Cư Sĩ NHUẬN BẢO
Lúc ban
sơ, sư Pháp Thường đến tham vấn Mã Tổ Đạo Nhất.
Sư hỏi:
-Thế nào là PHẬT?
Tổ đáp:
-Tức TÂM tức PHẬT.
Chợt
nghe, Pháp Thường đại ngộ.
(Truyền
Đăng Lục)
Chỉ một
câu đáp ngắn của Mã Tổ, võn vẹn có bốn chữ “tức TÂM tức PHẬT”
mà ngay đây sư Pháp Thường đại ngộ. Thật là hy hữu!
Thế nhưng
nói sư ấy ngộ, như vậy là ngộ làm sao, ngộ cái gì?
“Tức TÂM
tức PHẬT”, theo
sự hiểu biết thông thường mà hầu như ai ai trong chúng ta, những
người đang tu Phật, dù theo Tông Phái nào, Pháp Môn nào, chỉ cần
chợt nghe qua những lời đối thoại đó, câu nói xuất phát từ miệng ai
đó vừa lọt vào tai mình một cách rành rọt, hay câu chữ vừa thoáng
qua rõ ràng trước mắt, thì mọi người đều tức khắc nhận ra được
ý nghĩa của câu đáp, liền có thể hiểu ngay rằng “Tâm là Phật”,
“Phật là Tâm”; hoặc “Tâm này là Phật” hay “Tâm ấy là Phật”, “Tâm
kia là Phật”, v.v. và v.v.
Tuy
nhiên, nếu ai ai trong chúng ta cũng đều có chỗ hiểu như thế thì dẫu
hiểu mọi lời, mọi sự đến cùng kiếp cũng chẳng thể nào tỏ rõ
được “như thật” ý nghĩa câu đáp mà cũng là lời khai thị của Mã
Tổ, nghĩa là đồng “Một” cùng với cách hiểu, sự hiểu như Pháp
Thường không khác, tức “vừa chợt nghe thì hốt nhiên đại ngộ. vừa
chợt nghe thì diệu nhập Phật Tánh”, v.v. và v.v.
Nói một
cách rõ ràng hơn, y như Pháp Thường đã lãnh thọ được ý chỉ của Mã
Tổ, thì câu đáp “tức TÂM tức PHẬT” vừa lìa miệng Tổ, cũng
ngay sát-na đó chợt lọt vào tai mình, thì người thính pháp liền tự
chuyển não, tự vượt thoát khỏi Bản Ngã, tự vượt thoát khỏi
cái nghe, cái biết của Tâm Ý Thức để ngay đó thấy, nghe,
hay, biết, bằng cái Tánh Nghe vốn dĩ tự sẵn có,
thường hằng, tự tại, để tự “Một” cùng chỗ Pháp Thường
ngay ấy “đang là” không khác.
Cũng có nghĩa là người thính pháp tức
thời bừng tỏ Tánh Phật của chúng sanh, cũng là hốt nhiên khám phá
hình hài chơn thật vốn tự sẵn có xưa nay chưa từng sanh diệt của
mình, cũng là tự bừng tỉnh cơn mê từ muôn thuở, là giác Bổn
Tánh, là hốt nhiên biết như thật rằng từ lúc cha mẹ sinh ra cho
đến bây giờ, một sát-na trở về trước mình đã lầm, không tự chủ
tự tại, đã sống trong huyễn ảo mộng mị của vọng thức biến hiện
hư dối, lừa phỉnh mà cứ tưởng là “thật có” vì Chấp Ngã; một
sát-na sau thì tự bừng tỏ Tánh Thấy Biết sáng suốt tuyệt
đối, tự chủ tự tại, vô ngại, đến đi, vạn pháp tự “Như”
trước mắt, biết như thật nên “không lầm Nhơn Quả”, thông tỏ
lý Vô Ngã Chơn Thường: nhất thiết pháp tánh không tự tánh (tất
cả các pháp đều không có tự tánh).
Bằng
ngược lại, nếu căn cơ, trí tuệ, duyên phước của những người đang
hành trì pháp Trực Chỉ (Chơn Tâm) của Đạt Ma Tổ Sư (cũng là Chánh
Pháp Nhãn Tạng của Thế Tôn) không được như Pháp Thường, nghĩa
là ngay khi câu nói “tức TÂM tức PHẬT” hoặc những lời khai
thị tương tợ vừa lìa miệng Tổ, tai chúng ta vẫn có nghe đó, nhưng
trực giác (kém cỏi, yếu ớt) không bắt nhịp theo kịp để diệu nhập
vào cảnh giới Chơn Như, không gốc gát, vô tâm, phi tác ý mà
Tổ đã thể hiện bằng lời, cũng là dụng của diệu tánh, để được
cùng Tổ “đang là”, cũng là tự “Một” trong chánh niệm, tức
đương niệm chơn thường, sáng suốt, không một vật, thì mỗi người
trong chúng ta chỉ còn một cách là đợi dịp khác để thử thách thêm
nữa, hoặc nên chọn một pháp môn khác thích hợp hơn với căn cơ của
mình để tu là thượng sách.
Bằng vận dụng tri thức sanh diệt
để nghĩ suy, lý giải, biện biệt đúng sai, bằng cái tâm phân biệt
thường tình trong lẽ tương đối của Nhơn Quả, thì liền cùng với cái
chỗ “biết-giác” tuyệt đối, không Sở (đối tượng) không Năng
(chủ thể), vô tướng, vô tác kia của Chư Tổ, thì liền là
“Hai”, là khác, là cùng nó bị cách chia, bị che chắn bởi chính cái Tâm
Ý Thức khởi niệm phân biệt, suy lý, nghĩ ngợi của mình. Cũng
như khi ấy dẫu ai có đem miệng mồm, chữ nghĩa, ra để giảng giải cho
người khác có thể hiểu được cái nghĩa đích thật của “tức
TÂM thức PHẬT” kia (nghĩa đích thực còn có thể gọi là đệ
nhất nghĩa) thì dẫu có nói đến trọn đời, cùng kiếp, cũng
vẫn cùng “Nó” xa rời, chia cách, là khác, là hai, là gãi ngứa
ngoài giày, nếu không muốn nói là ngàn trùng xa cách, dấu tích mịt
mờ, khó cùng được như Pháp Thường hốt nhiên “đang là” một chỗ.
Tại sao
cũng cùng một câu đáp có bốn chữ “tức TÂM tức PHẬT”, ấy thế
mà Pháp Thường chợt nghe thì liền đại ngộ, liền sáng tỏ Phật
Tâm, thấu suốt Bổn Tánh, cũng là Tánh Thấy Biết
tuyệt đối hiện tiền, còn tôi đây cũng được nghe câu đáp ấy, cũng
hiểu ý nghĩa của câu nói “Tâm kia là Phật”, mà sao đến cùng
kiếp cũng khó ngộ ra để được cùng một chỗ như Pháp Thường hốt
nhiên sáng suốt không lầm Nhơn Quả? Tại sao? Tại sao?
Cũng đều
gọi là Phật Pháp, cũng cùng một giáo lý dạy người để cứu cánh thâm
nhập Phật Tri Kiến, hầu không lầm Nhơn Quả để tu hành cho
đến giải thoát sanh tử, thế nhưng tùy từng căn cơ, trí tuệ, phước
đức, hạnh lành, nghiệp dữ của mỗi chúng sanh, mà từng Pháp dạy
người của Thế Tôn, tự có chỗ cao thấp khác nhau, khiến người tu
hành cũng tự có chỗ giác ngộ Phật Đạo cách đốn tiệm, thấp cao, nên
Thánh nên Hiền sai biệt.
Cho nên,
phương tiện của người tu học cứu cánh diệu nhập Phật Tâm,
cũng là sáng tỏ Phật Tánh, cũng là khám phá “đệ nhất
nghĩa đế” mà Chư Phật ba đời, quá, hiện, vị lai, muốn cùng thế
gian, bằng một cách nào đó, mau chậm cao thấp có khác nhau, đã khiến
cho sự khác biệt một trời một vực của Ba Thừa Giáo và Chánh
Pháp Nhãn Tạng càng thêm rõ nét vậy. Đó là điều chân thực mà
không ai có thể phủ nhận.
Bởi vậy,
cũng cùng một câu đáp đó mà khi cơ duyên chín mùi, nghĩa là phải
thời, thì Pháp Thường đại ngộ, mà trước đó không lâu, cũng một câu
đáp đó, mà chính tự thân Pháp Thường vẫn phải bị mờ mịt, còn không
ngộ ra Phật Tánh, huống là người khác chưa hội đủ được
các duyên lành.
**a) Thông
thường, gần như mỗi người trong chúng ta đều hiểu câu đáp đó của Mã
Tổ Đạo Nhất như thế này: Tâm ta là Phật, Phật cũng chính là Tâm,
Tâm tức Phật, Phật Tâm chỉ một, không khác, không hai, v.v. và v.v.
chỗ hiểu đó không khác nhau mấy vậy.
Tuy
nhiên, nếu chúng ta hiểu như thế, thì chỗ hiểu đó có hợp với cái
bụng của Thiền Tổ khi Ngài đáp câu hỏi của Pháp Thường không, khi
mà câu đáp đó cũng là lời khai thị, là nhát búa nặng ngàn cân đánh
trực diện vào cái “trí hiểu biết nhỏ nhoi có hạn lượng” của Tâm
Ý Thức con người, được bao phủ bởi lớp vỏ cứng ngàn đời của
Ngã Chấp Vô Minh?
Nếu hiểu
như thế là không chút gì khế hợp với tâm ý Thiền Tổ, nghĩa là đối
với tông môn của Bồ Đề Đạt Ma Tổ Sư, thì người hiểu như thế là hoàn
toàn không hiểu gì hết, là chỉ ngấp nghé ngoài sân, ngoài thềm, còn
lâu xa mới lọt vào được cửa Tổ.
Nghĩa là
sao? Nghĩa là chỗ hiểu biết đó là cái hiểu biết của Tâm Ý Thức
Phân Biệt, còn kết buộc trong vọng nghiệp Vô Minh Nhơn Quả,
còn đủ cả tứ tướng sanh diệt tương quan vướng mắc, Ngã,
Nhơn, Chúng Sanh, Thọ Giả. Nghĩa là còn có người hiểu là Ta,
còn có cái được hiểu là Tâm Kia, còn có cái để so sánh,
phân biệt với cái được hiểu là Phật. Chỗ hiểu đó là
chủ thể “Ta” hiểu, có tương tác để được hiểu là “Tâm”
kia, là “Phật”, là cùng với Phật, với Tâm, với
Ta, là “Hai”, lá khác, là tất thảy tướng sanh diệt
trói buộc trong Nhơn Quả Sanh Diệt.
Thế thì chỗ hiểu này đối
với Tông Thiền của Bồ Đề Đạt Ma, cũng là Chánh Pháp Nhãn Tạng
của Đức Phật là cái hiểu lạc đề, là hoàn toàn không hiểu gì hết.
Bởi đối với tông môn này, nói hiểu, nói hội, tức cũng có nghĩa là ngộ,
là giác, cái Tánh Bổn Lai, là bừng tỏ Tánh
Biết sáng suốt tuyệt đối, tự tại, là sáng tỏ Tánh Phật chúng
sanh, là khám phá Thể và Dụng của thường đạo huyền
đồng, Tánh cùng Tướng dung thông, là cùng Phật,
cùng Tâm, cùng Đạo “đang là” Nhứt Như
không Năng không Sở, tự “Một” tuyệt đối, không
“Hai” không khác.
Cái Tánh
Biết Bổn Lai thì linh diệu, huyền mầu, sáng suốt tuyệt đối, mà chỗ Dụng
lại cứ tự nhiên như nhiên, như nước chảy mây trôi, nắng nóng giá
lạnh, như nhật nguyệt vần xoay, khiến cho bốn mùa luân chuyển nuôi
sống muôn vật mà tự nó không thấy làm, hay nói một cách chính xác
hơn, là làm một cách vô tâm, bình đẳng, phi tác ý. Nhờ Tánh
“diệu” nên dù không khởi vọng niệm phân biệt mà mọi thứ trước “mắt
tâm như” vẫn tự biện biệt rõ ràng, vì tất thảy pháp đều từ Chơn
Tánh, cũng có nghĩa là từ một pháp duy nhất, độc hữu,
diệu mầu (tạm gọi là một pháp duy nhất) mà hiện hữu các Pháp
Tướng như thật như hư, như không như có, nối tiếp nhau sanh
diệt trùng trùng, vô biên bất tận.
Nói vô phân biệt là nói không
dụng tri thức phân biệt kết buộc trong nhơn quả tương đối để thấy,
nghe, hay, biết, cũng là tự tánh “biết” vẫn thường biện biệt rõ
ràng mọi thứ trước mắt. Vì đó là diệu dụng của Phật Tánh.
Chỉ vì do chúng sanh Chấp Ngã, vọng tưởng chấp lầm huyễn pháp làm thật có, niệm niệm vọng sanh vọng diệt trùng trùng trong mỗi sát na không dứt nên cái Tánh Biết tự nhiên, như nhiên, theo Vọng Ngã mà trở thành trí thuật, ưa suy nghĩ thiệt hơn, ưa phân biệt phải trái, lợi hại, lành dữ, tốt xấu, theo hai đàng (Nhị Nguyên) khiến chúng sanh ấy tự quên mất cái Tánh sáng thường, sáng bổn lai, chơn như tự tại, vô phân biệt, vốn tự sẵn có của mình.
Chỉ vì do chúng sanh Chấp Ngã, vọng tưởng chấp lầm huyễn pháp làm thật có, niệm niệm vọng sanh vọng diệt trùng trùng trong mỗi sát na không dứt nên cái Tánh Biết tự nhiên, như nhiên, theo Vọng Ngã mà trở thành trí thuật, ưa suy nghĩ thiệt hơn, ưa phân biệt phải trái, lợi hại, lành dữ, tốt xấu, theo hai đàng (Nhị Nguyên) khiến chúng sanh ấy tự quên mất cái Tánh sáng thường, sáng bổn lai, chơn như tự tại, vô phân biệt, vốn tự sẵn có của mình.
**b) Vậy
thì phải hiểu làm sao để được gọi là hợp với bụng của Mã Tổ, cũng
là cùng Chư Tổ, tâm tâm khế hợp, là không ra ngoài Chánh Pháp
Nhãn Tạng của Như Lai, cũng là cái hiểu vượt cách, nhanh chóng,
chơn thật, không ra ngoài tông môn của Đạt Ma Tổ Sư.
Trước hết, người cầu học pháp môn này, như Pháp Thường, phải là người đa căn lành, nhiều phước đức, thông minh, linh lợi, lanh cơ, giàu trực giác, chợt nghe liền nhận ra, cách dùng từ ngữ độc đáo của Mã Tổ trong lời đáp này nói riêng, cũng như của Chư Tổ Thiền Tông và các Thiền Sư nói chung, và đó cũng chính là cái ổ khóa bí hiểm, vô hình, vi diệu, để người cầu học nương đó mà tự vượt thoát chính mình, cũng là cách lọt vào cửa Tổ.
Trước hết, người cầu học pháp môn này, như Pháp Thường, phải là người đa căn lành, nhiều phước đức, thông minh, linh lợi, lanh cơ, giàu trực giác, chợt nghe liền nhận ra, cách dùng từ ngữ độc đáo của Mã Tổ trong lời đáp này nói riêng, cũng như của Chư Tổ Thiền Tông và các Thiền Sư nói chung, và đó cũng chính là cái ổ khóa bí hiểm, vô hình, vi diệu, để người cầu học nương đó mà tự vượt thoát chính mình, cũng là cách lọt vào cửa Tổ.
Hễ một khi đã thật sự vào
thì không còn có lối để ra, vì rằng, ngay đó Vô Minh chợt
tan biến, triệt tiêu, trước mắt tất thảy thênh thang, rỗng hoát, Tâm
Thể sáng trong, như nhứt, vô biên, vô hạn lượng, không còn cửa
nẻo, chẳng chỗ đến đi, không lầm Nhơn Quả, tất thảy Pháp biến
hiện mất còn không chỗ dính dấp, như hoa đốm trong không. Chỗ thấy
nghe hay biết này là giá trí vậy.
Cho nên
nếu hiểu câu ấy của Tổ như mọi người trong chúng ta thường hiểu,
thì tại sao Mã Tổ đã không trả lời bằng những câu đáp đại loại cùng
một ý nghĩa như: “Kỳ Tâm tức Phật - Tâm kia là Phật” hoặc “Phật
tức Tâm” hay “Tâm tức Phật” v.v. và v.v. mà lại là “tức
TÂM tức PHẬT”.
Bởi “tức” của “tức TÂM”, “tức PHẬT”, chỉ trực tiếp vào hiện thực tuyệt đối ngay TÂM, trước mắt, khiến trực giác của người đối diện ngay ấy khám phá Bổn Tâm thực sự “đang là” cùng hiện thực tuyệt đối, cũng là “tức” trong nhứt niệm đương niệm, tròn đầy sáng trong vô nhất vật. Người căn trí vào bậc thượng, phát huy trực giác tối đa nương đây mà tự ngoảnh đầu khám phá chính mình. “Tức” trong khoảng một phần “sát-na”, mà trước niệm không sanh, sau niệm không dứt, hiện tiền là nhứt niệm, cũng vô niệm sáng suốt tuyệt đối, là Chơn Ngã, Chơn Tâm, Niết Bàn thanh tịnh.
Bởi “tức” của “tức TÂM”, “tức PHẬT”, chỉ trực tiếp vào hiện thực tuyệt đối ngay TÂM, trước mắt, khiến trực giác của người đối diện ngay ấy khám phá Bổn Tâm thực sự “đang là” cùng hiện thực tuyệt đối, cũng là “tức” trong nhứt niệm đương niệm, tròn đầy sáng trong vô nhất vật. Người căn trí vào bậc thượng, phát huy trực giác tối đa nương đây mà tự ngoảnh đầu khám phá chính mình. “Tức” trong khoảng một phần “sát-na”, mà trước niệm không sanh, sau niệm không dứt, hiện tiền là nhứt niệm, cũng vô niệm sáng suốt tuyệt đối, là Chơn Ngã, Chơn Tâm, Niết Bàn thanh tịnh.
Nhận ra hiện thực tuyệt đối trước mắt, cũng là Chơn Tâm hiển lộ thì cũng tức ngay ấy, ngộ ra thể tánh chơn thật của Bổn Tâm, thì liền sáng suốt, để tự trả lời PHẬT là gì một cách chơn thật, mà trong đây vừa chợt khám phá, biết như thật Tánh-Tướng viên dung, PHẬT-TÂM-ĐẠO huyền đồng nhất như, Thể và Tánh chẳng phải “Một”, chẳng phải “Hai”, cũng không khác, mà như sóng với nước.
Biết như thật từ một Pháp duy nhất chơn như, thường hằng, bất biến, mà thường tùy duyên, thông lưu diệu mầu, khởi sanh vạn pháp. Vạn Pháp sanh khởi trùng trùng vô lượng vô biên mà từng mỗi Pháp không mất tánh “diệu” chơn như tự tại, tùy duyên mà vẫn bất biến.
Tánh Biết sáng suốt tuyệt đối không Sở không Năng, không chung không thủy, như như tự tại, là đệ nhất nghĩa, là tuyệt đối mà không miệng mồm, trí giải nào có thể với tới được vậy.
Bởi cái gì có thể với tới được “nó” thì tự nó chẳng còn là tuyệt đối nữa, chẳng còn là đệ nhất nghĩa đối với chỗ độc hữu diệu mầu, phi sanh diệt của tự nó, chẳng còn là thường đạo chơn thật nữa, mà khiến cùng nó chia lìa, là hai là khác, là có chỗ tương tác, vướng mắc trong Nhơn Quả rồi.
Một vị Thiền Tổ đã nói: “Nhược Tâm hữu trụ tức vi phi trụ - Bằng Tâm có chỗ trụ, tức chẳng phải trụ”, tức là, hoặc nếu trụ Tâm vào Sắc, hoặc Thinh, Hương, Vị, Xúc Pháp, thì đó tức chẳng phải là thường trụ, chẳng phải là là “Trụ vô sở trụ - trụ không chỗ trụ, tức chơn trụ” trong tính cách vượt thoát Nhơn Quả; có chỗ trụ tức chẳng phải tự “Một” cùng đệ nhất nghĩa.
Tức TÂM tức PHẬT, cũng là “Pháp Tánh Như Thị”, cũng là “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc”, là Sắc, Không, Không, Sắc huyền đồng, viên dung như nhứt, là tất thảy Pháp - Vô Ngã Chơn Thường, - Chơn Không Diệu Hữu, mà trong đây chỉ có tự chứng tự tri, tự biết rõ như thật mà nói không thể tới được nữa vậy.
ĐÓN XUÂN
Nhớ độ Xuân về trên xứ tôi
Hồng đào he hé nụ hoa đầu
Mai vàng mim mỉm cười trong gió
Nêu dựng chòi cao nếp thành xôi
Nhẩm đọc mấy hàng câu đối đỏ
Đồ ông gác cọ vuốt hàm râu
Cành mềm buông tỏa bên lều nhỏ
Nườm nượp người ta nhóm chợ xuân
Hồng đào he hé nụ hoa đầu
Mai vàng mim mỉm cười trong gió
Nêu dựng chòi cao nếp thành xôi
Nhẩm đọc mấy hàng câu đối đỏ
Đồ ông gác cọ vuốt hàm râu
Cành mềm buông tỏa bên lều nhỏ
Nườm nượp người ta nhóm chợ xuân
**
Xác pháo giao thừa reo dưới nắng
Áo màu dù lọng rộn mây giăng
Trẻ già nô nức mừng năm mới
Chúc tụng cho nhau phước thọ tăng
Xuân này lưu lạc cõi trời xa
Chạnh lòng thương tưởng đến quê nhà
Ngoài kia cơn lạnh còn ray rứt
Viễn xứ nghe hồn xuân tái tê!
Thông Triêm
TÂM CHƯ PHẬT SẼ THÀNH
THƯ NGỎ VÀ MỤC LỤC PHTQ SỐ 21
BỒ TÁT THƯỜNG BẤT KHINH
TU THEO PHẬT LÀ GIÁC NGỘ TỰ THÂN
CHƯƠNG TRÌNH ĐI TÌM HẠNH PHÚC
KHÔNG NÊN QUÁ LO ÂU
SỰ TĨNH LẶNG TRONG MÂU THẪN CUỘC ĐỜI
http://lotus-lantern-canada.blogspot.ca/2012/09/tim-su-tinh-lang-trong-mau-thuan-cua.html