Người dân tràn ra đường giành nhau đồ cúng cô hồn, lỗi nầy do ai?!!
Có sự chứng minh của các Thầy trong chùa nữa kìa. Già có trẻ có, thật đau lòng!!
Gia đình Phật tử trong chùa cũng giành nhau đồ cúng như vậy sao?!! trách nhiệm nầy do ai?!!
Gia đình Phật tử trong chùa cũng giành nhau đồ cúng như vậy sao?!! trách nhiệm nầy do ai?!!
Chừng nào Phật giáo vẫn còn
pha trộn tín ngưỡng dân gian, chừng nào chùa chiền và giới tăng lữ còn lấy mục
tiêu kinh tế làm trọng, thậm chí có cả hiện tượng “buôn thần bán thánh”, thì
chừng đó chưa có giới Phật tử theo đúng nghĩa. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực không
chỉ ở Phật tử mà còn đến cả quảng đại quần chúng.
Phật giáo ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo
Phật giáo ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo
Merak Spielman | Trà Mi
Cài hoa lên áo là một tập tục vay mượn 50 năm
trước của Nhật Bản, thêu dệt vào nghi lễ của ngày tưởng nhớ tổ tiên; nhưng đến
nay, dù bông cẩm chướng đã biến thành hoa hồng, một số người cường điệu gọi đó
là “truyền thống lâu đời của Phật giáo Việt Nam”, hay là “…nét
văn hóa truyền thống có ý nghĩa nhân văn sâu sắc” ,…
Những cuộc đụng độ đầu tiên giữa hai tôn giáo
/ triết học, Phật giáo và Nho giáo, để tồn tại và phát triển trong thời hậu Hán
Trung Hoa đánh dấu sự khởi đầu của quá trình tiến hóa đáng kể cho cả hai học
thuyết. Nho giáo, mất uy tín sau sự sụp đổ của nhà Hán, vẫn là cơ sở đạo đức
của dân chúng Trung Hoa. Phật giáo, phần lớn là một tôn giáo xa lạ và khó hiểu,
đã phải hội thu một chút văn hóa Trung Quốc để tồn tại. Phật giáo đã mất một
thời gian đáng kể trong tiến trình này; tu sĩ Phật giáo đã sống ở Trung Quốc
nhiều thế kỷ mới thiết lập được nền móng tôn giáo của họ. Cuối cùng, trong thời
“vàng son” của nhà Đường, Phật giáo là đức tin phổ biến nhất Trung Hoa. Đến
giai đoạn này Phật giáo đã biến thân khá rõ ràng với nhiều sắc nét văn hoá địa
phương. Điều này đã được thực hiện bằng sự nhấn mạnh (và thường xuyên xen kẽ)
những tư tưởng đạo đức Nho giáo vào văn học kinh điển truyền thống Phật giáo và
sự sửa đổi trong những bản dịch của kinh phật để thu hút độc giả Trung
Hoa.
Phật giáo, dù tinh vi hơn so với bất kỳ hệ
thống đức tin nào ở Trung Hoa vào thời khởi điểm, dường như đối với giới
bình dân ở đây thì nó có vẻ như là một giáo phái bí ẩn của Lão (Đạo)
giáo hơn là một tôn giáo nghiêm túc khác. Giới truyền giáo Phật giáo nhanh
chóng nhận ra rằng sự miễn cưỡng của tín hữu bắt nguồn từ một thực tế là Phật
giáo hoàn toàn thiếu sự nhấn mạnh về một giá trị cổ điển mà người Trung Hoa xem
là chuyện sống còn. Ví dụ tốt nhất của thiếu sót trong kinh điển Phật giáo là
sự vắng mặt của lòng hiếu thảo, nó không được đề cập đến như một trong các
chính đề. Lướt qua Luận ngữ người ta thấy ngay gần như hoàn toàn ngược lại –
thật khó tìm được một chương nào không đề cập đến lòng hiếu thảo, nếu không
trực tiếp thì cũng gián tiếp.
Một kinh Phật truyền thống thích hợp với văn
hoá Trung Hoa là Phật thuyết Báo ân Phụng bồn Kinh (Yu-lan-p’en-ching,
Ullambana Sutra),
kể chuyện người con tên Mục Kiền Liên khi trở thành A-la-hán (toàn nhân) sau
khi ông chết, muốn báo hiếu tình yêu cha mẹ đã dành cho mình. Ông hoảng hốt khi
thấy mẹ đã bị đày xuống a tị địa ngục vì lòng tham của bà kiếp trước (mà bà đã
giấu không cho Mục Kiền Liên biết). Thay mặt mẹ mình, Mục Kiền Liên xin được
tha tội với chính Đức Phật. Đức Phật dạy Mục Kiền Liên phải chuẩn bị một bữa
tiệc lớn gồm hàng trăm món ngon, và vào ngày rằm tháng bẩy âm lịch để dâng lễ
cho các tu sĩ của mười phương đại diện cho tổ tiên của mình (đặc biệt là người
mẹ của mình). Mục Kiền Liên đã thực hiện lời Phật dạy, và mẹ ông đã được
giải thoát khỏi a tì địa ngục. (Ch’en, 26)
Những câu chuyện như trên ít người ở Ấn Độ
biết đến do chúng không phổ biến, nhưng lại được người dân Trung Hoa rất yêu
chuộng. Người dân cũng như tu sĩ Phật giáo ở Trung Hoa nhận biết rõ rằng kinh
điển Phật giáo truyền thống đã không cung cấp đủ những câu chuyện về lòng hiếu
thảo để cạnh tranh ảnh hưởng với Khổng/Nho giáo. Nhiều kinh Phật giáo đã bắt
đầu lưu hành, một cách đáng ngờ, dường như không có bản chính ở Ấn Độ trước khi
có “bản dịch” sang Trung văn. Những pho kinh giả mạo đã giúp thu hẹp khoảng
cách đáng kể giữa Phật giáo và văn hoá Trung Hoa. Một trong những kinh sách giả
mạo nổi tiếng nhất là Fu-mu en-chung ching (Phụ mẫu Ân trọng Kinh). Pho Kinh
này xuất hiện dưới vô số hình thức và tựa đề, và có vẻ gần giống như một chương
trong Luận Ngữ.
“Đây là lời Phật: …còn như con gái, trong lúc
bình sinh, nhiều lần sinh nở, nuôi nấng con thơ, tổn bao khí huyết, mỗi một kỳ
sinh, máu đặc trong mình, chảy ra sáu đấu, mỗi người con bú, tám thùng bốn đấu,
sữa ở trong mình, giảm mất tinh-anh, …
Tôi nghe Phật nói, thương xót vô cùng, như dao
cắt ruột; nước mắt chứa chan, hai hàng châu lệ, mà bạch Phật rằng:
Lạy đức Thế-Tôn, công ơn cha mẹ, như Non như
Bể, thăm thẳm nghìn trùng, lấy gì báo đáp, cúi xin Đức Phật, rủ lòng thương
sót, dạy bảo cho hay.”
Trích “Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh”
Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân tiếp tục mô tả
một Phật tử tốt phải là người cho cha mẹ biết rằng mình yêu cha mẹ. Mặc dù kinh
này, và những bộ kinh khác, là giả mạo, chúng vẫn trở thành một phần kinh điển
của Phật Giáo Trung Hoa. Đây là một trong những cách quan trọng, mà tư tưởng và
thực hành của Nho giáo trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của Phật giáo tại
đây.
Một cách khác mà Phật giáo đã tinh tế thay đổi
trong nỗ lực để trở thành hấp dẫn hơn với người Trung Hoa là sự thích nghi của
năm Tây Lạp (Silas hoặc Hồng y giới luật) của Phật giáo cho phù hợp với Ngũ
thường của Nho giáo. Đó là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Năm Hồng y giới luật:
không nói dối, ăn cắp, giết người, ngoại tình, và uống rượu say. Nhân, Nghĩa,
Lễ, Trí, Tín là lòng từ tâm của con người, sự công bình, phép tắc, kiến thức,
và lòng tin. Mối tương quan giữa hai bộ giá trị này được mô tả trong một bộ
kinh do người Trung Hoa sáng tác, Đề vị Ba lợi Kinh : Không sát sinh được ghép với lòng từ tâm của
con người, không ăn cắp được ghép với sự công bình, không phạm tội ngoại tình
được kết hợp với kiến thức, không uống rượu say được ghép với lễ nghi, và không
nói dối được ghép với chữ tín.
Trí Nghĩ (Chih-I), một học giả Trung Hoa thậm
chí gắn ngũ hành Trung Hoa (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) với năm Tây Lạp (Silas),
tiếp tục thêu dệt Phật giáo vào nền văn hóa Nho giáo Trung Hoa, và ngược lại.
(Ch’en, 59)
Một cách lớn hơn nữa mà Phật giáo đã được sửa
đổi là ngay ở trong bản dịch của các bộ Kinh. Đây là một vấn đề đáng ngại hơn
người ta nghĩ. Trước hết, tiếng Phạn và Trung văn hoàn toàn khác nhau, và nhiều
từ ngữ Trung Hoa khác nhau dường như chỉ là một đối với người dịch thuật nước
ngoài nhưng nhưng lại mang những ý nghĩa rất khác đối với người Trung Hoa. Ngoài
ra, các bộ kinh tiếng Phạn, bản gốc, khá thực tế, ngắn gọn trình bày những
gì đã xảy ra và tại sao và những điều gì có thể học được, bằng ngôn ngữ rất ít
kiểu cách và bóng bẩy. Một bản dịch trực tiếp những kinh điển Ấn Độ như vậy
chắc chắn sẽ không thể hấp dẫn với người dân Trung Hoa vốn yêu chuộng chi tiết
và ẩn dụ. Ngoài ra, . Ngoài ra, các bộ kinh đã
được sửa đổi để nhấn mạnh việc kiềm chế vai trò của phụ nữ chứ không phải
để họ ở một vị trí được tôn trọng hơn một chút trong xã hội Ấn
Độ. (Wright, 35-37)
Do sức hấp dẫn của Phật giáo tăng lên trong
quần chúng Trung Hoa, và cũng do tình trạng suy yếu của Nho giáo sau sự sụp đổ
của nhà Hán, Phật giáo đã trở thành niềm tin thống trị trong suốt thời kỳ Lục
Triều [Đông Ngô (222–280); Đông Tấn (317-420); Lưu Tống (420–479); Nam Tề (479–502);
Lương (502–557); Trần (557–589)]. Khi Nhà Tuỳ thống nhất Trung Hoa năm 581 Phật
giáo đã trở thành phổ biến, và từ khi Nhà Đường cai trị 617, trên thực tế, nó
đã trở thành một quốc giáo. (Schirokaur, 114-115)
Gần như biến mất tại Ấn Độ, tiến hóa của của
Phật giáo ở Trung Hoa là điều vô cùng quan trọng. Không nơi nào khác trên trái
đất mà truyền thống Phật giáo lại được được một nền văn hóa văn minh hùng mạnh
chuyên chở. Những thay đổi mà truyền thống Nho giáo áp đặt, dù vô tình đến đâu,
về mặt tôn giáo đã sửa đổi hầu như tất cả các giáo phái của Phật giáo, và là
điểm rất quan trọng để chúng ta hiểu đạo Phật như là một tôn giáo ngày nay.
Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hoá của Trung Hoa
là điểu bất khả tranh luận. Về mặt Phật giáo, phái Đại thừa ở Việt Nam cũng
không khác gì ở Trung Hoa. Nguyên thuỷ, câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi a
tị địa ngục của Ấn Độ, sang Trung Hoa, nó được nhấn mạnh vì lòng hiếu thảo
với Mẹ là dịp lập đàn dâng lễ cho tu sĩ mười phương đại diện cho tổ tiên rồi
trở thành Tết Trung Nguyên; sang đến Việt Nam, Tết Trung Nguyên biến thể thành
lễ Vu Lan, ngày báo hiếu cha mẹ, và dần dà được coi như ngày của mẹ.
Mới hơn 50 năm trước Nhất Hạnh với đoản
văn, “bông hồng cài áo”, viết năm 1962 tại Medford bên Mỹ, do
Lá Bối xuất bản ở Saigon được Phạm Thế Mỹ quần chúng hoá bằng bài hát cùng tựa
đề phát hành khoảng 1965-66 ở miền Nam khiến phật tử Việt Nam hôm nay có thói
quen cài hoa hồng (rose) đỏ, trắng trong dịp lễ Vu Lan. Mấy ai biết được trong
câu chuyện Nhất Hạnh kể lại tập quán cài hoa của người Nhật Bản, trong “bông
hồng cài áo”, thì đó là hoa cẩm chướng (carnation) chứ chẳng phải hoa
hồng (rose).
Nguồn: Lá Bối, 1962
Cài hoa lên áo là một tập tục vay mượn 50 năm
trước của Nhật Bản được thêu dệt vào nghi lễ của ngày tưởng nhớ tổ
tiên; nhưng đến nay, dù bông cẩm chướng đã biến thành hoa hồng, một
số người cường điệu gọi đó là “truyền thống lâu đời của Phật giáo Việt
Nam”, hay là “…nét văn hóa truyền thống có ý nghĩa nhân văn sâu
sắc” để tỏ lòng hiếu thảo với mẹ.
Trong cái gọi là “truyền thống lâu đời
của Phật giáo Việt Nam” hẳn nhiên cũng có những bộ kinh tiếng Việt
dịch lại từ Trung văn như “Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh” và
những bộ kinh khác mà người ta không ai tìm được bản gốc bằng tiếng Phạn hay
Pali.
© 2016 DCVOnline
Dưới
đây là toàn bộ tâm sự của Việt Trinh viết về mẹ mình trong ngày lễ Vu Lan:
"Vu
Lan nhớ mẹ. Ngày mà mẹ tôi bị trở bệnh nặng phải nhập viện. Một tuần lễ chăm
sóc mẹ trong bệnh viện tôi đã chứng kiến mẹ đau đớn tột cùng mỗi khi cơn đau
tim hành hạ.
Nhìn
thấy khuôn mặt của mẹ đang hồng hào bỗng nhiên tím tái và lả đi trong sự đau
dớn. Tôi thương mẹ vô cùng. Tôi mong mình bị đau đớn thế cho mẹ.
Mẹ
đã chết đi và sống lại trên tay tôi rất nhiều lần. Lúc đó tôi đã ôm chặt mẹ và
nói: "Má ơi! Má cố gắng lên. Má đừng chết. Má sống mãi với tụi con. Tụi
con không thể mất má".
Lúc
đó mặc dù đang rất đau đớn và đang lả đi nhưng mẹ tôi vẫn cố gắng nhìn tôi và
mỉm cười nói: "Sống chết có số, tụi con đừng quá đau đớn. Cho dù có mất đi
nhưng má vẫn bên cạnh tụi con". Nói tới đó mẹ tôi lịm dần và ngất trên tay
tôi.
Từ
ngày nhập viện cho đến ngày ra đi. Tôi chưa bao giờ thấy mẹ rên la hay khóc mỗi
khi bị cơn đau tim hành hạ. Mẹ cố gắng chịu đựng nỗi đau. Mẹ sợ con cái phải lo
lắng.
Rồi
những giây phút cuối cùng trước khi mẹ ra đi mãi mãi. Tôi đã ôm mẹ, hôn mẹ và
thì thầm bên tai mẹ: "Má ơi! Con thương má nhiều lắm. Kiếp này con được
làm con của má, con hạnh phúc lắm. Con ước kiếp sau được tiếp tục làm con của
má nha má!".
Mẹ
tôi đã mỉm cười và nhắm mắt lại. Rồi tay mẹ buông lỏng tay tôi ra. Nhưng không,
tôi đã nắm chặt tay mẹ lại và cảm nhận những hơi ấm cuối cùng của mẹ. Tôi cảm
nhận mẹ vẫn bên cạnh tôi, mẹ vẫn bên anh chị em tôi.
Trong
tôi có mẹ và dòng máu của mẹ vẫn đang chảy trong tôi. Vì tôi đã được nuôi bằng chính
dòng máu của mẹ từ lúc tôi còn trong bụng mẹ.
Những
đêm chăm mẹ trong bệnh viện tôi ngồi ngắm mẹ ngủ, tôi nắm chặt tay mẹ và cầu
nguyện phật trời thương phù hộ mẹ mau khoẻ. Tôi nguyện tổn thọ bao nhiêu năm
cũng được. Miễn sao mẹ khoẻ để sống đời với con cháu.
Rồi
trong những đêm đó tôi đã nhờ vào nhạc của 1 bài hát rồi viết lên những cảm xúc
và tình yêu thương của mình với mẹ.
Bài
hát này đã cùng với tôi trên 10 năm. Mỗi lần Vu Lan về tôi đều nghe. Để nhớ về
người mẹ kính yêu. Như mẹ vẫn còn bên tôi và tôi thấy trên ngực mình vẫn cài 1
bông hoa hồng màu đỏ thắm. Vì tôi chưa bao giờ mất mẹ".
Thật đau lòng, còn ai có tâm cho Phật giáo ngày nay không?!!
Loạn chuẩn
cầu cúng
TP - Quan sát đám đông đi xin xỏ thánh thần mới thấy chưa
bao giờ người Việt trở nên mù quáng, thực dụng và ích kỷ đến thế. Tình trạng
loạn chuẩn hành vi cầu cúng tại các đình chùa thậm chí tại bàn thờ gia đình
đang làm hỏng hình ảnh tín đồ tâm linh nói riêng và người Việt nói chung.
Các con nhang đội mâm chen bằng được
vào chính điện. Ảnh: Hồng Vĩnh
Việt Nam có khoảng 11 triệu tín đồ Phật giáo (số liệu ước
tính của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2013). Số lượng Phật tử chính thức chiếm
thiểu số, trong khi Phật tử tín ngưỡng (không thừa nhận là Phật tử trong giấy
tờ) chiếm nhiều hơn. Hiện con số chính thức về Phật tử tín ngưỡng là vấn đề
đang còn tranh cãi, chỉ biết rằng số lượng người có nhu cầu đi chùa, cúng bái
tăng lên chóng mặt cùng dịch vụ tôn giáo tín ngưỡng. Nhiều công ty dịch vụ tâm
linh quảng cáo trên mạng với chiêu riêng hút khách khiến bản chất tôn giáo, tín
ngưỡng của người Việt bị thay đổi rất nhiều, tam sao thất bản, khó mà phân định
đâu là tôn giáo, đâu là tín ngưỡng, đâu là niềm tin. Tình trạng như một “nồi
lẩu” các chỉ dẫn của người thực hành tôn giáo, dẫn đến mâu thuẫn, dẫm chân lên
nhau.
Muôn sự tại… đa thần
Lý giải tình trạng loạn chuẩn tín ngưỡng, TS Nguyễn Quốc
Tuấn, (Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn Giáo) cho rằng sau năm 1954 do ngắt
quãng thực hành tôn giáo trong một thời gian dài nên người Việt bị cắt đứt giáo
dục về tập tục và truyền thống thờ cúng. Mù về nghi thức, bộ phận đông trong cộng
đồng cùng lúc tin và thực hiện hành vi tôn giáo khác nhau. Họ đi cả chùa, đền,
phủ, khấn vái cả hòn đá, cái cây ven đường. Sự cầu cúng mù quáng là chỉ báo về
niềm tin không ổn định, níu kéo thói quen đa thần giáo. Ngoài ra cơ chế thị
trường có tác động gây tính thực dụng, trục lợi của người tham gia cầu cúng.
Quan điểm của TS Tuấn là: “Qui chuẩn tôn giáo xưa đã bị phá, không nên nghĩ đến
việc xây lại như cũ mà cần tạo ra nếp mới phù hợp với xã hội VN hiện đại. Cách
tốt nhất, các nhà nghiên cứu và nhà quản lý cần ngồi lại và tìm ra tiếng nói
chung”.
Đồng quan điểm với TS Nguyễn Quốc Tuấn, PGS TS Bùi
Quang Thắng (Viện Văn hóa Nghệ Thuật Quốc gia VN) cho rằng văn hóa truyền thống
VN dựa trên nền tảng tín ngưỡng “Vạn vật hữu linh”, cho đến giờ trong sâu thẳm
người Việt vẫn tin mọi vật đều có hồn. Trong lúc cầu nguyện, số đông vẫn mang
tâm lý xin xỏ đổi chác với thần và ma (cầu cạnh trợ giúp từ hồn người đã
khuất).
PGS Bùi Quang Thắng nêu giải pháp bằng quan điểm gián
tiếp: Về nguyên tắc độc thần giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo) là tôn
giáo phát triển nhất của xã hội loài người nhưng ở VN, các tín ngưỡng, tôn giáo
vẫn trong tình trạng hỗn dung với “vạn vật hữu linh” và đa thần giáo nên niềm
tin của tín đồ các tín ngưỡng này không có ý nghĩa tinh thần tuyệt đối mà vẫn
mang tính trao đổi trục lợi. Vai trò của các tôn giáo độc thần rất quan
trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người. Chừng nào Phật giáo vẫn còn
pha trộn tín ngưỡng dân gian, chừng nào chùa chiền và giới tăng lữ còn lấy mục
tiêu kinh tế làm trọng, thậm chí có cả hiện tượng “buôn thần bán thánh”, thì
chừng đó chưa có giới Phật tử theo đúng nghĩa. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực không
chỉ đến Phật tử mà còn đến cả quảng đại quần chúng.
Sư và thầy cúng: quyền hạn vô lối
Cuốn “Lịch vạn niên” được xem là cuốn cẩm nang để xem ngày
giờ tốt- xấu để làm các công việc đại sự cũng có nhiều vấn đề cần phải bàn luận
bởi tính khoa học của nó. Thử đối chiếu giữa cuốn “Lịch vạn niên” của năm nay
so với năm ngoái (2015), có nhiều ngày, giờ nội dung trùng nhau, thậm chí không
sai dấu phẩy, bởi người làm sách chỉ copy của năm trước vào năm sau (?!).
Theo TS Vũ Hồng Thuật (Bảo tàng Dân tộc học VN), không ít
các thầy cúng bốc bát hương thờ thần tài không biết viết chữ Hán trên “cốt” bát
hương, thậm chí họ còn không biết tên thật, tên hiệu của vị thần tài là gì,
nguồn gốc lý lịch của vị thần tài như thế nào. Vậy làm sao nghi lễ linh thiêng
và linh nghiệm được.
Trong chùa đông quá, người dân phải trèo lên mái ném
tiền. Ảnh: Hồng Vĩnh
Hiện nay, có nhiều thày cúng kết hợp với nhà sư trụ trì các
ngôi chùa để tổ chức nghi lễ cầu an, giải hạn, cầu siêu, cầu đảo…với giá tiền
từ vài chục triệu đồng lên tới 200 triệu đồng (lễ gửi vong lên chùa). Có ê kíp
sư và thày xù cả buổi lễ của khổ chủ để chạy đi phục vụ một gia chủ trả giá
cát-sê cao hơn. Có vị sư nói với TS Thuật “Ông đừng vạch áo cho người xem lưng.
Để chúng tôi còn cửa làm ăn”. Nghề này đáng ra là làm phúc thì chúng ta đang
giết phúc của chính mình, TS Thuật than thở.
Có vị quản lý trong Hội Phật giáo từng thú nhận với ông rằng “Có khoảng 90% nhà sư coi việc xuất gia tu hành là một nghề để mưu sinh, họ có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt rất vương giả. Số còn lại chỉ 10 % nhà sư xuất gia tu hành với lòng mộ đạo và mong muốn thấu hiểu chân lý nhà Phật”.
Có vị quản lý trong Hội Phật giáo từng thú nhận với ông rằng “Có khoảng 90% nhà sư coi việc xuất gia tu hành là một nghề để mưu sinh, họ có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt rất vương giả. Số còn lại chỉ 10 % nhà sư xuất gia tu hành với lòng mộ đạo và mong muốn thấu hiểu chân lý nhà Phật”.
Vừa thực dụng vừa mông muội
Một ông đồng kiêm thầy cúng, pháp sư kể cho TS Thuật câu
chuyện ứng xử kỳ cục của một số tiểu thương ở phố cổ Hà Nội. Cứ khoảng vài ngày
mà không trúng lô đề hay buôn bán thua lỗ thì họ lại đổ vạ cho Thần Tài. Họ
nhốt Thần Tài, Thổ Địa vào trong tủ lạnh cho nhịn đói, chết rét. Đến hôm
trúng được đề thì họ mới mang tượng hai ông ra đặt vào vị trí cũ của ban thờ,
cúng tạ xôi thịt tú ụ. “Tốt lễ dễ kêu”, các đồng, thầy khuyến khích người
cầu cúng vung tay sắm lễ, vừa để lấy lòng phật thánh theo lối tư duy “trần sao
thánh vậy” vừa thể hiện đẳng cấp. Vào khoảng 10 năm trước đây, có câu chuyện
từng gây xôn xao dư luận. Một nhà sư nữ bắc ghế hầu đồng tại Phủ Bóng – (Phủ
Giầy Nam Định) với lòng thành tâm hướng đến “Công đồng thánh mẫu” bằng cái tâm
của nhà Phật nên lễ vật rất đơn sơ và phát lộc cho cung văn, khách tham dự hầu
đồng chỉ mang tính tượng trưng. Tỏ thái độ coi thường và miệt thị người
hầu đồng kể trên, một ông đồng ở phố Trần Xuân Soạn (Hà Nội) là người nổi tiếng
giàu có đã lấy cả mâm tiền của mình hất lên đầu vị sư đang làm lễ hầu thánh.
Dân địa phương cũng như khách vãng lai xem dự hầu đổ xô vào cướp lộc, dẫm đạp,
nô giỡn làm cho vị sư ngã ngửa trước điện thờ với tâm trạng buồn tủi.
Dịch vụ tôn giáo tín ngưỡng đang lộng hành và người chịu lễ
(làm lễ) đang rơi vào tình trạng hoang mang, không được phép cự cãi trong khi
chưa biết tìm thông tin chính xác từ đâu. Hiện chưa có chế tài cụ thể cho những
người hành nghề dịch vụ tôn giáo, tín ngưỡng, TS Vũ Hồng Thuật chia sẻ.
Hỏi về ranh giới giữa niềm tin và mê tín dị đoan TS Thuật
đưa ra ví dụ, ngày xưa cúng cô hồn, thày cúng chỉ búng ba hạt cơm và đọc ba câu
niệm chú. Ngày nay có nhiều thầy cúng, ông đồng, bà đồng chẳng biết đọc chính
xác được câu niệm chú mà họ chỉ tập trung vào việc vãi hàng cân gạo và muối
ra đường. Người ta cứ nghĩ vãi càng nhiều gạo, muối càng thu nhiều
phúc lộc. “Thế là ngu muội, là lãng phí chứ đâu”.
TS Vũ Hồng Thuật nhận định: Có ba nguyên nhân gây nên sự
lệch chuẩn về hành vi ứng xử trong tâm linh là chính sách-sự đứt gãy văn hóa-
quyền hạn vô lối trong tay các thày cúng và sự quá lạm dụng niềm
tin vào thế giới vô hình.
TS Nguyễn Quốc Tuấn (Viện nghiên cứu tôn giáo): Phải có
nghiên cứu cơ bản phù hợp với khung tham chiếu xã hội VN hiện đại. Câu
chuyện không thể giải quyết trong phạm vi một vài hội thảo hay vài ba bài.
PHẬT GIÁO VÀ SỰ THỜ CÚNG.
Khi thấy Phật tử đến chùa lễ bái, hay những nhà sư
đang kính cẩn nghiêng mình trước đài sen trong khung cảnh trang nghiêm, tịch
mịch đầy trầm hương nghi ngút, chắc hẳn có người hỏi rằng: Phật tử có cầu
nguyện hay không? Họ làm gì khi đến chùa? Và thái độ của người Phật tử ra sao
đối với sự nguyện cầu?
Trước hết chúng ta phải biết cầu nguyện là gì? Đó
là một danh từ có nhiều nghĩa. Trong các tôn giáo tin tưởng và thờ phụng Thượng
Đế (mà họ tin là đấng tối cao, toàn năng, toàn thiện, toàn tri đã dựng nên thế
gian và được coi là Đấng Tạo Hóa hay Thủy Tổ của muôn loài), cầu nguyện có
nghĩa là thỉnh cầu ở nơi Ngài một sự chỉ đạo, hộ trì hoặc cầu xin Ngài ban cho
sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng, bình an và đôi khi xin Ngài tha thứ những tội
lỗi đã vi phạm.
Chúng ta có thể nói
ngay rằng, vì người Phật tử không tin tưởng nơi thần linh hay bất cứ một đấng
quyền uy ban phúc giáng họa nào, nên cầu nguyện cũng không có ý nghĩa như trên.
Mặt khác, Phật tử tin tưởng ở nghiệp lực theo đó hạnh phúc hay đau khổ đều là
kết quả của hành động, lời nói, ý nghĩ mà mỗi cá nhân tạo ra có ý thức hay có
chủ ý. Đó là một luật tự động vận hành chứ không do một ai hướng dẫn, sắp đặt
hay an bài. Vì tự động vận chuyển theo một luật tắc nhất định nên nó không thể
thiên vị, thương tình hay tội nghiệp mà tha thứ cho những ai vi phạm. Cũng theo
luật này (nghiệp) tội lỗi không thể được tha thứ bởi một uy lực bên ngoài, mà
chỉ được sửa sai bằng tâm hồi đầu hướng thiện. Bởi vì tội lỗi theo Phật giáo
không phải gây ra do vi phạm hay bất tuân những quy định của một đấng quyền uy
nào, mà chính vì tự mình hành động sai lầm qua thân, khẩu, ý đưa đến ô nhiễm,
phiền não và khổ đau cho mình và người.
Như vậy trong Phật
giáo không có cầu nguyện theo nghĩa cầu xin được ban ơn, xá tội, vì mỗi người
phải chịu trách nhiệm với chính mình chứ không ai khác về những hành động tội,
phước, lành, dữ do mình tạo ra. Thế thì người Phật tử làm gì khi đến chùa? Nếu
là Phật tử chân chính chắc chắn họ không đến chùa chỉ để cầu nguyện gì đó cho
mình.
Chúng ta hãy theo dõi những người Phật tử đến viếng
chùa để xem họ hành động như thế nào và ý nghĩa hành động ấy ra sao.
Trong Phật giáo không ai buộc Phật tử phải đến chùa vào một ngày nhất định, họ có thể đến lúc nào họ muốn, nhưng phần đông Phật tử đi chùa vào những ngày lễ sám hối, rằm và ba mươi, hoặc những ngày trai giới, vì phần lớn quần chúng thích tập thể hơn là đơn độc. Họ thường mặc áo trắng, lam hay nâu vì đó là những màu sắc tượng trưng cho tinh khiết, giản dị và khiêm nhường. Họ đem cả hương, đèn, trầm và hoa quả, kính cẩn đi vào chánh điện, nơi đó một tượng Phật uy nghi được tôn trí ở chỗ cao trọng nhất và thành kính dâng những lễ vật lên Đức Phật. Hình tượng tự nó không phải là vật thờ cúng mà chỉ là hình ảnh tượng trưng cho họ dễ tưởng niệm đến Đức Phật. Thực ra dù có hình tượng hay không họ cũng tôn thờ Đức Phật, hình tượng chỉ có tác dụng giúp họ dễ chú ý và định tâm hơn. Vì thế, tuy dùng hình tượng để thờ cúng nhưng người Phật tử không có thái độ như những tín đồ vật tổ giáo, thờ cúng những vật hay những biểu tượng mà họ cho là linh thiêng có thể chứng giám cho những lời cầu của họ.
Trong Phật giáo không ai buộc Phật tử phải đến chùa vào một ngày nhất định, họ có thể đến lúc nào họ muốn, nhưng phần đông Phật tử đi chùa vào những ngày lễ sám hối, rằm và ba mươi, hoặc những ngày trai giới, vì phần lớn quần chúng thích tập thể hơn là đơn độc. Họ thường mặc áo trắng, lam hay nâu vì đó là những màu sắc tượng trưng cho tinh khiết, giản dị và khiêm nhường. Họ đem cả hương, đèn, trầm và hoa quả, kính cẩn đi vào chánh điện, nơi đó một tượng Phật uy nghi được tôn trí ở chỗ cao trọng nhất và thành kính dâng những lễ vật lên Đức Phật. Hình tượng tự nó không phải là vật thờ cúng mà chỉ là hình ảnh tượng trưng cho họ dễ tưởng niệm đến Đức Phật. Thực ra dù có hình tượng hay không họ cũng tôn thờ Đức Phật, hình tượng chỉ có tác dụng giúp họ dễ chú ý và định tâm hơn. Vì thế, tuy dùng hình tượng để thờ cúng nhưng người Phật tử không có thái độ như những tín đồ vật tổ giáo, thờ cúng những vật hay những biểu tượng mà họ cho là linh thiêng có thể chứng giám cho những lời cầu của họ.
Nên
đạo Phật không phải là tôn giáo chủ trương thờ cúng hình tượng như một số tôn
giáo khác.
Một điểm đáng chú ý nữa là người Phật tử lễ bái
tượng Phật không có nghĩa là họ tin rằng Đức Phật sau khi nhập diệt vẫn còn
hiện diện trên thế gian, để thị hiện trong các pho tượng khiến cho các pho
tượng này trở nên linh ứng có thể hộ trì cho những người lễ bái hay quở phạt
những người bất tôn kính đối với Ngài. Hình
tượng chỉ có thể nhắc nhở lại những hình ảnh sống động lúc Đức Phật còn tại
thế, như lúc tham thiền nhập định, lúc thành đạo, lúc chuyển pháp luân, lúc
nhập diệt v.v. khiến cho người Phật tử có cảm tưởng như Đức Từ Phụ đang hiện
diện để sách tấn họ siêng năng tu tập. Cũng
vì thế mà việc đắp tượng phải làm thế nào để diễn tả được những đức tính trí
tuệ và từ bi... của Đức Phật, nếu không hình tượng có thể làm sai lạc trí tưởng
tưởng của người sơ cơ.
Mặc dù Đức Phật đã
nhập diệt nhưng đời sống và giáo pháp của Ngài vẫn còn có một ảnh hưởng lớn lao
đối với nhân loại ngày nay, ảnh hưởng đó sống động và thực tế đến nỗi người
Phật tử có cảm tưởng như Đức Phật còn tại thế, có người muốn biến cảm tưởng đó
thành sự thật bằng cách cúng cả vật thực đến Đức Phật mặc dù họ thừa biết rằng
Ngài không thọ dụng.
Linh động hóa như vậy rất hữu ích và người Phật tử
càng vững tin và tinh tấn trên đường đạo, đồng thời sự thờ cúng càng tăng thêm
ấm cúng và trang nghiêm. Đó là một cách để chứng tỏ rằng ảnh hưởng của Đức Phật
đối với con người mọi thời vẫn mạnh mẽ không kém thời nguyên thủy.
Theo thông lệ, cúng
dường đèn, hương, hoa quả là một hành động tỏ dấu kính trọng tôn thờ hay tri ân
chứ thực ra những vật cúng dường ấy tự nó không có giá trị đặc biệt nào. Đi xa
hơn những thông lệ ấy, người Phật tử có một thái độ sáng suốt hơn chỉ là thuần
hành động thờ cúng. Như khi dâng hoa trước đài sen người Phật tử suy nghĩ đến
chân tướng vô thường của vạn hữu qua bài kệ mà họ thường đọc:
Dâng hoa cúng đến Phật đà
Nguyện mau giải thoát sinh, già, khổ đau.
Hoa tươi nhưng sẽ úa sầu.
Tấm thân tứ đại tránh sao điêu tàn.
Nguyện mau giải thoát sinh, già, khổ đau.
Hoa tươi nhưng sẽ úa sầu.
Tấm thân tứ đại tránh sao điêu tàn.
Bài kệ trên chứng tỏ
người Phật tử khi dâng cúng hay tụng niệm không cầu xin được hộ trì hay ban
phước, nhưng đến với Đức Phật như người đệ tử kính mến bậc đạo sư và nguyện
theo gương Ngài để sớm thoát khỏi khổ ải trầm luân.
Chúng ta nên lưu ý đến sự khác biệt giữa thái độ
của một tín đồ thờ thần linh và một người Phật tử khi họ cùng kính cẩn nghiêng
mình trước giáo chủ của họ. Trong khi tín đồ thờ thần linh cầu xin được ban
phước hay cứu rỗi, nghĩa là đời đời họ muốn làm nô lệ cho thần linh hay thượng
đế của họ. Người
Phật tử trái lại, kính cẩn tôn thờ Đức Phật chỉ vì Ngài là người đã đi trước,
là người hướng đạo, chứ họ không muốn làm nô lệ Ngài. Họ cũng cố gắng để được
giải thoát, được chứng ngộ Phật quả như Ngài. Vì vậy tuy tôn kính Đức Phật
nhưng người Phật tử vẫn được quyền bình đẳng với Ngài trong lãnh vực giác ngộ.
Chúng ta hãy tạm lấy so sánh giữa chế độ dân chủ
ngày nay và chế độ quân chủ xưa kia để làm thí dụ. Trong chế độ quân chủ mọi
người dân là con cái hoặc nô lệ của vị đế vương. Họ phải tuân phục mọi phán
xét, thưởng phạt của vua chúa, vì thế "Quân xử thần tử, thần bất tử bất
trung". Nhưng trong chế độ dân chủ thật sự, mọi người dân đều có quyền
bình đẳng, dù là tổng thống hay thủ tướng cũng là một công dân như bao người
khác. Người dân kính trọng vị nguyên thủ quốc gia vì vị này thay thế họ để lãnh
đạo, để lo việc chung. Và tất cả mọi người dân đều có thể trở thành nhà lãnh
đạo nếu họ có đủ tài, đủ đức và những điều kiện cần thiết để trở thành vị
nguyên thủ.
Bình đẳng và dân chủ hơn, Đức Phật dạy rằng: Không
nên tôn kính Ngài bằng cách cúng dường lễ bái. Dù cúng dường bằng những trân
châu quý báu cũng không phải là cách tôn kính cao thượng. Phải thực hành theo
pháp mà Ngài đã chứng ngộ và chỉ bày để sớm được giải thoát và đạt đến quả vị
như Ngài.
Thật hiếm có một vị giáo chủ nào lại không muốn
được tôn trọng và chỉ muốn học trò sớm ngang hàng với mình. Người Phật tử chân
chính hẳn phải biết như vậy để không phụ lòng từ ái của Đức Phật, không cố chấp
vào những hình thức lễ bái mà phải tự tu sửa hầu một ngày kia được giải thoát
như Ngài.
Tóm lại, tất cả mọi
hình thức thờ cúng tưởng niệm của người Phật tử không phải để cầu xin Đức Phật
cứu vớt mà chỉ có mục đích tôn kính và tự nguyện noi gương Ngài để hoàn thành
sứ mạng tự giác giác tha.
Viết bởi Nhuận
Phước - Nguyễn Nhất Thắng
Theo đạo Phật thờ cúng chỉ là một hình thức tưởng niệm người chết
mà thôi ,nên không chú trọng về mặt hình thức phức
tạp với nhiều tốn kém vì người chết rồi không về ăn uống được nên đấy chỉ là
một sự tưởng tượng mà thôi
Trong nhà Phật việc thờ cúng gồm
có Thờ Phật, Lạy Phật và Cúng Phật
1/ Thờ Phật
- Thờ là vì Phật là một bậc tôn kính đáng tôn thờ
- Phải thờ đúng ý nghĩa là muốn luôn có bên mình cái ngọn đèn trí tuệ
, hương từ bi của ngài để được sáng lây, thơm lây chứ không vì mục đích cầu
cạnh
-Phải thờ Phật nào thì tùy theo pháp tu của mình mà thờ
-Cách thức thờ thực hiện theo nghi thức
2/ Lạy Phật :
-Lạy đúng ý nghĩa là năm vóc sát đất ( đầu, 2 tay , 2 chân) - giống
như cúi xuống ôm chân Phật
-Lay như thế nào cho đúng là khi lạy, trong tâm không ngã
mạn, ngạo nghễ, kiêu căng mà thể hiện bên ngoài là 5 vóc không sát đất, lạy qua
loa .gọi là ngã mạn lễ Lạy cầu danh có nghĩa là thấy đông người thì to tiếng
dài hơi xưng danh hiệu Phật-lạy không ngừng nghỉ có ý để được mọi người khen
ngợi - khi ít , không có người thì qua loa đại khái
-Bốn phép lạy :
*Phát trí thanh tịnh lễ ( người hành lễ phải thấu suốt
là cảnh giới chư Phật đều tùy tâm hiện bày , dung thông hết các pháp giới pháp
thân của Phật )
*Biến nhập pháp giới lễ ( người hành lễ tự quán thân tâm
chung thủy không xa rời pháp giới)
*Chánh quán lễ ( người hành lễ lạy Phật ngay
nơi tự tâm của mình )
*Thật tướng bình đẳng lễ ( người hành lễ không thấy có
tự, có tha )
3/ Cúng Phật
-Ý nghĩa là thể hiện sự gần gũi, coi như Phật còn sống , ta ở bên cạnh
Phật để dâng lên đồ ăn thức uống
-Phải cúng những gì ? không cần phải cúng thức ăn uống cầu kỳ , linh
đình mà chỉ cần hương thơm, đèn sáng , hoa tươi , trái tốt, nước trong
-Năm món cúng Phật gồm:
*Giới hương ( người hành lễ phải giữ thân
tâm trang nghiêm thanh tịnh)
*Định hương ( người hành lễ phải định tĩnh
tâm trí , không loạn động khi cúng Phật )
*Huệ hương ( người hành lễ phải nhớ đến lời dạy của Phật trong kinh
điển, lắng nghe lời giáo hóa của quý Thầy, suy nghĩ nghiền ngẫm lời dạy để thưc
hiện )
*Giải thoát hương ( người hành lễ khi cúng phải
phá trừ ngã chấp, quán vô ngã trong thân tâm )
*Giải thoát tri kiến hương ( người hành lễ cũng phải phá
trừ những tri kiến hiểu biết hạn chế , còn nghĩ là thực khi đã loại bỏ chấp ngã
, hiểu được vô ngã )
NQH
ÁNH SÁNG TỪ CÂU KINH PHẬT
ĐI CHÙA BƯỚC ĐẦU HÀNH TRÌNH TÂM LINH
MƯỜI NGHIỆP LÀNH
CHỮ DUYÊN TRONG ĐẠO PHẬT
SỐNG TỬ TẾ VỚI NHAU
NGUỒN GỐC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
GIẢI THOÁT TRONG PHẬT GIÁO
http://lotus-lantern-canada.blogspot.ca/2014/04/giai-thoat-trong-phat-giao.html