NSGN - Nghi lễ theo Phật giáo nói
chung có rất nhiều, nhưng có thể tóm gọn nghi lễ đối với đời người thì có ba
nghi lễ chính yếu, đó là lễ quy y Tam bảo và thọ trì năm giới cấm, lễ hằng
thuận và lễ cầu siêu khi một người qua đời.
Trước nhất, muốn trở thành đệ tử Phật, cần phải
làm lễ quy y Tam bảo, vì vậy đây là nghi lễ quan trọng nhất đối với tất cả
những người phát tâm đi theo con đường của Phật. Tam bảo là điểm nương tựa khởi
đầu, là nền tảng căn bản rất quan trọng mà tất cả Phật tử tại gia cần ý thức và
thể hiện tốt đẹp trong cuộc sống. Tuy nhiên, hàng Phật tử nương tựa Tam bảo
không chỉ giới hạn ở bước khởi điểm. Pháp này cần được phát huy sâu rộng trong
suốt quá trình tu tập cho đến ngày thành đạt quả vị Vô thượng đẳng giác, vì nếu
lệch ra ngoài hướng đi của Tam bảo, chắc chắn sẽ lạc vào đường tà.
Quy y Phật là
nhận Đức Phật làm Thầy, kính tin Phật hoàn
toàn sáng suốt bậc nhất. Người buồn phiền, hay có nhiều điều nan giải đến với
Phật đều được Ngài hóa giải.
Quy y Pháp là kính tin và chấp nhận những quy luật
đúng đắn, không bao giờ sai lầm, do Đức Phật truyền dạy. Vì trên bước đường
thuyết pháp giáo hóa độ sanh, lời nói và việc làm của Đức Phật luôn tương ưng
với nhau. Ngài đáp ứng được yêu cầu của quần chúng, mới cảm hóa được mọi người
cùng thăng hoa thánh thiện.
Quy y Tăng là
chúng ta nương theo tập thể tu sĩ đoàn kết, hòa hợp, thanh tịnh, an vui, cùng
tu hành, cùng lý tưởng tìm chân lý và đang từng bước thực hiện mục tiêu hướng
đến quả vị Phật
Nhận thức đúng
đắn ý nghĩa quy y Tam bảo để hàng Phật tử tại gia nuôi lớn đức tánh Tam bảo
trong chính cuộc sống của mình. Quy y Phật, việc chính yếu là làm cho tánh sáng
suốt của ta bừng sáng, không còn bị phiền não chi phối. Kính thờ Phật, quý
trọng Phật, lễ lạy Phật, thì cần mài giũa cho tâm ta được sáng suốt. Trở về với
bản tánh vốn sáng suốt của mình, trí tuệ tự nhiên bừng sáng, thấy biết mọi việc
một cách đúng đắn. Sống được với thể tánh sáng suốt, chúng ta mong cho mọi
người cũng được như vậy.
Ngoài ra, người
Phật tử quy y Pháp nhằm cố gắng phát huy sự thấy biết đúng như thật gọi là chân
lý hay Pháp bảo, bằng cách nương theo kinh điển, suy tư, tìm hiểu nghĩa lý sâu
xa mà Đức Phật khai thị. Và sử dụng hiểu biết của Phật trang nghiêm cho cuộc
sống, mọi việc diễn tiến thế nào thì chúng
ta tùy theo đó hành động, không chấp chặt vướng mắc trong ngữ ngôn, văn tự. Đạt
được tự tánh Pháp bảo lưu xuất từ chơn tâm thanh tịnh, quý vị ước nguyện
cho mọi người cũng sử dụng được Pháp bảo của chính họ.
Quy y Tăng,
nương theo sự hòa hợp, thanh tịnh, an vui của đoàn thể Tăng bên ngoài, để nuôi
lớn tâm thanh tịnh của ta. Bản tánh thanh tịnh này vẫn hằng hữu, nhưng bị phiền
não nhiễm ô che lấp, nên trí giác không phát sanh được. Nay thấy được chân lý,
nhận rõ muôn vật dù thuận hay nghịch đều từ một thể sinh ra, đều thanh tịnh hòa
hợp. Và khi sống đúng với chân lý, những sự chống trái, mâu thuẫn không còn, ta
sẽ được an vui, giải thoát, nuôi lớn được tự tánh Tăng bảo. Từ sự thanh tịnh
của chính mình làm hạt nhân cho mọi người, mọi vật xung quanh hòa hợp thanh
tịnh theo, quý Phật tử nguyện cho mọi người cũng được như vậy.
Song song với
nghi lễ quy y Tam bảo, Phật tử còn phát nguyện giữ gìn năm giới. Năm giới là
năm điều ngăn cấm giúp người Phật tử tại gia sống an vui, hạnh phúc; phiền não,
tội lỗi không tác hại được thân tâm.
1* Giới cấm thứ nhất mà Đức Phật dạy là không
được sát sanh; phải tôn trọng sự sống của muôn loài. Nhờ giữ gìn giới cấm sát
sanh, tôn trọng sự sống của mọi người, mầm mống chiến tranh được triệt tiêu. Sự
bất an, sợ hãi và hận thù không còn trong tâm trí của mọi người, tạo nên thế
giới hòa bình, an vui. Đối với việc
cấm sát hại thú vật, ngày nay các nhà khoa học trên thế giới cũng quan tâm kêu
gọi mọi người hãy tôn trọng sự sống của muông thú. Vì sự hiện hữu hỗ tương cộng
tồn của muông thú trong môi trường sống của loài người là điều quan trọng cần
thiết, cho nên việc săn bắn giết hại nhiều thú vật ở một số vùng, đã gây tác
hại không ít đến vấn đề mùa màng và môi sinh của con người.
Ở thời đại chúng ta
ngày nay, thiết nghĩ cần hiểu ý nghĩa sát sanh một cách rộng hơn. Nó có liên
quan đến vấn đề môi sinh. Sát sanh là tiêu hủy sự sống. Từ định nghĩa này, có
thể nói rằng những người hủy hoại môi
trường sống đã phạm tội sát sanh. Thí dụ những người phá rừng, phóng thải chất hóa học, hay những chất cặn bã
độc hại vào sông hồ, biển, hoặc trong không khí, v.v… Những việc làm như
vậy gây ra sự ô nhiễm không khí, làm ô nhiễm
môi trường sống của mọi người. Nó làm mất
cân bằng sinh thái, đưa đến bệnh tật, tử vong, hay rút ngắn tuổi thọ của con người. Họ đã gián tiếp giết
người và giết một số lượng lớn.
2* Giới cấm thứ
hai mà Đức Phật dạy là không được trộm cắp; phải tôn trọng tài sản của công và
của người khác. Người đệ tử Phật hiểu sâu sắc rằng tài sản, của cải hưởng được,
đều là kết quả của phước báo đã tu tạo trong quá khứ, hoặc việc làm trong hiện
tại một cách chính đáng.
3* Giới cấm thứ ba mà Đức Phật dạy người Phật tử tại
gia là không được tà dâm; phải tôn
trọng hạnh phúc gia đình của mọi
người. Giữ được giới hạnh này, cuộc sống gia đình của chính họ sẽ được
hòa thuận, an vui, hạnh phúc, tâm được sáng suốt.
4* Giới cấm thứ tư là không được nói dối. Đạo
Phật là đạo trí tuệ. Người Phật tử cần
trang bị sự hiểu biết sáng suốt,
đúng đắn. Tất nhiên khi chưa thấy
đúng, thì cũng đừng dùng lời nói bóp
méo sự thật; phải biết tôn trọng sự
thật.
5* Giới cấm thứ
năm mà Đức Phật dạy là không được uống rượu. Thực ra, tự bản chất rượu không có
tội; nhưng nó là nguyên nhân tạo ra bốn tội trên và nhiều tội khác. Nhất là
rượu làm mất hạt giống trí tuệ, nên Đức Phật không cho uống rượu.
Trong năm giới cấm kể trên, có thể phát nguyện giữ
từng giới một; không nhất định phải giữ đủ năm giới một lần. Quý Phật tử có thể
chọn một giới để giữ trước; giữ gìn từ tâm cho đến hành động bên ngoài, cố gắng
đánh cho gục một tên giặc trong chính bản thân mình. Phật tử giữ đúng giới luật
mới thực sự là đệ tử Phật. Trái lại, quy y và phát nguyện giữ năm giới, mà sinh
hoạt hàng ngày chẳng giữ gìn một giới pháp nào cả, chỉ là Phật tử giả danh,
hình thức.
Sau khi quy y
Tam bảo, người Phật tử thuần thành đến thời kỳ lập gia đình thường làm lễ hằng
thuận tại chùa. Đôi vợ chồng và gia đình hai bên đối trước Tam bảo sẽ được chư
Tăng làm lễ chúc phúc, tụng kinh cầu an. Ngoài ra, điều quan trọng là đôi vợ
chồng được nghe lời giáo huấn của chư Tăng để xây dựng được gia đình hạnh phúc
thì phải sống theo theo lời Phật dạy rằng vợ chồng cần yêu thương và hiểu biết
lẫn nhau, đó là hai yếu tố rất quan trọng, vì yêu thương mà thiếu hiểu biết thì
tình thương sẽ trở thành sợi dây trói buộc khiến cho vợ chồng khổ đau mà thôi,
vì không biết thông cảm, không tôn trọng, không tha thứ và không bao dung.
Trong kinh Tăng chi bộ, Đức Phật dạy rằng vợ chồng phải tin tưởng nơi
người bạn đời của mình, phải giữ gìn phẩm hạnh, thủy chung, hỷ xả và tha thứ
những lỗi lầm của nhau. Trong thời đại ngày nay, sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình
ngày càng gia tăng, thì thiết nghĩ lời Phật dạy cho cuộc sống vợ chồng được
hạnh phúc như trên vẫn còn nguyên giá trị lợi ích thiết thực và tốt đẹp nhất.
Sau cùng nghi
lễ hộ niệm dành cho một người hấp hối sắp lìa đời, hoặc vừa từ trần cũng là
điều quan trọng đối với người Phật tử. Cung thỉnh chư Tăng và đạo tràng đến hộ
niệm cho người đã mất, để nhờ uy lực của chư Tăng và đức chúng cùng thành tâm
đọc tụng kinh Phật, niệm Phật để nhắc nhở thần thức của người chết hướng tâm về
Cực lạc, về Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà là nơi an lạc miên viễn thực sự, nhờ
đó, thần thức được thanh tịnh hóa, có thể cởi bỏ mọi ưu phiền, khổ đau đã từng
vướng mắc và có thể siêu sanh về Cực lạc, hoặc về cảnh giới tương ưng với sở
nguyện, hay phước báo của họ.
Tóm lại, những nghi lễ về quy y Tam bảo, nguyện giữ
gìn năm giới cấm, hoặc lễ hằng thuận và hộ niệm cho hương linh người quá cố là
những việc làm quan trọng và cần thiết đối với người Phật tử tại gia. Khi những
nghi lễ này được thực hiện bằng sự thành tâm, trang nghiêm, thanh tịnh thì dù
tổ chức một cách đơn giản cũng đem lại sự thăng hoa về tri thức và đạo đức cho
hành giả trong cuộc sống hiện tại và là hạt nhân tốt đẹp trong những kiếp sống
kế tiếp.
Cốt tủy giáo lý Phật Giáo là gì? Giáo lý Phật Giáo bao trùm mọi mặt trong
thế gian và nằm trong ba tạng Kinh, Luật, và Luận. Không ai có thể kể ra hết
giáo lý Phật Giáo trong vài câu. Tuy nhiên, chúng ta có thể miễn cưỡng
thâu tóm giáo lý Phật Giáo trong hai phần: Phần Tin và Phần Thực Hành.
Phật Giáo quan niệm bản chất sai lầm
trong con người bắt nguồn từ vô minh, nghĩa là không sáng suốt, không biết đúng
sự thật, thí dụ như cho vô thường là hằng hữu, khổ là hạnh phúc, cái xấu là đẹp,
ác là thiện v.v…. Cho nên, tất cả những phương pháp tu tập của Phật Giáo,
thích hợp với mọi căn trí khác nhau, không ngoài mục đích để cho con người có
thể nhìn thấy mọi sự việc, trong lãnh vực vật chất cũng như tinh thần, như
chúng thật sự đúng là như vậy (To see all things as they really are), và đó gọi
là giải thoát.
- Một
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
- Hai
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
- Ba
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên
truyền.
- Bốn
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay
sách vở.
- Năm
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
- Sáu
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
- Bảy
là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời
hợt.
- Tám
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
- Chín
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
- Mười
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư
của mình tuyên thuyết.
Sống
không giận, không hờn không oán trách.
Sống
mỉm cười với thử thách chông gai
Sống
vươn lên theo kịp ánh ban mai
Sống
vui đủ với tháng ngày bất tận.
Sống
hiểu biết tơ đàn đừng căng thẳng
Sống
yêu thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống
an vui danh lợi mãi xem thường
Sống
bất biến giữa giòng đời thay đổi.
Giàu
sang như nước trên nguồn
Nếu
không có đức sẽ tuôn xuống hồ
Nhẫn
một chút sóng yên gió lặng
Lùi
một bước biển rộng trời cao.
Rằng
ai muốn biết duyên xưa
Xét
xem hoàn cảnh bây giờ chịu đây
Muốn
lường quả báo sau này
Xét
điều tội phước ta nay đang làm.
Một
chút giận, hai chút thương
Lận
đận cả đời chi cũng khổ
Trăm
điều hỉ, ngàn điều xả
Thong
dong tấc dạ thế mà vui.
Cuộc
đời muôn vạn lối
Tâm
địa cũng khó lường
Khi
vui là tri kỷ
Nguy
khó nỡ chia ly.
Cảm
ơn đời mỗi sớm khi thức dậy
Thêm
một ngày biết sống để yêu thương.
Biển
khổ mênh mông sóng ngập trời
Khách
trần chèo một chiếc thuyền côi
Thuyền
ai ngược gió ai xuôi gió
Ngẫm
lại cũng trong bể khổ thôi.
Ta
cứ ngỡ trần gian là cõi thật
Thế
cho nên tất bật tới bây giờ
Mau
tu niệm thoát khỏi bờ sanh tử.
Thiện
căn ở tại lòng ta
Chữ
tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Văn
hay chẳng thoát mồ xanh cỏ
Võ
giỏi không ngăn tóc bạc đầu.
Mỗi
người mỗi cảnh mỗi nơi
Nghiên
tầm Chân lý sống đời an vui.
PHƯỚC TUỆ SONG TU
NHẸ GÁNH LO ÂU
TU HỌC THEO PHẬT
ĐỪNG VỘI KẾT ÁN AI
THUYẾT PHÁP ĐỆ NHẤT
BỒ TÁT THƯỜNG BẤT KHINH
TU THEO PHẬT LÀ GIÁC NGỘ TỰ THÂN
http://lotus-lantern-canada.blogspot.ca/2012/08/tu-theo-phat-la-su-giac-ngo-tu-than.html