Nguồn Gốc Ðạo Ðức Phật Giáo
HT Thích Chí Thiện
HT Thích Chí Thiện
(Hội thảo "Ðạo đức Phật giáo trong thời hiện đại")
Ðạo đức Phật giáo dựa căn bản trên Giới-Ðịnh-Tuệ và được soi
sáng bởi lý duyên khới, tứ đế, nhân quả-Luân hồi và vô ngã... trong bài phát
biểu này tôi chỉ nêu lên nguồn gốc và mục đích của Giới nhằm giải đáp phần nào
thắc mắc của các Phật tử, các nhà nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề Giới luật
của đạo Phật. Người ta thường hỏi có phải đạo đức Phật giáo là một thứ đạo đức
duy tâm và mục đích của nó là xây dựng hạnh phúc cho thế giới bên kia? Giới luật của đạo Phật phải chăng là những giáo điều ràng buộc và hăm
dọa tín đồ rằng ai phạm giới sẽ đọa địa ngục?
Những vấn đề này cần phải được giải
đáp, có thể chúng ta mới thấy được chân giá trị đích thực của nên đạo đức Phật
giáo.
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi
thành đạo dưới cội Bồ Ðề, đã quyết định trở về với xã hội và cuộc sống của con
người bình thường. Mục đích giáo hóa của Ðức Phật nhằm đem lại sự an lạc, hạnh
phúc cho con người. Những gì đức Phật giảng dạy đều bắt nguồn từ cuộc sống, từ
hoàn cảnh và con người cụ thể. Cũng vậy đức Phật chế ra giới luật nhằm xây
dựng một nền đạo đức làm nền tảng cho sự thăng tiến tâm linh và hạnh phúc cho
nhân loại.
Tại vườn Lộc Uyển, đức Phật chuyển
bánh xe pháp luân lần đầu tiên trên thế gian này. Sau bài thuyết pháp ấy, 5 vị
Sa môn nhóm Tôn giả Kiều Trần Như là những người bạn cũ của Ngài từ bỏ con
đường tu khổ hạnh ép xác, cả 5 vị xin qui y và sau đó đều đắc quả A La Hán là
quả vị tối thượng trong hành đệ tử Phật. Ðó là 5 vị đệ tử đầu tiên xuất gia của
Phật và cũng là giáo đoàn Tăng già Phật giáo đầu tiên, cơ sở cho giáo hội sau
này. Từ đó, bất cứ ở đâu đức Phật đặt
chân đến đều để lại dấu ấn của từ bi và trí tuệ. với nhân cách siêu việt và
lòng từ vô lượng, Ngài đã thu phucï được lòng người. Do đó, đệ tử của Ngài
(xuất gia cũng như tại gia) mỗi ngày mỗi đông.
Vào năm thứ 3 sau ngày đức Phật
thành đạo, Vua Bimbisàra nước Ma Kiệt Ðà sau khi quy y đã dâng cúng Phật rừng
Trúc Lâm. Trong đó nhà vua cho xây cất đầy đủ tiện nghi để dùng làm tịnh xá. Có
thể nói đây là trú xứ đầu tiên, mở đầu một giai đoạn mới, một manh nha của việc
cư trú có tính cách định cư, khác với lối sống lang thanh của các đoàn Sa môn
lúc bấy giờ.
Trong mùa an cư này, cả 1000 vị tỷ
kheo cùng chung sống tại Trúc Lâm là một đặc điểm khác biệt đối với các đoàn Sa
môn khác thời bấy giờ. Có lẽ do sự chung giữa các Tỳ kheo, một ít giới luật có
tính các nhẹ nhàng với hình thức "điều nên làm và điều không nên làm"
được đức Phật nêu ra.
Qua kinh nghiệm cuộc sống và sự
chúng nghiệm tâm linh trên cuộc hành trình tìm kiếm hạnh phúc, dựa vào hoàn
cảnh, căn tánh và mục đích hướng đến cuộc sống khác nhau của chúng sanh, đức
Phật đã thi thiết ra nhiều cấp độ, chuẩn mực đạo đức: Ðối với hàng Xuất gia có
250 giới của Tỳ kheo, 348 giới của Tỳ kheo ni; đối với hàng tại gia có 5 giới
và 10 thiện giới, đồng thời có 58 giới Bồ tát cho cả Xuất gia và tại gia Bồ
tát.
Sự thật hiển nhiên, Giới luật của
đạo Phật không phải là những giáo điều được mặc khải bởi thần linh hay một đáng
siêu nhiên nào; nó cũng không phải là những điều do đức Phật tự ý đặt ra để răn
đe hay ràng buộc tín đồ. Vì lòng từ bi, vì hạnh phúc cho chúng sanh đức Phật
chế ra giới luật, mỗi giới luật được chế ra, đức phật dều dựa vào 3 điều kiện
thực tế và khách quan nhất đó là: Thời-Xứ-Vị, tức là những qui luật phép tắc do
Phật chế định đều là những qui định được đề ra sau khi các sự kiện đã phát
sinh.
Ðể làm sáng tỏ vấn đề này, chúng ta
hãy lấy một ví dụ, như giới "Tam y" chẳng hạn, tức theo luật mỗi Tỳ
kheo phải có đủ 3 tấm áo: Thượng-Trung-Hạ. Nguyên nhân đức Phật chế ra 3 y là
vì ngày xưa Ngài du hành từ Phệ Xá Ly đến Bạt Da La Tháp, nữa đường gặp thời
tiết giá buốt, vào ban đêm Ngài phải mặc 3 tấm áo mới đủ ấm, do kinh nghiệm ấy
mà Phật chế giới Tam y.
Qua đó cho ta thấy mỗi giới luật đức
Phật chế ra đều dựa trên sự kiện thực tế của cuộc sống. Ngài không tự nhiên đặt
ra nhiều giới luật bắt chúng ta hành trì, chính là do hạnh nghiệp hữu lậu của
chúng sanh mà đức Phật chế ra giới luật nhằm ngăn ngừa các ác bất thiện pháp,
giúp hành giả được thanh tịnh, làm nền tảng cho sự phát triển tâm linh thẳng
đến niềm hạnnh phúc an vui tịch tịnh.
Lý do đức Phật chế giới được Ngài
nêu trước các vị đệ tử xuất gia sau khi có sự việc trưởng lão Tu Ðề Na( Sudina)
vi phạm trường hợp mà đức Phật dạy là rất trầm trọng. Mười lý do này đức Phật
nhắc lại trong Tăng Chi bộ kinh (Anguttara Ni kàya) và khi đức Phật trả lời
trưởng lão Upalì về mục đích truyền dạy giới bổn (patimokkha) :
1/ Ðể Tăng già được mỹ mãn.
2/ Ðể Tăng già được an lạc.
3/ Ðể chế ngự các Tỳ kheo khó chế ngự.
4/ Ðể chúng Tỳ kheo được an ổn hòa thuận
5/ Ðể chế ngự các lậu hoặc trong hiện tại.
6/ Ðể ngăng ngừa các lậu hoặc đời sau
7/ Ð? tạo tin tưởng cho những người ít tin tưởng
8/ Ðể tăng đức tin cho những ngườii có lòng tin
9/ Ðể Chánh pháp được vững bền
10/ Ðể phù trợ cho luật.
2/ Ðể Tăng già được an lạc.
3/ Ðể chế ngự các Tỳ kheo khó chế ngự.
4/ Ðể chúng Tỳ kheo được an ổn hòa thuận
5/ Ðể chế ngự các lậu hoặc trong hiện tại.
6/ Ðể ngăng ngừa các lậu hoặc đời sau
7/ Ð? tạo tin tưởng cho những người ít tin tưởng
8/ Ðể tăng đức tin cho những ngườii có lòng tin
9/ Ðể Chánh pháp được vững bền
10/ Ðể phù trợ cho luật.
"Này UPàli, đây là 10 lý do
nhằm dạy dỗ các đệ tử Như Lại và là mục đích giảng dạy giới bổn" ( bản
dịch của Hòa thương Minh Châu)
Như vậy câu hỏi thứ nhất đã được trả
lời, đạo đức Phật giáo không phải là một thứ đạo đức duy tâm, nó xuất phát từ
kinh nghiệm, từ thực tế cuộc sống và trong mối quan hệ giữa người và người.
Ðồng thời mục đích của nó là nhằn xây dựng sự na lành hạnh phúc cho thế giới và
con người hiện tại.
Trên cơ sở này chúng ta sẽ làm sáng
tỏ vấn đề thứ 2 được nêu trong bài tham luận này. Giới luật của đạo Phật không
phải là những giáo điều ràng buộc và hăm dọa tín đồ, mặc dù mỗi lần thọ tam qui
ngũ giới hay Tỳ kheo giới, Bồ tát giới để trở thành người đệ tử của Phật, các
giới tử phát nguyện phụng trì những điều giới của Phật, các giới tử phát nguyện
phụng trì những điều giới của Phật chế. Ở đây là sự tự nguyện, tự giác hoàn
toàn, mục đích của nó là tạo trong tâm tư của người giới tử một sự thức tỉnh
thật sự, tạo nên một ý thức đạo đức cho những hành động trong cuộc sống của
mình và với mọi người xung quanh trong gia đình và xã hội.
Sau khi thọ giới, nếu hành giả thực
hiện những hành động vi phạm các điều giới một cách có ý thức thời có thể Sám
hối (trừ 4 điều giới quan trọng của hàng xuất gia). Sám hối ở đây không phải là
sự rửa tội hay chuộc tội, mà chính là sự thức tỉnh đối với hành vi không hợp
với đạo đức của mình đã ảnh hưởng không tốt cho bản thân và cho mọi người, từ
đó phát sanh sự hổ thẹn và khởi lên ý thức sửa đổi nhằm đem lại sự an lạc, niềm
vui, hạnh phúc cho tha nhân và cho bản thân.
Rõ ràng Giới luật của đạo Phật là
đạo đức thiết thưc hiện tại, là nền tảng cho cuộc sống hạnh phúc và con đường
phát triển tâm linh.
Căn bản đạo đức ấy được đúc kết
trong bài kệ :
Chớ làm
các điều ác
Hãy làm các hạnh lành
Giữ tâm ý trong sạch
Ấy lời chư Phật dạy (Kinh Pháp Cú)
Hãy làm các hạnh lành
Giữ tâm ý trong sạch
Ấy lời chư Phật dạy (Kinh Pháp Cú)
Ðó là con đường để chúng ta thành
đạt sự tự do và hạnh phúc thật sự ngay trong cuộc sống của chúng ta và trên thế
gian này chứ không phải một thế giới xa xăm nào khác. Bởi vì :
"Tự
do là ung dung trong ràng buộc
Hạnh Phúc là tự tại trong khổ đau".
Hạnh Phúc là tự tại trong khổ đau".
Không phải ngẫu nhiên mà người xưa nói
“giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
“giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
Có
những tính khí bất thiện dường như ăn sâu vào tâm khảm và máu thịt đến độ không
thể dứt ra được. Cho nên có không ít người sau những phút giây bừng tỉnh, hứa
hẹn phục thiện nhiều điều rồi mọi việc đâu cũng vào đấy, ngựa quen đường cũ mà
thôi.
Tâm bệnh cũng như thân bệnh. Nhiều chứng bệnh có thể chữa được nếu phát hiện sớm và trị liệu kịp thời. Gặp bệnh khó, hiếm mà phát hiện vào giai đoạn cuối thì thầy thuốc giỏi cũng bó tay, hết thuốc chữa. Đức Phật là bậc y vương, có khả năng chữa lành tâm bệnh cho chúng sanh nhưng gặp một số chứng tâm bệnh mạn tính, nan y (thiếu nhân duyên với Chánh pháp) thì Ngài cũng tuyên bố là không thể trị liệu.
Cũng giống như gặp
thầy giỏi, thuốc hay mà bệnh nhân tưởng mình không bệnh, quyết không hợp tác
thì cũng chào thua. Không thể chữa trị vì phiền não, nghiệp lực của chúng sanh
quá sâu dày. Lại thêm si mê ám chướng nhiều đời nhiều kiếp vô cùng sâu nặng nên
không thể thấy được sự thật. Chúng sanh nguyện lấy khổ làm vui thì làm sao mà
khởi tâm trị liệu?
Đức Phật đã dạy về
năm trường hợp tâm bệnh không thể trị liệu như sau:
“Một thời Phật ở
nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
- Nay có năm người
chẳng thể trị liệu. Thế nào là năm? Người xiểm nịnh, không thể trị liệu; người
gian tà, không thể trị liệu; người nói ác không thể trị liệu; người tật đố
không thể trị liệu;
người phản bội
không thể trị liệu.
Ðó là, này Tỳ-kheo!
Có năm người này chẳng thể trị liệu.
Bấy giờ Thế Tôn
liền nói kệ này:
Người gian tà, ác
khẩu,
Tật đố, người phản
bội,
Người này không thể
trị,
Bị người trí từ bỏ.
Thế nên, các
Tỳ-kheo! Thường nên học chính ý từ bỏ tật đố, tu hành oai nghi, nói ra đúng pháp.
Nên biết đền ơn, nghĩ đến công nuôi dưỡng, ơn nhỏ còn chẳng quên, huống nữa là
ơn lớn. Chớ ôm lòng xan tham, lại cũng chẳng nên tự khoe mình, chẳng chê bai
người khác. Như thế, Tỳ-kheo, nên học điều này. Bấy giờ các Tỳ-kheo
nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm".
Mới hay, tâm chúng
ta có vô số phiền não nhưng riêng năm loại hiểm độc như “xiểm nịnh, gian tà,
nói ác, tật đố, phản bội” thì phải hết sức lưu ý, chớ xem thường. Vì sao? Đơn
giản vì chúng rất dễ dàng phát sinh cũng như tái phát mà lại vô cùng khó khăn
để ngăn chặn, trừ khử. Thành ra chúng gần như hiện diện và hoành hành liên tục
trong tâm chúng ta. Phải chăng vì thế mà Đức Phật mới nói là không thể trị
liệu.
Những hành vi biểu
hiện như nịnh hót hại người, gian dối tà vạy, nói lời xấu ác, ghen ghét đố kỵ,
vô ơn bội nghĩa chắc chắn là của người xấu. Nhưng nếu để ý thì có thể thấy
chúng hiện diện đầy dẫy xung quanh đời sống chúng ta, không chừa bất cứ chốn
nào. Nếu mình còn chút phước báo tuy vẫn có các phiền não này mà nhẹ nhàng hơn
thì cũng hết sức để ý những người nhiễm nặng căn bệnh này. Nếu chúng ta chưa đủ
trí tuệ và từ bi để chuyển hóa họ thì phải nên dè chừng vì tính chất “không thể
trị liệu”, hay tái phát của nó.
Đức Phật nói hết
thuốc chữa thực ra là để nhấn mạnh, chỉ cho những tập khí xấu ác như “xiểm
nịnh, gian tà, nói ác, tật đố, phản bội” trong chúng ta có gốc rễ sâu dày, rất
khó chuyển hóa. Do vậy, người nào khi tự quán chiếu bản thân mình, thấy rõ đang
mắc một hay nhiều chứng thuộc năm loại phiền não kể trên thì biết mình nặng
nghiệp, rất nặng là đằng khác. Có thể nói dù chúng ta hiện đang ở bất cứ địa vị
xã hội nào, bất kể thuộc giai tầng nào, kể cả đệ tử Phật xuất gia hay tại gia…
nếu chứng “xiểm nịnh, gian tà, nói ác, tật đố, phản bội” tồn tại trong tâm thì
cũng đều phải lo tu dưỡng thật nhiều. Vì bản chất của chúng là “không thể trị
liệu” và tiềm ẩn hiểm họa khó lường.
Thơ
Khê Kinh Kha
sương mai
sương mai
bước trăm năm còn đây trong quạnh quẻ
những mùa trăng đi,
tình thêm lá úa
như con nước xa nguồn, buồn vời vợi
như thu vàng gục chết trong lá cây
hạnh phúc xa vời
ngoài tầm tay với
có ai biết, trăng cũng gìa theo núi
sông cũng buồn như con nước ra đi
và hoa lá cũng có ngày tàn úa
ai đã đến và đi như mây gió
ai vẫn ngồi bên hiu quạnh nhớ thương
ai mong đợi, ai âm thầm, tuyệt vọng
ai đã mang rượu đắng đổ đầy hồn
ai giết chết thơ tôi trong thê thảm
ai đã chôn ước vọng vào mong lung
ai đã đốt cụm rừng xưa tuổi mộng
những mùa trăng đi,
tình thêm lá úa
như con nước xa nguồn, buồn vời vợi
như thu vàng gục chết trong lá cây
hạnh phúc xa vời
ngoài tầm tay với
có ai biết, trăng cũng gìa theo núi
sông cũng buồn như con nước ra đi
và hoa lá cũng có ngày tàn úa
ai đã đến và đi như mây gió
ai vẫn ngồi bên hiu quạnh nhớ thương
ai mong đợi, ai âm thầm, tuyệt vọng
ai đã mang rượu đắng đổ đầy hồn
ai giết chết thơ tôi trong thê thảm
ai đã chôn ước vọng vào mong lung
ai đã đốt cụm rừng xưa tuổi mộng
giữa đời người bóng tối rũ mênh mông
giữa mưa lạnh, nhìn quanh đời cô quạnh
vắng nụ cười, nước mắt uống đầy tim
này em hởi xin đừng hờn trách mãi
sống một đời,
chen lấn cũng vậy thôi
ta ở thế gian là trời đất định cho
duyên chồng vợ,
là nợ đời vay trả
xin cám ơn em người vợ chung thủy
cả một đời em khổ cực vì ta
cả một đời ta cũng dành cho em cả
bến trọ này rồi mai sẽ ra đi
để lại gì,
vắng nụ cười, nước mắt uống đầy tim
này em hởi xin đừng hờn trách mãi
sống một đời,
chen lấn cũng vậy thôi
ta ở thế gian là trời đất định cho
duyên chồng vợ,
là nợ đời vay trả
xin cám ơn em người vợ chung thủy
cả một đời em khổ cực vì ta
cả một đời ta cũng dành cho em cả
bến trọ này rồi mai sẽ ra đi
để lại gì,
những dấu vết mộng mơ
thôi gác bỏ những nụ tình nức nở
thôi xếp lại túi phong trần một thuở
bỏ sau lưng những muộn phiền thế sự
và chôn cất những đua đòi trần thế
thôi xếp lại túi phong trần một thuở
bỏ sau lưng những muộn phiền thế sự
và chôn cất những đua đòi trần thế
chút phù du thoảng qua như lá bay
đời không bận bịu thế mà hay
tang bồng một nẻo đường mây nước
thế sự xoay vần – ngoài tầm tay
đời không bận bịu thế mà hay
tang bồng một nẻo đường mây nước
thế sự xoay vần – ngoài tầm tay
mộng trăm năm để lại cho con cháu
theo cánh gió – nhẹ nhàng bước thảnh thơi
theo mây trời lênh đênh dạo sông núi
theo trăng cao đi khắp nẻo đường đời
bước trăm năm nhẹ như giọt sương mai
theo cánh gió – nhẹ nhàng bước thảnh thơi
theo mây trời lênh đênh dạo sông núi
theo trăng cao đi khắp nẻo đường đời
bước trăm năm nhẹ như giọt sương mai
Khê Kinh-Kha
CHỮ DUYÊN TRONG ĐẠO PHẬT
NGƯỜI PHƯƠNG TÂY VỚI ĐẠO PHẬT
MƯỜI NGHIỆP LÀNH
CHÁNH NIỆM CHÂN NHƯ
LUẬN BÀN RANH GIỚI GIỮA MÊ VÀ NGỘ
KHÓ THAY ĐƯỢC LÀM NGƯỜI