởi vậy, kinh sách có câu: "Tùy tâm biến hiện". Nghĩa là mọi sự
việc trên thế gian này biến hiện như thế nào, tốt hay xấu, lành hay dữ, đúng hay
sai, phải hay quấy, được hay không, đều do tâm của chúng ta biến hiện ra cả.
Cái sự cảm thọ, tùy theo tâm trạng, tùy theo cá nhân, không ai giống ai, không
có lúc nào, giống với lúc nào, không có nơi nào, giống với nơi nào, không thời
đại nào, giống thời đại nào. Do đó cho nên, "tâm thọ" thực sự, hết sức
nguy hại, không đáng tin cậy, một chút nào cả.
Do tâm tham lam, con người thọ nhận, đủ thứ vật chất, của cải tiền bạc,
vinh thân phì gia, không cần biết đến, của đó chính tà, bo bo giữ gìn, cho đến
lúc chết, sinh lòng tiếc của, nhắm mắt không yên. Do tâm sân hận, con người thọ
nhận, đủ thứ lời nói, thiệt là khó nghe, dù vô nghĩa lý, sinh lòng thù oán, bực
dọc tức tối, khó chịu bất an. Do tâm si mê, con người thọ nhận, những chuyện
thị phi, phải quấy đúng sai, hơn thua tốt xấu, những chuyện thương ghét, trả
thù báo oán, gặp điều bất bình, chạm chút tự ái, hăm he thưa kiện, gây bao đau
khổ, phiền lụy người khác, dù thân hay thù. Nói vắn tắt là: Thọ nhiều khổ
nhiều, chấp nhiều mệt nhiều. Buông xả thì thanh thản, tha thứ thì thư thái.
Chuyện hiểu rất đơn giản, thực hành không dễ dàng, nhưng không phải bất khả.
Trong
Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Thắng lợi sinh thù oán. Thất bại chịu
khổ đau. Không quan tâm thắng bại. Sống an lạc hạnh phúc", chính là nghĩa
đó vậy.
**3) Lại thêm nữa, tâm
của chúng ta luôn luôn giàu sự tưởng tượng nên mới gây ra đau khổ. Có người nói
ra, một câu thực là: vô-thưởng-vô-phạt, chúng ta tưởng tượng, suy diễn thêm ra,
vẽ rắn thêm chân, để rồi chuốc lấy, giận dỗi bực bội, phiền não khổ đau. Chuyện
này xảy ra, trong mọi cuộc sống, của mọi gia đình, ở khắp mọi nơi, rất là
thường xuyên. Trong cuộc nói chuyện, thảo luận đông người, thường dễ xảy ra,
những chuyện mích lòng, chỉ vì câu nói, hiểu lầm nào đó, từ miệng một người,
được cộng thêm với, tâm trí tưởng tượng, của các người khác. Tâm trí tưởng
tượng, của vợ hay chồng, cũng thường dẫn tới, những chuyện ghen tuông, tạo nên
sóng gió, làm giảm rất nhiều, hạnh phúc gia đình. Có một đám mây, ở trên không
trung, lơ lửng bay qua, ánh sáng thái dương, hiện ra ngũ sắc, rực rỡ huy hoàng,
con người tưởng tượng, đó là thần linh, thượng đế giáng trần, ban phước phép
lành, giáng điển ứng nghiệm. Thực là quá sức, mê tín dị đoan! Do đó cho nên, "tâm
tưởng" thực sự, hết sức nguy hại, không đáng tin cậy, một chút nào cả.
**4) Tâm trí suy nghĩ,
luôn luôn tiếp nối, không ngừng không nghỉ, từ chuyện này đến chuyện khác, từ
việc này đến việc khác, từ người này đến người khác, từ nơi này đến nơi khác,
từ xứ này đến xứ khác, từ đời này đến đời khác, tạo thành một dòng tư tưởng,
kéo dài vô cùng vô tận, gọi là tâm hành. Trong những lúc đó, tâm chúng ta có,
những dòng tư tưởng, tiếp nối liên tục, chúng ta hãy thử, tìm cách dừng lại,
không suy nghĩ tiếp, xem được hay không? Chắc chắn là không!
Lúc đó, dừng nó không dễ, thì mới biết rằng: chúng ta không làm chủ được
tâm hành của chính chúng ta vậy. Lúc còn khỏe mạnh như vậy, chúng ta còn không
kiểm soát, không điều khiển, không làm chủ được tâm hành của chính mình. Lúc sắp
lìa đời, thân thể rã rời, tứ chi đau đớn, thần kinh suy nhược, chắc chắn chúng
ta, sẽ bị tâm hành, dẫn dắt đi đâu, thì đến đó vậy. Thí dụ như lúc lên giường
muốn ngủ, nhưng cái tâm hành cứ lo lắng, suy nghĩ vớ vẩn vẩn vơ hoài, muốn dừng
cũng không được, cứ tiếp nối liên tục, trằn trọc suốt đêm thâu, không thể nào
chợp mắt được! Do đó, chúng ta nên biết: "tâm hành" chính là động cơ,
dẫn dắt con người vào vòng sanh tử luân hồi, nên trong kinh sách, còn gọi là "hành
nghiệp".
**5) Chúng ta luôn luôn
khởi vọng niệm đẹp hay xấu, khi mắt trông thấy một hình sắc nào đó, gọi là nhãn
thức. Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm dễ nghe hay khó nghe, khi tai nghe thấy
một âm thinh nào đó, gọi là nhĩ thức. Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm dễ chịu
hay khó chịu, khi mũi ngửi thấy một mùi nào đó, gọi là tĩ thức. Chúng ta luôn
luôn khởi vọng niệm ngon hay dở, khi lưỡi nếm thấy một vị nào đó, gọi là thiệt
thức. Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm thích hay không thích, khi thân xúc
chạm một vật nào đó, gọi là thân thức. Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm luyến
thương hay tức giận, khi ý nghĩ nhớ tới một chuyện nào đó, gọi là ý thức. Ðể
rồi những vọng niệm như vậy, gọi chung là lục thức, được đưa đến kho tàng
tâm thức, trong kinh sách gọi là tàng thức, là nơi chứa đựng những
chuyện vui hay buồn, thương hay ghét, suốt cả cuộc đời của mình. Chính những
vọng niệm, vọng thức này là nguồn gốc của khổ đau. Tại sao vậy?
Bởi vì, những vọng niệm như: đẹp hay xấu, dễ nghe hay khó nghe,
dễ chịu hay khó chịu, ngon hay dở, thích hay không thích, đâu có phải lúc nào
cũng tuyệt đối đúng hết đâu. Thí dụ như: cùng một con người, chúng ta khen đẹp,
người khác chê xấu, sanh ra mích lòng, đưa đến đấu tranh, cãi cọ cãi vã, cuối
cùng đánh nhau, tức nhiên khổ đau. Thí dụ như: cùng một món ăn, lúc mới bắt đầu,
vì quá đói bụng, chính mình khen ngon, ngon đáo ngon để, đến lúc no rồi, thì
lại thấy dở, hết còn ngon miệng. Cùng một món trái cây như sầu riêng, một món
ăn như khô mắm chẳng hạn, người khen ngon thơm quá xá, thấy là phát thèm, người
chê hôi thúi, khó nuốt khó ngửi, tức nhiên sanh ra, tranh cãi với nhau, đưa đến
khổ đau, tạo ra phiền não. Như vậy, "tâm thức" hay các vọng niệm,
vọng thức đó chính là nguồn gốc của sự khổ đau vậy.
Cái thân tứ đại gọi là hình sắc, và vọng tâm gồm có: tâm thọ, tâm tưởng,
tâm hành, tâm thức, nói chung gọi là "ngũ uẩn". Nếu chúng ta "Chiếu
kiến ngũ uẩn giai không", tức là quán sát, chiếu soi, xem
xét, thấu hiểu "ngũ uẩn" giai không, nghĩa là không thực, không
thường còn, không vĩnh viễn, không cố định, không đáng để chúng ta quan tâm,
thì chắc chắn chúng ta sẽ "độ nhất thiết khổ ách",
tức là độ được, qua được hết thảy mọi khổ ách trên đời. Chúng ta sẽ sống một
cuộc đời an lạc và hạnh phúc, không nghi ngờ gì cả. Lúc đó, lòng tự ái của
chúng ta, tức là sự chấp ngã, giảm bớt được bao nhiêu, chúng ta được an vui lợi
lạc trong cuộc sống được bấy nhiêu. Khi chúng ta thực sự "xét thấy năm
uẩn đều không", khổ nạn nào cũng qua khỏi, tức là
chúng ta đã hành thâm bát nhã. Chứ không phải mỗi ngày đọc tụng đều đều, lưu
loát, trơn tru, rào rào, rầm rầm, gọi là hành thâm bát nhã đâu, đó chỉ là trả
bài thuộc lòng mà thôi. Hỏi rằng như vậy có ích lợi gì không? Câu trả lời: Tùy!
Tại sao vậy? Bởi vì con người vẫn chưa qua khỏi được các khổ nạn.
* * *
Chúng ta đã hiểu qua: thế nào là chấp thân và chấp tâm, nói chung là "chấp ngã". Bây giờ, chúng ta
thử tìm hiểu: Thế nào là "chấp pháp"? Chấp pháp nghĩa
là: đối với tất cả, các pháp trên đời, bao gồm mọi sự, mọi việc thế gian, con
người chấp chặt, ý kiến cá nhân, thành tích khả năng, suy nghĩ hiểu biết, kiến
thức sở học, kinh nghiệm lão luyện, không muốn thay đổi, không muốn cải thiện,
không muốn sửa chữa, không muốn chuyển hóa, không muốn nghe ai, bịt cả hai tai,
chỉ mở cái miệng. Thậm chí biết rằng, mình đã nghĩ sai, làm sai nói sai, tin
sai hiểu sai, cũng vẫn chấp chặt!
Có câu chuyện hai anh chàng vào rừng kiếm củi. Ngày kia, cả hai mỗi
người bó được một gánh củi đem về. Trên đường về, hai anh chàng gặp được quế.
Anh thứ nhứt bỏ củi, gánh quế đem về vì biết quế có giá trị hơn, bán được nhiều
tiền hơn. Anh thứ hai tuy cũng biết như vậy, nhưng chấp chặt cái công phu gánh
củi từ sớm đến giờ, không chịu thay đổi. Ở trên thực tế, lắm khi con người,
biết là sai đường, biết làm sai việc, biết nói lỡ lời, suy nghĩ tầm bậy, nhưng
đã lỡ rồi, cho nó lỡ luôn, sửa lại quê quá, xin lỗi mất mặt, chạm tự ái quá,
nhứt định không được, tới-đâu-thì-tới, đâu ngán ai chứ!
Trong lòng cố chấp, nặng nề như vậy, thường dẫn chúng ta, đến chỗ đấu
tranh, bắt đầu bằng lời, rồi tới võ lực, tức nhiên dẫn đến, phiền não khổ đau.
Những người có thêm, một chút học thức, trong lòng cố chấp, tăng thêm một chút,
họ ít khi chịu, nhìn thấy sự thực, ít khi chịu nhận, lỗi lầm của mình, ít khi
chịu nhịn, nhường bước người khác. Trong kinh sách gọi là "sở tri
chướng". Nghĩa là cái sở tri, cái kiến thức, sự hiểu biết, đã có từ bấy
lâu nay, thường làm chướng ngại, ngăn đường cản lối, không cho chúng ta, nhận
ra lẽ phải, thấu suốt chân lý.
Chân lý không lệ thuộc tôn giáo nào, giai cấp nào, dân tộc nào,
quốc gia nào, thế lực nào, thời đại nào, không gian nào. Chân lý bất biến, bất
tùy phân biệt, chính là nghĩa đó vậy.
Có câu chuyện một học giả đến xin hỏi đạo với một thiền sư. Thiền sư mời
học giả ngồi, rồi mang trà ra tiếp đãi. Thiền sư chậm rãi, rót trà ra tách, để
trước mặt khách, tiếp tục rót trà, đến khi tràn ra, vẫn không chịu dừng. Học
giả thấy vậy, không còn chịu được, bèn lên tiếng hỏi, lý do tại sao. Thiền sư
từ tốn đáp rằng: Ngài đến đây với đầy ắp kiến thức trong tâm trí, đâu còn chỗ
để thu nhận lý thiền, lẽ đạo. Cũng như tách trà đã đầy, không còn chỗ nhận thêm
nữa vậy.
Trong cuộc sống, chúng ta chứa đầy ắp những thành kiến, định kiến, thiên
kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, thường kiến, đoạn kiến, trong tâm trí, cho
nên khó mà chấp nhận được bất cứ ý kiến nào của người khác, khó mà nhận được
thế nào là chánh kiến. Trong cuộc sống vợ chồng, ai cũng chấp chặt ý kiến của
mình là đúng, không chịu nghe giải thích, không chịu bàn luận với nhau, làm sao
gia đình có được hạnh phúc! Lại đi nghe lời, ông bà thầy bói, bèn đổi cái cửa,
bèn sửa cái bếp, thêm xoay cái bàn, lại trở cái giường, đi phá cái tường, xây
thêm tấm vách, thực là lãng nhách, tốn công phí sức, hao tiền tốn của, một cách
vô ích. Ðiều cần phải sửa, chính là cái "lòng cố chấp" của
chúng ta, mà thôi.
TRĂM
NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
Ý
NGHIÃ LỄ CẦU NGUYỆN
BIỂU
TƯỢNG ĐÈN HOA SEN
BÁT
CHÁNH ĐẠO
CÀNH
HOA SEN MÀU XANH
NIỀM
TIN CHÁNH TÍN CỦA NGƯỜI CON PHẬT
BẢN TÂM THANH TỊNH LÀ PHẬT TÂM - 10 MẨU CHUYỆN ĐỜI -
XIN
ĐỪNG HIỂU SAI VỀ ĐỨC PHẬT
KÍNH
MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
37
PHẨM TRỢ ĐẠO - SỰ VÔ MINH TRONG ĐẠO PHẬT