Tảng đá có nặng không?
Posted by banmaihong
Posted by banmaihong
Có lần Ngài Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình. Ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi: “Các thầy thấy tảng đá đó có nặng không?” Các đệ tử nhìn tảng đá to lớn ấy và trả lời: “Dạ thưa, nó rất nặng.” Ajahn Chah mỉm cười nói, “Nó đâu có nặng, nếu như ta đừng cố gắng mang vác nó lên!”
Mỗi khi gặp một vấn đề khó khăn hay đối diện với những phiền não trong cuộc sống, bạn hãy thử tự hỏi mình câu hỏi ấy của ngài Ajahn Chan “Nó có nặng không?” Và nếu như ta không muốn dời đổi hay mang vác nó lên, thì đâu có là nặng phải không bạn?
Các thiền sư thường nhắc nhở chúng ta rằng, ngay giữa những khó khăn của cuộc đời mà ta thấy được nguyên nhân của phiền não, và sự chấm dứt của nó cũng có mặt ở ngay tại nơi ấy, chứ không cần phải tìm kiếm ở một nơi nào khác.
Đó có thể là những giây phút lo âu, phiền muộn trong tâm, hay những cảm giác khó chịu, đau nhức ở thân. Nếu như ta biết có mặt trọn vẹn với những gì xảy ra, ta sẽ không mang vác thêm cho mình những nỗi khổ không cần thiết, của sự mong cầu, muốn dời đổi, muốn làm cho nó được khác đi.
Nhưng điều ấy không có nghĩa là ta có một thái độ dửng dưng, hoặc tránh né những khó khăn trong cuộc sống, mà là biết quan sát những gì xảy ra trong chánh niệm và tỉnh giác. Nó giúp ta thấy được rằng có những sự việc trong đời ta không tránh được, chúng đến và đi theo luật nhân quả tự nhiên. Như một ngày mây mù kéo đến che lấp phủ kín lối đi, hay là sương tan chân trời rộng mở. Nhưng vì sự mong cầu, và thái độ phản ứng vội vàng của một cái Tôi nhỏ bé, đã khiến ta không thể sống trọn vẹn được với thực tại ấy. Nó xui ta cố gắng vác lên thêm cho mình những gánh nặng không cần thiết.
Thật ra sự trọn vẹn không có một khuôn mẫu nhất định nào hết. Sống trọn vẹn không có nghĩa là ta phải cố sống đúng theo một phương cách nào đó, mà chỉ có nghĩa là ta trở lại với những gì đang có mặt nơi thân tâm mình, và để yên cho nó được như nó là. Có khi đó là sự khinh an, mà cũng có khi đó là những bất an.
Để yên không có nghĩa là chấp nhận hay buông suôi, nhưng nó giúp ta có lại được một sự tĩnh lặng để thấy rõ những gì đang thật sự có mặt. Và rồi nếu cần, ta cứ làm những gì mình cần làm và có thể làm được. Bạn biết không, cuộc đời có thể chỉ bày cho ta nhiều phương cách để dời đổi tảng đá, nhưng nhiều khi sự có mặt của tảng đá ấy là để ta có dịp nhìn lại và thấy rõ mình hơn.
Tảng đá to và nặng thật đấy, nhưng ta đâu cần phải mang vác nó lên. Mà nếu như ta không mang vác chúng lên thì mình cũng đâu có gì cần phải buông bỏ, phải không bạn?
Nguyễn Duy Nhiên
CHUYỆN TRONG
CHÙA
Kính thưa Quí Vị,
VP.PHTQ.CANADA vừa
nhận được thư của Phật tử Diệu Từ (Houston, TX).
Nhận thấy đây cũng là
hoàn cảnh chung của nhiều gia đình có bậc cha mẹ phát tâm xuất gia khi tuổi đã
cao.
Đến khi vị này lâm
bệnh, nhà chùa không có người để chăm nom, điều dưỡng, nên buộc phải kêu gọi
thân nhân nhận lãnh.
Nếu thân nhân có khả
năng thì mọi chuyện êm xuôi, dễ dàng. Tuy nhiên, có nhiều hoàn cảnh rất khó cư
xử sao cho vẹn toàn.
Nơi đây xin nói thêm,
có nhiều vị cao niên có ý muốn xuất gia, vào tu trong chùa vì nghĩ rằng nhà
chùa là nơi tu hành,
vô chùa mới gọi là tu
và được ở gần Phật. Khi có mệnh hệ nào thì có sẵn chư Tôn Đức làm lễ cầu siêu
thì chắc chắn được vãng sanh về cõi Phật.
Thật là đau lòng khi
VP.PHTQ.CANADA nhận được những thư hỏi đạo, làm sao áp dụng đạo trong đời sống
thực tế, rất khó có giải pháp chu toàn.
Do đó, mọi người nên
phát tâm cầu học chánh pháp ngay khi còn khoẻ mạnh, còn minh mẫn trí tuệ, để
hiểu rõ rằng: Phật ở trong tâm các người làm việc thiện lành, không làm việc
xấu ác và giữ tâm ý trong sạch, thanh tịnh. Trong chùa không có Phật, chỉ có
tượng Phật, chẳng có gì linh thiêng. Trong chùa không có chánh pháp, chỉ có các
bộ kinh sách bám bụi, còn nhà chùa làm nhiều chuyện phi chánh pháp để có lợi
dưỡng và danh tiếng, đẩy dẫy tà pháp. Trong chùa tuy có nhiều người mang hình
tướng người tu, nhưng không thực tâm, chỉ thích ăn trên ngồi trước, không chơn
thật, chỉ thích áo mão xênh xang, chẳng chịu học hỏi lời Phật dạy, chỉ biết
thực hành nhiều nghi lễ có tính cách mê tín, người trước làm sao bây giờ làm
vậy, chẳng hiểu ý nghĩa gì, còn bày vẻ thêm, nhằm gạt gẫm thế nhân và gạt gẫm
những người vào tu sau.
Kính mời Quí vị đọc
bức thư sau đây và cho biết tôn ý.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA
MÂU NI PHẬT
Kính thư,
VP.PHTQ.CANADA
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
---------- Forwarded message
----------
From: Kim Chi PD Diệu
Từ
Date: 2015-07-14 10:41 GMT-04:00
Subject: [testing2k] LỰC BẤT TÒNG TÂM
To: "VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>,
Date: 2015-07-14 10:41 GMT-04:00
Subject: [testing2k] LỰC BẤT TÒNG TÂM
To: "VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA" <cutranlacdao@yahoo.com>,
LỰC BẤT TÒNG TÂM
(HỎI ĐÁP PHẬT HỌC TỊNH
QUANG)
Kính thưa Quí Thầy Ban
Biên Tập PHTQ.CANADA,
Con là Phật tử PD Diệu Từ
hiện sống ở Houston, Texas, kính xin quí Thầy từ bi chỉ dạy.
Con có một người Mẹ, Bà
xuất gia lúc 52 tuổi. Khi đó con 30 tuổi và mới lập gia thất.
Mẹ con năm nay 82 tuổi,
tức là bà đã tu ở chùa 30 năm. Khi xuất gia Mẹ còn khoẻ mạnh, từ đó con hoàn
toàn không được Mẹ thăm hỏi hay giúp gì từ tinh thần với vật chất. Có nhiều lúc
gia đình con đến chùa thăm Mẹ, thấy mẹ cực khổ lam lũ trong nhà bếp, bị sai vặt
từ việc nặng nhẹ đều phải làm, con rất đau lòng nhưng không dám nói gì cả, vì
đó là tâm nguyện của Mẹ. Tất cả tiền già lẫn tiền dành dụm, Mẹ phát tâm, tự
nguyện hay lý do nào con cũng không được biết. Chỉ biết một điều, tất cả tiền
của Mẹ đều cúng dường cho nhà chùa hết rồi.
Và đến lúc có chuyện xảy
ra, là khi Mẹ bịnh sau đó bị tai biến mạch máu não, hơn hai tháng nằm bịnh
viện, bác sĩ ngõ ý muốn gia đình đem về nhà chăm sóc, vì Mẹ giờ đây hôn mê
không biết bao giờ tỉnh lại. Tiền viện phí, tiền nuôi bịnh, tìm kiếm người chăm
sóc… chùa buộc chúng con phải lo hoàn toàn.
Chúng con bây giờ, chồng
thì thất nghiệp đang xin tiền hưu trí, vợ thì đi làm công nhân nuôi 3 người con
và cháu còn tuổi ăn học, nợ tứ phía, làm sao lo…?!! Con chỉ nói rõ hoàn cảnh
khổ của con thôi, thì bị các Thầy Cô trong chùa mắng là “đồ bất hiếu, Mẹ của nó
mà nó không lo thì ai ở không đâu mà lo?”.
Thưa quí Thầy PHTQ , vì
con quá khổ, ức nghẹn không nói được, không làm được gì cả. Tại sao Mẹ chọn con
đường bỏ gia đình đi tu, làm công quả mấy chục năm, tiền bạc dâng cúng tất cả
nay cũng không còn gì, đến khi lâm vào hoàn cảnh như thế nầy thì bị nhà chùa bỏ
rơi, phủi hết trách nhiệm, con cái gia đình thì mang tiếng “bất hiếu”.
Câu chuyện như vậy, thì
quí Thầy Cô trong chùa, Mẹ của con, gia đình con, xin hỏi: ai đúng, ai sai ??!! Thầy là người xuất gia cũng là bậc Thầy mà con
học hỏi và kính trọng, mong Thầy cho con vài lời khuyên để con biết phải làm gì
cho đúng đạo? Làm sao giải quyết chuyện đau lòng nầy, để cho tâm con được nhẹ
nhàng hơn. Thật là lực bất tòng tâm. Kính mong Thầy hồi âm cho con sớm.
(Thầy có thể công bố thư
của con cho mọi người khác biết, con cần nhiều lời khuyên cùng những ý kiến các
Phật Tử và chư vị Tăng Ni trong việc nầy)
Kính cám ơn Thầy rất
nhiều.
Con Trịnh Kim Chi PD Diệu
Từ
Kính Thư
VÌ
CON” MẸ CÓ ĐƯỢC HẠNH PHÚC
TKN Thích Nữ Chân Liễu
Trong
cuộc sống, người mà khiến chúng ta đau lòng và phiền muộn thường là những người
thân thiết nhất, tình thương càng sâu đậm thì tổn thương càng nhiều.
Cách
đây một năm, vào mùa Vu Lan các Ni chúng trong chùa có duyên sự nên được tiếp
chuyện cùng bác Diệu Chơn. Tuổi bác Diệu Chơn năm đó khoảng hơn 70, với đôi mắt
thật buồn như muốn khóc cùng dáng vẽ mệt mỏi thất vọng. Giọng trầm buồn Bác hỏi:
- **
Thưa
sư cô, tôi có thể vào ở chùa tu luôn được không?
- **
Thưa
Bác có hỏi ý kiến của các người con chưa?
- **
Các
con tôi không ai đồng ý cả, nhưng tôi
thì chán lắm rồi, chỉ muốn vào chùa ở luôn không về nữa!
- **
Như
vậy thì các con của Bác vì thương nên sợ rằng vào ở trong chùa với cuộc sống đạm
bạc, trở ngại cho sức khỏe của Bác nên không đồng ý.
- **
Không!
thương mẹ cái gì mà chúng chẳng bao giờ nhớ đến sinh nhật của tôi? Hai ba tháng
mới về thăm một lần, khi về thì ngồi chưa được nửa ngày vội về, nói bận chuyện
chồng chuyện con. Tôi trách móc rầy la thì giận hờn. Tôi nói tôi có bịnh chúng
cũng không màng phone hỏi thăm. Tôi nấu món ăn ngon gọi về ăn, thì nói có việc
phải làm không về được. Thật là tức muốn chết luôn. Con cái gì mà không nhớ tới
Mẹ, cùng không sợ Mẹ buồn mẹ giận gì hết. Các Cô xem như vậy đó thôi đi tu núp
bóng Từ Bi của Phật cho xong một kiếp người vô phước. (nói xong khóc thật nhiều)
-
**Thưa
Bác, sống với người thân yêu mà quá nhiều khổ lụy và phiền não như vậy, thì có
phải Bác nghĩ rằng vào chùa sống chung với những người xa lạ không thân bằng
quyến thuộc gì cả, thì sẽ tìm được an lạc và hạnh phúc chăng?!
-
Tôi
không muốn nghĩ nhiều như vậy, chỉ muốn đi cho con tôi nó thấy Mẹ là quan trọng,
không có Mẹ xem chúng có hối hận không?
Có nhận ra tôi đã làm những gì và hy sinh nhiều như thế nào để chúng có được
như ngày nay. Ơn Mẹ to tát lắm đấy!!! (khóc)
- **
Xin
thưa, Ni chúng đã nghe được những lời tâm sự vừa rồi. Bây giờ để giúp cho Bác
có được một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản hơn, thì nhắc lại lời Phật dạy có
câu: “Sống vì người không vì mình”. Suy
nhghĩ vì người thì được hạnh phúc, suy nghĩ vì mình quá nhiều thì đau khổ. Người
muốn tu hoàn cảnh nào cũng có thể tu được, trước hết là tu tại thế gian (tu tại
gia) với những người thân yêu bên cạnh. Khi đạt được hạnh phúc cho chính bản
thân mình và tạo hạnh phúc cho những người thân sống chung quanh rồi, khi đó mới
nghĩ đến chuyện tu xuất thế gian (tu xuất gia).
** Bác
hãy chuyển sự suy nghĩ vì mình quá nhiều mà nên thấy rằng, các cô cậu còn trẻ
có rất nhiều gánh nặng bổn phận, trách nhiệm và chuyện công ăn việc làm nhiều
khó khăn, luôn luôn phải tranh đấu để lo cho gia đình đã bận rộn lắm rồi, chưa
nhắc đến những bực dọc và phiền toái từ trong sở làm. Nếu nhận biết như vậy Bác
càng thương họ nhiều hơn, tâm bao dung, lòng hỷ xã, nghĩa là vui sống trong đồng
cảm và tha thứ. Khi nghe các con quá bận không có thì giờ để nghỉ ngơi, không
còn nhớ thời gian qua bao lâu, kể cả sinh nhật của chính bản thân họ có lẽ cũng
không nhớ!!.
Niềm hạnh phúc họ mang lại cho Mẹ là đã có cố gắng dành thì giờ ít ỏi về thăm Mẹ, được
ăn những món ăn chính tay Mẹ nấu, thì những thời khắc hạnh phúc đó tuy không
nhiều nhưng nếu với lòng thương con không tính toán, không đòi hỏi sự đền đáp,
không chấp đúng chấp sai, không một lời trách cứ, không một niệm buồn phiền hay
tổn thương vì cái tự ái chẳng đáng gì cả, thì hạnh phúc đó có phải đã tăng lên
bội phần.
Sự
an lạc là phần thưởng quí báu có ngay từ tâm cao thượng của những người Mẹ
thương con vô bờ bến. Ni chúng mong rằng sau buổi nói chuyện hôm nay trong mùa
Vu Lan đầy tình thương yêu lòng hân hoan của những người con, những người Mẹ có
thể vô cùng sung sướng mà nói rằng: “VÌ CON MẸ CÓ ĐƯỢC HẠNH PHÚC”.
NAM
MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
TÌNH NGHIÃ VỢ CHỒNG
Xin chia sẻ với các Bạn một truyện ngắn hay và cảm động về tình
yêu thương – tình nghĩa vợ chồng
Giàu có thực sự không phải số tiền trong thẻ ngân hàng, mà là nụ
cười hạnh phúc trên khuôn mặt bạn.
Tiền nhiều hay ít không quan trọng,quan trọng là tìm được một
người toàn tâm toàn ý yêu thương bạn.
Anh ta từ một kỹ sư xây
dựng mới chân ướt chân ráo bước ra khỏi cánh cổng trường đại học và sau đó xây
dựng đội ngũ kỹ thuật của riêng mình.
Bây giờ, đã trở
thành ông chủ một công ty xây dựng có tiếng tăm trong thành phố.
Bên cạnh anh có quá nhiều cám dỗ.
Trong khi đó, vợ anh
ngày càng xấu đi, thân hình trở nên xồ xề, da dẻ cũng không hồng hào, mịn màng
như trước. So với vô vàn kiều nữ bên cạnh anh, vợ anh thật quê mùa, ảm đạm. Sự
hiện diện của vợ nhắc nhở quá khứ tầm thường, thấp kém của anh.
Anh nghĩ cuộc hôn nhân
này nên chấm dứt ở đây.
Anh gửi vào tài
khoản của vợ 500 triệu, mua cho cô một ngôi nhà ở trung tâm thành phố nhộn
nhịp. Anh không phải người đàn ông vô lương tâm. Vì vậy, nếu như không sắp xếp
cuộc sống ổn thỏa cho vợ anh sau này, anh sẽ cảm thấy vô cùng tội lỗi…
Cuối cùng, anh chủ
động đề nghị ly hôn.
Vợ anh ngồi đối diện, trầm tư nghe anh giải thích lý do ly hôn. Đôi mắt ấy rất đỗi dịu dàng. Nhưng 20 năm làm vợ chồng, anh quá hiểu rõ về cô, đằng sau đôi
mắt hiền dịu ấy, anh
biết rằng trái tim cô đang rỉ máu.
Anh chợt nhận ra mình
thật tàn nhẫn.
Ngày vợ anh đồng ý rời
khỏi nhà. Công ty phải giải quyết một vài vấn đề, anh bảo cô đợi ở nhà, trưa về
anh sẽ giúp cô chuyển nhà, chuyển đến căn hộ chung cư anh mua cho. Đồng nghĩa
với việc cuộc hôn nhân kéo dài 20 năm sẽ kết thúc tại đây.
Buổi sáng ngồi trong phòng làm việc, anh bồn chồn, thấp thỏm. Đến trưa, anh vội
vã về nhà.
Căn nhà được dọn dẹp
sạch sẽ, vợ anh đã đi mất rồi. Trên bàn đặt chiếc chìa khóa nhà anh mua cho cô,
sổ tiết kiệm 500 triệu đồng và một bức thư cô viết cho anh.
Đây là bức thư đầu tiên
mà cô viết cho anh:
“Em đi đây, em về nhà
mẹ. Chăn em giặt phơi khô rồi đấy, cất ở ngăn cuối cùng bên trái tủ quần áo.
Trời lạnh anh nhớ lấy ra đắp. Giày da tất cả em đều đánh xi rồi nhé, nếu anh
không tự mình đánh được thì mang đến tiệm ông Tư đầu ngõ ấy. Sơ mi treo ở phía
trên, vớ, thắt lưng ở trong ngăn kéo phía dưới tủ. Mua gạo nhớ mua gạo tám thơm
của Thái Lan, anh nhớ vào siêu thị mua nhé, mua bên ngoài anh không thạo người
ta bán hàng giả cho đấy. Dì Hai mỗi tuần đều đến dọn dẹp nhà cửa một lần, cuối
tháng anh nhớ gửi tiền cho dì ấy. Còn nữa, đồ cũ cứ cho ông Tư đầu ngõ nhé, ông
ấy gửi về quê cho bọn trẻ con, chắc chúng nó sẽ vui lắm.
Dạ dày anh không tốt, em đi rồi anh nhớ uống thuốc đều đặn. Thuốc em nhờ người ta mùa từ Quảng Bình, có lẽ cũng đủ dùng nửa năm. Anh ra ngoài thường quên mang theo chìa khóa nhà, em gửi một chùm ở chỗ bảo vệ, lần sau nếu quên thì đến đấy lấy nhé. Buổi sáng đi ra ngoài anh nhớ đóng cửa sổ, mưa tạt vào sẽ làm ướt nhà đấy. Canh cá lóc – món mà anh thích em để ở trong tủ lạnh. Anh về nhớ hâm lại rồi hãy ăn nhé.
Gửi anh, người em yêu nhất ”
Dạ dày anh không tốt, em đi rồi anh nhớ uống thuốc đều đặn. Thuốc em nhờ người ta mùa từ Quảng Bình, có lẽ cũng đủ dùng nửa năm. Anh ra ngoài thường quên mang theo chìa khóa nhà, em gửi một chùm ở chỗ bảo vệ, lần sau nếu quên thì đến đấy lấy nhé. Buổi sáng đi ra ngoài anh nhớ đóng cửa sổ, mưa tạt vào sẽ làm ướt nhà đấy. Canh cá lóc – món mà anh thích em để ở trong tủ lạnh. Anh về nhớ hâm lại rồi hãy ăn nhé.
Gửi anh, người em yêu nhất ”
Những dòng chữ xiêu vẹo
nhưng tại sao nó cứ như những viên đạn bắn vào trái tim anh, mỗi viên đều mang
theo tấm chân tình xuyên thẳng vào ngực – đau nhói.
Anh từ từ đi vào nhà bếp.
Mỗi đồ vật ở đây
đều lưu giữ dấu tay, hơi thở của cô.
Anh chợt nhớ về 20
năm trước, anh làm ở công trường xây dựng dầm mưa dãi nắng. Những ngày tháng
bần hàn của cuộc đời đều có cô bên cạnh. Nhớ lại bát canh cá lóc nóng hổi đã
sưởi ấm trái tim anh trong những ngày mùa đông lạnh cắt da cắt thịt, nhớ lại
giây phút anh đã từng hứa với lòng mình nhất định sẽ mang lại hạnh phúc suốt
đời cho cô.
Anh quay người, nhanh
chóng khởi động xe.
Nửa tiếng sau, cuối cùng anh cũng tìm thấy cô đang đợi tàu trở về quê.
Anh giận dữ nói:
“Em muốn đi đâu?
Anh làm việc mệt mỏi cả ngày, về đến nhà, đến cơm nóng cũng không có mà ăn. Em
làm vợ như vậy à? Về nhà với anh ngay”.
Anh trông rất hung dữ và thô lỗ!
Đôi mắt cô ướt nhòe, cô đứng lên, ngoan ngoãn theo sau anh đi về nhà. Giọt nước
mắt xen lẫn niềm vui ……
Cô không biết rằng, lúc
này đi trước cô, anh đang dằn lòng cố kìm nén những giọt nước mắt …
Suốt quãng đường từ nhà
đến đây, anh thực sự rất sợ, sợ không tìm thấy cô, sợ từ đây sẽ mất cô mãi mãi.
Anh tự trách mình sao
lại ngu ngốc đến vậy, hóa ra đánh mất cô ấy cũng giống như anh đánh gãy xương
sườn của mình…
Hai mươi năm đồng cam
cộng khổ, hai người đã buộc chặt cuộc đời mình vào nhau, mãi mãi không thể tách
rời.
Tại thời điểm sai lầm, địa điểm sai lầm, chỉ cần gặp được đúng người, tất thảy mọi thứ đều sẽ đúng.
Giàu có thực sự không phải số tiền trong thẻ ngân hàng, mà là nụ cười hạnh phúc
trên khuôn mặt bạn.
Tiền nhiều hay ít không quan trọng,quan trọng là tìm được một người toàn tâm
toàn ý yêu thương bạn.
Trên thế giới này, hạnh phúc nhất là 3 từ “ ta yêu nhau”.
Hiểu được bản thân mình muốn gì, thế
giới mới có thể hiểu được bạn.
AI CŨNG PHẢI CHẾT
Trích ” Chết có thật sự đáng sợ không
- Hòa thượng K. S. Dhammananda – Thích Tâm Quang
dịch”
Chúng ta
hãy nghiên cứu Đức Phật giải quyết vấn đề cho hai người, vì luyến ái mà cái
chết làm cho đau khổ. Một người là Bà Kisagatomi. Đứa con trai duy nhất của bà
ta bị rắn cắn chết. Bà ta bồng đứa con trai chết đến cầu cứu Đức Phật. Đức Phật
bảo Bà hãy đem đến cho Đức Phật một vài hạt giống cải (mù tạc) của một gia đình
không có ai chết, Đức Phật sẽ chữa cho. Nhưng Bà ta không thể tìm thấy một gia
đình nào mà không có người chết. Tất cả các gia đình mà Bà đã đến thì không nhà
nào là không khóc than hay đã khóc than về cái chết của người thân vào một lúc
nào đó. Bà đã hiểu sự thực đắng cay: cái chết rất phổ biến. Cái chết giáng
xuống tất cả mọi người và không chừa ai cả. Buồn đau là di sản đối với mọi
người.
Một người
khác được Đức Phật dạy là Patacara. Trường hợp của Bà này buồn thảm hơn. Chỉ
trong một thời gian ngắn, Bà mất hai đứa con, chồng, anh em, cha mẹ và tất cả
của cải. Buồn đau đến mất trí, Bà đã lõa lồ chạy như điên như dại trên đường
phố cho đến khi gặp Đức Phật. Đức Phật đã giúp Bà trở lại bình thường bằng cách
giảng giải cho Bà nghe là cái chết là một hiện tượng tự nhiên của tất cả mọi
người.
“Con đã
đau khổ nhiều lần như thế này, chứ không phải lần này thôi, Patacara; con đã
đau khổ nhiều lần trong những tiền kiếp của con. Đã lâu, con đau khổ vì cái
chết của cha, mẹ, con cái và những người thân của con. Khi con đau khổ như vậy,
nước mắt của con thật nhiều hơn nước ở biển cả”.
Cuối
cùng, Patacara nhận thức được cái vô thường của cuộc đời. Patacara và Kisagotami
hiểu rõ cái khổ và cả hai đều cảm nhận được sự đau khổ của cái chết . Bằng cách
hiểu sâu xa Đế Thứ Nhất của Tứ Diệu Đế về “khổ” thì ba Đế còn lại cũng hiểu
được. Ngài nói: “Này các tỳ kheo, đây là khổ, nguyên nhân của khổ, đây là diệt
khổ, và con đường dẫn đến chấm dứt không?”.
NHƯ ÁNG MÂY TRÔI
Trả Phật tám kiếp luân hồi
Ngàn sau đời biết nghiệp tôi là gì?
Kiếp này quá đủ sân si
Thì thêm nhiều kiếp làm gì nữa đây ?
Trả em tình ái bủa
vây
Ðắm say nhung nhớ cũng đầy phù vân
Môi kề môi đã bao lần
Mà sao tình ý như gần như xa !
Trả cho nhân thế điêu ngoa
Khùng điên, ác độc, mù loà, nhiễu nhương
Trả chùa nghi ngút khói hương
Trả chung bá tánh vấn vương thất tình
Trả trời rực rỡ bình
minh
Trả đất địa chấn thình lình nứt ra
Mưa giông sấm sét phong ba
Sóng thần đất lở tan hoang đắm thuyền
Trả mùa Hè tiếng Ðỗ quyên
Trả Thu man mác nắng hiền gió mơn
Trả Xuân tươi thắm bao lần
Trả Ðông lạnh lẽo âm thầm tối tăm
Trả cha, trả mẹ võng nằm
Trả cho chú Cuội trăng rằm đầu non
Trả trăm năm đá cũng mòn
Trả hương cho gió, hương còn thoảng đây
Trả trăng, trả gió cho mây
Trả Thơ cho bút -
Trả cây cho rừng
Chỉ còn giữ cái Vô thường !
CHUYỆN TU HÀNH
PHẬT HỌC TỊNH QUANG SỐ 16
- Thưa Thầy, tôi có nghe câu nói: Thứ nhứt thì tu tại gia.
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Vô chùa tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, thọ bát,
bái sám, thì đúng là tu rồi, dễ hiểu quá. Còn tu tại gia, tu tại chợ là làm
sao, thế nào, kính xin Thầy từ bi chỉ dạy cho. Cám ơn Thầy trước.
- Thông thường, ai cũng nghĩ vô chùa mới gọi là tu
thì quả thật không sai. Nhưng chưa hẳn hoàn toàn đúng.
Người thường đi chùa, hoặc cạo tóc ở luôn trong
chùa, nếu không tu sửa tâm tánh, vẫn tham lam, vẫn sân hận, vẫn si mê, có khi
còn làm phách, dè bĩu, hay khinh khi người khác không biết tu như mình, rủa xả,
mắng nhiếc người khác đọa địa ngục, phê phán không căn cứ, phỉ báng không tiếc
lời, thích ăn trên ngồi trước, giành miếng ngon, lựa chỗ tốt, thì không gọi là
tu được. Có chăng đó chỉ là hình tướng người tu, dù tại gia hay xuất gia, gọi
là tu tướng mà thôi.
Còn tu tại gia, tu tại chợ thì rộng rãi hơn, chiếm
toàn bộ thời gian trong một ngày, dù là người tại gia hay xuất gia. Lúc nào
cũng tự xem xét, hôm nay mình có làm tổn thương ai qua hành động, lời nói và
trong tư tưởng. Chẳng hạn như tại
chợ, mình có để xe nghinh ngang giữa đường, bất kể người khác có đi qua được
hay không. Chẳng hạn như tại gia, mình có ngồi coi TV chờ ông chồng (hay bà vợ)
mời ăn cơm, ăn xong coi TV tiếp, không phụ giúp làm cơm, không phụ giúp dọn
bàn, dọn dẹp, rửa chén bát, có khi lại ỷ mình là người làm ra tiền, nuôi cả
nhà!
Tóm lại, tu tâm dưỡng tánh, hôm nay mình tốt hơn
chính mình hôm qua, đó mới chính thực là tu.[]
BBT. PHTQ.
CHUYỆN TRONG CHÙA
- Chị hai! Thầy nói em bị vong ma nhập, nó cứ xúi
em nhẩy xuống sông hoài. Em thì không biết lội chết chắc?!
- Khi nào con ma đó có xúi em nữa, em nghe lời chị
nói với nó vậy nè: Mầy nhẩy đi, tao không nhẩy. Vậy chết chắc là nó, không phải
là em.
- Ừ có lý hén!
CHUYỆN TRONG NHÀ
- Anh ơi, anh đem đồ đi chợ vào nhà, anh làm một
mình hết nha!
- Còn em, sao không phụ anh chứ?...
- Em bịnh!
- Bịnh gì lẹ vậy, vừa rồi em ăn một lúc hai tô phở
mà!
- Bịnh làm biếng được không thì bảo nào?
CHUYỆN TRONG CHÙA
- Thầy nói anh nghiệp chướng nặng nề, không chịu đi
chùa, lo đi làm kiếm tiền, coi chừng bị đọa đọa… đó!
- Em nói với Thầy dùm anh, ngày mai anh không đi
làm nữa, anh sẽ đi chùa, nhưng không có tiền giúp chùa gây quỹ nữa, được không?
CHUYỆN TRONG ĐỜI
- Sách có câu: “Hoa hồng là rác, rác sẽ là hoa
hồng”.
Câu đó đúng lắm! Nhớ hồi mới quen em, anh tặng “hoa
hồng” cho em, quay lưng đi em cho vào thùng rác ngay. Nếu anh khôn một chút,
tặng kim cương thì tốt rồi!
CHUYỆN TRONG CHÙA
- Thưa Thầy chồng con làm Bác sĩ lương hằng tháng
rất cao, nhưng có điều là phải dùng những con thú như chim, chuột, thỏ, để thí
nghiệm, như vậy có tội không vậy?
- Không được rồi! Nguy thay! Nguy thay! Tội lỗi!
Tội lỗi! Bảo ông ấy bỏ “Job” liền lập tức đi nhá!
- Không được rồi! Nguy thay! Nguy thay! Thế thì cả
nhà con chết đói rồi! Thầy ơi cứu con với! []
CẦU TRỜI CÓ ĐƯỢC GÌ KHÔNG? - PHƯỚC BÁU
MÙA VU LAN MÊ TÍN TRÀN LAN
TRĂM NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
Ý NGHIÃ LỄ CẦU NGUYỆN
BIỂU TƯỢNG ĐÈN HOA SEN
BÁT CHÁNH ĐẠO