Nếu có ai
hỏi “Mục đích của cuộc đời là gì”", hay là “Mục đích của sự tu tập là để
làm gì?”, tôi nghĩ mình sẽ mượn câu trả lời của đức Ðạt Lai Lạt Ma để đáp, “Mục
đích của sự sống là để đi tìm hạnh phúc.” Một hạnh phúc chân thật, không bị
vướng mắc và ràng buộc.
Có lần
trả lời cho một vị đệ tử, đức Phật nói, “Tôi chỉ dạy có mỗi một điều mà
thôi, đó là khổ đau và con đường để chấm dứt khổ đau.” Hay nói một cách
khác, là con đường đi đến hạnh phúc.
Có người khi nghe các thầy dạy rằng trên con đường tu học mình nên lấy sự an lạc và thảnh thơi để làm tiêu chuẩn, thì đôi khi họ không đồng ý lắm. Chúng ta thường cho là sự tu tập phải cao hơn thế, phải vượt lên trên cả vấn đề hạnh phúc và khổ đau. Nhưng tôi nghĩ, vượt lên trên nó không có nghĩa là ta phải chối bỏ nó. An Lạc, hạnh phúc cũng là một yếu tố của Niết Bàn! Mà con đường đi đến hạnh phúc lớn, tôi nghĩ phải được làm bằng những hạnh phúc nhỏ.
Làm bằng
những hạnh phúc nhỏ.
Sống trong đời, muốn có hạnh phúc, chúng ta phải biết tiếp xúc, với sự sống của mình. Trước hết, chúng ta có thể đặt câu hỏi là sự sống của mình được làm bằng những gì? Nếu nhìn cho sâu sắc, ta sẽ thấy rằng cuộc đời của ta được làm bằng những buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, những người bạn, người thương của mình, bằng con đường mình đi, bằng những giọt mưa, những sợi nắng… mà nếu ta không có mặt để tiếp xúc với những hạnh phúc nhỏ ấy, thì làm sao ta có thể thật sự sống được, có hạnh phúc được!
Sống trong đời, muốn có hạnh phúc, chúng ta phải biết tiếp xúc, với sự sống của mình. Trước hết, chúng ta có thể đặt câu hỏi là sự sống của mình được làm bằng những gì? Nếu nhìn cho sâu sắc, ta sẽ thấy rằng cuộc đời của ta được làm bằng những buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, những người bạn, người thương của mình, bằng con đường mình đi, bằng những giọt mưa, những sợi nắng… mà nếu ta không có mặt để tiếp xúc với những hạnh phúc nhỏ ấy, thì làm sao ta có thể thật sự sống được, có hạnh phúc được!
Tôi nhớ
có lần được đọc rằng: You are not able to enjoy life because you are not
able to enjoy the things in life. Sự thật đơn giản là như vậy. Nếu ta không
biết tiếp xúc, hạnh phúc với những gì đang có mặt chung quanh ta, thì làm sao
ta có thể sống hạnh phúc được? Cuộc sống của ta là gì, thật ra nó được làm bằng
những cái nhỏ ấy.
Trên con
đường đời của ta đi, chúng là những đóa hoa, những hạt sỏi, những ngọn cỏ,
những chiếc lá của bốn mùa… mà ta chỉ có dịp tiếp xúc một lần trên con đường
mình qua. Chúng tuy không quan trọng nhưng chúng chính là cuộc đời của ta, giúp
ta tiếp xúc với sự sống, với hạnh phúc đang có mặt chung quanh mình.
Ðiều ấy
có nghĩa, hạnh phúc không phải là những gì chúng ta cần phải lao công, tìm
kiếm, mà hạnh phúc là những gì chúng ta chỉ cần dừng lại và nhận diện mà thôi.
Vấn đề ở đây không phải là “discover” mà là “uncover” hạnh phúc. Một nhà thơ
của La Mã, Horace, có dùng chữ “Carpe diem” có nghĩa là “Seize the day”, nắm
bắt ngày hôm nay, như là một công thức để sống hạnh phúc. Ngày nay tôi thấy
người ta dùng chữ đó rất nhiều. Nhất là những người trẻ.
Nhưng tôi nghĩ ta cũng cần nên xét lại thái độ ấy. Theo tôi nghĩ, thật ra chúng ta không cần nắm bắt một ngày nào hết, chúng ta chỉ cần tập dừng lại, và nhận diện những gì đang có mặt mà thôi. Thay vì “nắm bắt ngày hôm nay” chúng ta nên tập dừng lại trong một ngày, hoặc là chỉ một giây phút thôi, thì cũng đã là hạnh phúc lắm rồi.
Hạnh phúc
đang có mặt, chúng ta chỉ cần tập dừng lại mà tiếp xúc. Mặt trời bình minh,
hoàng hôn cũng đẹp, và một chiếc lá, một cọng cỏ cũng đẹp. Trăng rằm mười sáu
đẹp, mà một ngọn nến nhỏ cũng đẹp. Không có một cái gì trên đời này là tầm
thường hết. Lẽ dĩ nhiên nó đòi hỏi một công phu, một cái nhìn sâu sắc của ta.
Nếu chúng ta chịu nhìn lại những gì đang có mặt chung quanh, ta sẽ thấy những
gì mà ta cho là tầm thường, thật ra chúng nhiệm mầu hơn ta nghĩ. Cuộc sống của
ta có rất nhiều cái hay và đẹp. Có ngày nắng, ngày mưa, có tăng thân, có bạn
bè, có những đóa hoa, những em bé… – vùng này mùa Thu rất đẹp. Thiên nhiên là
một bức tranh muôn mầu sắc. Có lần tôi được nghe một thiền sư nói,
What is Autumn? Autumn is a season in which each leaf is a flower. Mỗi chiếc lá Thu là một phép lạ, mà mỗi người chúng ta cũng là một sự kiện nhiệm mầu nữa.
Chúng ta ai cũng có khả năng hiểu biết và thương yêu, ai cũng có khả năng sống hạnh phúc, ai cũng có thể làm cho người chung quanh mình bớt khổ đau hơn.
Chăm sóc
quả trái hạnh phúc.
Trên con đường tu học, chúng ta thường được nhắc nhở là mình nên chăm sóc và nuôi dưỡng những hạt giống an lạc, hạnh phúc trong ta. Nhưng ở đây tôi muốn nói đến việc chăm sóc những quả trái hạnh phúc của mình. Quả trái hạnh phúc là những gì bình thường, an lành đang có mặt trong ta và chung quanh ta trong giờ phút này. Hãy giữ gìn và chăm sóc chúng. Vì khi ta chăm sóc cho những quả trái ấy trong hôm nay, là ta cũng đang nuôi dưỡng và tưới tẩm những hạt giống hạnh phúc trong tương lai.
Trên con đường tu học, chúng ta thường được nhắc nhở là mình nên chăm sóc và nuôi dưỡng những hạt giống an lạc, hạnh phúc trong ta. Nhưng ở đây tôi muốn nói đến việc chăm sóc những quả trái hạnh phúc của mình. Quả trái hạnh phúc là những gì bình thường, an lành đang có mặt trong ta và chung quanh ta trong giờ phút này. Hãy giữ gìn và chăm sóc chúng. Vì khi ta chăm sóc cho những quả trái ấy trong hôm nay, là ta cũng đang nuôi dưỡng và tưới tẩm những hạt giống hạnh phúc trong tương lai.
Trong đời sống hằng ngày, tôi thực tập nuôi dưỡng chúng
bằng cách gần gũi và tiếp xúc với những môi trường, thiên nhiên và con người,
an lạc và hạnh phúc. Tôi nhớ
trong khoa học vật lý có một định luật là “Bao giờ cũng có nhiều cách để phá
hỏng một hệ thống hoạt động, hơn là những cách để cải tiến nó.” “There are
always more ways to impair a working system than to improve it.” Tôi nghĩ định
luật đó áp dụng rất chính xác cho các hiện tượng vật lý mà cũng đúng cho cuộc
sống hằng ngày của ta nữa. Một tình bạn, hạnh phúc gia đình, gây dựng lên thì
rất chậm, cần nhiều thời gian, nhưng mà khi nó sụp đổ xuống thì rất là nhanh.
Nhiều khi chỉ bằng một câu nói, một hành động nhỏ, một sự hiểu lầm mà thôi.
Hạnh phúc nào cũng cần phải có sự nuôi dưỡng và gìn giữ của ta. Hãy giữ gìn
những người bạn thương và hiểu mình, liên hệ trong gia đình, tăng thân, những
người thân thương của mình…
Chúng là
những quả trái hạnh phúc mà chúng ta cần nuôi dưỡng. Sáng nay ta bước ra ngoài
nhìn được những chiếc lá thu, đôi mắt ta là một quả trái hạnh phúc. Ta còn ngồi
xuống chia xẻ được với một người bạn thân, anh ta là một quả trái hạnh phúc.
Tôi còn có những ngày tu học an lạc, tăng thân của tôi là một quả trái hạnh
phúc… Hãy trân quý và gìn giữ chúng. Ðó là những quả trái hạnh phúc trong cuộc
đời này mà ta đang có. Chúng ta cần chăm sóc chúng, vì những hạnh phúc ấy cũng
đang nuôi dưỡng và chăm sóc cho chính ta.
Năng lượng chuyển hóa khổ đau.
Các bạn biết không, tôi nghĩ chúng ta có thể chuyển hóa khổ đau bằng cách tiếp xúc với hạnh phúc của mình. Ta có thể chuyển hóa khổ thọ bằng cách nuôi dưỡng những lạc thọ, thay vì là cố gắng đào bới và tìm hiểu những khổ đau của mình. Tôi nghĩ, trước một người đang gặp khổ đau, ta có thể không làm gì cho người ấy hết khổ đau được, nhưng ta có thể giúp cho người ấy mỉm cười, thanh thản trong giây lát được! Khi ta cùng với một người bạn đi thiền hành cho vững chãi, cho thảnh thơi là ta đang thực tập khơi dậy hạt giống hạnh phúc cho nhau. Khi ta đến ngày tu học, ngồi chung với thầy, với bạn là ta đang tiếp xúc với những yếu tố hạnh phúc trong ta. Ánh sáng đâu bao giờ có thể trộn lẫn với bóng tối! Khi ánh sáng có mặt, thì bóng tối sẽ vắng mặt. Khi niềm vui có mặt thì khổ đau sẽ vắng mặt.
Chúng ta
đừng nghĩ rằng, ta cần phải giải quyết hết những vấn đề khổ đau của mình rồi ta
mới thể có tự tại, thảnh thơi và hạnh phúc được. Hạnh phúc không nhất thiết là
sự hoàn toàn chấm dứt của khổ đau. Ði thiền hành với thầy, với tăng thân, ta
cảm thấy vững vàng nhờ nương tựa vào năng lượng của thầy và tăng thân. Tiếp xúc
với thiên nhiên, ngồi uống trà với một người có thực tập cũng là những yếu tố
hạnh phúc.
Học về
Tàng Thức, chúng ta biết rằng, hạt giống an lạc bao giờ cũng có mặt trong ta.
Khi ta tiếp xúc với những yếu tố hạnh phúc ấy, thì ta cũng sẽ là hạnh phúc. Hể
biết khơi chúng dậy thì ta sẽ có hạnh phúc, mặc dù trong giờ phút này, ta có
thể đang có những khổ đau.
Những khó
khăn về đời sống tuy vẫn còn đó, nhưng năng lượng an lạc sẽ giúp cho ta có một
cái nhìn sáng tỏ hơn, giúp ta giải quyết vấn đề dễ dàng hơn. Hạnh phúc không
nằm ở sự vắng mặt của khổ đau mà là ở khả năng chyển hóa khổ đau trong ta. Lẽ
dĩ nhiên là nó cần công phu thực tập.
Con Ðường
Hạnh Phúc.
Phật là một con người rất thực tế, cũng như giáo pháp của ngài. Khi người ta hỏi Phật dạy gì, Ngài nói “Tôi dạy, khổ đau và con đường chấm dứt khổ đau” Khi được hỏi về những vấn đề liên quan đến vũ trụ, thần học, huyền bí… Ngài im lặng không trả lời. Phật nói những gì Ngài dạy chỉ có một mùi vị duy nhất là tự tại và giải thoát. Khi có người hỏi Phật là ai, Ngài không nhận mình là thượng đế, thần linh, siêu nhân, mà nói Ngài chỉ là một người mà thôi, một người Tỉnh Thức, một người có hạnh phúc. Phật nhắc nhở chúng ta rằng, Ngài dạy bằng một bàn tay rộng mở. Ngài trao truyền hết cho chúng ta những gì ngài biết, không dấu diếm một điều gì hết.
Phật là một con người rất thực tế, cũng như giáo pháp của ngài. Khi người ta hỏi Phật dạy gì, Ngài nói “Tôi dạy, khổ đau và con đường chấm dứt khổ đau” Khi được hỏi về những vấn đề liên quan đến vũ trụ, thần học, huyền bí… Ngài im lặng không trả lời. Phật nói những gì Ngài dạy chỉ có một mùi vị duy nhất là tự tại và giải thoát. Khi có người hỏi Phật là ai, Ngài không nhận mình là thượng đế, thần linh, siêu nhân, mà nói Ngài chỉ là một người mà thôi, một người Tỉnh Thức, một người có hạnh phúc. Phật nhắc nhở chúng ta rằng, Ngài dạy bằng một bàn tay rộng mở. Ngài trao truyền hết cho chúng ta những gì ngài biết, không dấu diếm một điều gì hết.
Vì vậy mà
con đường tu học của ta cũng phải thực tế như lời dạy của Phật. Nó phải có tác
dụng chuyển hóa những vấn đề, những khổ đau của chính mình. Chúng ta nên học và
thực tập theo kinh nghiệm và trong hoàn cảnh của chính mình. Ta hãy quán chiếu
về những khó khăn và khổ đau của chính mình, xem sự thực tập có thể làm gì được
để chuyển hóa chúng. Sự thực tập phải có liên quan trực tiếp đến một vấn đề,
một khổ đau nào đó của ta. Chứ bằng không, tất cả chỉ là lý thuyết suông mà
thôi.
Khi ta
thấy được rằng, sự thực tập có thể mang lại những ích lợi thực tiễn, ta sẽ có
một niềm vui. Trên con đường tu học, chúng ta cần nuôi dưỡng hạnh phúc, ta cần
có một niềm vui, vì nếu thiếu hạnh phúc ta khó mà đi được lâu dài lắm. Con
đường thực tập cần có một yếu tố là sự tinh tấn. Tinh tấn thường được hiểu như
là một sự cố gắng và nỗ lực. Nhưng nó cũng có nghĩa là cái ý thích, cái nhiệt
tâm muốn làm của ta. Vì khi ta thích một điều gì thì ta sẽ làm mà không bao giờ
biết chán, biết mệt. Như có rất nhiều người hỏi, làm sao mà mình có thì giờ
viết báo, rồi viết sách, đi ngày quán niệm, tham dự các khóa tu… trong khi ta
bận rộn gia đình và còn phải đi làm mỗi ngày?
Nhưng
thật ra ta thấy những người đặt câu hỏi ấy, họ cũng có rất nhiều việc để làm,
ngoài sở làm, bận bịu chuyện gia đình, họ còn có nhiều dự án khác nữa… mà ta
cũng thắc mắc là làm sao họ lại có thì giờ nhiều đến thế!
Tôi nghĩ, vấn đề là nếu ta thích việc mình làm, ta sẽ không thấy đó là khó, là khổ, là mất thì giờ. Mỗi bước chân ta đi trên con đường tu học là một hạnh phúc nhỏ. Vì vậy, dầu con đường tuy có dài, nhưng ta vẫn cứ thảnh thơi mà đi.
Tôi nghĩ, vấn đề là nếu ta thích việc mình làm, ta sẽ không thấy đó là khó, là khổ, là mất thì giờ. Mỗi bước chân ta đi trên con đường tu học là một hạnh phúc nhỏ. Vì vậy, dầu con đường tuy có dài, nhưng ta vẫn cứ thảnh thơi mà đi.
Hạnh Phúc
và Phương Tiện
Bây giờ giả sử như nếu tôi hỏi các bạn, “Tại sao, anh chị lại muốn có hạnh phúc?” Bạn sẽ trả lời sao! Thật ra thì câu đó làm sao mình trả lời cho đúng được! Tại vì hạnh phúc tự chính nó là chân thật, là cứu cánh, là đủ hết rồi, nó đâu cần có một cái gì khác để nương tựa đâu.
Bây giờ giả sử như nếu tôi hỏi các bạn, “Tại sao, anh chị lại muốn có hạnh phúc?” Bạn sẽ trả lời sao! Thật ra thì câu đó làm sao mình trả lời cho đúng được! Tại vì hạnh phúc tự chính nó là chân thật, là cứu cánh, là đủ hết rồi, nó đâu cần có một cái gì khác để nương tựa đâu.
Nhưng nếu
tôi hỏi “Tại sao chị lại mua chiếc xe mới, hay là tại sao chị lại đi nghỉ hè
nơi đó?” Thì ta có thể dễ dàng có câu trả lời. “Vì tôi muốn sống thoải mái hơn,
tôi muốn được vui, muốn có hạnh phúc…”Tôi làm những cái đó là vì tôi nghĩ nó sẽ
mang đến cho tôi hạnh phúc.” Một bên là phương tiện và một bên là cứu cánh.
Nhưng rất nhiều khi trong cuộc sống, chúng ta lại thường bỏ rất nhiều công sức vào phương tiện mà quên đi cứu cánh của nó. Bây giờ ta hãy thử nhìn lại những gì mình đang có, và ý thức rằng mục tiêu của chúng là để mang lại cho ta hạnh phúc. Và rồi ta hãy thành thật tự trả lời cho chính mình: chúng có thật sự mang lại cho ta một hạnh phúc nào không?
Nhưng rất nhiều khi trong cuộc sống, chúng ta lại thường bỏ rất nhiều công sức vào phương tiện mà quên đi cứu cánh của nó. Bây giờ ta hãy thử nhìn lại những gì mình đang có, và ý thức rằng mục tiêu của chúng là để mang lại cho ta hạnh phúc. Và rồi ta hãy thành thật tự trả lời cho chính mình: chúng có thật sự mang lại cho ta một hạnh phúc nào không?
Nhiều khi
ta cứ lầm lẫn phương tiện cũng là cứu cánh! Mục đích của chiếc bè là để mang ta
sang bờ bên kia, còn ngoài ra nó không còn có một công dụng nào khác. Và trong bài nói chuyện hôm nay chúng tôi muốn trình bày đến các bạn về một
trong những lối sống hạnh phúc, mà hạnh phúc ở đây là một thứ hạnh phúc có tính
cách vững chãi và thảnh thơi, không dính mắc, và hạnh phúc ấy theo lời Phật dạy
mới thật là một chân hạnh phúc.
CƯ SĨ TỪ GIAO
Nếu chỉ
vì ngũ quan không thể cảm nhận được mà ta quả quyết rằng Niết Bàn là hư vô, là
không không, không có gì hết, thì cũng phi lý như người mù kết luận rằng trong
đời không có ánh sáng, chỉ vì không bao giờ anh ta thấy ánh sáng. Trong ngụ
ngôn "Rùa và Cá" được nhiều người biết, cá chỉ biết có nước nên khi
nói với rùa, cá dõng dạc kết luận rằng không có đất, bởi vì có những câu hỏi của
cá đều được rùa trả lời là "không".
Thuở xưa
có một con cá. Cá chỉ biết trong nước và không biết gì ngoại trừ nước. Một hôm,
cá mải mê bơi lội trong ao đầm quen thuộc như mọi hôm thì gặp lại chị Rùa. Hỏi
ra thì hèn lâu rùa đi dạo trên đất liền. Cá hỏi: "Chào chị rùa, chị đi đâu
mà hèn lâu tôi không gặp?"
- Này chị
cá, chào chị. Hôm rày tôi đi một vòng lên trên đất khô. Rùa trả lời.
- Đất khô
à! Cá lấy làm ngạc nhiên. Chị nói đất khô, vậy đất khô là gì? Đất làm sao khô
được? Tôi chưa bao giờ thấy cái gì mà khô. Đất khô chắc là không có gì hết.
Bẩm tánh
ôn hòa, Rùa nhỏ nhẹ đáp:
- Được,
tốt lắm, nếu chị muốn nghĩ như vậy cũng tốt. Không ai ngăn cản chị đâu. Tuy
nhiên, chỗ mà tôi đi mấy hôm rày đất khô thật.
- Nầy chị
rùa, đâu chị nói rõ lại coi. Đất khô mà chị nói ra làm sao, giống như cái gì?
Nó có ẩm ướt không?
- Không,
đất khô không ẩm ướt.
- Đất khô
có mát mẻ và êm dịu, dễ chịu không?
- Không,
đất khô không mát mẻ và êm dịu dễ chịu.
- Đất khô
trong suốt và ánh sáng rọi xuyên qua được không?
- Không,
đất khô không trong suốt và ánh sáng không rọi xuyên qua được.
- Đất khô
có mềm mại và dịu dàng để mình bơi lội trong ấy không?
- Không,
đất khô không mềm mại dịu dàng, và mình không thể bơi lội trong lòng đất.
- Đất có
di chuyển và trôi chảy thành dòng không?
- Không,
đất không di chuyển và trôi chảy thành dòng.
- Đất có
nổi sóng và tan ra thành bọt kông? Cá rất bực mình với loạt câu trả lời
"không, không, …" của rùa.
- Không,
đất không nổi sóng. Rùa thành thật trả lời.
Cá bỗng
nhiên lộ vẻ hân hoan của người đắc thắng và vang lên:
- Thấy
chưa, thật quả như tôi đã nói chớ gì nữa! Tôi đã bảo rằng đất khô của chị là hư
vô, không có gì hết. Tôi hỏi và chị đã xác nhận rằng đất khô và không ẩm ướt,
không mát mẻ, không êm dịu và không trong suốt, và ánh sáng không rọi xuyên qua
được, không mềm mại và dễ chịu để mình có hể bơi lội trong ấy, đất cũng không
di chuyển và trôi thành dòng, cũng không nổi sóng và cũng không tan rã thành
bọt. Không phải gì hết thì có phải là hư vô không?
Rùa đáp:
- Được,
tốt lắm. Nầy chị cá, nếu chị quả quyết rằng đất là hư vô, không có gì hết, thì
chị cứ tiếp tục nghĩ như thế. Thật ra, người nào đã biết nước và đất liền rồi
sẽ nói rằng chị chỉ là con cá dại dột, vì chị quả quyết rằng cái gì mà chị
không biết là không có gì hết, hư vô. Nói là hư vô bởi vì chị không bao giờ
biết.
Đến đây,
rùa bỏ cá ở lại một mình với ao đầm nhỏ bé, quay đầu lội đi và suy tưởng đến
một cuộc viễn du khác trên đất khô, nơi mà cá tưởng tượng là hư vô…
Câu
chuyện lý thú nầy ngụ ý tuy rằng đã có sống trong nước và trên khô, rùa không
giải thích cho cá bản chất thật sự của đất vì cá chỉ biết nước mà cá cũng không
thể nhận thức được thế nào là đất liền, vì chỉ biết có nước thôi. Cũng thế ấy,
tuy chư vị A La Hán đã từng biết thế nào là thời gian và trạng thái siêu thế là
sao, nhưng các ngài không thể dùng ngôn ngữ của thế gian để mô tả trạng thái
siêu thế mà người tại thế cũng không thể nhận thức trạng thái siêu thế là sao,
bằng sự hiểu biết của thế gian.
Niết Bàn
là hư vô, tức nhiên Niết Bàn phải trùng hợp với không gian (akasa). Cả hai,
Niết Bàn và không gian, đều vĩnh cửu và không biến đổi. Không gian là vĩnh cửu
vì nó là hư vô. Thật ra, Niết Bàn ở ngoài không gian và thời gian. Về sự khác
biệt không gian và Niết Bàn ta có thể tóm tắt rằng, không gian là Không, nhưng
Niết Bàn là Có.
Trích:
ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 – Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings"
Buddhist Publication Society, Sri Lanka
ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 – Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings"
Buddhist Publication Society, Sri Lanka
SỬ DỤNG TIỀN BẠC ĐÚNG PHÁP
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi vua Pasenadi
nước Kosala, vào buổi trưa đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi
xuống một bên. Thế Tôn nói với vua Pasenadi đang ngồi một bên:
Thưa Ðại
vương, Ðại vương đi từ đâu đến trong giữa trưa như thế này?
Ở đây,
bạch Thế Tôn, có triệu phú gia chủ ở Sàvatthi bị mệnh chung, và con đến để xem
tài sản của vị không có con ấy được chở vào nội thành. Bạch Thế Tôn, có đến tám
triệu đồng tiền vàng, không nói đến tiền bằng bạc. Bạch Thế Tôn, tuy vậy đồ ăn
của triệu phú gia chủ ấy lại chỉ gồm có cháo tấm chua ngày hôm qua để lại. Còn
vải mặc chỉ mang vải gai may thành ba tấm. Còn xe thì đi xe nhỏ, cũ kỹ và hư
nát, có gắn tán che bằng lá.
Thật như
vậy, thưa Ðại vương! Một kẻ không phải Chân nhân, thưa Ðại vương, dầu cho có
được tài sản lớn không đem lại an lạc cho mình, không đem lại an lạc cho cha
mẹ, không đem lại an lạc cho vợ con, không đem lại an lạc cho các người phục
vụ, cho các người làm công hoan hỷ, không đem lại an lạc cho bạn bè thân hữu;
đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn, không thiết trí các sự cúng dường hướng
thượng, có khả năng đưa lên thượng giới, đưa đến lạc quả, hướng đến Thiên giới.
Các tài sản của người ấy nếu không thọ dụng chơn chánh, thời vua chúa sẽ cướp đoạt, hay trộm cắp cướp đoạt, hay bị lửa đốt, hay bị nước cuốn trôi, hay bị con cháu thừa tự thù nghịch cướp đoạt. Sự việc là như vậy, thưa Ðại vương, các tài sản nếu không thọ dụng chơn chánh, đưa đến tổn giảm, không đưa đến thọ hưởng.
Các tài sản của người ấy nếu không thọ dụng chơn chánh, thời vua chúa sẽ cướp đoạt, hay trộm cắp cướp đoạt, hay bị lửa đốt, hay bị nước cuốn trôi, hay bị con cháu thừa tự thù nghịch cướp đoạt. Sự việc là như vậy, thưa Ðại vương, các tài sản nếu không thọ dụng chơn chánh, đưa đến tổn giảm, không đưa đến thọ hưởng.
Và bậc
Chân nhân, thưa Ðại vương, có được tài sản lớn, đem lại an lạc cho mình, đem
lại an lạc cho cha mẹ, đem lại an lạc cho vợ con, đem lại an lạc cho người phục
vụ, cho người làm công, đem lại an lạc cho bạn bè thân hữu; đối với các vị
Sa-môn, Bà-la-môn, thiết trí các sự cúng dường hướng thượng, có khả năng thăng
lên thượng giới, đưa đến lạc quả, hướng đến Thiên giới.
Các tài sản của người ấy được thọ dụng chơn chánh, thời vua chúa không cướp đoạt, hay trộm cắp không cướp đoạt, hay không bị lửa đốt, hay không bị nước cuốn trôi, hay không bị con cháu thừa tự thù nghịch cướp đoạt. Sự việc là như vậy, thưa Ðại vương, các tài sản nếu thọ dụng chơn chánh, sẽ đưa đến thọ hưởng, không đưa đến tổn giảm.
Các tài sản của người ấy được thọ dụng chơn chánh, thời vua chúa không cướp đoạt, hay trộm cắp không cướp đoạt, hay không bị lửa đốt, hay không bị nước cuốn trôi, hay không bị con cháu thừa tự thù nghịch cướp đoạt. Sự việc là như vậy, thưa Ðại vương, các tài sản nếu thọ dụng chơn chánh, sẽ đưa đến thọ hưởng, không đưa đến tổn giảm.
(Tương Ưng Bộ I, chương 3, phẩm 2)
SUY NGHIỆM:
Làm ra
nhiều tiền của, có tài sản lớn vốn rất khó khăn nhưng biết xài tiền cho đúng
đắn, hợp lý lại là điều không phải dễ. Mới hay, không phải hễ “có tiền thì mua
tiên cũng được”.
Có thể xem “thọ dụng chơn chánh” chính là quan điểm
của Thế Tôn về việc sử dụng tiền bạc, nói nôm na là tiêu tiền, sử dụng đồng
tiền của mình làm ra để mình và người đều lợi ích.
Trước
hết, tiền bạc mình làm ra để cải thiện đời sống cho chính mình, đem đến an lạc
cho cha mẹ và vợ con, nói chung là xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Kế đến
là san sẻ lợi lộc ấy đến các cộng sự, nhân viên, bạn bè thân hữu, những người
đã góp sức làm ra tiền bạc cho mình.
Điều đáng nói ở đây là Thế Tôn đã đề cập đến lợi
ích song phương. Quan tâm đến lợi ích cộng đồng, gần nhất là những cộng sự và
thân hữu như là một phương cách để duy trì sự phát triển ổn định, bền vững.
Trong bối cảnh phân biệt giai cấp vô cùng khắc nghiệt như xã hội Ấn Độ cổ đại
thì quan điểm này của Thế Tôn thật đáng trân trọng.
Không chỉ thiết lập hạnh phúc trong hiện tại, Thế
Tôn còn chỉ dạy phương thức thiết lập hạnh phúc trong đời vị lai bằng cách cúng
dường chư vị Sa-môn. Tam bảo là ruộng phước tối thắng trong thế gian, dùng một
phần tài sản có được dâng cúng Tam bảo để trang nghiêm phước báo tự thân cũng
là một cách sử dụng tiền bạc có ý nghĩa.
Tiền bạc nói cho cùng cũng chỉ là phương tiện. Nếu
tiêu xài phung phí vô bổ, không dùng đồng tiền có được để làm lợi ích cho đời
sống cá nhân và cộng đồng thì tiền bạc ấy xem ra cũng chẳng có mấy giá trị, vì
không biết thọ dụng chơn chánh. Hoặc bo bo cất chứa tiền bạc cho đầy kho lẫm mà
chẳng khiến sinh thêm lợi ích cho mình và người thì kết cuộc ra đi mình cũng
trắng tay.
Do vậy,
người đệ tử Phật sau khi cần mẫn lao động, kiếm tiền cần phải sử dụng tiền bạc
đúng pháp để đem đến lợi ích cho mình và người, đời này và những đời sau.
theo:GNO
- Bài Học Bổ Ích Cây đinh và khúc gỗ
- 2. Ngày xưa, có một cậu bé nóng tính. Bố cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng: Cứ mỗi lần mất bình tỉnh, mất kiên nhẫn, hoặc cãi nhau với ai, thì cậu đóng một cái đinh vào khúc gỗ.Ngày đầu tiên, cậu đóng 37 cái đinh vào khúc gỗ. Ngày qua ngày,vài tuần sau, cậu biết cách kềm chế, nên số đinh đóng vào khúc gỗ bớtdần. Lúc đó, cậu khám phá ra là: tự kềm chế dễ hơn là đóng đinh vàokhúc gỗ. Cuối cùng, đến một ngày kia, cậu không phải đóng một cái đinh nào vào khúc gỗ nữa. Cậu đi gặp bố và thưa rằng: Hôm nay con không còn phải đóng cái đinh nào nữa hết! .
- 3. Lúc đó, bố cậu mới bảo rằng: Ngày nào không mất kiên nhẫn, khôngmất bình tỉnh hoặc không cãi nhau với ai, thì con hãy nhổ một cáiđinh ra khỏi khúc gỗ. Ngày lại ngày trôi qua, cuối cùng cậu bé đến gặp bố và thưa rằng: Con đã nhổ tất cả đinh khỏi khúc gỗ rồi! Ông bố bèn dẫn cậu con đến khúc gỗ và bảo: Này con, con đã biết cách xử sự tốt rồi đó! Nhưng con hãy nhìn xem các lỗ đinh trên khúc gỗ. Khúc gỗ hiện nay không còn như trước kia nữa!
- 4. Khi con cãi nhau với ai
và nói điều gì xấu xa, con đã
- 5. Một vết thương do lời nói gây ra cũng làm đau nhức như một vết thương trên thân thể.Huống nữa đó là một lời chụp mũ, vu khống, cáo gian, làm cho ngườita tù tội, dở sống dở chết, danh dự bị tổn thương, hạnh phúc bị tan vỡ,cuộc đời còn lại chìm đắm trong phiền não khổ đau! Những người bạn là những viên ngọc quí hiếm, họ có thể làm cho con cười và khuyến khích con. Họ sẵn sàng lắng nghe khi con cầnđến. Họ nâng đỡ và mở lòng ra với con. Con hãy làm cho các bạncủa con thấy là con yêu thương họ đến đâu.
- 6. Xin nhớ ba chữ “T”: Tôn trọng chính mình (tự trọng) Tôn trọng những người khác Trách nhiệm về các hành vi của bạn.
TINH THẦN TỰ DO TRONG ĐẠO PHẬT
CHÁNH TÍN TRONG ĐẠO PHẬT
NGƯỜI BIẾT TU PHẬT THÌ NHẸ NHÀNG
LÒNG TIN NGƯỜI CON PHẬT
THẾ NÀO LÀ THẬT SỰ TỪ BỎ