Tác giả: CHÚC VIÊN
Phật giáo đi vào đời từ những nỗi đau khổ bất hạnh nhất của con người. Phật giáo xuất hiện vì thế gian và cũng tồn tại vì thế gian. Sứ mệnh của Phật giáo là làm nhẹ bớt nỗi đau thương của nhân loại và hơn thế nữa là hướng dẫn con người trong việc kiến tạo đời sống an lạc căn cứ trên nền tảng đạo đức, trí tuệ và từ bi.
Lật lại trang sử ngày xưa, hình ảnh các vị Thiền sư, nhất là vào thời Lý, Trần luôn sống đúng lời dạy của đức Phật: “Này các Tỳ-kheo! Hãy du hành vì lợi ích và hạnh phúc của chư Thiên và loài người, và hành động theo chuẩn mực đạo đức".
1*. Giới không sát sanh: Thật vậy, với giới không sát sanh là nuôi dưỡng lòng từ bi, tôn trọng lẽ công bằng nhân đạo đối với đồng loại và tất cả chúng sanh, nhờ đó mà xua tan bóng tối sân hận và ganh ghét. Thiếu căn bản đạo đức này, dù có nói đạo đức cao siêu đến đâu cũng chỉ là nói suông, là người mất nhân tính và hủy hoại lương tri, bởi:
Mỗi người, mỗi nhà đều giữ giới không sát sanh thì chiến tranh không thể có, hận thù không thể sanh. Trái lại còn có thể sống hài hòa với người khác, biết quan tâm đến niềm vui, nỗi khổ của con người và tất cả mọi loài.
2*. Giới không trộm cắp: Khi giới không trộm cắp được tuân giữ thì có được lòng tin, mối giao hảo đối với người khác và bản thân mình không sợ hãi; và nhất là tránh khỏi sự sai lầm, tội lỗi, trừng trị của luật pháp. Hành vi trộm cắp, bao gồm hành vi buôn lậu, tham nhũng, việc khai thác tài nguyên bừa bãi, giết hại loài động vật quí hiếm.
Phật dạy mỗi người cần phải sống trung thực, lương thiện, tuyệt đối không xâm phạm của cải người khác, không làm giàu bằng mồ hôi nước mắt của kẻ khác, bằng cách lừa lọc, phi nhân bản, thiếu đạo đức, vì tác hại của trộm cướp, tham nhũng làm bại hoại đạo đức.
3*. Giới không tà dâm: Lại nữa, giới thứ ba, không được tà dâm. Ngoài quan hệ vợ chồng chính thức, tất cả những quan hệ nam nữ khác không được luật pháp quốc gia và xã hội thừa nhận đều gọi là tà dâm. Không tà dâm là bảo vệ nhân cách của mình, bảo vệ thuần phong mỹ tục, tạo đời sống ổn định về tinh thần.
Trước đổ dốc nhanh chóng về đạo đức, giới thứ ba này càng quan trọng như một nhu cầu cần thiết, cấp bách cần được giữ gìn để tránh những căn bệnh hiểm nghèo. Nếu muốn các mối quan hệ trong gia đình được ổn định, làm cơ sở cho xã hội được an vui thì mọi người nên có quan hệ chính đáng, vừa có tình, vừa có nghĩa.
4*. Giới không nói dối: Giới thứ tư, không nói dối tức là không nói những lời trái với sự thật để mưu cầu lợi mình hoặc hại người. Nói dối khiến mất lòng tin, mất uy tín, thường lo sợ bị phát hiện, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Nếu mọi người sống chung đều nói dối với nhau, đó là dấu hiệu của sự tan rã, gia đình ly tán, giá trị đạo đức mất chỗ đứng.
Cổ Đức có dạy “Kẻ mất tiền mất ít, kẻ mất lòng tin thì mất tất cả”. Nếu mọi người đều sống chân thật, xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn trộm cắp, tham ô, dối gạt... và hạnh phúc luôn ngự trị trong mỗi gia đình, xã hội từ đó cũng an bình, thịnh vượng.
5*. Giới không uống rượu: Giới thứ năm, không được uống rượu. Giới này không có ở tôn giáo khác; tuy nghe có vẻ như bình thường nhưng thực chất nó rất quan trọng. Bởi vì, uống rượu không những làm cháy gan, thui phổi mà còn là nhân sanh ra các tội lỗi và làm mất giống trí tuệ. Thuốc độc chỉ giết người trong một đời còn rượu giết người trong hiện tại và tương lai.
Thực tế cho thấy say rượu là nguyên nhân làm tan nhà nát cửa, gây gỗ, đánh chém, tai nạn giao thông... Công năng của giới này giúp ta luôn làm chủ được mình, nuôi dưỡng tánh trầm tĩnh, tinh thần được minh mẫn, nhất là tạo cho con người có tác phong đứng đắn, luôn ý thức được địa vị và tư cách của mình; từ đó, loại bỏ những hành động xấu ác, đáng khiển trách.
Lật lại trang sử ngày xưa, hình ảnh các vị Thiền sư, nhất là vào thời Lý, Trần luôn sống đúng lời dạy của đức Phật: “Này các Tỳ-kheo! Hãy du hành vì lợi ích và hạnh phúc của chư Thiên và loài người, và hành động theo chuẩn mực đạo đức".
Mà đạo đức Phật giáo được xây trên nền tảng Giới luật. Nền tảng này lấy Ngũ giới làm căn bản. Đây là nền tảng đạo đức vững chãi nhất để bảo vệ hòa bình, an lạc và đem đến hạnh phúc cho nhân loại. Nó thể hiện sự bình đẳng, nhân bản, dân chủ và cũng là chuẩn mực đạo đức chung của con người sống trên hành tinh này. Giá trị toàn cầu của nó đã được các nhà Đạo đức học, Xã hội học, Triết học trên thế giới công nhận. Ông Albert Schweitzer, nhà triết học người Đức viết:
“Đức Phật đã sáng tạo ra nền đạo đức nội tâm hoàn thiện qua năm điều răn cấm đầu tiên của Ngài. Đức Phật là một trong những nhà Đạo đức học vĩ đại kỳ tài nhất mà thế giới có được”.
NGŨ GIỚI PHẬT GIÁO
1*. Giới không sát sanh: Thật vậy, với giới không sát sanh là nuôi dưỡng lòng từ bi, tôn trọng lẽ công bằng nhân đạo đối với đồng loại và tất cả chúng sanh, nhờ đó mà xua tan bóng tối sân hận và ganh ghét. Thiếu căn bản đạo đức này, dù có nói đạo đức cao siêu đến đâu cũng chỉ là nói suông, là người mất nhân tính và hủy hoại lương tri, bởi:
“Ai cũng sợ gươm đao
Ai cũng thích sống còn”
Mỗi người, mỗi nhà đều giữ giới không sát sanh thì chiến tranh không thể có, hận thù không thể sanh. Trái lại còn có thể sống hài hòa với người khác, biết quan tâm đến niềm vui, nỗi khổ của con người và tất cả mọi loài.
2*. Giới không trộm cắp: Khi giới không trộm cắp được tuân giữ thì có được lòng tin, mối giao hảo đối với người khác và bản thân mình không sợ hãi; và nhất là tránh khỏi sự sai lầm, tội lỗi, trừng trị của luật pháp. Hành vi trộm cắp, bao gồm hành vi buôn lậu, tham nhũng, việc khai thác tài nguyên bừa bãi, giết hại loài động vật quí hiếm.
Phật dạy mỗi người cần phải sống trung thực, lương thiện, tuyệt đối không xâm phạm của cải người khác, không làm giàu bằng mồ hôi nước mắt của kẻ khác, bằng cách lừa lọc, phi nhân bản, thiếu đạo đức, vì tác hại của trộm cướp, tham nhũng làm bại hoại đạo đức.
3*. Giới không tà dâm: Lại nữa, giới thứ ba, không được tà dâm. Ngoài quan hệ vợ chồng chính thức, tất cả những quan hệ nam nữ khác không được luật pháp quốc gia và xã hội thừa nhận đều gọi là tà dâm. Không tà dâm là bảo vệ nhân cách của mình, bảo vệ thuần phong mỹ tục, tạo đời sống ổn định về tinh thần.
Trước đổ dốc nhanh chóng về đạo đức, giới thứ ba này càng quan trọng như một nhu cầu cần thiết, cấp bách cần được giữ gìn để tránh những căn bệnh hiểm nghèo. Nếu muốn các mối quan hệ trong gia đình được ổn định, làm cơ sở cho xã hội được an vui thì mọi người nên có quan hệ chính đáng, vừa có tình, vừa có nghĩa.
4*. Giới không nói dối: Giới thứ tư, không nói dối tức là không nói những lời trái với sự thật để mưu cầu lợi mình hoặc hại người. Nói dối khiến mất lòng tin, mất uy tín, thường lo sợ bị phát hiện, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Nếu mọi người sống chung đều nói dối với nhau, đó là dấu hiệu của sự tan rã, gia đình ly tán, giá trị đạo đức mất chỗ đứng.
Cổ Đức có dạy “Kẻ mất tiền mất ít, kẻ mất lòng tin thì mất tất cả”. Nếu mọi người đều sống chân thật, xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn trộm cắp, tham ô, dối gạt... và hạnh phúc luôn ngự trị trong mỗi gia đình, xã hội từ đó cũng an bình, thịnh vượng.
5*. Giới không uống rượu: Giới thứ năm, không được uống rượu. Giới này không có ở tôn giáo khác; tuy nghe có vẻ như bình thường nhưng thực chất nó rất quan trọng. Bởi vì, uống rượu không những làm cháy gan, thui phổi mà còn là nhân sanh ra các tội lỗi và làm mất giống trí tuệ. Thuốc độc chỉ giết người trong một đời còn rượu giết người trong hiện tại và tương lai.
Thực tế cho thấy say rượu là nguyên nhân làm tan nhà nát cửa, gây gỗ, đánh chém, tai nạn giao thông... Công năng của giới này giúp ta luôn làm chủ được mình, nuôi dưỡng tánh trầm tĩnh, tinh thần được minh mẫn, nhất là tạo cho con người có tác phong đứng đắn, luôn ý thức được địa vị và tư cách của mình; từ đó, loại bỏ những hành động xấu ác, đáng khiển trách.
Như vậy, Ngũ giới của Phật giáo không mâu thuẫn với luật pháp của bất kỳ quốc gia nào. Bởi mục đích của nó là đào tạo con người toàn diện, xây dựng thế giới an lạc, hạnh phúc. Năm giới không những là căn bản phạm hạnh mà còn là căn bản cho sự thăng tiến tâm linh, là phương tiện để cá nhân người tu tập đạt được lợi ích an lạc.
Tác dụng của nó vô cùng lớn lao đối với tha nhân và xã hội, không những mang lại lợi ích thiết thực cho hành giả đời này mà cả đời sau, cả thế gian và xuất thế gian. Ngày nay lễ truyền thọ Tam quy, Ngũ giới được tổ chức nhiều lần trong năm, làm nền tảng cho việc giáo hóa chúng sanh. Đây cũng chính là tinh thần nhập thế của đạo Phật.■
Tác dụng của nó vô cùng lớn lao đối với tha nhân và xã hội, không những mang lại lợi ích thiết thực cho hành giả đời này mà cả đời sau, cả thế gian và xuất thế gian. Ngày nay lễ truyền thọ Tam quy, Ngũ giới được tổ chức nhiều lần trong năm, làm nền tảng cho việc giáo hóa chúng sanh. Đây cũng chính là tinh thần nhập thế của đạo Phật.■