SUỐI NGUỒN BÌNH ĐẲNG TÁNH
TKN Thích Nữ Chân Liễu
***
***
Pháp vũ đồng lưu, lưu bất đoạn
Phật đăng phổ chiếu, chiếu vô cùng.
(Mưa pháp tràn lan, lan chẳng dứt
Đèn từ rạng chiếu, chiếu không cùng.)
(Tổ Khánh Hòa)
Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, Phật Giáo đồ khắp năm châu đã đón nhận ánh
sáng khai ngộ của Ðức Phật bằng sự chân thành cung kính và tri ơn vô cùng vô
tận. Khi còn là Thái tử Tất Ðạt Ða, nhận thấy cảnh sanh lão bịnh tử, đem đến sự
thống khổ cho nhân loại, Ngài quyết tâm ra đi tìm đạo giác ngộ giải thoát cho
chúng sinh. Trải qua nhiều chặng đường cầu đạo gian lao, với sáu năm kiên trì
khổ hạnh, Ðức Phật đoạn trừ được hết tham ái, lậu hoặc và vô minh, chứng đắc
quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, trở thành Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Phật. Sau khi đắc đạo, Ðức Thế Tôn nhắn gởi nhân loại thông điệp: “Tất cả chúng
sanh đều bình đẳng trong Phật tánh, không phân biệt giai cấp quí tộc hay hạ
tiện. Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật”. Nghĩa
là không có giai cấp phân biệt trong Phật tánh, khi mê lầm là chúng sanh, khi
giác ngộ sẽ thành Phật. Ai cũng có Phật tánh giống nhau và có thể tu hành để
thoát vòng luân hồi sanh tử. Ðó chính là “Suối Nguồn Bình Đẳng Tánh” chân thật
tuyệt đối.
Sự Bình Ðẳng Trong Nhân Gian:
Xưa kia, xã hội sống dưới sự thống trị của giai cấp giàu có và đầy quyền
lực. Do đó, tạo ra nhiều bất công và bất bình đẳng về vật chất, quyền lợi và
địa vị. Nhân gian thống khổ lầm than, đấu tranh, hận thù, chết chóc luôn xảy
ra. Vì phải chịu đựng sự áp bức bất công, đau khổ, nghèo đói, và ly tán, người
dân thường hay cầu khẩn, van xin, để được nhiều điều ước muốn bình an như ý. Họ
tìm tới những thuật sĩ và đạo sĩ, chuyên dụ dẫn mê hoặc tín đồ nhẹ dạ, nhắm mắt
tin tưởng những vị thần thánh huyền thoại tưởng tượng, đầy vạn năng, có thể ban
phước giáng họa theo lời cầu khẩn van xin. Dựa vào những ảo tưởng mơ hồ đó,
thường không được như ý, con người chìm đắm trong đau khổ và thù hận, chiến
tranh bùng nổ khắp nơi. Ngày nay, luật pháp do con người đặt ra, tôn trọng nhân
quyền trong xã hội tuy có tiến bộ, bình đẳng được cải thiện trong một số lãnh
vực cần thiết về đời sống, đạo đức được đánh giá cao, nhưng đó chỉ là bình đẳng
tương đối trong thế gian mà thôi.
Trong đời
sống gia đình, giữa vợ chồng, con cái, sự bình đẳng được đặt vào vị trí cho
từng thành viên. Ðạo đức giữa vợ chồng là phải có sự tôn trọng, thương yêu,
giúp đỡ lẫn nhau. Cha mẹ phải có trách nhiệm về sự trưởng thành của các con.
Phận làm con cũng phải vẹn tròn hiếu đạo đối với cha mẹ. Như vậy ngay trong gia
đình, sự bình đẳng tương đối đem lại an lành và hạnh phúc. Ðạo đức xã hội được
cải thiện, đời sống bớt đi tranh chấp, phân biệt đối xử, phải trái, hơn thua, được
mất, giấc ngủ mọi người tương đối được bình yên. Kinh Pháp Cú có dạy:
Người
hơn thì thêm oán
Kẻ
thua ngủ chẳng yên
Hơn
thua đều xả bỏ
Giấc
ngủ được bình yên.
Suối Nguồn Bình Ðẳng Tánh Trong Nhân Quả:
Chân lý nhân quả chi phối việc thiện ác từ quá khứ, hiện tại và vị lai,
trong nhiều đời nhiều kiếp. Những hành vi thiện ác đều bình đẳng trong nhân
quả, không có sự biệt trừ. Ai tạo nhân lành thì hưởng kết quả an vui, ai gieo
nhân ác thì lãnh hậu quả đau khổ. Con người nếu biết dừng các nghiệp nhân xấu ác,
bất thiện từ trước, ngày nay biết tạo nhiều nghiệp nhân thiện lành phước báu;
đến khi nghiệp quả, nghiệp báo xảy đến, còn gọi là quả
báo, con người cũng phải
đền trả, nhưng nhờ có phước báo nên chỉ đền trả một
cách nhẹ nhàng hơn. Ðó chính là “Suối Nguồn Bình Ðẳng TánhTrong Nhân Quả”. Kinh
Pháp Cú có dạy:
Hận
thù diệt hận thù
Trên đời không thể có
Trên đời không thể có
Từ
bi chuyển hận thù
Hận
thù sẽ tự diệt.
Như muốn được an lạc hạnh phúc, con người phải biết xả bỏ oán kết với
người, lấy ân báo oán, oán nghiệp sẽ tự tiêu tan. Người muốn tạo phước đức, để
không phải đền trả quả báo một cách nặng nề do nghiệp nhân cũ, trước hết phải
tự thanh lọc thân khẩu ý cho toàn thiện, tự chế tham sân si của bản thân, tu
nhân tích đức, giúp đỡ người hoạn nạn. Ðó là phép tu chuyển nghiệp tốt nhất.
“Suối Nguồn Bình Đẳng Tánh Trong Nhân Quả”, là tự thân mỗi người khi sanh
ra trong thế gian này đều khác nhau về hoàn cảnh, phước báo, khả năng, thể
chất, tri thức. Hiểu rõ được các sai khác này là sự suy nghĩ chân chánh, trong
bát chánh đạo gọi là chánh tư duy. Từ đó, chúng ta sẽ sống vì người, nghĩa là
không so đo, không hơn thua, không ganh ghét đố kỵ và không thù hằn vô cớ với người.
Chúng ta cảm thấy vui với hạnh phúc của người, biết chia sẻ nỗi khổ của
người bất hạnh, biết cách đối xử với nhau bằng sự chân thật của lòng bình đẳng
vị tha. Nếu con người luôn sống đời phạm hạnh đạo đức, tâm tánh bình đẳng khiêm
cung, lòng bao dung và bình đẳng với người kém phước hơn mình, chính là nhân
lành đem về kết quả an vui. Sống trên đời không ai muốn bị sỉ nhục, tài sản bị
chiếm đoạt, hay bị mất thân mạng. Những hành động tốt giúp đỡ người cô thế, an
ủi người bị thất bại, lòng tôn trọng người sẽ được người tôn kính trở lại.
* Tôn trọng nhân phẩm
người như nhân phẩm của mình
* Tôn trọng tài sản
người như tài sản của mình.
* Tôn trọng sinh mạng
người như sinh mạng của mình.
Suối Nguồn Bình Ðẳng Tánh Trong Ðạo Phật:
Ðức Phật như một tấm gương sáng ngời, đạo hạnh của Ngài chuyển hóa được
xã hội đầy những chia rẽ, bất công, trở về đời sống đạo đức. Giáo lý của Đức
Phật là “Suối Nguồn Bình Đẳng Tánh” công bằng tuyệt đối, đã đem mọi người trong
xã hội ngồi gần lại với nhau. Đạo Phật dạy, giữa người với người một cái nhìn
khinh mạn, một cử chỉ chê cười cũng không nên có.
Ngày nay, mọi người gặp nhau trong chùa, thường chắp tay chào nhau một
cách cung kính, đó là thể hiện sự trân trọng Phật Tánh bình đẳng sẵn có của mỗi
người, không phân biệt tại gia hay xuất gia, hoặc tướng giàu, tướng nghèo, địa
vị cao hay thấp. Khi chào nhau như vậy, tâm con người trở nên khiêm hạ vô tư,
tinh thần bình đẳng tánh trong đạo Phật là không thấy mình lễ và không phân
biệt người nhận lễ. Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh. Ðó là hình ảnh
thật đẹp và cao quí vô cùng của những người biết tôn trọng “Sự Bình Đẳng Tánh
Trong Đạo Phật”.
Căn bản của đạo Phật là sự sáng suốt ngay tự thân tâm thanh tịnh, rèn
luyện người tu đức tánh bình đẳng bằng Phật tâm, Phật tánh. Con người muốn tu
phải diệt lòng tham lam, sân hận, si mê và ích kỷ ngã mạn, trở về với “Suối
Nguồn Bình Đẳng Tánh” chân thật cao thượng theo lời Phật dạy. Sự tôn trọng nhân
phẩm tất cả mọi người, từ hành động thân khẩu ý đều do tâm từ thanh tịnh mà ra.
Đạo Phật khuyến khích con người tu tâm dưỡng tánh, khai mở trí tuệ, tăng trưởng
thiện căn, tạo nhiều phước đức, an lạc và hạnh phúc khắp mọi nơi. Kinh Pháp cú,
Đức Phật dạy:
Tâm
dẫn đầu mọi pháp
Làm
chủ và tạo tác
Lời
nói hay hành động
Với
tâm từ thanh tịnh
Hạnh
phúc sẽ theo ta
Như
bóng không rời hình.
Diệu Dụng Của Suối Nguồn Bình Đẳng Tánh:
Khi bản tánh cao thượng của con người không còn thấy ai hơn ai kém, không
còn tánh kiêu căng ngã mạn, con người sống trong Phật tánh sáng suốt của “Suối Nguồn
Bình Đẳng Tánh”, nghiã là luôn luôn sống với tâm giống như chư Phật. Sự an lạc
chân thật của người có tâm hạnh bình đẳng ảnh hưởng đến những người thân sống
chung quanh, cũng là gương giác ngộ sáng suốt lợi tha hiệu quả vô cùng. Tuy con
người mê ngộ không đồng, nhưng Phật tánh đều bình đẳng. Người biết cách tu,
không phân biệt tại gia hay xuất gia, có được tánh khiêm cung và bình đẳng, sẽ
gặt hái được rất nhiều điều lợi ích cho cuộc sống. Muốn có được công đức và
phước đức, dùng làm chiếc thuyền vượt qua biển khổ phiền não vô cùng vô tận từ
nhiều đời kiếp, chúng ta cố gắng làm được 10 điều sau:
Tâm cầu đạo, nhiệt
thành tinh tấn
Biết hổ thẹn, ghê sợ
tội lỗi
Không độc hiễm, thù oán
hại người
Không ganh tỵ, đức tánh
trong sạch
Không bỏn sẻn, tâm từ
quảng đại
Không khinh người, nếp
sống đạo đức
Tu đạo hạnh, trau giồi
Phật pháp,
Làm từ thiện, giúp đời
cứu người
Biết hy sinh, vì người
quên mình.
Hành việc đạo, sáng
suốt khôn ngoan.
Ðức Phật thành đạo ngay cõi ta bà và thuyết pháp độ sanh suốt 45 năm cho đến
lúc nhập diệt, để lại bao nhiêu lời dạy vàng ngọc quí báu hơn cả trân châu
trong cõi đời. Tâm đại từ đại bi như cha lành thương con, tất cả đệ tử đều phải
nương vào giáo lý của đức Thế Tôn trao truyền mà được giác ngộ sáng suốt theo
chánh đạo, không đi sai đường vào tà đạo. Ðức Phật dạy ba môn học “Giới
Ðịnh Tuệ” làm căn bản, nghĩa là hành giả tu theo Phật phải tự thắp đuốc lên mà đi,
để biết đường mà tu, biết đạo mà hành.
- Giới là những điều luật giữ cho con người
không tạo nghiệp ác.
- Ðịnh là sự hành trì tu tập
đoan chánh đi đến nhất tâm không còn loạn động.
- Tuệ là sự giác ngộ sáng suốt đưa đến giải
thoát sanh tử, đoạn tận vô minh.
Tóm lại, đạo Phật là đạo giác ngộ và giải thoát, đức Phật là bậc từ
bi và trí tuệ cao tột. Trí tuệ giác ngộ là biết đời sống vô
thường, sanh diệt không ngừng, con người chuyển biến từ sanh, lão, đến bịnh,
tử; và hiểu được sự bình đẳng vô phân biệt của Phật tánh.
Tâm từ bi đưa con người đến sự giải thoát phiền não của nghiệp chướng
nhiều đời kiếp. Người tu biết trưởng dưỡng tâm từ bi, biết giữ giới, tu thiền
định, được trí tuệ, tự tu tự độ sẽ được giải thoát khỏi khổ đau và sanh tử luân
hồi. Ðó là con đường thành đạo quả chánh đẳng chánh giác mà Ðức Thế Tôn đã đi
và chỉ dạy với tâm đại từ đại bi cao thượng.
Trong Kinh Pháp Hoa, Thường Bất Khinh Bồ Tát đã giác ngộ được Phật tánh
bình đẳng cao thượng, gặp ai Ngài cũng nói: “Tôi không dám khinh các ngài, vì
các ngài đều sẽ thành Phật”. Suối nguồn bình đẳng tánh là sự giác ngộ và giải
thoát của Phật tâm, Phật tánh nơi tự thân mỗi con người. Tự mình là ngọn đèn
cho chính mình, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa. Chánh pháp của đức Phật mãi
mãi là con đường tiến đến tâm hạnh thiện lành trọn vẹn cho người tu, và đem lại
đời sống đạo đức cao thượng, để không còn cái ta khổ đau và phiền não nữa. Chân
lý tối thượng vượt trên tất cả chính là “Suối Nguồn Bình Đẳng Tánh” vô ngã
tuyệt đối. []
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
TKN.
Thích Nữ Chân Liễu (Canada)
Thế Nào Là Thượng Tọa
Thuở
ấy, đức Thế Tôn đang ngự tại tinh xá Kỳ Viên. Mai sớm, có 10 vị tỳ kheo từ Câu
Thi Na đến yết kiến Ngài. Lúc mới vào tinh xá, nhóm sa môn này gặp một chú tiểu
ra vái chào. Sau khi đảnh lễ đức Thế Tôn, đoàn sa môn lui ngồi một bên. Phật
hỏi họ:
-
Sáng giờ, các thầy có gặp một vị Thượng Tọa vừa rời khỏi nơi đây không?
Các
thầy sa môn đồng thưa: - Bạch Thế Tôn, không ạ!
-
Các thầy không gặp ai cả sao?
- Bạch Thế Tôn, chúng con có gặp một chú tiểu chưa đến 20 tuổi.
- Bạch Thế Tôn, chúng con có gặp một chú tiểu chưa đến 20 tuổi.
-
Này các tỳ kheo! Vị ấy không phải là một chú tiểu. Ðó chính là bậc Thượng Tọa
mà ta muốn nói.
-
Nhưng, chú ấy còn quá trẻ, bạch Thế Tôn.
- Này các tỳ kheo! Ta không gọi ai là Thượng Tọa vì
tuổi tác, vì họ được ăn trên ngồi trước, hay họ xuất thân từ dòng dõi danh gia
vọng tộc. Chỉ có người nào thấu đạt chánh pháp, cư xử tốt với mọi người, ta mới
gọi vị ấy là Thượng Tọa.
SUY NGẪM
Gọi
là bậc trưởng lão, đâu phải căn cứ trên tuổi tác già nua? Bởi vì đó chẳng qua
chỉ là tấm thân già yếu, râu tóc bạc phơ, rút cục chỉ là hạng giả danh ngu xuẩn
mà thôi.
Sở vị trưởng lão
Bất tất niên kỷ
Hình thục bạch phát
Xuẩn ngu nhi dĩ.
Dù
tuổi cao mày bạc
Không
tịnh hạnh tu trì
Tôn
xưng là trưởng lão
Danh
suông nghĩa lý gì?
(Kinh
Pháp Cú 260)
Những
người chân tu thực học, giữ gìn tâm tính nhân từ, sáng suốt, cư xử rất mực từ
bi & trí tuệ, khắp nơi cảm thấy thanh lương khi thân cận, thiền môn phát
triển, nhiều người tìm tới nương tựa. Thế mới xứng danh là bậc trưởng lão trong
chốn thiền môn.
Vị hoài chánh pháp
Thuận diệu từ nhân
Minh đạt thanh khiết
Thị vi trưởng lão
Nghiã
là:
Những
ai thấu chánh pháp
Tự
điều phục thân tâm
Thanh
tịnh và sáng suốt
Xứng
đáng là trưởng lão.
(Kinh
Pháp Cú 261)
Trong kho tàng kinh
điển của Phật giáo, danh & thực là hai phạm trù thường được đề cập,
phân tích cặn kẻ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là
phẩm chất, nội dung bên trong.
Danh là một trong năm món dục được chúng sanh ưa thích, tham đắm cần
phải loại trừ (tài, sắc, danh, thực, thùy).
Thực là nội dung của giác ngộ giải thoát, mỗi người phải phấn đấu để
chứng đạt.
Cả hai phương diện này
nếu tương ưng nhau thì thật là tốt. Nếu có thực mà không danh thì càng hay,
nhưng có danh mà không thực thì quả là tai họa.
Thí dụ: các vị có danh
Hòa Thượng, Thượng Tọa, lại nắm giữ các trọng trách trong nhà chùa, nhưng thực
chất do bè phái, sống lâu lên lão làng, không thực tâm hoằng pháp lợi sanh,
không thực tâm tu dưỡng, cư xử tàn độc với đồng môn, tự tôn tự đại, tai hại vô
cùng!
Thời Đức Phật, các bậc
đạo cao, đức trọng thường được tôn xưng là Thượng Tọa, là Trưởng Lão. Vì thế,
hàng thượng tọa rất được Tăng chúng và tín đồ cung kính, nể trọng, cúng dường
hậu hỷ, đồng thời các Ngài là bậc lãnh đạo, mô phạm trong đại chúng, nên luôn
được Phật ca ngợi, tán thán.
Cũng vì sự trọng vọng
này mà không ít người chưa điều phục được tâm tham danh, cũng mong ước bước lên
hàng thượng tọa, cầu đắc lợi lộc, thích được cung kính, say mê danh vọng.
Đức Thế Tôn biết rõ người
đời sau phước mỏng nghiệp dầy, đam mê danh vọng, cho nên Ngài dạy: Thượng Tọa
là bậc đã thấu được Chánh Pháp, cư xử tốt với mọi người (từ bi & trí tuệ
viên dung), chứ không vì tuổi tác hay nguồn gốc xuất thân. Một chú tiểu nếu
xứng đáng cũng được gọi là Thượng Tọa.
Thời nay, các danh
xưng như chú Tiểu, Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng cũng chỉ là để có tôn ti trật
tự trong thiền môn. Các danh xưng vốn chẳng có giá trị hay liên hệ nào đối với
nội tâm an tịnh, tuệ giác và sự tự tại giải thoát cả. Ai ăn nấy no, ai tu
nấy chứng. Nhưng dù sao thì mỗi người cũng cần phải có một hư danh để phân
biệt với các hư danh khác.
Như thế, nếu thực nội
tâm tu dưỡng chưa xứng với danh xưng cao, thì điều phải làm chính là: tự phản
tỉnh, tự vấn lương tâm, tự tàm quí, tự hổ thẹn, hơn là vỗ ngực xưng danh và tự
mãn vui mừng. Ai cũng biết danh xưng là giả huyễn, tự phong hoặc người khác
phong cho cũng vậy thôi, nhưng lâu ngày thấy đó là thật, nguy hiểm vô
cùng.
Về hình thức, chú Tiểu
và Thượng Tọa tuy có khác nhau, nhưng nội dung bất khả tư nghì. Vì thế, khi
biết rõ về cái giả danh không thật, người có tâm cầu pháp, muốn giác ngộ
chân lý vô thượng, phải luôn phấn đấu cho xứng đáng, xứng danh là người có
tuệ giác biết buông xả, không dính mắc, vượt qua hết thảy các pháp - dù
thực hay giả.
Ban Biên-Tập
PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
Các vị phát tâm xuất
gia tu hành, các vị phát tâm tu tập tại gia,
đã coi thường mọi thứ
danh lợi, địa vị của thế gian thì
quan trọng gì chuyện
xưng hô,
tranh hơn thua chi lời
nói,
quan tâm chi chuyện ăn
trên ngồi trước,
đi trước đứng sau,
tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng,
tranh giành địa vị,
đòi hỏi chức vụ,
nếu có, trong nhà
đạo.
Đồng quan điểm hay
không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng
quan tâm, tránh sự tranh cãi.
Nơi đây không bàn đến
cách xưng hô của những người
không thực sự phát tâm
tu tập, hý ngôn hý luận, náo loạn thiền môn,
dù tại gia cũng như
xuất gia.
Nhất niệm sân tâm
khởi, bách vạn chướng môn khai. Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công đức lâm,
chính là nghĩa như vậy.
CHUYỆN TRONG ĐỜI
- Mẹ ơi, con dời cái ly cà phê qua chỗ
nào, tại sao mặt bàn cũng bị dính dơ hết vậy?
- Con phải lau cái đít ly cho sạch, trước
khi dời qua chỗ khác. Cái đít ly bị dơ, con dời đến đâu, làm dơ đến đó.
- Dạ, cám ơn Mẹ chỉ dạy. Con đã hiểu
rồi! []
SUY NGẪM:
Con người thường than cuộc đời bất hạnh này sao lắm trái
ngang, nhiều phiền não, khổ đau, con cái bất hiếu, bạn bè bất tín, thường gặp
kẻ xấu, không gặp người tốt, thường gặp bất trắc, ít gặp may mắn.
Cho nên, con người thường bi quan, chán đời, và mơ ước có
một thế giới khác, toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ, nơi đó con người hưởng đầy
đủ sự sung sướng, muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc, cả ngày đi chơi, khỏi phải
làm việc.
Chính tư tưởng ích kỷ, thêm tánh lười biếng, tâm quá tham
muốn, đã đưa con người đến chỗ chỉ biết niệm Phật, cầu nguyện vãng sanh tây
phương cực lạc quốc, mà không hề nghĩ gì đến chuyện nghiên cứu giáo lý, hiểu
biết tường tận lời dạy quí báu của đức Phật, để thực hành tu sửa tâm tánh,
chuyển hóa thân khẩu ý bất thiện, bất tịnh, thành ra thân khẩu ý thiện lành,
thanh tịnh.
Thân khẩu ý, là tam nghiệp, chưa thanh tịnh, chưa thiện
lành, cũng như cái đít ly còn be bét uế trược, dù có dời đổi đến chỗ nào, cũng
đem ô uế đến nơi đó mà thôi.
Tóm lại, con người biết tu sửa tam nghiệp cho được thanh
tịnh, chuyển đổi tâm tánh, không cần mong cầu, dù sống bất cứ nơi đâu, cũng cảm
nhận sự an lạc và hạnh phúc. Thực tu chính là như vậy đó. []
TK Thích Chân Tuệ
Bằng
Lòng với chính mình
Hans
Christian Andersen, văn sĩ Ðan Mạch sống vào khoảng cuối thế kỷ 19, là tác giả
của những câu chuyện dạy đời bất hủ. Ông có kể câu chuyện như sau:
Có
một đôi vợ chồng già nọ sống bên nhau rất hạnh phúc. Thật ra người nắm giữ bí
quyết hạnh phúc trong gia đình này chính là người vợ. Lúc nào bà cũng hài lòng
về bất cứ hành động nào của người chồng. Một hôm, người vợ đề nghị với chồng là
nên bán bớt một con bò. Thật ra tất cả tài sản của họ chỉ là đôi bò.
Người
chồng tán thành ý kiến của vợ. Ngay từ sáng sớm, ông dắt bò ra chợ. Nhưng đường
dài, mặt trời mỗi lúc một chói chang. Con bò già lại không thể bước nhanh. Do
đó khi thấy một người nông dân khác cũng đang dắt heo ra chợ bán, người chồng mới
có ý nghĩ đem đổi bò lấy con heo. May ra con heo có thể đi nhanh hơn không?
Ðổi
được con heo và đi được một quãng đường, người chồng lại cảm thấy không thoải
mái chút nào. Con heo cứ muốn đi theo hướng của nó. Vừa bực tức với con heo,
ông lại thấy một người nhà quê khác cũng đang dắt dê ra tỉnh. Ông nghĩ rằng dê
có thể là con vật ít cồng kềnh hơn con heo, cho nên ông mới nấn ná chờ để gặp
người chủ dê đề nghị hoán đổi.
Ðổi
được dê, người đàn ông như cảm thấy nhẹ nhõm trong người. Nhưng chỉ trong vài
phút đồng hồ, ông mới khám được cái tính bất thường của loài dê. Nó chạy bên
này, nhảy bên kia, nó đưa sừng húc khắp mọi nơi... Giữa lúc ông ngán ngẩm với
con dê, thì bỗng đâu một người nhà quê khác tiến lại gần ông với cả một đàn ngỗng.
Con ngỗng dù sao cũng ít cồng kềnh hơn con dê. Nghĩ vậy cho nên ông mang con dê
đến đổi lấy một chú ngỗng trắng. Ôm chú ngỗng vào lòng, người đàn ông cảm thấy
thoải mái hơn bao giờ hết. Ông tin chắc là mình sẽ đến chợ sớm hơn. Nhưng chưa
đến chợ, thì ông lại thấy một người buôn gà. So sánh gà với ngỗng, dĩ nhiên gà
phải nhẹ hơn... Tính toán mãi, cuối cùng, ông đã đem chú ngỗng đến đổi lấy một
con gà.
Mặt
trời mỗi lúc một lên cao. Cơn khát như muốn đốt cháy cổ họng, bụng ông lại trống
rỗng. Vừa thấy một quán ăn bên vệ đường, người đàn ông không còn cầm được cơn
cám dỗ. Ông đành phải đem con gà bán đi với giá một đồng bạc. Một đồng này vừa
đủ cho một bữa ăn trưa cộng với một ly bia.
Những
người đàn ông trong quán ăn biết chuyện mới tỏ ra ái ngại cho giây phút ông phải
đối đầu với người vợ. Thế nhưng, con người luôn luôn được vợ hài lòng ấy vẫn tỏ
ra bình thản. Ông tin tưởng rằng vợ ông sẽ không bao giờ trách móc ông. Một người
đàn ông có máu cờ bạc, không tin ở thái độ của bà vợ ông, cho nên mới đề nghị
đánh cá. Ôngta đưa ra hai mươi đồng và đi theo người đàn ông về đến nhà. Ông
núp một nơi kín đáo để theo dõi phản ứng của người vợ.
Quả
thực, người đàn ông bắt đầu báo cáo lại cho vợ từng chi tiết của những cuộc
trao đổi của ông. Cứ mỗi lần người đàn ông kể lại một cuộc đổi chác của mình,
người vợ đều tỏ ra hài lòng. Khi người đàn ông kể đến chuyện ông bán con gà được
một đồng và vào quán ăn trưa, người vợ mới mỉm cười thốt lên như sau: "Tạ
ơn Chúa, cũng may là mình bán được con gà. Như vậy là mình có thể ngủ yên mà
không sợ tiếng gà gáy phá giấc. Ðiều quan trọng đối với tôi là biết rằng mình
thỏa mãn là được".
Người
chồng thắng được vụ cá cuợc. Ông được hai mươi đồng, số tiền còn lớn hơn cả giá
bán con bò.
Hãy
đón nhận từng giây phút hiện tại với hân hoan, cảm mến. Hãy làm công việc trong
phút giây hiện tại như là công việc quan trọng nhất. Hãy đón tiếp người trước mặt
như một người quan trọng nhất. Hãy chấp nhận mọi người với cảm thông, tha thứ
và lạc quan. Hãy chấp nhận chính bản thân với sự bằng lòng, thoải mái: đó là tất
cả bí quyết của hạnh phúc mà chúng ta cần phải nắm lấy.
THÁI TỬ
ĐI TU VÀ THÀNH PHẬT
HT Thích Thanh Từ
HT Thích Thanh Từ
Chỉ một lần
Thái tử trông thấy cảnh già, bệnh, chết của con người, Ngài khổ đau trằn trọc.
Tại sao người ta phải chấp nhận lớp người này sanh ra, già, bệnh, chết, rồi lớp
khác tiếp tục, cứ thế tiếp tục mãi không có ngày cùng? Ngài cương quyết đập tan
cái tiền lệ ấy. Vì thế, bao đêm Ngài thức trắng, lòng Ngài băn khoăn đau xót
giày vò, cốt tìm ra lối thoát để cứu mình, cứu chúng sanh. Từ đây, sắc đẹp hát
hay, trở thành trơ trẽn tầm thường trước mắt Ngài. Thức ngon vị ngọt, trở thành
nhạt nhẽo chán ngán, khi chúng để vào miệng Ngài. Ngài ê chề ngán ngẩm mọi thứ
dục lạc tạm bợ trá hình. Ngài cương quyết rời hoàng cung xuất gia tầm đạo. Mặc
dù con đường này giăng trải trước mắt Ngài muôn vàn nguy hiểm thập tử nhất
sanh, Ngài chấp nhận phải dấn bước. Thế là Ngài xuất gia lúc mười chín
tuổi.
Bao nhiêu
năm lang thang trong rừng sâu học đạo, con người vương giả của Ngài đã pha màu
sương gió, đã từng trải mọi thứ đắng cay, song ý chí kiên cường quả cảm của
Ngài không suy giảm. Học đạo không thỏa mãn, Ngài nguyện thực hành khổ hạnh tột
cùng. Nhưng thân sắp hoại mà đạo chưa thấy, Ngài phải sống trung hòa và đến
dưới cội bồ-đề ngồi tu bốn mươi chín ngày đêm liền ngộ đạo. Ngang đây, Ngài
thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Đã qua rồi, con đường tầm đạo ngót mười một
năm.
Sau khi Ngài
thành Phật, Ngài nhìn hồ sen thấy có những hoa đã nở tròn đầy, có những hoa còn
búp son trinh, có những hoa đang trụ hình trong nước, có những mầm sen còn vùi
trong bùn nhơ. Song tất cả đều có khả năng nở tròn khoe sắc, nhả hương tinh
khiết. Chúng đồng trong lòng đất nhớp nhúa vươn lên, khi được hớp sương phơi
nắng, chúng đều tròn đủ sắc hương như nhau. Ngài thấy con người cũng thế, khi
sanh ra và lớn lên trong vòng mê dục, một phen tỉnh giác con người sẽ tiến lên
bậc giác ngộ khó gì. Thế là, Ngài lấy hoa sen để biểu trưng cuộc sống và giáo
lý của Ngài. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là hình ảnh cụ thể nhất.
PHẬT NGỒI
TRÊN ĐÀI SEN
Chúng ta
đọc lịch sử Phật, ai cũng biết Bồ-tát đến cội bồ-đề trải cỏ làm tòa ngồi, và
thành đạo ngay dưới cội cây này. Hiện nay chúng ta thờ Phật đúng theo tài liệu
lịch sử, phải để Ngài ngồi trên tòa cỏ. Tại sao ngày nay chùa nào thờ Phật cũng
ngồi trên tòa sen? Đây là để biểu trưng con người của Ngài. Vì trước kia là ông
hoàng, Ngài cũng nhiễm ô ngũ dục, như mầm sen còn ở trong bùn. Khi Ngài vượt
thành xuất gia là mầm sen ra khỏi bùn, mà còn ở trong nước. Lúc Ngài ngồi tu ở
dưới cội bồ-đề và thành đạo là hoa sen ra khỏi nước nở tròn đầy hương thơm ngào
ngạt. Hoa sen lại tượng trưng cho sự bình đẳng giữa mọi người. Đã là mầm sen
thì mầm sen nào cũng có khả năng vươn lên khỏi bùn, khỏi nước và trổ hoa tươi
thắm hương thơm ngạt ngào. Đã là con người thì con người nào cũng có khả năng
thoát khỏi dục lạc ô nhiễm, thức tỉnh tu hành và đạt thành đạo quả. Phật quả
không phải của riêng một người nào, mà của chung tất cả ai có ý chí thoát trần,
có quyết tâm đạt đạo. Vì vậy, Phật quả gọi là Vô thượng giác, là giác ngộ không
ai trên, song có người bằng; Phật cũng dùng hình ảnh hoa sen để nhắc nhở Phật
tử, ở giữa chốn ô nhiễm mà khéo vượt ra bằng trí tuệ sáng ngời của mình.
Bài
kệ nói :
Như
giữa đống rác nhớp.
Quăng bỏ nơi bờ đầm
Chỗ ấy hoa sen nở.
Thơm sạch đẹp ý người.
Cũng vậy, giữa quần sanh.
Uế, nhiễm, mù, phàm tục
Đệ tử bậc Chánh Giác.
Sáng ngời với trí tuệ. -- (Pháp cú câu 58-59)
Quăng bỏ nơi bờ đầm
Chỗ ấy hoa sen nở.
Thơm sạch đẹp ý người.
Cũng vậy, giữa quần sanh.
Uế, nhiễm, mù, phàm tục
Đệ tử bậc Chánh Giác.
Sáng ngời với trí tuệ. -- (Pháp cú câu 58-59)
Hoa
sen mọc chỗ nhớp nhúa mà thơm tho tươi đẹp, sống trong đời nhiễm nhơ mù tối,
người Phật tử chúng ta phải khéo dùng trí tuệ vượt ra để cứu mình, và cứu
người. Cái quí của hoa sen là sanh từ chốn bùn lầy mà tinh khiết, cái cao cả
của người tu là sống trong mọi dục lạc nhiễm ô mà vượt ra an toàn siêu thoát.
Hoa hường, hoa lan thơm hơn hoa sen, mà không được nhắc tới, vì sanh ở chỗ đất
sạch. Nếu Thái tử là người từ trên trời rơi xuống mà đắc đạo thì không có giá
trị gì. Chính trong vòng kềm tỏa của dục trần, mà thoát được mới là bậc đại
hùng.
CÁ NHẢY KHỎI LƯỚI
Đời Tống ở Trung Hoa có hai Thượng tọa Thâm và Minh. Hai vị có duyên sự
cùng sang đò qua sông Hoài. Đang sang sông, thấy người bủa lưới đang kéo, có
con cá to nhảy khỏi lưới ra ngoài. Thượng tọa Thâm vỗ tay khen: "Hay thay!
Như Thiền sư." Thượng tọa Minh không đồng ý bảo: "Phải ở ngoài lưới
mới hay, đợi vào lưới rồi mới nhảy là muộn." Thượng tọa Thâm nói:
"Huynh Minh chưa hiểu." Đi hơn dặm đường, Thượng tọa Minh bỗng nhận
ra chỗ sai, liền sám hối.
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy thế nào? Con cá trong lưới nhảy là
hay, con cá thong dong ngoài lưới là hay? Đạo lý nhà Phật dạy, trong cảnh bủa
vây của phiền não mà thoát ra được mới thật là hay. Đây mới thi thố được sức
mạnh phi thường của con người thoát tục. Nếu ở ngoài lưới nói gì nhảy, không
nhảy làm sao biết được sức mạnh của mình. Hơn nữa, bản thân con người đầy đủ
tam bành (tam độc), lục tặc (sáu giặc) lại sáu trần dụ dỗ cuốn lôi, nếu không
phải là bậc siêu quần bạt tụy làm sao thắng trận giặc nội công ngoại kích này.
Cùng là cá, bao nhiêu con khác bị lưới cuốn không thể giãy vùng, cuối cùng bị
người đánh cá bắt bỏ vào giỏ, chỉ một con này nhảy vọt khỏi lưới, không đồng
với người xuất trần thoát tục là gì? Nếu chúng ta sanh ra đã là Thánh thì còn
nói gì tu. Chính vì chúng ta mang đầy đủ thói hư tật xấu trong mình, chứa đầy
tham sân si trong lòng, cho nên gặp cảnh thì nhiễm, trái ý thì sân, quẳng chúng
thoát ra, thật là điều khó khăn trăm phần, ai làm được điều đó, đáng cho chúng
ta chắp tay tán thán. Vì thế, Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm bài kệ:
XUẤT TRẦN
XUẤT TRẦN
Tằng
vi vật dục dịch lao khu
Bài lạc trần hiêu thế ngoại du
Tán thủ na biên siêu Phật Tổ
Nhất hồi đẩu tẩu nhất hồi hưu.
Bài lạc trần hiêu thế ngoại du
Tán thủ na biên siêu Phật Tổ
Nhất hồi đẩu tẩu nhất hồi hưu.
Dịch:
RA
KHỎI BỤI HỒNG
Đã
từng ham muốn phải long đong
Ném quách mà ra khỏi bụi hồng
Buông thõng bờ kia lên Phật Tổ
Một lần phủi giũ một lần xong.
Ném quách mà ra khỏi bụi hồng
Buông thõng bờ kia lên Phật Tổ
Một lần phủi giũ một lần xong.
Bởi
vì chúng ta chạy theo vật dục nhân gian nên phải khổ sở gian nan. Nếu can đảm
ném phắt hết, vượt ra ngoài vòng trần lụy, quả là can đảm phi thường. Có thể,
mới buông thõng tay bước lên ngôi nhà Phật Tổ được. Song phải mạnh dạn dứt
khoát, một lần bỏ đi không thèm ngó lại. Chớ đừng học thói nhầy nhụa, dùng dùng
thẳng thẳng cắt không đứt, bứt không rời, một chân bước tới hai chân bước lui,
không làm nên trò trống gì, chỉ chuốc trò cười cho hàng thức giả. Bởi vậy nên
nhà thiền thường dùng câu "giết người không ngó lại" là ý này. Phải
can đảm dứt khoát thì việc khó mấy cũng thành công.
TRẦN NHÂN
TÔNG: ÔNG VUA, TU SĨ
Vua Trần
Nhân Tông sanh năm 1258, lên ngôi vua năm hai mươi tuổi, xuất gia năm bốn mươi
mốt tuổi và năm mươi mốt tuổi tịch (1308). Suốt hai mươi năm, Ngài là bậc nhân
chủ lãnh đạo quốc gia giữ nước chăn dân, ngồi trên ngai vàng sống trong cung
ngọc, mọi thứ dục lạc đều dư thừa. Hai phen cầm quân chống giặc xâm lăng, nhân
mạng hy sinh rất lớn. Bổn phận giữ nước chăn dân, Ngài làm đầy đủ. Năm bốn mươi
mốt tuổi, Ngài nhường ngôi cho con, đi xuất gia. Lúc nhỏ Ngài đã được vua cha
và thầy là Tuệ Trung Thượng sĩ chỉ dạy đạo lý thiền nhuần thấm sâu xa, nên khi
xuất gia Ngài không cần tầm học, chỉ thực hiện điều đã học được.
Trong
mười năm, là kẻ xuất gia Ngài mang hiệu Trúc Lâm Đầu-đà, tích cực hoạt động
truyền bá chánh pháp. Trong giới xuất gia, Ngài giáo dục chúng Tăng, có khả
năng đảm đang giáo hội. Trong dân chúng, Ngài đem pháp Thập thiện giáo hóa toàn
dân, khiến Phật pháp mở rộng trong nhân gian. Công tác hoằng truyền Phật pháp,
giáo hóa nhân dân, Ngài làm suốt đời không dừng nghỉ.
Khi sắp
tịch, Ngài nằm tại Ngọa Vân am sai người gọi Bảo Sát đến. Ngày một tháng mười
một, đúng nửa đêm, sao sáng đầy trời, Ngài hỏi: Bây giờ là giờ gì? Bảo Sát
thưa: Giờ Tý. Ngài đưa tay ra hiệu mở cửa sổ để nhìn ra ngoài, nói: Đến giờ ta
đi vậy. Bảo Sát hỏi: Tôn đức đi đâu bây giờ? Ngài đọc lại bài kệ:
Nhất
thiết pháp bất sanh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
Hà khứ lai chi hữu?
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
Hà khứ lai chi hữu?
Dịch:
Tất
cả pháp chẳng sanh
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu hiểu được như thế
Chư Phật thường hiện tiền
Nào có đi có lại?
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu hiểu được như thế
Chư Phật thường hiện tiền
Nào có đi có lại?
Bảo
Sát hỏi thêm: Khi chẳng sanh chẳng diệt thì sao? Ngài khua tay nói: Thôi đừng
nói mê nữa. Rồi Ngài ngồi theo kiểu sư tử tọa mà tịch... (Tam Tổ thực lục).
Qua ba
giai đoạn trên, chúng ta thấy Ngài sống giai đoạn nào ra giai đoạn ấy. Lúc làm
vua thì quên mình giữ nước, hết dạ chăn dân. Khi đi tu, nhiệt tâm vì đạo mài
miệt tu hành, chẳng ngại nhọc nhằn hết tình với tăng tục. Vì thế, trên đường
đời Ngài thành công viên mãn, trên đường đạo thì đạo quả viên thành. Chính thái
độ dứt khoát tích cực, nên lãnh vực nào Ngài cũng thành công. Ngài cũng hưởng
dục lạc trong hoàng cung, cũng cầm binh khiển tướng ngoài trận mạc, nếu nói là
tội lỗi thì cũng tràn trề. Song khi dứt khoát tiến tu thì cắt đứt mọi quá khứ,
sống kham khổ tu hành, nên lấy hiệu đầu-đà (khổ hạnh). Với ý chí cương quyết
đó, chỉ trong vòng mười năm, Ngài đã tiến đến chỗ sanh tử tự tại. Đây là tấm
gương sáng rỡ để nhắc nhở chúng ta, không sợ mình trước mê lầm tội lỗi, chỉ sợ
xuất gia rồi mà thái độ vẫn mập mờ. Ngài là con người thấy được đạo lý và sống
được đạo lý. Chúng ta đọc bài kệ kết thúc bài phú Cư Trần Lạc Đạo của Ngài thì
rõ:
Cư
trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Dịch:
Trong
đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt nghỉ liền
Nhà mình báu sẵn thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền.
Đói đến thì ăn mệt nghỉ liền
Nhà mình báu sẵn thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền.
Sống
ngay trong lòng trần tục mà khéo biết đạo vẫn thấy an vui. Duyên cảnh đổi thay
tùy thời linh động, như khi đói thì ăn, khi mệt thì nghỉ, đừng cố chấp cứng
nhắc mà tự khổ đau. Phật đã sẵn nơi ta, khỏi phải nhọc nhằn sang đông tìm tây.
Cái khôn ngoan khéo léo của chúng ta là "đối cảnh tâm không động",
chính nơi đây là thiền rồi, còn thưa hỏi đâu nữa. Người học đạo nhận thấy Phật
đã sẵn nơi tâm mình, song muốn Phật hiện thì tâm đừng chạy theo cảnh. Đây là
lối tu thật giản đơn, thật cụ thể, mà người đời khó tin khó nhận. Người ta chỉ
tin Phật ở Tây phương, phải siêng năng lễ bái thì được phước, được Phật rước về
cõi Phật. Bởi vậy Tổ Lâm Tế nói: "Người ngu cười ta, kẻ trí biết ta."
Cười, vì thấy không tụng kinh lễ bái, chẳng biết tu cái gì? Biết, vì thấy lối
tu tế nhị cụ thể thiết thực, không còn gì nghi ngờ. Một ông vua, xuất gia chỉ
có mười năm mà đạt đạo như vậy, thật đáng quí kính biết dường nào. Cho nên
triều đình tôn xưng Ngài là Điều Ngự Giác Hoàng.
THÁI TỬ
TẤT-ĐẠT-ĐA VÀ TRẦN NHÂN TÔNG
Thái tử
là ông hoàng chưa từng đối đầu với mọi việc khó khăn ở đời, chỉ thấy cảnh già,
bệnh, chết là phát tâm đi tu. Mục đích Ngài đi tu để tìm phương pháp phá vỡ cái
luật khắc nghiệt của kiếp con người mà muôn thuở đã chấp nhận. Ngài phải trả
cái giá rất đắt là, mười một năm nằm gió phơi sương lang thang trong rừng núi,
ăn uống sơ sài cho đến kiệt sức. Đến khi giác ngộ viên mãn phương pháp giải
thoát sanh tử tuyên bố thành Phật. Đây là người khai mở con đường đạo giác ngộ
giải thoát. Tức là Ngài đã phá vỡ luật khắc nghiệt (già bệnh chết) chi phối
mình và đem ra chỉ dạy mọi người. Việc làm của Ngài là muôn thuở không hai.
Vua Trần
Nhân Tông là người kế thừa con đường của Phật đã vạch sẵn. Bởi kế thừa nên công
phu đơn giản và nhẹ nhàng, chỉ cần đem đuốc mình mồi vào đuốc Phật là cháy
sáng. Do đó đi tu Ngài không khổ công tầm đạo, chỉ cần ứng dụng đạo đã sẵn vào
việc tu hành là thành công. Tuy vậy cũng không phải là việc dễ dàng, mặc dù có
công thức chỉ rõ, muốn ứng dụng công thức ấy phải gan góc cùng mình, phải mạnh
tay chặt đứt mọi xiềng vàng xích ngọc, phải hùng dũng nhảy vọt khỏi mấy lớp rào
tình cảm bịt bùng.
Hai Ngài
đều chôn mình trong cung vàng điện ngọc, bị bao vây bởi đám cung nữ phi tần, bị
phủ kín trong tiếng đàn ngọt hát hay, bị siết chặt bởi mùi thơm vị quí. Song cả
hai đều quả cảm thoát ra không chút đoái hoài luyến tiếc. Do đó hai Ngài làm
được việc khó làm, để lại cho đời tấm gương phi phàm xuất chúng. Hai Ngài là
hai mầm sen chôn sâu trong vũng bùn ngũ dục, vươn lên khỏi nước nở tròn tươi
thắm và tỏa ra mùi hương tinh anh thanh khiết bủa khắp cả trần gian.
Qua những
hình ảnh trên, chúng ta có đủ kinh nghiệm trong việc tiến tu, không còn e dè
nghi ngại gì nữa. Bởi vì không có vị nào đã là thánh rồi thành thánh, mà tất cả
đều bị bao vây bởi phiền não dục trần. Cái đặc điểm của các ngài là nhạy cảm
sớm thức tỉnh và anh dũng khi cần thoát nó. Điều đó chúng ta có thể học được,
có ai thấy cảnh già bệnh chết mà chẳng buồn, có ai không khí khái khi thốt ra
những lời thề bán mạng.
Chỉ cần chúng ta triệt để ứng dụng cái nhạy cảm của mình để phát chí tu hành, khéo xoay chuyển cái khí khái của mình vào con đường quyết tử cầu đạo. Dám hạ quyết tâm trên đường hành đạo, chúng ta sẽ thu gặt được kết quả chắc chắn không nghi. Chúng ta là những mầm sen phơi mình trên bùn ngũ dục, thoát khỏi nó để vươn lên có khó gì? Chúng ta đâu có cung vàng điện ngọc, đâu có cung phi mỹ nữ... mọi dục lạc tìm cầu rất khó, nếu thoát nó thì hết sức nhẹ nhàng, chỉ cần một cái nhảy nhẹ đã ra khỏi rồi, thế mà chúng ta cứ chần chừ không ưng nhảy. Đây là yếu điểm muôn kiếp chịu trầm luân của chúng ta.
Chỉ cần chúng ta triệt để ứng dụng cái nhạy cảm của mình để phát chí tu hành, khéo xoay chuyển cái khí khái của mình vào con đường quyết tử cầu đạo. Dám hạ quyết tâm trên đường hành đạo, chúng ta sẽ thu gặt được kết quả chắc chắn không nghi. Chúng ta là những mầm sen phơi mình trên bùn ngũ dục, thoát khỏi nó để vươn lên có khó gì? Chúng ta đâu có cung vàng điện ngọc, đâu có cung phi mỹ nữ... mọi dục lạc tìm cầu rất khó, nếu thoát nó thì hết sức nhẹ nhàng, chỉ cần một cái nhảy nhẹ đã ra khỏi rồi, thế mà chúng ta cứ chần chừ không ưng nhảy. Đây là yếu điểm muôn kiếp chịu trầm luân của chúng ta.
TRĂM
NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
Ý
NGHIÃ LỄ CẦU NGUYỆN
BIỂU
TƯỢNG ĐÈN HOA SEN
BÁT
CHÁNH ĐẠO
CÀNH
HOA SEN MÀU XANH
NIỀM
TIN CHÁNH TÍN CỦA NGƯỜI CON PHẬT
http://lotus-lantern-canada.blogspot.ca/2016/11/niem-tin-chanh-tin-cua-nguoi-con-phat.html